28 tháng 4, 2009

Relax 360-Chuyện vui thời khủng hoảng

Ngày xưa, ở một đảo trù phú có một ngôi làng sống rất êm đềm và mọi người rất thương yêu dùm bọc lẫn nhau. Họ phân chia công việc tùy theo sở trường của mỗi người, người đi cày cấy, người chăn nuôi, dạy học, kinh doanh, buôn bán……. Đây được mệnh danh là thiên đường dưới trần gian mà ai cũng muốn đến sinh sống. Tuy nhiên, dân làng ở đây có một chút rắc rối nhỏ, đó là khu làng có rất nhiều Khỉ, chuyện tưởng bình thường, nhưng vì Khỉ sinh sản quá nhanh nên chúng xuất hiện khắp nơi thỉnh thoảng phá hoại nông sản của làng. Vì vậy, mọi người trong làng thường không thích Khỉ, họ luôn tìm cách xua đuổi lũ Khỉ phá hoại này đi càng xa càng tốt.


Thời gian cứ trôi đi mãi đến một ngày kia, có 1 thương gia giàu có đến đảo, ông nghe hòn đảo này có nhiều Khỉ va tỏ ý muốn mua Khỉ và lập ra Công ty Thu Mua Khỉ xây dựng 1 trang trại thật to trên đất của làng. Thế là ông thong báo cho dân làng trên đảo rằng : ông sẽ mua Khỉ với giá 20 đồng vàng/con. Điều này, thật tuyệt với dân trên đảo, với giá 20 đồng vàng gấp 10 lần giá Tivi họ đang xem, gấp 5 lần xe máy họ chạy. Thế là mọi người đi bắt Khỉ xung quanh nhà mình bán lại cho Thương Gia. Ông thương Gia mua và trả tiền đầy đủ cho dân làng. Ông thong báo chỉ mua Khỉ Thiên Niên thôi, không mua Khỉ nuôi.

Thế rồi, ngoài công việc thường ngày kiếm sống, dân là lại có thêm 1 nghề tay trái “ Bắt Khỉ”. Thu nhập từ việc bắt Khỉ đã giúp cho đời sống dân làng ngày được cải thiện tốt hơn. Họ có thể mua sắm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn. Con Khỉ từ 1 con vật bị xua đuổi thành con vật quí đối với dân làng ở đây. Khỉ trở thành đề tài thảo luận của mọi người ở khắp làng xã thôn xóm.


Việc “bắt Khỉ” làm cho số lượng Khỉ càng giảm, việc tìm bắt con Khỉ khó khăn hơn. Nhà thương Gia tốt bụng quyết định tăng giá mua Khỉ nhằm hỗ trợ người dân bắt Khỉ với giá 40 đồng vàng. Vì giá Khỉ tăng cao, nên việc tìm “Bắt Khỉ” ngày một được tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp trong làng từ Cô Bán Báo cho đến các Anh Kỹ Sư, Bác Sĩ, và có cả các Bô Lão có chức quyền. Khắp nơi “ Người Người Bắt Khỉ, Nhà Nhà Bắt Khỉ” và nghề ‘bắt Khỉ” trở thành nghề làm ăn phát đạt nhất, kiếm tiền dễ nhất. Nên mọi người bắt đầu vay tiền Ngân Hàng thế chấp Nhà cửa đầu tư vào “Kinh Doanh Khỉ” với 1 lời 1. Ngân Hàng kinh doanh cho vay cũng phát đạt hơn, nên khuyến khích hỗ trợ vốn cho “Kinh Doanh Khỉ”.Đồng thời, Ngân Hàng cũng tăng cường đầu tư vào “ Kinh Doanh Khỉ”. Tuy nhiên, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, Các Bô Lão đưa ra các LUẬT kinh doanh Khỉ và Điều Kiền Hành Nghề Kinh Doanh Khỉ rồi cấp Chứng chỉ. Do nhu cầu Xã Hội, Làng quyết định lập ra cả 1 “Đại Học Khỉ” nhằm dạy kỹ thuật “ Bắt Khỉ” và nghiên cứu về Khỉ cũng như cấp Chứng Chỉ cho học viên Học về Khỉ để hành nghề “ Bắt Khỉ”.


Khỉ càng lúc càng hiếm hơn trong khi người “bắt Khỉ” ngày một đông. Môt lần nữa, Ông Thương Gia tốt bụng biết được khó khăn của người dân nên nâng giá Khỉ lên 80 đồng vàng và phối hợp với Ngân Hàng địa phương hỗ trợ chi phí “Bắt Khỉ “ them 20 đồng vàng. Con Khỉ từ không có giá trị giờ là 100 đông vàng như 1 gia tài khổng lồ. Hòn Đảo như đang sôi về Khỉ. Các anh/chị Bác Sĩ, Kỹ Sư, Nhà Giáo…… chuyển sang nghề “Bắt Khỉ” thay vì làm nghề cũ biết bao giờ mà giàu. Được biết, hơn 90% dân cư của đảo đã chuyển sang hành nghề “ Bắt Khỉ”.


Thế rồi, được 1 năm kể từ ngày Ông Thương Gia tốt bụng đến đảo, giúp hòn đảo này phát triển phồn thịnh hơn bao giờ hết với việc mua lại hơn 10 triêu con Khỉ từ dân làng. Nay, Ông cần về nhà giải quyết chuyện gia đình. Nên Ông thong báo với cư dân đảo rằng Ông sẽ giao quyền cho anh Thanh Niên – đẹp trai và hiền lành tốt bụng để điều hành công việc thu mua Khỉ cho bà con. Được biết, anh Thanh Niên khá hiền, nên 1 số người ngỏ ý muốn mua 1 số Khỉ của Trang Trại với mục đính bán lại cho Bà Con đang rất cần Khỉ. Sau nhiều lần năn nỉ, đút lót cho Anh thanh Niên, Anh tốt bụng bán rẻ lại cho Ngân Hàng, Bô lão chức quyền số Khỉ với giá chỉ 75 Đồng Vàng. Với giá quá rẻ 75 Đồng vàng, các Ngân hàng huy động vốn đầu tư mua Khỉ của Anh Thanh Niên, Tổ chức cá nhân cũng đua nhau xếp hàng mua lại Khỉ. Chỉ trong hơn 1 tuần, gần 10 triệu con Khỉ được Bán Hết với giá ưu đãi 75 so với giá thị trường 100 dồng vàng.


Vào cuối tuần hôm đó, Anh thanh niên “Biến Mất”. Cơ sở trang trại trống trơ…………

Cư dân trên đảo vẫn giữ lại số Khỉ mà họ từng bán cho Thương Gia, nhưng với tâm trạng khác nhau.......

Bạn Nghĩ gì về câu chuyện này????


Câu chuyện tôi viết đăng trên Saga.vn

27 tháng 4, 2009

Test-Stress

Cuộc kiểm tra 19 NH lớn nhất với tổng tài sản tính đến cuối năm 2008 trị giá 100 tỉ USD, nắm giữ một nửa số khoản vay trong hệ thống NH Mỹ đang là trọng tâm của kế hoạch giải cứu tài chính của chính quyền Obama.Các thể chế tài chính Mỹ thuộc diện phải sát hạch gồm:

Bank of America Corp (BAC.N),

Goldman Sachs Group (GS.N),

Morgan Stanley (MS.N),

MetLife (MET.N),

Financial Services Group (FNC.N),

US Bancorp (USB.N),

Bank of NY Mellon Corp (BK.N),

SunTrust Banks Inc (STI.N),

State Street Corp (STT.N),

Capital One Financial Corp (COF.N),

BB&T Corp (BTT.N),

Regions Financial Corp (RF.N),

American Express Co (AXP.N),

Fifth Third Bancorp (FITB.O),

Keycorp (KEY.N)

GMAC LLC (GKM.N).


Kết Quả Test-stress sẽ được công bố ngày 4/5.

relax

Trăm năm Suy Thoái một lần,
Nghìn năm cơ hội thoát nghèo là đây,
Nghĩ rằng cũng lắm cơ may,

Hoàng Hôn đã phủ bóng dài Phương Tây.
Hừng Đông Tàu, Ấn, Việt Nam.

Thời thế tỏ rõ sẽ sinh Anh tài.

Cố lên 86 triệu dân,

Cùng nhau ta sẽ xây nên cơ đồ.

+Mỗi con người,

+Mỗi con tim,

+Mỗi đôi tay.

-Bằng trí tuệ,

-Bằng nhiệt huyết,

-Bằng nghị lực.

Sẽ tạo nên " Huyền thoại Con Rồng-Cháu Tiên"

Xưa trong Chiến Tranh, Nay trong Kinh Tế.

Việt Nam- Cuối thế kỷ này

Sánh ngang Nhật Bản, Tề vai Hoa Kỳ.



25 tháng 4, 2009

Kinh tế và thị trường tài chính thế giới từ ngày 9-23/4/2009

1. Tình hình kinh tế thế giới

Trong 2 tuần qua, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương (NHTW) một số nước tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các ngân hàng gặp khó khăn, đưa ra các gói hỗ trợ nền kinh tế:

* Đánh giá của một số tổ chức quốc tế:

- Ngày 20/4, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng kinh tế thế giới sẽ chạm đáy vào năm 2010 và sau đó sẽ tăng trưởng trở lại. Theo OECD, hàng nghìn tỷ USD được cam kết cho các gói kích thích kinh tế đang bắt đầu phát huy tác dụng thể hiện qua kinh tế của một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ đã có một số dấu hiệu tích cực, tuy nhiên chính phủ các nước phải tiếp tục nỗ lực mới giúp nền kinh tế thoát ra khỏi suy thoái.

- Theo báo cáo thị trường hàng tháng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa công bố, nhu cầu dầu thô của thế giới năm 2009 sẽ tiếp tục giảm do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. OPEC dự báo nhu cầu dầu thô của thế giới trong nửa đầu năm 2009 đạt trung bình 85,6 triệu thùng/ ngày, giảm khoảng 0,4% với cùng kỳ năm 2008.

- Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục diễn ra và quá trình hồi phục sẽ lâu hơn do thị trường tài chính phải mất nhiều thời gian nữa mới ổn định. IMF điều chỉnh giảm dự báo kinh tế thế giới xuống mức -1,3% trong năm 2009 thay vì mức dự báo -0,5% tới -1% hồi tháng 3/2009, trong đó kinh tế Mỹ giảm 2,8%, khu vực đồng Euro giảm 4,2%, Nhật Bản giảm 6,2%. IMF cũng đánh giá tổng số thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chính tính đến cuối năm 2010 có thể lên tới 4.100 tỷ USD, trong đó, các tổ chức tài chính Mỹ thiệt hại khoảng 2.700 tỷ USD, cao hơn mức 2.200 tỷ USD và 1.400 tỷ USD được dự báo lần lượt tại thời điểm tháng 1/2009 và tháng 10/2008.

* Tại châu Mỹ:

- Ngày 14/4, Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh thu bán lẻ của Mỹ trong tháng 3/2009 giảm 1,1% sau khi tăng trong hai tháng liên tiếp, chỉ số giá bán buôn cũng giảm 1,2% sau khi đã tăng 0,1% trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,4% ( các số liệu đều so với cùng kỳ năm 2008).

- Theo đánh giá của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, thì sự suy giảm của kinh tế nước này đang có dấu hiệu chậm lại với sự chuyển biến tích cực của doanh thu bán lẻ, mua nhà ở tại một số khu vực. Cục Dự trữ liên bang Mỹ và các cơ quan quản lý khác sẽ công khai cách thức kiểm tra bảng cân đối tài chính (stress test) đối với 19 ngân hàng lớn nhất nước này trước khi công bố kết quả của các cuộc kiểm tra, dự kiến hạn chót vào ngày 4/5/2009. Những cuộc kiểm tra này sẽ giúp các cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng Mỹ xác định được sự vững mạnh tài chính của các ngân hàng, đồng thời có cơ sở để yêu cầu các ngân hàng thiếu vốn phải bổ sung vốn. Cuộc kiểm tra dựa trên hai kịch bản của nền kinh tế Mỹ, kịch bản bình thường là kinh tế Mỹ suy giảm 2% trong năm 2009 và tăng trở lại 2,1% trong năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp là 8,4% trong năm 2009 và 8,8% trong năm 2010; kịch bản xấu hơn là kinh tế Mỹ suy giảm 3,3% trong năm 2009 và tăng trở lại 0,5% trong năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp là 8,9% trong năm 2009 và 10,3% trong năm 2010.

- Ngày 20/4, Tổng thống Mỹ Obama đề nghị Quốc hội tài trợ bổ sung 100 tỷ USD cho IMF để tăng cường các nguồn lực cho tổ chức này, đồng thời kêu gọi trao vai trò lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi trong IMF.

* Tại châu Âu:

- Ngày 9/4, NHTW Anh (BOE) quyết định giữ nguyên lãi suất chủ đạo ở mức 0,5% và cho biết sẽ tiếp tục cung ứng hàng tỷ Bảng Anh nhằm hỗ trợ kinh tế nước này ra khỏi suy thoái. Ủy ban chính sách tiền tệ của BOE cũng đã bỏ phiếu đồng ý tiếp tục chương trình mua vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp trị giá 75 tỷ Bảng Anh.

- Chính phủ Ba Lan cho biết nước này sẽ đề nghị IMF cấp khoản tín dụng trị giá 20,5 tỷ USD trong vòng một năm để tăng dự trữ ngoại tệ, ngăn chặn sự giảm giá của đồng Zloty. Kể từ tháng 7/2008, đồng Zloty đã bị mất giá 33% khi các nhà đầu tư bán tháo các tài sản tài chính của các nước mới nổi trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu.

- Theo Cục Thống kê liên bang Đức, ngành công nghiệp của nước này trong tháng 2/2009 tiếp tục suy giảm với doanh thu của lĩnh vực chế tạo giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2008, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1991. Do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, doanh thu của ngành chế tạo và sản xuất linh kiện ô tô trong tháng 2/2009 đã giảm 39,6% so với cùng kỳ năm 2008; doanh thu của ngành sản xuất và chế biến thép giảm 29,9%, chế tạo máy giảm 22,3%; hóa chất giảm 25,8% (các số liệu so với cùng kỳ năm 2008).

- Ngày 14/4, Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, lần đầu tiên trong vòng 10 năm, nước này cân nhắc phương án vay tiền từ các thị trường trái phiếu quốc tế trong năm 2010 để bù đắp thâm hụt ngân sách. Thông báo trên được đưa ra sau khi chính phủ dự báo ngân sách của Nga trong năm 2009 có nguy cơ bị thâm hụt tới 7,4% GDP, đánh dấu lần thâm hụt đầu tiên trong 1 thập kỷ qua, do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giá dầu sụt giảm.

- Chính phủ Anh cho biết nước này sẽ vay 392 tỷ USD trong tháng 11/2009, đồng thời tăng thuế đối với người sử dụng mô tô, thuốc lá và người có thu nhập cao để bù đắp thâm hụt ngân sách. Chính phủ Anh cũng sẽ phát hành 220 tỷ bảng trái phiếu trong năm 2009, cao hơn 50% so với năm 2008.

* Tại châu Á:

- Ngày 12/4, NHTW Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ một cách hợp lý để đảm bảo tính liên tục và ổn định của chính sách tiền tệ. Ngày 16/4, Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý I/2009 là 6,1%, mức thấp nhất trong 10 năm, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong tháng 3 giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2008.

- Ngày 14/4, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ, cho phép giảm giá đồng đôla Singapore để hỗ trợ xuất khẩu. GDP của Singapore trong quý I/2009 đã giảm 19,7% so với quý trước và Bộ Thương mại Singapore cho rằng kinh tế nước này có thể suy giảm từ 6-9% trong năm 2009.

- Ngày 16/4, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết Chính phủ nước này dự định phát hành khoảng 17.000 tỷ Yên (tương đương 154 tỷ USD) trái phiếu trong năm tài khóa để tài trợ cho các gói hỗ trợ kinh tế. Trước đó, ngày 10/4, Chính phủ Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế trị giá 15.400 tỷ Yên (tương đương 154 tỷ USD) để duy trì việc làm và đào tạo lại nghề nghiệp cho các công nhân bị mất việc, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp giữa lúc tín dụng ngân hàng đang bị đóng băng, cải cách y tế và chăm sóc trẻ em, sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường… Mức suy giảm xuất khẩu của Nhật Bản đã có dấu hiệu chậm lại trong tháng 3, kết thúc 4 tháng giảm mạnh do sự sụt giảm nhu cầu tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU.

- Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, GDP của nước này trong quý I/2009 có thể tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm 2008 do chi tiêu tiêu dùng tăng và một số chính sách như giảm giá nhiên liệu, tăng lương cho công chức nhà nước.

- Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Malaysia, GDP của nước này có thể sẽ suy giảm 2,2% trong năm 2009 với xuất khẩu có thể giảm tới 24%. Trong trường hợp tồi tệ nhất là các gói kích thích kinh tế thất bại, thì GDP của nước này có thể giảm tới 3,8%.

- Theo Cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế S&P, mức xếp hạng tín dụng BBB+ của Thái Lan có thể bị điều chỉnh giảm do Chính phủ nước này đang gặp khó khăn trong giải quyết bạo động gia tăng của những người biểu tình cùng với xu hướng xấu đi của nền kinh tế. Theo Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, Chính phủ nước này sẽ điều chỉnh giảm dự báo suy thoái kinh tế 3% trong năm nay.

- Ngày 22/4, Cơ quan Thống kê của Australia công bố lạm phát quý I/2009 của nước này tăng chậm lại và ở mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua. Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2009 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2008, thấp hơn mức tăng 3,7% của quý IV/2008.

- Thị trường chứng khoán thế giới từ ngày 8/4 đến 22/4: chỉ số công nghiệp Dow Jones (Mỹ) tăng 0,63% lên mức 7886,57 điểm; chỉ số FTSE 100 (Anh) tăng 2,68 % lên mức 4030,66 điểm; chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 1,54% lên mức 8727,30 điểm.

- Từ ngày 9/4 đến ngày 23/4, đồng USD tăng giá so với một số đồng tiền mạnh, tăng 0,77% so với EUR, tăng 0,62% so với GBP, giảm giá 2,1% so với JPY và ổn định so với CNY. Giá vàng thế giới tại thời điểm 16 giờ ngày 23/4 ở mức 892,75 USD/ounce, tăng 1,63% so với ngày 9/4. Giá dầu thô ngày 22/4 trên sàn NYMEX giao dịch ở mức khoảng 47,41 USD/thùng, giảm 3,97 % so với ngày 8/4.

- So với ngày 9/4, lãi suất đồng USD trên các thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm: Lãi suất Sibor kỳ hạn qua đêm đồng USD giảm từ mức 0,2725%/năm xuống mức 0,2325%/năm; lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng USD giảm nhẹ từ mức 0,26%/năm xuống mức 0,20625%/năm, còn lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng EURO tăng nhẹ từ mức 0,7725%/năm lên mức 0,84625%/năm.

2. Hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước

- Hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước ổn định; lãi suất cho vay ổn định so với tuần trước. Đến ngày 23/4/2009, lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn 12 tháng của các NHTM nhà nước ở mức khoảng 7,74%/năm, của các NHTM cổ phần ở mức khoảng 7,95%/năm. Lãi suất cho vay bằng VND của khối NHTM Nhà nước phổ biến ở mức 8,5-10%/năm đối với cho vay ngắn hạn, 10-10,5%/năm đối với cho vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất là 4-6%/năm (riêng các doanh nghiệp xuất khẩu có cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng lãi suất chỉ còn 0,5-1,5%/năm); lãi suất cho vay bằng VND của khối NHTM cổ phần phổ biến ở mức 10-10,5%/năm, lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay thông qua thẻ tín dụng phổ biến ở mức 12-15%/năm.

- Về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất: Theo điện báo nhanh của các NHTM, số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 23/4/2009 là 254.900 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay của NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 187.660 tỷ đồng; nhóm NHTM cổ phần là 55.245 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 11.042 tỷ đồng; công ty tài chính là 953 tỷ đồng.

- Tỷ giá bán USD/VND của NHTM cổ phần Ngoại thương chiều ngày 23/4 ở mức 17.784 đồng, giảm 2 đồng so với ngày 9/4 và kịch trần. Giá vàng bán ra của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức 1,965 triệu đồng/chỉ, tăng 7.000 đồng/chỉ so với ngày 9/4.

3. Thị trường chứng khoán:

Từ ngày 8/4 đến 22/4, chỉ số VN-Index tăng 2,58% (8,10 điểm) lên mức 321,86 điểm; chỉ số Hastc-Index tăng 5,86% (6,38 điểm) lên mức 115,31 điểm. Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 13,42 triệu cổ phiếu tương đương 146,24 tỷ đồng và bán ròng lượng trái phiếu tương đương khoảng 51 tỷ đồng.

sbv

" Cung" của vàng trên thị trường

Sau khi xác định cầu của vàng, chúng ta cần biết nguồn cung của thị trường vàng thế giới, điều này giúp ích cho nhà đầu tư xác định nguyên nhân của hiện tượng " Sốt vàng" do tình trạng đầu cơ hay do Lượng cầu hay do Nguồn Cung gặp rắc rối. Đồng thời, chúng ta có thể dùng Nguồn Cung để tính chi phí "Thật" sản xuất ra vàng từ đó là cơ sở cho việc so sánh giá giữa Giá Thật của nhà sản xuất và Giá Ảo trên thị trường. Thông thường Giá Ảo do đầu cơ luôn có xu hướng vận động lên xuống xung quanh " Giá Thật" mà nhà sản suất có lợi Cộng thêm phần trăm tỷ lệ khan hiếm sai biệt giữa Cung và Cầu. Chủ yếu có các nguồn cung sau đây:

1. Sản xuất mỏ.

Vàng được sản xuất từ các mỏ trên khắp các châu lục ngoại trừ châu Đại Dương, nơi mà hoạt động khai thác mỏ bị cấm. Các hoạt động khai thác này diễn ra từ quy mô rất nhỏ đến rất lớn. Theo một con số được công bố gần đây, có khoảng 400 mỏ vàng trên thế giới. Ngày nay sản lượng khai khoáng mỏ của toàn cầu tương đối ổn định, trung bình khoảng 2.225 tấn mỗi năm nếu tính trong quãng thời gian 5 năm trở lại đây. Những mỏ mới đang trong quá trình triển khai mục đích là để giúp đảm bảo sản lượng hiện tại thay vì mở rộng phạm vi khai thác.

Để đưa một mỏ mới vào sản xuất ước tính mất một quãng thời gian tương đối dài- lên tới 10 năm, điều này có nghĩa rằng sản lượng khai khoáng được tương đối ít dao động và do đó khó có thể phản ứng nhanh chóng để có thể có ảnh hương lớn đến được một thay đổi nào đó trong dự đoán về giá cả.

2 Vàng vụn

Tuy nhiên, dù sản lượng của các mỏ vàng tương đối ít dao động, vàng tái chế ( hay còn gọi là vàng vụn) giúp đảm bảo nguồn cung thương mại khá dễ dàng khi cần thiết. Chính điều này góp phần ổn định giá vàng. Giá trị của vàng còn có ý nghĩa về mặt kinh tế vì nó có thể được khôi phục lại từ những hình thức sử dụng khác của nó bằng việc nung chảy, tinh chế và tái chế. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, vàng tái chế chiếm khoảng 26 % nguồn cung hàng năm của thế giới.

3. Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương và các tổ chức đa quốc gia ( như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) hiện tại cất giữ khoảng 1/5 tổng lượng vàng dự trữ toàn cầu làm tài sản dự trữ (ước tính số lượng khoảng 29.000 tấn được cất trữ ở 110 tổ chức). Tính trung bình, vàng chiếm khoảng 10 % tài sản dự trữ của các chính phủ, cho dù tỷ lệ này có khác nhau giữa các nước.

Mặc dù một số các ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng trong những thập niên gần đây, khu vực bán buôn mới chính là những đối tượng bán vàng thực tính từ năm 1989 trở lại đây, và đã góp phần đưa 520 tấn vàng vào nguồn cung hàng năm tính từ năm 2007. Từ năm 1999, Doanh số này được điều hành bởi hiệp hội điều phối vàng thuộc ngân hàng trung ương-CBGA (tổ chức giúp ổn định số lượng bán ra từ 15 nhà nắm giữ khối lượng vàng lớn nhất thế giới.). Doanh sô thực tế bán ra của ngân hàng trung ương ước chỉ đạt 500 tấn vào năm 2007.

Sản xuất vàng

Quy trình sản xuất vàng có thể được phân thành 6 giai đoạn chính: Tìm mỏ có quặng; xâm nhập mỏ quặng; tách quặng ra bằng khai thác và đào mỏ; vận chuyển các chất liệu tách được từ bề mặt mỏ đên nhà máy chế biến; chế biến; và tinh luyện.

Thay vì mua vàng sau đó lại bán ra thị trường, các nhà chế biến chủ yếu thu phí từ các nhà khai thác mỏ. Sau khi được tinh chế, vàng thỏi ( mức độ tinh chế khoảng 99,5 %) được bán cho các nhà kinh doanh vàng, sau đó những người này có thể bán lại cho các

nhà sản xuất trang sức, điện tử hoặc đầu tư. Thị trường kinh doanh vàng với vai trò ở trung tâm của vòng quay cung- cầu- thay vì các nhà khai thác mỏ và và nhà sản xuất trực tiếp ký hợp động với nhau, thị trường kinh doanh vàng làm cho sự vận hành của thị trường kim loại dễ dàng hơn và củng cố cơ chế tự do vận hành của thị trường.

Các nhà máy tinh luyện vàng được đặt chủ yếu gần các trung tâm khai thác lớn hoặc ở các trung tâm chế biến kim loại quý trên khắp thế giới. Tính theo công suất, trung tâm tinh luyện lớn nhất là Rand Refinery ở Germiston, Nam Phi. Tính theo sản lượng, thì trung tâm lớn nhất là Johnson Matthey ở thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ.

24 tháng 4, 2009

"Cầu Thật" về Vàng trên thị trường thế giới


Cầu đối với vàng được biết đến trên phạm vi toàn cầu. Trên sàn giao dịch ngoại hối và vàng trên toàn cầu, thì vàng luôn nằm dưới dạng tài khoản dựa trên các công cụ Option, Futures… tạo nên sự tăng “giá ảo” cho vàng trong ngắn hạn. Nhưng giá vàng luôn có quy luật nhất định trong dài hạn dựa trên nhu cầu thật về vàng. Sau đây là những nhu cầu thật của vàng mà tôi nêu lên nhằm giúp các nhà đầu tư có thể định hướng giá vàng trong tương lai dài hạn. Đồng thời, chúng ta có thể biết được liệu thị trường vàng tăng hay giảm giá trong ngắn hạn bị tác động mạnh của đầu cơ làm giá hay là nhu cầu thật sự của thị trường.

Đông Á, các vùng lãnh thổ của Ấn Độ và Trung Đông là thị trường có sức tiêu thụ khoảng 72 % nhu cầu vàng của thế giới trong năm 2007. 55 % nhu cầu thuộc về các nước Ấn độ, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Trung Quốc. Mỗi thị trường được quy định bởi một bộ phận các yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội khác nhau. Sự thay đổi nhanh về dân số và các biến động kinh tế xã hội khác ở các quốc gia tiêu thụ vàng chính có thể tạo ra những hình thức mới liên quan đến nhu cầu vàng. Nhu cầu về vàng có thể có các hình thức sau:

1. Nhu cầu về trang sức.

Trang sức luôn chiếm khoảng 3/4 nhu cầu về vàng. Trong 12 tháng của năm 2007, nhu cầu trang sức ước tính trị giá khoảng 54 tỷ đô la Mỹ, khiến trang sức trở thành một trong những loại hàng hoá tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Nếu tính theo giá trị bán lẻ, Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ trang sức làm bằng vàng, trong khi đó Ấn Độ là nước tiêu thụ lớn nhất nếu tính theo số lượng - chiếm khoảng 25% nhu cầu của thế giới trong năm 2007.

Nhu cầu vàng của Ấn Độ xuất phát từ truyền thống văn hoá và tín ngưỡng, những yếu tố này không có liên quan trực tiếp đến xu hướng kinh tế toàn cầu.

Nhìn chung, nhu cầu trang sức được quy định bởi cả hai yếu tố tài chính và sở thích của người tiêu dùng và có xu hướng tăng trong thời kỳ giá cả các mặt hàng ổn định hoặc tăng dần và ngược lại trong thời kỳ giá cả biến động. Một mức giá tăng ổn định sẽ củng cố giá trị vốn có của trang sức bằng vàng. Tiêu thụ trang sức ở thị trường đang phát triển đã và đanng được mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây sau một thời gian suy giảm liên tục, ngoài những thị trường đã được khai thác một số nước trong đo có cả Trung Quốc vẫn có tiềm năng đáng kể đối với nhu cầu về trang sức.

Niềm đam mê đối với vàng cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố khích lệ phụ nữ khác nhau trên thế giới mua trang sức bằng vàng đồng thời cung cấp cho ta tầm nhìn đối với nhu cầu trang sức.

2. Nhu cầu đầu tư

Do một tỷ lệ lớn nhu cầu đầu tư được giao dịch qua thị trường tự do, nên không dễ để có thể tính toán được. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng nhu cầu đầu tư vàng mà chúng ta có thể ước tính được đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Từ năm 2003, đầu tư vàng đã thể hiện sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất với mức tăng trưởng ước tính theo giá trị lên tới 280% vào cuối năm 2007. Đầu tư vàng thu hút luồng vốn đầu tư thực ước tính khoảng 15 tỷ đô vào năm 2007.

Có một loạt lý do và biến động khiến người dân và các cơ quan, tổ chức tìm kiếm cơ hội đầu tư vào vàng. Và rõ ràng có một triển vọng về giá cả rất tích cực ẩn dấu đằng sau trông đợi rằng sức tăng trưởng của nhu cầu đối với kim loại quý này sẽ tiếp tục làm cạn kiệt nguồn cung. Điều đó chính là lý do rõ ràng để đầu tư vào vàng. Trong số những yếu tố quyết định nhu cầu đầu tư, thì một yếu xuyên suốt có thể thấy được là tất cả đều có gốc rễ từ khả năng của vàng trong vấn đề kháng cự lại sự mù mờ, bất ổn và giúp chống lại các nguy cơ tiềm ẩn.

Đầu tư vàng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, một số nhà đầu tư có thể chọn cách kết hợp từ hai hoặc nhiều giải pháp với nhau để tăng tính linh hoạt. Sự phân biệt giữa mua vàng chất và đầu tư lướt sóng vàng không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt kể từ khi chúng ta có thể đầu tư vàng trên sàn mà thực tế không hề nhận vàng vật chất.

Tăng trưởng của nhu cầu đầu tư vàng đã được phản chiếu bởi sự phát triển của các hình thưc đầu tư và hiện tại có hàng loạt các hình thức đầu tư phù hợp với cả cá nhân và tổ chức.

3.Nhu cầu sử dụng cho công nghiệp

Việc sử dụng vàng cho nha khoa và các ngành công nghiệp chiếm khoảng 13% nhu cầu về vàng ( trung bình hàng năm sử dụng khoảng trên 425 tấn trong giai đoạn từ 2003 đến 2007). Tính dẫn điện và nhiệt cao của vàng và khả năng chống hao mòn chính là lý do giải thích cho việc nhu cầu sử dụng vàng trong công nghiệp tăng cao. Ứng dụng vàng trong y học cũng có lịch sử lâu đời và ngày nay các ứng dụng ý tế khác càng ngày càng phong phú đã giúp tận dụng tính tương thích của vàng trong hỗ trợ các hoạt động sinh lý như khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, hao mọi và các thuộc tính khác. Một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra một loạt công dụng mới của vàng chẳng hạn như là chất xúc tác trong pin cũng như trong các phản ứng hoá học và khống chế ô nhiễm, công nghệ cao và chữa trị ung thư.

( Tổng hợp tài liệu của Hội đồng vàng thế giới)

23 tháng 4, 2009

Xu hướng biến động của các đồng tiền chính trong tuần

”Sức khỏe” của các nền kinh tế trên thế giới, xu hướng biến động các đồng tiền là những yếu tố quan trọng có tác động lớn đến chiến lược đầu tư trên toàn thế giới.

EUR - USD

Kinh tế Mỹ tiếp tục chìm trong suy thoái, thị trường chứng khoán có hồi phục nhất thời nhưng ko bền vững, Chính phủ Mỹ, quỹ Dự trữ liên bang FED và Bộ Tài chính đang nỗ lực giải cứu thị trường tài chính, kích thích nền kinh tế chống đỡ với suy thoái.

FED với chính sách hạ lãi suất tới mức thấp nhất và mua bond cùng commercial pagers, phối hợp cùng với Bộ Tài chính, chính phủ Mỹ thực hiện các gói giải cứu kinh tế, xóa bỏ các tài sản xấu của hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro lạm phát khiến USD index sẽ không bền vững trong dài hạn.

Việc Golman Sach muốn trả lại tiền cứu trợ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến kế hoạch Public- Private của Bộ trưởng tài chính Mỹ. Kế hoạch Stress - Test tạo nên tâm lý bất ổn cho thị trường chứng khoán và ngoại hối.

Tôi có thể nói thị trường ngoại hối sẽ biến độ bất ngờ và mạnh trước thông tin Stress-test, vì thế nếu bạn đầu tư ngoại hối xin lưu ý thông tin này.

Khu vực châu Âu cũng đang rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên đang có sự không thống nhất quan điểm cũng như hành động chung trong việc cứu trợ cũng như kích thích kinh tế khu vực châu Âu.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất, họ vẫn để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất trong các kỳ họp sắp tới..

Trong xu hướng giảm giá mạnh trong thời gian qua, hiện tỷ giá EUR-USD đang nằm ở mức thấp tuy nhiên tốc độ mất giá đã chậm đi đáng kể. Nguyên nhân do một số định chế tài chính khu vực châu Á vẫn đang thực hiện việc mua vào để kinh doanh các nghiệp vụ quyền chọn option, giới đầu tư kỳ vọng ECB sẽ không thực hiện chính sách lãi suất bằng 0 như FED.

Dự báo trong thời gian 1 tuần biến động tỷ giá EUR-USD: 1.310-1.300

GBP - USD

Về sức khỏe của nền kinh tế Anh, mức độ tài sản xấu của các tập đoàn ngân hàng lớn đang là rủi ro cho nền kinh tế Anh. Ngân hàng trung ương Anh đang ngày càng quyết liệt hơn trong việc cắt giảm lãi suất. Sụt giảm mạnh do lo ngại kinh tế Anh đang lún nhanh vào suy thoái, các tin xấu về các định chế tài chính ngân hàng Anh như HSBC, RBC ngày càng gây tâm lý bất ổn cho thị trường. Kinh nghiệm cho thấy đồng GBP thường bất ổn hơn so với EUR về biên độ giao động.

Dự báo trong thời gian 1 tuần biến động tỷ giá GBP-USD: 1.470-1.370

USD -JPY

Ngày càng có nhiều biểu hiện cho thấy kinh tế Nhật đang trầm trọng hơn, xuất khẩu sụt giảm mạnh. Gói khích thích kinh tế 150 tỷ USD và số đơn đặt hàng tăng là khởi sắc TTCK nhưng không bền vững

Chịa sự chi phối của quá trình risk appetite và risk aversion. Bộ Tài chính Nhật vẫn duy trì chính sách đồng JPY suy yếu để kích thích xuất khẩu, vấn đề này ngày càng được quan tâm hơn sau khi GDP Nhật công bố gần đây khá xấu.

Tình trạng đầu cơ lãi xuất khiến JPY có thể đi cùng chiều với USDindex.

Dự báo trong thời gian 1 tuần, biến động tỷ giá USD-JPY: 97.00-104.00

Những Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Vàng -Ngoại hối

Theo quan niệm của tôi thì thị trường vàng – ngoại hối thế giới bị chi phối bởi các yếu tố sau:

1. Bản chất thật sự của giao dịch Ngoại hối và Vàng

Ngoại hối và vàng luôn vận động theo 3 bản chất sau:

+Nhân tố kinh tế và chính sách của 1 số quốc gia chính ( G7+ trung quốc)

+Tâm lý đầu cơ trên thị trường Spot market và future market là dịch chuyển nguồn vốn giữa các thị trường. Qua việc “trú ẩn nguồn vốn” tại vàng khi xảy ra khủng hoảng.

+ Công cụ giao dịch và công cụ tái sinh . Năng lực leverage khuyến đại volume giao dịch

2. Chỉ số USD index

2.1. Vì sao USD index tác động lên Vàng và Ngoại tệ khác

Theo George Soros- Nhà đầu cơ tiền tệ vĩ đại nhất hành tinh, chia sẽ rằng : “ Nếu bạn muốn giao dịch thành công trên thị trường ngoại hối, thì USD và sức khỏe kinh tế Mỹ luôn phải phân tích và cập nhật”

Ta đều biết USD có ba chức năng chính: phương tiện thanh toán (medium of exchange), đơn vị kế toán (unit of account), và lưu giữ tài sản (store of value). USD chiếm 90% trong các cặp tiền được giao dịch mỗi ngày trên thế giới, nên 3 chức năng này được thực hiện trên tầm international. Nếu ta xem ngoại tệ ( Eur, Yen, BMR..) và Vàng là 1 loại hàng hóa được đo lường dựa trên USD. Điều đó, làm bất kỳ sự thay đổi nào của USD index đều là thay đổi giá của các ngoại tệ khác, và Vàng . Chính vì điều này, trong kinh doanh ngoại hối cũng như vàng thì USD index luôn là kim chỉ nang cho bất kỳ nhà đầu tư nào trong việc theo dõi biến động thị trường này. Nó vai trò quan trọng hơn bất kỳ nhân tố nào trong phân tích cơ bản của thị trường ngoại hối và Vàng.

Do đó, Việc theo dõi chuyển động của USD index trong ngắn và dài hạn là yếu tố sống còn của các nhà đầu cơ tiền tệ và vàng


2.2. Lịch sử của USD index ( nguồn từ Saga.vn)

USD Index ra đời tháng 03/1973 khi các cường quốc kinh tế thời kỳ đó đồng ý thả nổi đồng tiền của mình. Giá trị ban đầu của chỉ số này là 100.

Từ tháng 3/1973 UDX đạt cao nhất là 165 điểm và thấp nhất là 70 điểm vào tháng 4/2008. USD Index là chỉ số dùng để đo giá trị đồng đôla trên thị trường thế giới. Chỉ số này còn được gọi là Weighted Index, nghĩa là các thành viên cấu tạo này chỉ số này có một giá trị khác nhau.

USD Index được cấu tạo bởi 6 thành viên là: EUR (đồng tiền chung châu Âu Eurozone), JPY (Yên Nhật), GBP (Bảng Anh), CAD (Đôla Canada), SEK (Krona Thụy Điển), CHF (Franc Thụy Sỹ).

Mặc dù nhiều đồng tiền khác không phải thành viên của USD Index nhưng việc nó chuyển động theo các đồng tiền thành viên của chỉ số này cũng sẽ phản ánh vào mức độ cung cầu của đồng đô la trên thị trường thế giới.

Tỷ trọng của chỉ số này là số hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia với nhau và là sự trao đổi hối đoái giữa hai đồng tiền tạo thành một cặp tiền tệ. Nếu một đồng tiền trong cặp tiền tệ yếu đi nó sẽ làm chênh lệch lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 02 quốc gia này. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần là hàng hóa xuất nhập qua cảng các nước mà còn biểu hiện khả năng cạnh tranh kinh tế của quốc gia. Khả năng này càng cao thì giá trị đồng tiền quốc gia đó càng lớn.

Công thức tính USD Index:

USDX = 50.14348112 * EURUSD-0.576 * USDJPY0.136 * GBPUSD-0.119 * USDCAD0.091 *USDSEK0.042 * USDCHF0.036

Nhìn về lịch sử thì USD đã kết thúc quá trình mất giá và giờ là điểm thay đổi theo hướng tăng giá trở lại. Từ năm 1970 thì chu kỳ tăng, giảm giá của USD là từ 5 - 7 năm cho mỗi một quá trình. Theo quy luật đó thì sau khi USD lên giá tới mức kỷ lục vào năm 2001 (USD Index lúc đó đạt gần 122 điểm), USD bắt đầu giảm giá so các loại tiền tệ mạnh khác của thế giới vào đầu năm 2002. Từ thời điểm đó đến nay đô la đã mất giá được hơn 6 năm (USD Index thấp nhất tháng 4/2008 gần 69 điểm) và giờ là lúc nó tìm lại chính mình và lấy lại những gì đã mất. Nếu lịch sử lặp lại sẽ làm cho giá dầu và giá vàng tiếp tục giảm xuống. Ngoài ra theo một quy luật khác của lịch sử đó là trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ do Đảng Cộng Hòa nắm quyền thì xu hướng giá vàng tăng và đồng đô la giảm giá, còn Đảng Dân Chủ thì ngược lại khi đồng đô la phục hồi đẩy giá vàng lao dốc.

Từ trước đến giờ người dân thế giới chỉ thấy Mỹ viện trợ hay giúp đỡ cho các quốc gia khác nhưng bây giờ cả thế giới đang chứng kiến điều ngược lại khi chính Mỹ sẽ phải cần đến các quốc gia trên thế giới hỗ trợ họ. Như việc các NHTW đồng loạt cùng hạ lãi suất, hay việc trao đổi tiền tệ giữa các NHTW và FED. Điều này cũng là điều cả thế giới đều mong muốn vì nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế đầu tàu, đồng đô la được sử dụng chủ yếu trong thanh toán giao dịch hàng hóa, là đồng tiền được sử dụng trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia, nền kinh tế Mỹ cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của các quốc gia khác. Bởi thế việc nền kinh tế Mỹ ổn định cũng sẽ giúp đưa kinh tế toàn cầu đi vào ổn định. Một khi cả thế giới chung sức lại, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thì mọi người hãy có niềm tin rằng khủng hoảng sẽ dịu bớt, mọi thứ trở nên sáng sủa hơn và bình yên sẽ sớm trở lại với tất cả mọi người.

Nếu bạn muốn xem USD index online có thể vào trang này

2.3. Tác nhân biến đổi USD index

2.3.1. Chỉ số thong tin Kinh tê Mỹ

Sau đây là 1 số chỉ số chính có thể tác động mạnh lên thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường ngoại hối. Những chỉ số này biểu hiện đặt trưng cho “sức khỏe” nền kinh tế Mỹ. Ở một số quỹ Hedge fund luôn có 1 ban chuyên trách phục vụ nghiên cứu các chỉ số này là cơ sở cho việc phán quyết đầu tư vào đâu? Loại ngoại tệ nào?

Thông tin từ FED, tôi xin xếp list of indicators theo tầm quan trọng của nó từ 1-9 sau;


Top Indicators

1

Non-Farm Payrolls

2

Trade Balance

3

Interest Rates (FOMC)

4

Inflation (CPI)

5

ISM Manufacturing

6

Empire Index

7

Durable Goods

8

Retail Sales

9

Producer Price Index

Các chỉ số này được công bố từng tháng, từng quý tại các cơ quan chuyên trách, và các báo đài.

2.3.2. Thị trường Chứng Khoán toàn cầu

Bởi vì TTCK vốn được ví là “phong vũ biểu” của nền kinh tế một quốc gia. Nghĩa là TTCK được xem đại diện cho “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia đó. Vậy TTCK phát triển bền vững một khi kinh tế thật sự tăng trưởng vững chắc. Tuy nhiên, TTCK không thể tác động trực tiếp đến thị trường ngoại hối và Vàng mà nó tác động làm thay đổi chỉ số USD index làm thay đổi giá của các ngoại tệ và vàng trên thị trường tiền tệ .

2.3.3. Chính sách lãi suất của 4 ngân hàng Trung Ưng hàng đầu thế giới

Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System)

Nhất cử nhất động của FED, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, còn được biết đến với tên gọi - Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System), đều tạo ra ảnh hưởng không chỉ với hệ thống tài chính mà toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Trong những ngày nóng bỏng của cuộc chạy đua vào vị trí ông chủ Nhà Trắng 2008, với những tin tức tồi tệ nhất, hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn xuất hiện từ cuối 2007 tại Hoa Kỳ, liên tiếp được phát đi từ các trung tâm tài chính quốc tế giới, giới quan sát dồn tất cả tập trung vào những động thái và tín hiệu của FED.

Vai trò trọng yếu của FED trong cỗ máy kinh tế thế giới trước tiên được lý giải bằng chức năng ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, nền kinh tế có giá trị tài sản lớn nhất hành tinh và mức tiêu dùng cao nhất. FED trực tiếp cung cấp nguồn tín dụng cho các tập đoàn đa quốc gia ở trong những ngành công nghiệp chủ chốt hoạt động. Và, gần như mọi ngân hàng trung ương của các quốc gia đều có quan hệ giao dịch với FED.

Chính sách Lãi suất ( hạ lãi hay tăng lãi)

Cung tiền tệ của FED mua Bond của chính phủ hay commercial papers

Bắt đầu cuối tháng 3 FED tung độc chiêu cắt 0.75 điểm thay vì 1 điểm. Sau đó , lãi suất về 0-0.3%, USD lập tức lên giá, các nhóm đầu cơ phải mua lại USD để trả các hợp đồng bán khống nên dẫn đến sụp đổ thị trường vàng.

ECB (European Central Bank): NHTW Châu Âu

BoE (Bank of England): NHTW Anh

BoJ (Bank of Japan): NHTW Nhật Bản

BoC (Bank of Canada): NHTW Canada

RBA (Reserve Bank of Australia): NH Dự trữ Úc

SNB (Swiss National Bank): NH Quốc gia Thụy Sĩ

CBR (Central Bank of the Russian): NHTW Nga

PBC (People’s Bank of China): NH Nhân dân Trung Quốc

3. Động thái của quỹ đầu cơ vàng

Tuyệt đối đặt biệt chú trọng đến bất kỳ nhất cử nhất động của các quỹ đầu cơ Vàng. Dưới đây là bảng thống kê lượng vàng nắm giữ hàng lượng tuần của một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới và đồng thời cũng là tuần các quỹ đầu tư vàng này có mức tăng hàng tuần lớn nhất.


SPDR

31.204.720

LYXOR

4.203.210

Ishares

2.243.825

ETF

2.294.749

NG

920.419

CFOC

1.049.328

GOLD

400.538

CGT

192.869

Tổng ounce

42.509.658

Kilo

1.322.198

Trong đó đáng kể nhất phải kể đến SPDR Gold Shares, quỹ đầu tư vàng hoán đổi lớn nhất thế giới và hiện nay có trữ lượng vàng lớn thứ 7 thế giới tuần này bán rất nhẹ 0.07 tấn vàng đưa trữ lượng nắm giữ còn 1,127.37 tấn giảm từ 1,127.44. SPDR thường có thói quen tham gia thị trường ( Bán hay Mua) vào 3-4pm.

Them vào đó, NHTW Châu Âu (ECB) cho biết: dự trữ vàng của ECB trong tuần (tính đến ngày 27 tháng 3) giảm khoảng 82 triệu EUR (109,3 triệu USD) xuống còn 217.543 tỷ EUR. Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ ròng thì giảm 4.4 tỷ EUR xuống còn 276.6 tỷ EUR. Lượng vàng ECB đã bán trong tuần khoảng 3.7 tấn tại mức giá $936/oz hay EUR 690/oz.

Theo Hiệp hội Vàng thế giới - WGC cho biết giá vàng tăng đáng kể làm tăng lượng dự trữ vàng (tính theo giá trị) ở các NHTW trên toàn thế giới trong khi số lượng (tính theo khối lượng) vẫn như cũ. WGC bày tỏ ngạc nhiên rằng IMF đang nắm giữ 3217.3 tấn vàng, tại sao tổ chức này vẫn cần huy động tiền nữa trong bối cảnh khủng hoảng hiện tại. WGC chỉ ra Mỹ và Đức với 8133.5 và 3412.6 tấn vàng dự trữ là những quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. Mặc dù lượng vàng của Fed, Bundesbank và ngân hàng TW Đức vẫn giữ nguyên, nhưng phần trăm giá trị dự trữ của các ngân hàng này lại tăng lần lượt là 2.4% và 7%. Ngoại trừ Pháp, Pháp quyết định đưa 20 tấn vàng vào thị trường. IMF nắm giữ 3217.3 tấn trong 3 tháng qua. WGC không đưa ra số liệu liên quan đến lượng dự trữ của UAE vì nước này không cung cấp thông tin cho IMF trong 6 tháng qua. Ả rập và Qatar có lần lượt là 12.4% và 3.7% dự trữ vàng.

Đây chỉ là một trong những phân tích cơ bản mà theo tôi là cần thiết. Những kiến thức này được tôi tổng hợp dựa trên quan điểm của George Soros- Nhà đầu cơ tiền tệ vĩ đại nhất hành tinh. Theo Soros, chỉ cần chúng ta phân tích hiểu rỏ về USD index và những nhân tố tác động USD index, thì việc dự doán xu hướng biến động thị trường tiền tệ dễ dàng hơn.

Tôi xin tóm lại các phân tích sau :

+ Bản chất của ngoại hối và vàng ( có thể tìm đọc them lịch sử về vàng và những thăng trầm của nó)

+ USD index ( TTCK)

+ Động thái các quỹ đầu cơ

+Cuối cùng, tâm lý của chính bản thân bạn.