24 tháng 9, 2009

Nga và Trung Quốc cùng cảnh báo khủng hoảng



Hôm 22/9, Nga và Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn hiện hữu và cho rằng rất nhiều quốc gia sẽ phải tiếp tục gánh chịu các tác động xấu từ cuộc khủng hoảng này.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đều bắt đầu bài phát biểu tại phiên họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc bằng những cảnh báo xunh quanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Lần đầu tiên xuất hiện tại Đại hội đồng Liên hợp quốc với tư cách Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đưa ra ý kiến cho rằng triển vọng phục hồi của nền kinh tế vẫn còn mờ nhạt. “Tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo trên thế giới còn rất trầm trọng và những khoảng cách phát triển ngày càng trở nên không đồng đều”, ông nói.

Trong khi đó Tổng thống Nga cho rằng hầu khắp các nước trên thế giới sẽ vẫn phải tiếp tục gánh chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng vừa qua. “Mặc dù chúng ta đã có thể tránh để xảy ra tình trạng xấu nhất, song câu hỏi vẫn còn tồn đọng là làm thế nào để khắc phục sự mất cân bằng và thâm hụt thương mại trong nền kinh tế thế giới nói chung và với mỗi nền kinh tế quốc dân nói riêng”, ông Medvedev phát biểu.

Hai nhà lãnh đạo đã tiếp kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tại New York và sẽ tham gia cùng lãnh đạo các nước G-20 trong cuộc họp của nhóm này diễn ra tại Pittsburgh vào tuần tới.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào còn tập trung vào những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với các nước đang phát triển và khẳng định Trung Quốc có kế hoạch tăng cường trợ giúp đối với những nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề, bằng việc tăng vốn và triển khai các kế hoạch tài chính. Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ tài chính thông qua IMF để giúp đỡ các nước đang phát triển.

Phân tích ngoại hối

EURO

Hỗ trợ: 1.4700, 1.4665, 1.4610, 1.4565, 1.4515
Cản trên: 1.4745, 1.4790, 1.4845, 1.4875, 1.4900

mua trong khoang 1.4700 -1.4840 và stop loss ở 1.4610

GBP

hỗ trợ: 1.6300, 1.6265, 1.6190, 1.6155, 1.6095
Cản trên: 1.6390, 1.6445, 1.6500, 1.6600, 1.6635

mua trong 1.6265 - 1.6445 và stop loss ở1.6190

JPY

hỗ trọ: 90.50, 90.15, 89.35, 88.65, 88.20
Cản trên: 91.25, 91.50, 91.75, 92.10, 92.55

bán ở 90.50 - 89.70 và stop loss ở 91.20

CHF

hổ trợ ; 1.0200, 1.0135, 1.0080, 1.0000, 0.9935
Cản trên: 1.0285, 1.0325, 1.0385, 1.0425, 1.0480

Bán ở 1.0285 - 1.0200 và stop loss ở 1.0340

CAD


hỗ trợ: 1.0700, 1.0655, 1.0625, 1.0565, 1.0500
cản trên: 1.0775, 1.0805, 1.0850, 1.0885, 1.0935

nên bán trong 1.0775 - 1.0655 và stop loss ở 1.0850

Âu – Mỹ mâu thuẫn căng thẳng bên lề hội nghị G20




Trả lời báo chí của “Thời báo Tài chính” Anh, một quan chức chính phủ dấu tên của Đức cho hay, các nước châu Âu bao gồm cả Đức tỏ ra rất bất mãn với dự thảo chương trình nghị sự mà Mỹ muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh.
Đồng thời vị quan chức này cũng cho biết thêm, dự thảo mà Mỹ đưa ra yêu cầu các nước thành viên G20 đang sở hữu thặng dư thương mại “cam kết thi hành chính sách tăng trưởng theo mô hình thúc đẩy nhu cầu nội địa”. Tuy nhiên, chính phủ Đức cũng đã khẳng định rằng, nước này sẽ khống chế bất kỳ một thỏa thuận nào có thể hạn chế không gian thi hành chính sách kinh tế của mình. Do đó, nước này sẽ chỉ đồng ý để các nước thành viên đánh giá cơ chế giám sát mang tính phi ràng buộc đối với những ảnh hưởng của chính sách trên.

Theo các chuyên gia phân tích, những lời khẳng định trên cho thấy, trước thềm khai mạc hội nghị Pittsburgh, mâu thuẫn về lập trường giữa châu Âu và Mỹ vẫn chưa được thu hẹp như mong muốn, trái lại nó còn đang xuất hiện chiều hướng mở rộng hơn. Ngày 21/9, Bộ trưởng Môi trường Đan Mạch còn bày tỏ rằng, hiện tại tiến trình đàm phán phối hợp điều hòa lập trường các bên trước khi tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) diễn ra quá chậm, vì tất cả còn đang phụ thuộc vào Mỹ. Theo bà, các khoản viện trợ dành cho các nước đang phát triển của chính phủ Mỹ trong mục tiêu giảm lượng khí thải vẫn chưa sẵn sàng, bởi vì họ còn đang bận tranh cãi về cuộc cải cách y tế.

Ngoài ra, mâu thuẫn trong vấn đề siết tiền lương cấp lãnh đạo thuộc ngành tài chính giữa châu Âu và Mỹ cũng vẫn còn tồn đọng. Trước đó, đã từng có phân tích cho rằng, hai bên sẽ liên hệ vấn đề tiền lương cấp lãnh đạo và tỷ lệ vốn của các ngân hàng với nhau, đồng thời sẽ vạch ra phương án điều hòa, nhưng chi tiết cụ thể của phương án này còn phải đợi sự thương lượng thỏa thuận của đại diện Âu – Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra này.

Tổng hợp tin kinh tế thế giới 24-09





Lần đầu trong 1 năm, FED nhận định kinh tế Mỹ đang tăng tốc

FED sẽ thu hẹp bớt chương trình mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp bất động sản, cố gắng không làm gián đoạn đà phục hồi của thị trường nhà đất khi kinh tế đi lên.

Để hỗ trợ xuất khẩu, Trung Quốc sẽ chưa vội nâng giá đồng nhân dân tệ

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết việc ổn định đồng nội tệ là mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Hiện nay, các công ty xuất khẩu Trung Quốc đang kêu gọi chính phủ trì hoãn việc nâng giá đồng nhân dân tệ.

IMF nhận định khủng hoảng chưa qua

Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi người đứng đầu các nền kinh tế thế giới tiếp tục duy trì các kế hoạch kích thích kinh tế để cứu kinh tế thế giới ra khỏi suy thoái.

Giá vàng, dầu đồng loạt giảm

Giá vàng hạ trước dự đoán FED sẽ có thể sớm tính đến phương án nâng lãi suất cơ bản, USD tăng giá, sức hấp dẫn của vàng giảm bớt.

Giá kim loại cơ bản tiếp tục tăng

Giá đồng tăng ngày thứ hai liên tiếp do USD trượt giá, tăng nhu cầu đầu tư vào hàng hóa đề phòng lạm phát. Các kim loại còn lại cũng đồng loạt tăng giá.

Thái Lan muốn hợp tác với VN về nông nghiệp

Thái Lan quan tâm đến việc gia tăng xuất nhập khẩu qua biên giới, thúc đẩy đầu tư và thương mại hai chiều giữa Thái Lan-Việt Nam.

Mỹ và Thụy Sỹ ký thỏa thuận ngăn hành vi trốn thuế

Thụy Sỹ có thể được đưa khỏi bản danh sách đặc biệt bao gồm những nước chưa thực hiện triệt để việc ngăn trốn thuế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nga: Dự đoán GDP 2009 giảm 8,5%

Theo dự đoán của chính phủ Nga, GDP năm 2009 sẽ giảm 8,5%. Tuy nhiên, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2010 sau khi lâm vào giai đoạn suy giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ qua.

Nhật Bản đề nghị thiết lập Cộng đồng Đông Á

Tân Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đang nỗ lực tận dụng cơ hội đầu tiên trên vũ đài chính trị thế giới của mình để điều chỉnh lời hứa về chính sách ngoại giao của Nhật Bản mà ông đã đưa ra khi vận động tranh cử đó là thân cận hơn với châu Á.

Xuất khẩu Nhật giảm 11 tháng liên tiếp

Bộ Tài chính Nhật công bố xuất khẩu Nhật tháng 8/2009 hạ 36% so với 1 năm trước, mức hạ này thấp hơn mức 36,5% của tháng 7/2009.

Việt - Mỹ hợp tác quản lý tài nguyên biển

Cơ quan quản lý tài nguyên biển của Việt Nam và Mỹ sẽ ký một thỏa thuận hợp tác, trao đổi kinh nghiệm - ông Ralph Dustin Cantral, cố vấn cao cấp Vụ quản lý tài nguyên biển và bờ biển, Tổng cục Đại dương và khí quyển Mỹ chiều qua (23/9) cho hay.

Kinh tế Philíppin sẽ chỉ tăng trưởng 1,6% năm 2009

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Philíppin sẽ chỉ tăng trưởng 1,6% trong năm nay, so với mức dự kiến 2,5% đưa ra hồi tháng 3/09, do lo ngại về tình trạng mất việc sẽ hạn chế chi tiêu tiêu dùng trong nước.

Sáng 24/09, Châu Á đỏ sàn, riêng thị trường Nhật vẫn tăng mạnh

Hầu hết thị trường chứng khoán khu vực Châu Á sáng hôm Thứ Năm (24/09) đều đang có xu hướng giảm điểm, chỉ riêng sàn Nhật Bản vẫn đi lên nhờ dự đoán lạc quan của các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới.

Nga: Hạn chế doanh nghiệp lớn mở điểm bán

Theo dự án luật bổ sung Về quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại ở Liên bang Nga mới thông qua, các mạng lưới kinh doanh không được phép mở thêm cửa hàng mới tại chợ trong nội thị hoặc ngoại thành.

Thị trường thép châu Âu-Mỹ khó hồi phục vào 2010

Theo ông Lakshmi Mittal, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn ArcelorMittal, năm 2010, thị trường thép châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chưa thể trở lại như bình thường.

OPEC sẽ không giảm sản lượng trong năm 2010

Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút, Ali al-Naimi, nhận định dựa trên các số liệu mới đây về cung cầu trên thị trường, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ không cần cắt giảm thêm hạn ngạch sản lượng vào năm 2010.

Đức: XK giảm mạnh chưa từng có trong nửa đầu năm 2009

Theo số liệu do Cục thống kê liên bang Đức công bố ngày 22/9, kim ngạch xuất nhập khẩu của Đức 6 tháng đầu năm 2009 giảm mạnh, theo đó xuất khẩu chỉ đạt 391,2 tỷ euro, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2008 và là mức giảm kỷ lục chưa từng có trong lịch sử nước này.

Trung Quốc kháng cáo phán quyết của WTO

Ngày 23/9, Trung Quốc tuyên bố kháng cáo phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi phần thắng nghiêng về Mỹ trong một cuộc tranh cãi thương mại xung quanh việc hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nghe nhìn của Mỹ ở quốc gia châu Á này.