Theo quan niệm của tôi thì thị trường vàng – ngoại hối thế giới bị chi phối bởi các yếu tố sau:
1. Bản chất thật sự của giao dịch Ngoại hối và Vàng
Ngoại hối và vàng luôn vận động theo 3 bản chất sau:
+Nhân tố kinh tế và chính sách của 1 số quốc gia chính ( G7+ trung quốc)
+Tâm lý đầu cơ trên thị trường Spot market và future market là dịch chuyển nguồn vốn giữa các thị trường. Qua việc “trú ẩn nguồn vốn” tại vàng khi xảy ra khủng hoảng.
+ Công cụ giao dịch và công cụ tái sinh . Năng lực leverage khuyến đại volume giao dịch
2. Chỉ số USD index
2.1. Vì sao USD index tác động lên Vàng và Ngoại tệ khác
Theo George Soros- Nhà đầu cơ tiền tệ vĩ đại nhất hành tinh, chia sẽ rằng : “ Nếu bạn muốn giao dịch thành công trên thị trường ngoại hối, thì USD và sức khỏe kinh tế Mỹ luôn phải phân tích và cập nhật”
Ta đều biết USD có ba chức năng chính: phương tiện thanh toán (medium of exchange), đơn vị kế toán (unit of account), và lưu giữ tài sản (store of value). Mà USD chiếm 90% trong các cặp tiền được giao dịch mỗi ngày trên thế giới, nên 3 chức năng này được thực hiện trên tầm international. Nếu ta xem ngoại tệ ( Eur, Yen, BMR..) và Vàng là 1 loại hàng hóa được đo lường dựa trên USD. Điều đó, làm bất kỳ sự thay đổi nào của USD index đều là thay đổi giá của các ngoại tệ khác, và Vàng . Chính vì điều này, trong kinh doanh ngoại hối cũng như vàng thì USD index luôn là kim chỉ nang cho bất kỳ nhà đầu tư nào trong việc theo dõi biến động thị trường này. Nó vai trò quan trọng hơn bất kỳ nhân tố nào trong phân tích cơ bản của thị trường ngoại hối và Vàng.
Do đó, Việc theo dõi chuyển động của USD index trong ngắn và dài hạn là yếu tố sống còn của các nhà đầu cơ tiền tệ và vàng
2.2. Lịch sử của USD index ( nguồn từ Saga.vn)
USD Index ra đời tháng 03/1973 khi các cường quốc kinh tế thời kỳ đó đồng ý thả nổi đồng tiền của mình. Giá trị ban đầu của chỉ số này là 100.
Từ tháng 3/1973 UDX đạt cao nhất là 165 điểm và thấp nhất là 70 điểm vào tháng 4/2008. USD Index là chỉ số dùng để đo giá trị đồng đôla trên thị trường thế giới. Chỉ số này còn được gọi là Weighted Index, nghĩa là các thành viên cấu tạo này chỉ số này có một giá trị khác nhau.
USD Index được cấu tạo bởi 6 thành viên là: EUR (đồng tiền chung châu Âu Eurozone), JPY (Yên Nhật), GBP (Bảng Anh), CAD (Đôla
Mặc dù nhiều đồng tiền khác không phải thành viên của USD Index nhưng việc nó chuyển động theo các đồng tiền thành viên của chỉ số này cũng sẽ phản ánh vào mức độ cung cầu của đồng đô la trên thị trường thế giới.
Tỷ trọng của chỉ số này là số hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia với nhau và là sự trao đổi hối đoái giữa hai đồng tiền tạo thành một cặp tiền tệ. Nếu một đồng tiền trong cặp tiền tệ yếu đi nó sẽ làm chênh lệch lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 02 quốc gia này. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần là hàng hóa xuất nhập qua cảng các nước mà còn biểu hiện khả năng cạnh tranh kinh tế của quốc gia. Khả năng này càng cao thì giá trị đồng tiền quốc gia đó càng lớn.
Công thức tính USD Index:
USDX = 50.14348112 * EURUSD-0.576 * USDJPY0.136 * GBPUSD-0.119 * USDCAD0.091 *USDSEK0.042 * USDCHF0.036
Nhìn về lịch sử thì USD đã kết thúc quá trình mất giá và giờ là điểm thay đổi theo hướng tăng giá trở lại. Từ năm 1970 thì chu kỳ tăng, giảm giá của USD là từ 5 - 7 năm cho mỗi một quá trình. Theo quy luật đó thì sau khi USD lên giá tới mức kỷ lục vào năm 2001 (USD Index lúc đó đạt gần 122 điểm), USD bắt đầu giảm giá so các loại tiền tệ mạnh khác của thế giới vào đầu năm 2002. Từ thời điểm đó đến nay đô la đã mất giá được hơn 6 năm (USD Index thấp nhất tháng 4/2008 gần 69 điểm) và giờ là lúc nó tìm lại chính mình và lấy lại những gì đã mất. Nếu lịch sử lặp lại sẽ làm cho giá dầu và giá vàng tiếp tục giảm xuống. Ngoài ra theo một quy luật khác của lịch sử đó là trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ do Đảng Cộng Hòa nắm quyền thì xu hướng giá vàng tăng và đồng đô la giảm giá, còn Đảng Dân Chủ thì ngược lại khi đồng đô la phục hồi đẩy giá vàng lao dốc.
Từ trước đến giờ người dân thế giới chỉ thấy Mỹ viện trợ hay giúp đỡ cho các quốc gia khác nhưng bây giờ cả thế giới đang chứng kiến điều ngược lại khi chính Mỹ sẽ phải cần đến các quốc gia trên thế giới hỗ trợ họ. Như việc các NHTW đồng loạt cùng hạ lãi suất, hay việc trao đổi tiền tệ giữa các NHTW và FED. Điều này cũng là điều cả thế giới đều mong muốn vì nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế đầu tàu, đồng đô la được sử dụng chủ yếu trong thanh toán giao dịch hàng hóa, là đồng tiền được sử dụng trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia, nền kinh tế Mỹ cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của các quốc gia khác. Bởi thế việc nền kinh tế Mỹ ổn định cũng sẽ giúp đưa kinh tế toàn cầu đi vào ổn định. Một khi cả thế giới chung sức lại, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thì mọi người hãy có niềm tin rằng khủng hoảng sẽ dịu bớt, mọi thứ trở nên sáng sủa hơn và bình yên sẽ sớm trở lại với tất cả mọi người.
Nếu bạn muốn xem USD index online có thể vào trang này
2.3. Tác nhân biến đổi USD index
2.3.1. Chỉ số thong tin Kinh tê Mỹ
Sau đây là 1 số chỉ số chính có thể tác động mạnh lên thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường ngoại hối. Những chỉ số này biểu hiện đặt trưng cho “sức khỏe” nền kinh tế Mỹ. Ở một số quỹ Hedge fund luôn có 1 ban chuyên trách phục vụ nghiên cứu các chỉ số này là cơ sở cho việc phán quyết đầu tư vào đâu? Loại ngoại tệ nào?
Thông tin từ FED, tôi xin xếp list of indicators theo tầm quan trọng của nó từ 1-9 sau;
| Top Indicators |
1 | Non-Farm Payrolls |
2 | Trade Balance |
3 | Interest Rates (FOMC) |
4 | Inflation (CPI) |
5 | ISM Manufacturing |
6 | Empire Index |
7 | Durable Goods |
8 | Retail Sales |
9 | Producer Price Index |
Các chỉ số này được công bố từng tháng, từng quý tại các cơ quan chuyên trách, và các báo đài.
2.3.2. Thị trường Chứng Khoán toàn cầu
Bởi vì TTCK vốn được ví là “phong vũ biểu” của nền kinh tế một quốc gia. Nghĩa là TTCK được xem đại diện cho “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia đó. Vậy TTCK phát triển bền vững một khi kinh tế thật sự tăng trưởng vững chắc. Tuy nhiên, TTCK không thể tác động trực tiếp đến thị trường ngoại hối và Vàng mà nó tác động làm thay đổi chỉ số USD index làm thay đổi giá của các ngoại tệ và vàng trên thị trường tiền tệ .
2.3.3. Chính sách lãi suất của 4 ngân hàng Trung Ưng hàng đầu thế giới
Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System)
Nhất cử nhất động của FED, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, còn được biết đến với tên gọi - Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System), đều tạo ra ảnh hưởng không chỉ với hệ thống tài chính mà toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Trong những ngày nóng bỏng của cuộc chạy đua vào vị trí ông chủ Nhà Trắng 2008, với những tin tức tồi tệ nhất, hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn xuất hiện từ cuối 2007 tại Hoa Kỳ, liên tiếp được phát đi từ các trung tâm tài chính quốc tế giới, giới quan sát dồn tất cả tập trung vào những động thái và tín hiệu của FED.
Vai trò trọng yếu của FED trong cỗ máy kinh tế thế giới trước tiên được lý giải bằng chức năng ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, nền kinh tế có giá trị tài sản lớn nhất hành tinh và mức tiêu dùng cao nhất. FED trực tiếp cung cấp nguồn tín dụng cho các tập đoàn đa quốc gia ở trong những ngành công nghiệp chủ chốt hoạt động. Và, gần như mọi ngân hàng trung ương của các quốc gia đều có quan hệ giao dịch với FED.
Chính sách Lãi suất ( hạ lãi hay tăng lãi)
Cung tiền tệ của FED mua Bond của chính phủ hay commercial papers
Bắt đầu cuối tháng 3 FED tung độc chiêu cắt 0.75 điểm thay vì 1 điểm. Sau đó , lãi suất về 0-0.3%, USD lập tức lên giá, các nhóm đầu cơ phải mua lại USD để trả các hợp đồng bán khống nên dẫn đến sụp đổ thị trường vàng.
• ECB (European Central Bank): NHTW Châu Âu
• BoE (Bank of
• BoJ (Bank of
• BoC (Bank of
• RBA (Reserve Bank of
• SNB (Swiss National Bank): NH Quốc gia Thụy Sĩ
• CBR (Central Bank of the Russian): NHTW Nga
• PBC (People’s Bank of
3. Động thái của quỹ đầu cơ vàng
Tuyệt đối đặt biệt chú trọng đến bất kỳ nhất cử nhất động của các quỹ đầu cơ Vàng. Dưới đây là bảng thống kê lượng vàng nắm giữ hàng lượng tuần của một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới và đồng thời cũng là tuần các quỹ đầu tư vàng này có mức tăng hàng tuần lớn nhất.
| |
SPDR | 31.204.720 |
LYXOR | 4.203.210 |
Ishares | 2.243.825 |
ETF | 2.294.749 |
NG | 920.419 |
CFOC | 1.049.328 |
GOLD | 400.538 |
CGT | 192.869 |
Tổng ounce | 42.509.658 |
Kilo | 1.322.198 |
Trong đó đáng kể nhất phải kể đến SPDR Gold Shares, quỹ đầu tư vàng hoán đổi lớn nhất thế giới và hiện nay có trữ lượng vàng lớn thứ 7 thế giới tuần này bán rất nhẹ 0.07 tấn vàng đưa trữ lượng nắm giữ còn 1,127.37 tấn giảm từ 1,127.44. SPDR thường có thói quen tham gia thị trường ( Bán hay Mua) vào 3-4pm.
Them vào đó, NHTW Châu Âu (ECB) cho biết: dự trữ vàng của ECB trong tuần (tính đến ngày 27 tháng 3) giảm khoảng 82 triệu EUR (109,3 triệu USD) xuống còn 217.543 tỷ EUR. Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ ròng thì giảm 4.4 tỷ EUR xuống còn 276.6 tỷ EUR. Lượng vàng ECB đã bán trong tuần khoảng 3.7 tấn tại mức giá $936/oz hay EUR 690/oz.
Theo Hiệp hội Vàng thế giới - WGC cho biết giá vàng tăng đáng kể làm tăng lượng dự trữ vàng (tính theo giá trị) ở các NHTW trên toàn thế giới trong khi số lượng (tính theo khối lượng) vẫn như cũ. WGC bày tỏ ngạc nhiên rằng IMF đang nắm giữ 3217.3 tấn vàng, tại sao tổ chức này vẫn cần huy động tiền nữa trong bối cảnh khủng hoảng hiện tại. WGC chỉ ra Mỹ và Đức với 8133.5 và 3412.6 tấn vàng dự trữ là những quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. Mặc dù lượng vàng của Fed, Bundesbank và ngân hàng TW Đức vẫn giữ nguyên, nhưng phần trăm giá trị dự trữ của các ngân hàng này lại tăng lần lượt là 2.4% và 7%. Ngoại trừ Pháp, Pháp quyết định đưa 20 tấn vàng vào thị trường. IMF nắm giữ 3217.3 tấn trong 3 tháng qua. WGC không đưa ra số liệu liên quan đến lượng dự trữ của UAE vì nước này không cung cấp thông tin cho IMF trong 6 tháng qua. Ả rập và
Đây chỉ là một trong những phân tích cơ bản mà theo tôi là cần thiết. Những kiến thức này được tôi tổng hợp dựa trên quan điểm của George Soros- Nhà đầu cơ tiền tệ vĩ đại nhất hành tinh. Theo Soros, chỉ cần chúng ta phân tích hiểu rỏ về USD index và những nhân tố tác động USD index, thì việc dự doán xu hướng biến động thị trường tiền tệ dễ dàng hơn.
Tôi xin tóm lại các phân tích sau :
+ Bản chất của ngoại hối và vàng ( có thể tìm đọc them lịch sử về vàng và những thăng trầm của nó)
+ USD index ( TTCK)
+ Động thái các quỹ đầu cơ
+Cuối cùng, tâm lý của chính bản thân bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét