Đầu những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, khi bong bóng kinh tế Nhật Bản tan vỡ, chính phủ Nhật Bản đã vạch kế hoạch chi tiêu công với quy mô lớn và liên tục trong nhiều năm duy trì chính sách lãi suất siêu thấp cận 0%. Tuy nhiên, các “biện pháp kích thích này” đã không cứu vãn thành công nền kinh tế Nhật, 10 năm sau đó, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản bị đình trệ và phải đối mặt với tình trạng giảm phát.
Tình hình tương tự cũng đang xảy ra với Mỹ, một số nhà kinh tế cảnh báo rằng, nếu chính phủ Mỹ tiếp tục duy trì các “kế hoạch kích thích” và chính sách lãi suất siêu thấp, kinh tế Mỹ cũng sẽ rơi vào tình cảnh "10 năm mất mát" trước đây của Nhật Bản.
Mặc dù kinh tế Mỹ đã hé mở những dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn có một số nhà kinh tế lo lắng điều này sẽ chỉ là hiện tượng bề nổi, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng. Cho dù thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục tăng điểm trong mấy tháng liên tiếp, nhưng thị trường việc làm và chi tiêu tiêu dùng vẫn bị co hẹp.
Theo số liệu của Bộ Lao Động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 của Mỹ là 10,2%, mức cao mới trong 26 năm qua. Các chuyên gia kinh tế dự đoán, con số này trong tháng 11 có thể sẽ leo lên 12%.
Tỷ lệ thất nghiệp leo thang không ngừng và chi tiêu liên tục co hẹp đã trở thành nỗi lo lớn nhất cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Thượng Nghị sỹ Đảng Cộng Hòa Sam Brownback, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Lưỡng viện thuộc quốc hội Mỹ cho biết: “Theo tôi, kinh tế Mỹ đang lặp lại sai lầm của Nhật Bản trước đây, 10 năm mất mát tồi tệ đang tái diễn tại Mỹ. “Kế hoạch kích thích chỉ làm gia tăng thêm thâm hụt ngân sách mà không kích thích tăng trưởng và tạo cơ hội việc làm”.
Đương nhiên, cũng có người có quan điểm khác. Họ cho rằng, bất luận về văn hóa, cơ cấu kinh tế và mức độ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, Mỹ và Nhật Bản đều không giống nhau, vì thế “10 năm mất mát” của Nhật Bản sẽ không xuất hiện tại Mỹ. Tuy nhiên, những người có quan điểm phản đối cũng thừa nhận rằng, sau khi thực thi kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn và kiên trì lâu dài chính sách lãi suất siêu thấp, kinh tế Mỹ tất nhiên sẽ vẫn phải trải qua một thời gian khổ đau.
Mặc dù kinh tế Mỹ đã hé mở những dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn có một số nhà kinh tế lo lắng điều này sẽ chỉ là hiện tượng bề nổi, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng. Cho dù thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục tăng điểm trong mấy tháng liên tiếp, nhưng thị trường việc làm và chi tiêu tiêu dùng vẫn bị co hẹp.
Theo số liệu của Bộ Lao Động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 của Mỹ là 10,2%, mức cao mới trong 26 năm qua. Các chuyên gia kinh tế dự đoán, con số này trong tháng 11 có thể sẽ leo lên 12%.
Tỷ lệ thất nghiệp leo thang không ngừng và chi tiêu liên tục co hẹp đã trở thành nỗi lo lớn nhất cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Thượng Nghị sỹ Đảng Cộng Hòa Sam Brownback, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Lưỡng viện thuộc quốc hội Mỹ cho biết: “Theo tôi, kinh tế Mỹ đang lặp lại sai lầm của Nhật Bản trước đây, 10 năm mất mát tồi tệ đang tái diễn tại Mỹ. “Kế hoạch kích thích chỉ làm gia tăng thêm thâm hụt ngân sách mà không kích thích tăng trưởng và tạo cơ hội việc làm”.
Đương nhiên, cũng có người có quan điểm khác. Họ cho rằng, bất luận về văn hóa, cơ cấu kinh tế và mức độ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, Mỹ và Nhật Bản đều không giống nhau, vì thế “10 năm mất mát” của Nhật Bản sẽ không xuất hiện tại Mỹ. Tuy nhiên, những người có quan điểm phản đối cũng thừa nhận rằng, sau khi thực thi kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn và kiên trì lâu dài chính sách lãi suất siêu thấp, kinh tế Mỹ tất nhiên sẽ vẫn phải trải qua một thời gian khổ đau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét