27 tháng 8, 2010

Cody Trần - Nhận đinh thông tin cơ bản ngày 27/08


Thị trường toàn cầu hôm nay trong phiên giao dịch cuối tuần chụi áp lực từ “ luồn gió nóng” với cuộc họp thường niên của các quan chức NHTW với sự tham gia của Chủ tịch FED, Thống đốc NHTW Âu Châu ECB và Thống đốc NHTW Nhật BoJ.
Chính sách tiền tệ của các NHTW sẽ là tâm điểm số 1 cho thị trường
Chủ tịch FED và các thống đốc ngân hàng trung ương đang nhóm họp tại Jackson Hole, Wyoming.  Theo đó, thông tin đánh giá quan trọng nhất trong của họp này chính là chính sách tiền tệ của các NHTW hàng đầu thế giới trong việc ngăn chặn đà suy giảm kinh tế bằng các công cụ tài chính tiền tệ.
Những phát biểu đươc đánh giá quan trọng nhất trong hội nghị này là quan điểm của chủ tịch FED ông Ben Bernanke lúc 21h tối nay, và Chủ tịch NHTW Âu Châu và thống đốc NHTW Nhật Bản.
 Theo những báo cáo về sức khỏe tình hình kinh tế tại Hoa Kỳ, Nhật Bản không khả quan khiến giới đầu tư  lo ngại kinh tế toàn cầu có thể chứng kiến cuộc suy thoái kép. Khi mà Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khu vực Chicago, Charle Evans ngày 25-8 cho rằng nguy cơ về việc nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép đã tăng lên.
Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, dường như tình hình đang đi “ lối mòn” những năm 1930 khi mà kinh tế toàn chứng kiến cuộc đại suy thoái lớn nhất trong lịch sử của nền tài chính tư bản chủ nghĩa. Khi mà tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm thụt ngân sách khổng lồ, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, từ đó các doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất, thuê thêm nhân công. Chính vì vậy hình thành nên sự “đình đốn” có đây chuyền cản trở sự phục hồi và tăng trưởng của FED.
Trước thềm hội nghị này, cùng với bài phát biểu của FED, thì cả giới đầu tư và các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận đinh rằng FED sẽ tăng cường nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ kinh tế thông qua in thêm tiền và bơm nó ra nền kinh tế thông qua mua vào trái phiếu và hỗ trợ vốn cho hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, hiện tại FED đang gặp rất nhiều thách thức, mà một số chuyên gia khác cảnh báo FED có thể đi vào “lối mòn” của NHTW Nhật BoJ trong nỗ lực nới lỏng tiền tệ chống suy thoái tỏ ra không hiệu quả. Quả thật, tình cảnh của FED hiện tại khó hơn nhiều so với những năm 1930, theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Châu Á tại Hong Kong, Ông Cody Roths nhận định rằng : “ tình trạng lãi suất ở mức chạm sàn 0%, khiến cho FED trở khó khăn hơn trong chính sách tài chính tiền tệ của mình. Công cụ duy nhất bây giờ của FED chỉ có thể là mở rộng về lượng cung tiền và chấp nhận lạm phát trong tương lai như là 1 phân đánh đổi cho tình trạng trì trệ kinh tế hiện tại”. Ông còn cho biết: “ bài học về việc mở rộng cung tiền và mua trái phiếu chính phủ của Nhật như là một minh chứng cho sự bất lực của NHTW trong việc vực dậy nền kinh tế. Mà theo sau là hậu quả nợ chính phủ khổng lồ.”
Tuy nhiên, theo Ông Jan Hatzius chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs Group Inc. tại New York “ dù thế nào thì FED cần hành động nhiều hơn và mạnh tay hơn trước khi tình trạng trở nên quá xấu. Khi đó, nền kinh tế mất “phanh” có thể lao xuống mạnh, khiến tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 25-30%”
Như vậy, trước bối cảnh khó khăn hiện nay, nới rộng về cung tiền có thể là trấn an thị trường trong nhất thời của FED. Theo đó, thị trường cần biết là FED kế hoạch tiêu thụ trái phiếu chính phủ và cung tiền ra nền kinh tế sẽ có lộ trình như thế nào. Và ngay cả FED cũng cần thông tin GDP của Hoa Kỳ trước khi mà có thể gia tăng lượng cung tiền.
GDP  của Anh – Mỹ - “tác nhân cho mọi kỳ vọng về chính sách của FED”
Con số ẩn trong chính sách của FED có thể đươc giới phân tích cho biết là báo cáo GDP của Hoa Kỳ vào tối nay lúc 19h30 và GDP của Anh lúc 15h30.
GDP được xem là một chỉ số tổng quát để đánh giá các hoạt động và tình hình kinh tế, gồm nhiều ngành nghề từ công nghiệp - nông nghiệp cho tới dịch vụ, ... Trong tình hình hiện tại nó là báo cáo tổng hợp về những nỗ lực của FED và chính phủ Mỹ trong thời gian qua về việc giúp kinh tế Hoa Kỳ thóat khỏi suy thoái. Đồng thời, nó cũng quyết định chính sách tiếp theo của FED trong việc can thiệp kinh tế thông qua công cụ tiền tệ.
Hiện tại, những dự đoán GDP Hoa Kỳ có thể suy giảm 1.5% từ mức 2.4%. Nếu con số này càng thấp so với kỳ trước và như dự báo thì kinh tế Hoa Kỳ có thể chìm sâu trong suy thoái và FED có thể gia tăng mạnh hơn nữa trong việc bơm vốn vào thị trường.
Thông qua điều này, giới đầu tư sẽ nhận biết được tác động của nền kinh tế tới các thị trường và tới các danh mục đầu tư, hơn nữa có thể lựa chọn cơ hội đầu tư và định hướng cách thức quản lý phù hợp cho danh mục đầu tư của mình giữa Tài sản an toàn và tài sản sinh lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét