Theo sau Úc, Israel và Na Uy cũng đã trở thành những nước đầu tiên nâng lãi suất cơ bản sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù, Ngân hàng trung ương Ấn Độ chưa tăng lãi suất, nhưng gần đây cũng quyết định nâng tỷ lệ lưu động vốn. Động thái thắt chặt tiền tệ của 4 nước nói trên liệu có mở ra một trào lưu nâng lãi suất toàn cầu, dư luận quốc tế tự hỏi: Chính sách tiền tệ đang chuyển hướng? Trên thực tế, những quốc gia tiên phong trong việc nâng lãi suất đưa ra chính sách của mình chỉ là dựa theo sự thay đổi của tình hình kinh tế vĩ mô của nước mình. Chẳng hạn như tuyên bố của Ngân hàng trung ương Úc cho thấy, kinh tế Úc biểu hiện tốt hơn dự đoán, các chỉ số lòng tin đã được khôi phục. Nguy cơ kinh tế co hẹp nghiêm trọng đã qua, Ngân hàng trung ương Úc cho rằng, “Việc từ từ rút lui các chính sách tiền tệ mang tính kích thích đã thực hiện trong thời kỳ nền kinh tế u ám phải vô cùng thận trọng”. Cũng theo tuyên bố nâng lãi suất của Ngân hàng trung ương Na Uy, ước tính trong vài năm tới tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này sẽ giữ ở mức thấp, còn tốc độ tăng lương sẽ nhanh hơn so với dự đoán.
Hai nền kinh tế Na Uy và Úc đã khôi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hai nước này còn được lợi từ danh hiệu cường quốc tài nguyên năng lượng. Na Uy là cường quốc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, việc tăng giá năng lượng quốc tế đã thúc đẩy nền kinh tế nước này phục hồi, đồng thời đã đẩy vật giá tăng lên. Cũng là một cường quốc năng lượng, tình hình của Úc cũng lạc quan tương tự như trên, sự đảo ngược mạnh mẽ của các nền kinh tế khu vực châu Á đã khiến cho giá nguyên vật liệu và hàng hóa tăng theo, trở thành một động lực mạnh mẽ giúp Úc nhanh chóng phục hồi và thoát ra khỏi cơn suy thoái.
Tuy nhiên, bất luận là Israel, Na Uy hay Úc, tỷ trọng của các quốc gia này trong nền kinh tế thế giới vẫn khá nhỏ. Đối với các nền kinh tế lớn chủ yếu trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản mà nói, con đường phục hồi kinh tế vẫn còn khúc khuỷu. Cho dù GDP trong quý III của Mỹ tăng 3,5%, nhưng vật giá vẫn chưa thoát khỏi bóng tối của sự giảm phát.
Điều tồi tệ hơn là, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao, số liệu mới nhất cho thấy là 10,2%, mức cao nhất trong 25 năm qua. Do đó, trong hội nghị chính sách tiền tệ gần đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED không những chưa “ám thị” khả năng nâng lãi suất, trái lại cón nhấn mạnh đến việc tránh nguy cơ giảm phát.
Tại Nhật Bản, Ngân hàng trung ương Nhật dự đoán, hai năm tài khóa tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục đương đầu với áp lực giảm phát, chỉ số giá cả hàng hóa trong tháng 9 giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức trượt giảm của tháng thứ 7 liên tiếp. Về việc này, Ngân hàng trung ương Nhật tuyên bố, trong thời gian ngắn sẽ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp cho đến khi phục hồi kinh tế đã ổn định vững chắc.
Còn tại khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, mặc dù chiều hướng tụt giảm nghiêm trọng đã được kìm chế, thị trường tín dụng và lòng tin đã khôi phục và ổn định trở lại, nhưng thị trường lao động vẫn đang trong tình trạng nguy cấp, số người thất nghiệp vẫn chưa xác định. Do đó, dự đoán khu vực Eurozne sẽ không vội vàng rút lui các chiến lược kích thích kinh tế.
Hiện tại, kinh tế thế giới đã xuất hiện những dầu hiệu hồi sinh ổn định. Tình hình kinh tế vĩ mô của các nước không giống nhau, nên trong việc lựa chọn các chính sách cũng có nhiều điểm khác biệt. Song, đúng như Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm các nước G20 đã nói, các nước nên tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sau khi kinh tế hoàn toàn phục hồi, các nước nên hợp tác và phối hợp rút lui các chính sách hỗ trợ kinh tế và tài chính vĩ mô phi chính quy.
Hai nền kinh tế Na Uy và Úc đã khôi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hai nước này còn được lợi từ danh hiệu cường quốc tài nguyên năng lượng. Na Uy là cường quốc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, việc tăng giá năng lượng quốc tế đã thúc đẩy nền kinh tế nước này phục hồi, đồng thời đã đẩy vật giá tăng lên. Cũng là một cường quốc năng lượng, tình hình của Úc cũng lạc quan tương tự như trên, sự đảo ngược mạnh mẽ của các nền kinh tế khu vực châu Á đã khiến cho giá nguyên vật liệu và hàng hóa tăng theo, trở thành một động lực mạnh mẽ giúp Úc nhanh chóng phục hồi và thoát ra khỏi cơn suy thoái.
Tuy nhiên, bất luận là Israel, Na Uy hay Úc, tỷ trọng của các quốc gia này trong nền kinh tế thế giới vẫn khá nhỏ. Đối với các nền kinh tế lớn chủ yếu trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản mà nói, con đường phục hồi kinh tế vẫn còn khúc khuỷu. Cho dù GDP trong quý III của Mỹ tăng 3,5%, nhưng vật giá vẫn chưa thoát khỏi bóng tối của sự giảm phát.
Điều tồi tệ hơn là, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao, số liệu mới nhất cho thấy là 10,2%, mức cao nhất trong 25 năm qua. Do đó, trong hội nghị chính sách tiền tệ gần đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED không những chưa “ám thị” khả năng nâng lãi suất, trái lại cón nhấn mạnh đến việc tránh nguy cơ giảm phát.
Tại Nhật Bản, Ngân hàng trung ương Nhật dự đoán, hai năm tài khóa tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục đương đầu với áp lực giảm phát, chỉ số giá cả hàng hóa trong tháng 9 giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức trượt giảm của tháng thứ 7 liên tiếp. Về việc này, Ngân hàng trung ương Nhật tuyên bố, trong thời gian ngắn sẽ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp cho đến khi phục hồi kinh tế đã ổn định vững chắc.
Còn tại khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, mặc dù chiều hướng tụt giảm nghiêm trọng đã được kìm chế, thị trường tín dụng và lòng tin đã khôi phục và ổn định trở lại, nhưng thị trường lao động vẫn đang trong tình trạng nguy cấp, số người thất nghiệp vẫn chưa xác định. Do đó, dự đoán khu vực Eurozne sẽ không vội vàng rút lui các chiến lược kích thích kinh tế.
Hiện tại, kinh tế thế giới đã xuất hiện những dầu hiệu hồi sinh ổn định. Tình hình kinh tế vĩ mô của các nước không giống nhau, nên trong việc lựa chọn các chính sách cũng có nhiều điểm khác biệt. Song, đúng như Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm các nước G20 đã nói, các nước nên tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sau khi kinh tế hoàn toàn phục hồi, các nước nên hợp tác và phối hợp rút lui các chính sách hỗ trợ kinh tế và tài chính vĩ mô phi chính quy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét