30 tháng 9, 2009

Chiến lựợc FOREX ngày 30-09

USD phục hồi trong tháng 10

EUR-USD
Bán 1.4600-1.4650


GBP-USD
Bán 1.5950-1.6000


Vàng
Bán 995-990

Lưu Ý

Các Thông tin cung cấp chỉ mang tính tham khảo cho nhà đầu tư.

29 tháng 9, 2009

Làn sóng vỡ nợ trên thị trường tín dụng Mỹ

Làn sóng vỡ  nợ trên thị trường tín dụng Mỹ

Sau một mùa hè đầy biến động, giờ là lúc để cân nhắc về các sự kiện gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong năm qua và nhận định diễn biến của thị trường tài chính giai đoạn cuối năm.

Nhờ những số liệu khả quan về tình hình kinh tế, thị trường đã khởi sắc hơn trong thời gian qua. Sự hồi phục này bắt nguồn chủ yếu từ các gói kích thích tài khóa và tiền tệ mà chính phủ đã bơm vào hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, theo dự báo, năm 2009 vẫn sẽ ghi dấu kỷ lục về số vụ vỡ nợ công ty. Chỉ trong 8 tháng đầu năm đã có 216 công ty tuyên bố mất khả năng thanh toán với tổng giá trị các khoản nợ lên tới 523 tỷ USD.

Nếu làn sóng này còn tiếp diễn thì số vụ vỡ nợ trên toàn thế giới năm 2009 sẽ lên tới 324, nhiều nhất trong vòng 28 năm trở lại đây. Giá trị các khoản nợ không thể hoàn trả cũng sẽ đạt kỷ lục mới.

Những tin xấu trên thị trường tín dụng:

Hoa Kỳ vẫn là tâm điểm của suy thoái kinh tế và thu hẹp tín dụng. Đầu năm nay, các chuyên gia dự báo tỷ lệ vỡ nợ ở các công ty có mức tín nhiệm thấp sẽ đạt xấp xỉ 13,9% vào cuối năm, với biên độ dao động từ 10% đến 18,5%.

Thực tế, tỷ lệ này đã chạm ngưỡng 10,4% trong tháng 8, và nhiều khả năng sẽ diễn ra theo kịch bản được tiên đoán. Làn sóng vỡ nợ ảnh hưởng mạnh nhất tại Mỹ với 158 vụ (tính đến 16/9), châu Âu ghi nhận 15 vụ, các nước phát triển khác (chủ yếu là Canada) có 12 trường hợp và các thị trường mới nổi là 13.

Các công ty bị ảnh hưởng mạnh bởi tiêu dùng dẫn đầu danh sách vỡ nợ, trong khi các ngành công nghiệp và bất động sản cũng cókhông ít nạn nhân.

Tính trên toàn thế giới, lĩnh vực truyền thông-giải trí có số vụ vỡ nợ nhiều nhất: 53 vụ (tính đến 31/8), tiếp đó là nhóm ngành hàng không/ô tô/tư liệu sản xuất/kim loại (35 vụ), gỗ và vật liệu xây dựng (26 vụ), tiêu dùng/dịch vụ (24 vụ). Các ngành xây dựng nhà ở và lâm sản dẫn đầu về tỷ lệ vỡ nợ: 18% trong 12 tháng trở lại đây.

Những vụ vỡ nợ vẫn sẽ bùng nổ từ các công ty có mức tín nhiệm thấp, không chỉ trong năm 2009 mà còn kéo dài hơn nữa. 86% số doanh nghiệp tuyên bố vỡ nợ năm nay có mức đánh giá tín nhiệm BB+ hoặc thấp hơn.

Các doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm ban đầu loại B phải đối mặt với nguy cơ cao nhất: trong số các vụ vỡ nợ năm nay nhóm B (gồm B+,B và B-) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 122 công ty.

Thứ đến là nhóm BB với 54 trường hợp mất khả năng thanh toán, và 11 công ty có mức tín nhiệm ban đầu là CCC+ trở xuống lâm vào cảnh vỡ nợ.

Các luồng tiền cạn kiệt cũng như nền tảng kinh tế suy yếu làm cho làn sóng hoán đổi nợ (một hình thức giải quyết vỡ nợ) ngày càng lan rộng và rất có thể sẽ đạt kỷ lục vào năm nay.

Hiện tượng này là phản ứng tất yếu khi mà có quá ít lựa chọn về mặt tài chính trong cơn khủng hoảng hiện nay. Với các khoản nợ ước tính lên đến 71 tỷ USD, Ford Motor là công ty thực hiện hoán đổi nợ lớn nhất trong năm 2009. CIT Group xếp thứ hai với 42,1 tỷ USD.

Ngược lại, số vụ xin phá sản chính thức đã giảm xuống. Sự sụt giảm tính thanh khoản đã gây ra ách tắc trong việc rút vốn và do đó thúc đẩy những chiến lược thực dụng hơn như phá sản thỏa thuận trước, hoán đổi nợ hoặc tạm ngừng hoạt động.

Mới chỉ có 54 vụ phá sản chính thức được ghi nhận trên toàn thế giới trong năm nay, trong đó có 48 vụ ở Mỹ, tổng nợ là 150,5 tỷ USD. Với các khoản chưa thanh toán trị giá tới 53 tỷ USD, vụ phá sản của General Motors cho đến nay vẫn là lớn nhất trong năm.

Các vụ thôn tính công ty bằng vốn vay (LBOs) trong các năm trước là một trong những nguồn gốc của làn sóng vỡ nợ hiện nay. Số vụ LBOs giờ đã sụt giảm nhanh chóng với tổng giá trị khiêm tốn 21,9 tỷ USD nửa đầu năm 2009 so với 433,7 tỷ USD trong cả năm 2007.

Những hợp đồng mới ở Mỹ đang có tỷ lệ chi trả bằng vốn chủ sở hữu ngày càng cao hơn, còn tỷ lệ trả bằng vay nợ ngày càng ít đi. Tuy vậy, những vụ mua bán từ các năm trước vẫn còn là mối nguy hiểm lớn: có tới 42 trong 48 vụ vỡ nợ ở châu Âu 6 tháng đầu năm nay có liên quan đến LBOs.


Theo Businessweek

Áp lực với đồng Bảng đang gia tăng




Chỉ số đồng USD sau khi chạm đáy bắt đầu xuất hiện xu hướng bật dậy vào tuần trước, trong khi đó các số liệu kinh tế xấu đã kích thích nhu cầu tìm kiếm những bảo hiểm nhằm tránh rủi ro cho việc mua lại đồng USD lại tăng lên.
Theo các số liệu mới được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, sau bốn tháng tăng liên tục, trong tháng tám kim ngạch tiêu thụ nhà mới tại Anh tăng 0,7%. Tháng tám số đơn đặt hàng các sản phẩm lâu bền của Mỹ cũng giảm 2,4%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng một năm 2009 cho đến nay, điều này cho thấy những biến đổi xấu trong ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ. Ngoài ra, thông tin cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kéo dài thời gian đấu giá các khoản cho vay của giới ngân hàng, cũng như giảm bớt quy mô của những công cụ linh động khác khiến cho thị trường cổ phiếu của Mỹ giảm xuống, kích thích đồng USD tăng giá.

Con số xuất khẩu của Nhật Bản cũng giảm xuống, tháng 8/2009, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái, và là tháng co hẹp mạnh nhất trong 11 tháng liên tiếp. Do lượng nhập khẩu các loại nhiên liệu và khí đốt của Nhật Bản giảm xuống nêm kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng giảm xuống 41,3% - mức giảm liên tiếp trong 10 tháng.

Theo nhận định của ngân hàng Trung ương Anh, cần phải tăng cường xuất khẩu để có thể thực hiện cân bằng kinh tế Anh, do đó các bên đã ủng hộ việc Chính phủ Anh tiếp tục để đồng Bảng mất giá. Những biểu hiện này càng gây áp lực mạnh cho xu hướng của đồng Bảng, khiến cho đồng Bảng Anh có ba phiên giao dịch giảm điểm liên tiếp.

Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể không sẵn sàng mua chứng khoán và trái phiếu tại Anh và dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài đối với tỷ giá qui đổi đồng Bảng. Trong bản tin hàng quý của mình, Ngân hàng Trung ương Anh lưu ý rằng Anh đã bị thâm hụt tài khoản vãng lai trong hơn một năm và thực trạng này chỉ bền vững nếu thâm hụt được bù đắp bởi việc nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán và trái phiếu Anh.

Làm “đẹp” dự trữ, TQ phải “đeo” thêm 5.000 tấn vàng

Nếu Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ vàng lên mức 10% như nhiều nước, cũng phải mất hơn 10 năm để mua vàng. Sự thất thường của giá vàng khiến cho nhà kinh tế Keynes gọi vàng là “thánh tích dã man”.

Từ đầu năm nay cho đến tuần qua, giá vàng đã tăng 14% và mới đây suýt phá kỷ lục 1.038 USD/ounce lập vào tháng 3.2008, khiến vài chuyên gia dự kiến giá vàng có thể sẽ lên đến 1.300 USD, thậm chí 1.600 USD trong thời gian tới. Thế nhưng, ngày 21.9.2009, thời giá vàng ở London giảm từ 1.017 USD xuống 997 USD, sau khi IMF thông báo vào ngày 18.9 sẽ bán ra 403,3 tấn vàng trong vòng năm năm tới. Đối với đa số các nhà đầu tư, sự sụt giá đó có lẽ sẽ không kéo dài, bởi vì IMF đã dùng mọi biện pháp đề phòng cần thiết.

Được sự khuyến cáo của các nhà cố vấn, vào tháng 4.2008, IMF đã quyết định bán vàng nhằm lấy tiền bù vào thâm hụt ngân sách. Nhưng quyết định này đã vấp phải sự chống đối của chính quyền Bush và của lobby (nhóm vận động ở hành lang) Mỹ về vàng, vì họ sợ giá vàng sẽ giảm và đó là điều bất lợi cho Mỹ là nước có số vàng tồn kho lớn nhất thế giới: đến 8.133,5 tấn! Trở lực đó đã biến mất với sự đắc cử tổng thống của Barack Obama và với sự bảo đảm của IMF là việc bán vàng sẽ không làm cho thị trường mất ổn định. IMF đã cam kết sẽ bán theo thị giá, trước hết cho các ngân hàng và cho các định chế tiền tệ muốn mua vàng, rồi sau đó mới bán cho các nhà đầu tư.

Trung Quốc mua vàng dự trữ

Nhà kinh tế nổi tiếng Keynes xem vàng như là một thứ “thánh tích dã man” và rất bực về sự phi lý tính của nó: giá vàng chẳng bao giờ diễn biến đúng theo các dự kiến của các chuyên gia. Trong một thời gian dài, giá vàng tăng hoặc giảm ngược chiều với đồng đôla Mỹ; nhận xét đó không đúng nữa trong cơn bão táp kinh tế của năm 2008, nhưng rồi lại đúng từ mùa xuân rồi.

Một số nhà phân tích vẫn đặc biệt quan tâm đến việc ngân hàng Trung Quốc thông báo vào năm 2008 là họ sẽ tăng gấp bảy lần lượng vàng tồn kho của mình (hiện đạt 600 tấn), nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng đôla. Từ sáu năm nay lượng vàng dự trữ của Trung Quốc tăng 75%. Nhưng số vàng dự trữ chỉ chiếm khoảng 1,6% giá trị dự trữ của nước này, nghĩa là rất thấp so với mức 10% của nhiều nước khác, theo hội đồng Vàng thế giới.

Để đạt tỷ lệ này, Trung Quốc sẽ phải mua đến 5.575 tấn vàng, tương đương với sản lượng của cả thế giới trong vòng 19 tháng. Do nhu cầu khá ổn định về vàng của ngành kim hoàn và của công nghệ, sản lượng vàng bán ra mỗi năm trên thị trường tự do chỉ khoảng 400 tấn, và như vậy Trung Quốc phải cần đến hơn 10 năm mới mua được số vàng nói trên. Dĩ nhiên còn có thêm vấn đề giá cả. Nếu Trung Quốc mua quá nhiều vàng, giá vàng sẽ tăng vọt và điều đó sẽ bất lợi cho Trung Quốc và rất có lợi cho Mỹ, với lượng vàng chiếm tới 80% giá trị dự trữ của Mỹ. Do đó, nếu giá vàng tăng đáng kể, Mỹ sẽ giàu thêm lên, ít ra trên giấy tờ, và đó là điều mà Trung Quốc không muốn chút nào vì khách quan Mỹ vẫn là kình địch số một của Trung Quốc.

Chức năng “ẩn náu” của vàng

Một số nhà phân tích khác thì nhấn mạnh đến việc rất nhiều ETF (Exchange Traded Funds: quỹ Đầu tư vàng) dự trữ vàng và bán ra các giấy chứng nhận được bảo đảm bằng vàng. Vào tháng 2.2009, quỹ ETF lớn nhất, SPDR Gold Trust, đã tích luỹ đến 1.024 tấn vàng, tức là gần bằng số vàng tồn kho của ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ.

Cuối cùng chức năng “ẩn náu” của vàng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Trước đây, Larry Summers, bộ óc kinh tế của Nhà Trắng, đã mô hình hoá giá vàng từ năm 1730 đến 1985 và đã đi đến kết luận là người ta mua vàng không phải vì muốn tăng di sản (patrimony), nhưng là để bảo vệ nó khi các tài sản (asset) khác dường như ít hấp dẫn hơn hay trở thành nguy hiểm.

Nhưng tại sao vàng tăng giá từ đầu năm nay trong khi sự hồi phục của thị trường chứng khoán chứng tỏ các nhà đầu tư lại ham thích rủi ro? Phải chăng vì một số người quá bi quan sợ rằng lạm phát sẽ xảy ra do việc các nhà nước trên thế giới đã chi ra những món tiền khổng lồ trong gần một năm qua để cứu các ngân hàng và để tái khởi động kinh tế?

Giáo sư Christian de Boissieu, chủ tịch hội đồng Phân tích kinh tế (CAE) của thủ tướng Pháp nhận định: “Tôi không tin là lạm phát sẽ sớm xảy ra, bởi vì sự toàn cầu hoá duy trì sự cạnh tranh và bởi vì nạn thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới”. Trái lại, ông ta nhận thấy có rất nhiều tiền mặt trên thế giới và đi đến kết luận: “Tôi nghĩ rằng những người đang muốn đầu tư bắt đầu lo lắng trước sự phình ra quá lớn của các món nợ công cộng; họ vẫn nghi ngờ sự vững chắc của các thị trường chứng khoán và chưa tin vào sự hồi phục của thị trường nhà đất. Do đó, họ bỏ ra một ít tiền để đặt cược trên vàng”.

Pierre-Antoine Dusoulier, chủ tịch của cambiste.com, công ty môi giới hàng đầu của Pháp, đồng ý với nhận định trên: “Không phải việc bán vàng của IMF đã chặn đứng việc tăng giá. Đã đành, sự suy yếu của đồng đôla khiến giá vàng tăng; nhưng ngay cả khi đối diện với đồng euro, giá vàng cũng vẫn tăng. Chúng tôi không nghĩ rằng hiện nay vàng có nhiều tiềm năng, nên không khuyên các khách hàng của chúng tôi mua vàng”. Tóm lại, hiện tượng thiên hạ đổ xô mua vàng có lẽ sẽ không xảy ra.

Năm 2009: Thế giới đã phát hiện hơn 200 mỏ dầu mới





Mặc dù giá dầu không ngừng trượt giảm, tình hình kinh tế u ám, nhưng do việc phát hiện một loạt các mỏ dầu cỡ lớn mới, đã nhóm lên ngọn lửa nhiệt tình cho các công ty dầu mỏ. Năm nay ngành dầu mỏ vẫn có quyền thế rất mạnh.
Theo “Thời báo New York” của Mỹ, những mỏ dầu mới phát hiện này nằm rải rác tại 5 châu lục, chúng sẽ được đầu tư với quy mô lớn vào 10 năm tới. Khi đó giá dầu tăng cao, công nghệ mới sẽ giúp các nhà thăm dò dầu mỏ có thể khoan dầu ở những nơi có độ sâu hơn.

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch điều hành Công ty dầu mỏ Anadarko của Mỹ - James-T-Hackett cho biết: “Đây chính là một tín hiệu tốt cho thị trường tự do, giúp cho mọi người ở trong tình thế có lợi hơn nhưng cũng sẽ phải tiếp nhận nhiều rủi ro trong quá trình thăm dò hơn”.

Từ đầu năm đến nay, năm 2009 đã công bố tổng cộng hơn 200 mỏ dầu mới mà hàng chục các nước đã phát hiện, bao gồm khu vực Kurd ở miền bắc Iraq, Úc, Israel, Iran, Brazil, Na Uy, Ghana và Nga. Những công ty phát hiện ra những mỏ dầu mới này đều là những đại gia dầu mỏ xuyên quốc gia như Exxon Mobil, ngoài ra còn có các doanh nghiệp nhỏ trong ngành như Công ty dầu mỏ Tullow.

Chỉ trong tháng này, Công ty dầu mỏ British Petroleum đã mới phát hiện ra một mỏ dầu mới dưới biển sâu. Đây có lẽ là một mỏ dầu lớn nhất được phát hiện tại Vịnh Mexico. Cùng lúc đó, Công ty dầu mỏ Anadarko cũng tuyên bố về phát hiện lớn về khu vực "thú vị và đầy hứa hẹn" tại Sierra Leone.

Số dầu mỏ ước tính hàng tỷ thùng được mới phát hiện mỗi năm của các công ty này đều rất bình thường, nhưng tốc độ của năm 2009 là hiếm thấy nhất. Theo Công ty tư vấn năng lượng Cambridge, tổng trữ lượng các mỏ dầu mới phát hiện trong 6 tháng đầu năm nay có thể tiếp tục duy trì đến cuối năm nay, rất có thể sẽ lập kỷ lục cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

Mặc dù nhiều năm qua, nhiều người dự đoán rằng, đỉnh cao về sản lượng dầu mỏ sắp đến, sau đó sẽ xuất hiện chiều hướng giảm dần, nhưng những người trong ngành dầu mỏ cho rằng, dưới lòng đất vẫn chứa đựng một lượng dầu mỏ phong phú, đặc biệt là dưới đáy biển, cho dù việc phát hiện và khai thác sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo họ, giá cả và tốc độ tiến bộ công nghệ vẫn là nhân tố chủ yếu chi phối sản lượng dầu mỏ.

Chiến lựợc FOREX


USD - Phục hồi nhẹ
EUR/USD
Bán ở 1.4670-1.4690


GBP/USA
Bán 1.5950 -1.6000

Vàng
Bán ở 995-998



28 tháng 9, 2009

Tổng hợp tin rong nứơc 28/09





Hà Nội chưa thí điểm sắm tài sản công theo cách mới

UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Bộ Tài chính cho phép chưa thực hiện thí điểm mua sắm tài sản, hàng hóa từ nguồn ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung.

Khởi công xây dựng thủy điện lớn nhất Kon Tum

Thủy điện Thượng Kon Tum được lắp 2 tổ máy có tổng công suất 220 MW, công suất đảm bảo 90,8 MW.

Trung Quốc xây 2 đường cao tốc nối với Việt Nam

Ngày 25/9, Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng thêm 2 tuyến đường cao tốc nối Quảng Tây với Việt Nam.

Hàng không bán vé rẻ cho du lịch đến hết năm 2009

Vietnam Airlines vừa thông báo tiếp tục áp dụng giá vé máy bay khuyến mãi dành cho nhóm các doanh nghiệp du lịch tham gia giảm giá kích cầu từ 1/10 đến hết 31/12/2009.

Hỗ trợ 1316 tỷ đồng cho thủy điện Đồng Nai 2

Dự án Thủy điện Đồng Nai 2 có công suất lắp máy 70 MW, điện lượng trung bình khoảng 290 triệu Kwh/năm, tổng mức đầu tư là 1.948 tỷ đồng do CTCP Thủy điện Trung Nam làm chủ đầu tư.

Thép ngoại tràn ngập thị trường

Do giá thép trong nước đã tăng quá cao nên hiện thép Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... đang tràn vào thị trường VN, nhất là loại thép cuộn

Thị trường xuất khẩu gạo đối mặt nhiều áp lực

Chính phủ vừa quyết định thu mua lúa gạo đợt 2 cho nông dân. Từ ngày 20/9 đến 20/11, Tổng công ty Lương thực miền Nam sẽ mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ hè thu.

Tổng hợp tin thế giới 28/09





WB: Không nên xem USD là đồng tiền dự trữ chính

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick cho rằng Mỹ không nên duy trì vị thế đồng USD là đồng tiền dự trữ chủ chốt của thế giới bởi sự nổi lên của một số đồng tiền khác.

Anh: G5 sẽ “thống trị thế giới”

Tờ “Guardian” của Anh ngày 26/9 cho rằng, nhóm G20 của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thay thế mãi mãi nhóm G8, trở thành diễn đàn kinh tế chủ yếu toàn cầu. Sự thay đổi này chắc chắn là cần thiết. Bởi vì thách thức của thế kỷ 21 sẽ mang tính toàn cầu.

Thủ tướng Pháp xác nhận CEO EDF sẽ bị thay đổi

Thủ tướng Pháp Francois Fillon xác nhận trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật rằng CEO đaị gia năng lượng lớn hàng thứ hai thế giới EDF ông Pierre Gadonneix sẽ bị thay đổi, song ông không nêu tên người kế nghiệp ông này.

Braxin kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá sản phẩm nước cam

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối tuần qua đã thành lập Ủy ban điều tra về việc liệu Mỹ có áp thuế chống phá giá trái phép đối với mặt hàng nước cam nhập khẩu như khiếu nại của Braxin hay không.

Nga khẳng định sẽ gia nhập WTO cùng Kazakhstan và Belarus

Theo hãng tin ITAR-TASS, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Igor Shuvalov khẳng định Nga, Kazakhstan và Belarus mong muốn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới như một khu vực thuế quan thống nhất.

Thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm

Tháng 7/2009, thương mại thế giới tăng trưởng với tốc độ mạnh nhất trong 5 năm, điều này cho thấy đà phục hồi kinh tế đang khiến thương mại cải thiện.

Đồng tiền châu Á tăng giá mạnh khi kinh tế hồi phục

Tuần qua, đồng won Hàn Quốc tăng giá mạnh nhất so với các đồng tiền châu Á khác, niềm tin vào khả năng kinh tế toàn cầu thoát suy thoái khiến nhu cầu đầu tư tăng trở lại.

25 tháng 9, 2009

Nhận định Forex

USD

Nhiều khả năng USD phục hồi trong tháng 10, do yếu tố thanh khoản trong hệ thống tài chính toàn cầu, sau thời điểm chạm mức thấp nhất từ đầu năm 2009.


EURO

Nên bán ở 1.4700-1.4750

GBP

Bán 1.6100-1.6150

GOLD

Bán ở 995-1000

24 tháng 9, 2009

Nga và Trung Quốc cùng cảnh báo khủng hoảng



Hôm 22/9, Nga và Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn hiện hữu và cho rằng rất nhiều quốc gia sẽ phải tiếp tục gánh chịu các tác động xấu từ cuộc khủng hoảng này.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đều bắt đầu bài phát biểu tại phiên họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc bằng những cảnh báo xunh quanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Lần đầu tiên xuất hiện tại Đại hội đồng Liên hợp quốc với tư cách Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đưa ra ý kiến cho rằng triển vọng phục hồi của nền kinh tế vẫn còn mờ nhạt. “Tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo trên thế giới còn rất trầm trọng và những khoảng cách phát triển ngày càng trở nên không đồng đều”, ông nói.

Trong khi đó Tổng thống Nga cho rằng hầu khắp các nước trên thế giới sẽ vẫn phải tiếp tục gánh chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng vừa qua. “Mặc dù chúng ta đã có thể tránh để xảy ra tình trạng xấu nhất, song câu hỏi vẫn còn tồn đọng là làm thế nào để khắc phục sự mất cân bằng và thâm hụt thương mại trong nền kinh tế thế giới nói chung và với mỗi nền kinh tế quốc dân nói riêng”, ông Medvedev phát biểu.

Hai nhà lãnh đạo đã tiếp kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tại New York và sẽ tham gia cùng lãnh đạo các nước G-20 trong cuộc họp của nhóm này diễn ra tại Pittsburgh vào tuần tới.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào còn tập trung vào những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với các nước đang phát triển và khẳng định Trung Quốc có kế hoạch tăng cường trợ giúp đối với những nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề, bằng việc tăng vốn và triển khai các kế hoạch tài chính. Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ tài chính thông qua IMF để giúp đỡ các nước đang phát triển.

Phân tích ngoại hối

EURO

Hỗ trợ: 1.4700, 1.4665, 1.4610, 1.4565, 1.4515
Cản trên: 1.4745, 1.4790, 1.4845, 1.4875, 1.4900

mua trong khoang 1.4700 -1.4840 và stop loss ở 1.4610

GBP

hỗ trợ: 1.6300, 1.6265, 1.6190, 1.6155, 1.6095
Cản trên: 1.6390, 1.6445, 1.6500, 1.6600, 1.6635

mua trong 1.6265 - 1.6445 và stop loss ở1.6190

JPY

hỗ trọ: 90.50, 90.15, 89.35, 88.65, 88.20
Cản trên: 91.25, 91.50, 91.75, 92.10, 92.55

bán ở 90.50 - 89.70 và stop loss ở 91.20

CHF

hổ trợ ; 1.0200, 1.0135, 1.0080, 1.0000, 0.9935
Cản trên: 1.0285, 1.0325, 1.0385, 1.0425, 1.0480

Bán ở 1.0285 - 1.0200 và stop loss ở 1.0340

CAD


hỗ trợ: 1.0700, 1.0655, 1.0625, 1.0565, 1.0500
cản trên: 1.0775, 1.0805, 1.0850, 1.0885, 1.0935

nên bán trong 1.0775 - 1.0655 và stop loss ở 1.0850

Âu – Mỹ mâu thuẫn căng thẳng bên lề hội nghị G20




Trả lời báo chí của “Thời báo Tài chính” Anh, một quan chức chính phủ dấu tên của Đức cho hay, các nước châu Âu bao gồm cả Đức tỏ ra rất bất mãn với dự thảo chương trình nghị sự mà Mỹ muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh.
Đồng thời vị quan chức này cũng cho biết thêm, dự thảo mà Mỹ đưa ra yêu cầu các nước thành viên G20 đang sở hữu thặng dư thương mại “cam kết thi hành chính sách tăng trưởng theo mô hình thúc đẩy nhu cầu nội địa”. Tuy nhiên, chính phủ Đức cũng đã khẳng định rằng, nước này sẽ khống chế bất kỳ một thỏa thuận nào có thể hạn chế không gian thi hành chính sách kinh tế của mình. Do đó, nước này sẽ chỉ đồng ý để các nước thành viên đánh giá cơ chế giám sát mang tính phi ràng buộc đối với những ảnh hưởng của chính sách trên.

Theo các chuyên gia phân tích, những lời khẳng định trên cho thấy, trước thềm khai mạc hội nghị Pittsburgh, mâu thuẫn về lập trường giữa châu Âu và Mỹ vẫn chưa được thu hẹp như mong muốn, trái lại nó còn đang xuất hiện chiều hướng mở rộng hơn. Ngày 21/9, Bộ trưởng Môi trường Đan Mạch còn bày tỏ rằng, hiện tại tiến trình đàm phán phối hợp điều hòa lập trường các bên trước khi tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) diễn ra quá chậm, vì tất cả còn đang phụ thuộc vào Mỹ. Theo bà, các khoản viện trợ dành cho các nước đang phát triển của chính phủ Mỹ trong mục tiêu giảm lượng khí thải vẫn chưa sẵn sàng, bởi vì họ còn đang bận tranh cãi về cuộc cải cách y tế.

Ngoài ra, mâu thuẫn trong vấn đề siết tiền lương cấp lãnh đạo thuộc ngành tài chính giữa châu Âu và Mỹ cũng vẫn còn tồn đọng. Trước đó, đã từng có phân tích cho rằng, hai bên sẽ liên hệ vấn đề tiền lương cấp lãnh đạo và tỷ lệ vốn của các ngân hàng với nhau, đồng thời sẽ vạch ra phương án điều hòa, nhưng chi tiết cụ thể của phương án này còn phải đợi sự thương lượng thỏa thuận của đại diện Âu – Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra này.

Tổng hợp tin kinh tế thế giới 24-09





Lần đầu trong 1 năm, FED nhận định kinh tế Mỹ đang tăng tốc

FED sẽ thu hẹp bớt chương trình mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp bất động sản, cố gắng không làm gián đoạn đà phục hồi của thị trường nhà đất khi kinh tế đi lên.

Để hỗ trợ xuất khẩu, Trung Quốc sẽ chưa vội nâng giá đồng nhân dân tệ

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết việc ổn định đồng nội tệ là mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Hiện nay, các công ty xuất khẩu Trung Quốc đang kêu gọi chính phủ trì hoãn việc nâng giá đồng nhân dân tệ.

IMF nhận định khủng hoảng chưa qua

Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi người đứng đầu các nền kinh tế thế giới tiếp tục duy trì các kế hoạch kích thích kinh tế để cứu kinh tế thế giới ra khỏi suy thoái.

Giá vàng, dầu đồng loạt giảm

Giá vàng hạ trước dự đoán FED sẽ có thể sớm tính đến phương án nâng lãi suất cơ bản, USD tăng giá, sức hấp dẫn của vàng giảm bớt.

Giá kim loại cơ bản tiếp tục tăng

Giá đồng tăng ngày thứ hai liên tiếp do USD trượt giá, tăng nhu cầu đầu tư vào hàng hóa đề phòng lạm phát. Các kim loại còn lại cũng đồng loạt tăng giá.

Thái Lan muốn hợp tác với VN về nông nghiệp

Thái Lan quan tâm đến việc gia tăng xuất nhập khẩu qua biên giới, thúc đẩy đầu tư và thương mại hai chiều giữa Thái Lan-Việt Nam.

Mỹ và Thụy Sỹ ký thỏa thuận ngăn hành vi trốn thuế

Thụy Sỹ có thể được đưa khỏi bản danh sách đặc biệt bao gồm những nước chưa thực hiện triệt để việc ngăn trốn thuế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nga: Dự đoán GDP 2009 giảm 8,5%

Theo dự đoán của chính phủ Nga, GDP năm 2009 sẽ giảm 8,5%. Tuy nhiên, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2010 sau khi lâm vào giai đoạn suy giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ qua.

Nhật Bản đề nghị thiết lập Cộng đồng Đông Á

Tân Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đang nỗ lực tận dụng cơ hội đầu tiên trên vũ đài chính trị thế giới của mình để điều chỉnh lời hứa về chính sách ngoại giao của Nhật Bản mà ông đã đưa ra khi vận động tranh cử đó là thân cận hơn với châu Á.

Xuất khẩu Nhật giảm 11 tháng liên tiếp

Bộ Tài chính Nhật công bố xuất khẩu Nhật tháng 8/2009 hạ 36% so với 1 năm trước, mức hạ này thấp hơn mức 36,5% của tháng 7/2009.

Việt - Mỹ hợp tác quản lý tài nguyên biển

Cơ quan quản lý tài nguyên biển của Việt Nam và Mỹ sẽ ký một thỏa thuận hợp tác, trao đổi kinh nghiệm - ông Ralph Dustin Cantral, cố vấn cao cấp Vụ quản lý tài nguyên biển và bờ biển, Tổng cục Đại dương và khí quyển Mỹ chiều qua (23/9) cho hay.

Kinh tế Philíppin sẽ chỉ tăng trưởng 1,6% năm 2009

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Philíppin sẽ chỉ tăng trưởng 1,6% trong năm nay, so với mức dự kiến 2,5% đưa ra hồi tháng 3/09, do lo ngại về tình trạng mất việc sẽ hạn chế chi tiêu tiêu dùng trong nước.

Sáng 24/09, Châu Á đỏ sàn, riêng thị trường Nhật vẫn tăng mạnh

Hầu hết thị trường chứng khoán khu vực Châu Á sáng hôm Thứ Năm (24/09) đều đang có xu hướng giảm điểm, chỉ riêng sàn Nhật Bản vẫn đi lên nhờ dự đoán lạc quan của các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới.

Nga: Hạn chế doanh nghiệp lớn mở điểm bán

Theo dự án luật bổ sung Về quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại ở Liên bang Nga mới thông qua, các mạng lưới kinh doanh không được phép mở thêm cửa hàng mới tại chợ trong nội thị hoặc ngoại thành.

Thị trường thép châu Âu-Mỹ khó hồi phục vào 2010

Theo ông Lakshmi Mittal, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn ArcelorMittal, năm 2010, thị trường thép châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chưa thể trở lại như bình thường.

OPEC sẽ không giảm sản lượng trong năm 2010

Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút, Ali al-Naimi, nhận định dựa trên các số liệu mới đây về cung cầu trên thị trường, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ không cần cắt giảm thêm hạn ngạch sản lượng vào năm 2010.

Đức: XK giảm mạnh chưa từng có trong nửa đầu năm 2009

Theo số liệu do Cục thống kê liên bang Đức công bố ngày 22/9, kim ngạch xuất nhập khẩu của Đức 6 tháng đầu năm 2009 giảm mạnh, theo đó xuất khẩu chỉ đạt 391,2 tỷ euro, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2008 và là mức giảm kỷ lục chưa từng có trong lịch sử nước này.

Trung Quốc kháng cáo phán quyết của WTO

Ngày 23/9, Trung Quốc tuyên bố kháng cáo phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi phần thắng nghiêng về Mỹ trong một cuộc tranh cãi thương mại xung quanh việc hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nghe nhìn của Mỹ ở quốc gia châu Á này.

23 tháng 9, 2009

Trật tự tiền tệ toàn cầu mới đang hình thành

Tờ "Bưu điện quốc gia" (Canađa) dẫn báo cáo của ngân hàng HSBC cho rằng đồng đôla Mỹ (USD) đang ở thời kỳ tàn lụi, mất dần vị thế, do chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã khiến Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác phải thiết lập một trật tự tiền tệ toàn cầu mới.

Người đứng đầu bộ phận tiền tệ của HSBC, David Bloom, cho rằng đồng USD hiện nay đang suy yếu giống như đồng bảng Anh sau thế chiến thứ nhất. Bức tranh toàn cảnh về những rủi ro và cơ hội trong thị trường tiền tệ ở các nước đang phát triển đã thay đổi, giờ đây không phải đồng tiền của các nước khác phải tăng giá để theo kịp đồng USD mà là USD phải hạ giá để theo đồng tiền của các nước.

Điểm mấu chốt là Trung Quốc và các nước châu Á đang nổi khác đã đạt đến ngưỡng phát triển mà họ không cần phải hạ giá nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu tăng trưởng vì điều đó sẽ gây ra nhiều vấn đề khác cho nền kinh tế, nhất là khi người châu Á đã luôn bị ám ảnh về vòng xoáy lạm phát trong hàng chục năm qua. Trong giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng tín dụng vừa qua, những khó khăn về tài chính đã che lấp ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ, nhưng khi kinh tế thế giới phục hồi thì sức ép về giá trị đồng tiền sẽ đè nặng lên Mỹ và các nền kinh tế già nua khác.

Một chính sách tiền tệ với tỷ lệ lãi suất gần 0% là hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh của đa số các nước châu Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh. Sự khác biệt chính sách tiền tệ giữa Mỹ với phần lớn thế giới là không thể tránh khỏi, nhất là khi Mỹ có thể vẫn giữ mức lãi suất gần 0% cho tới năm 2010 để chống chọi với khủng hoảng. Điều sẽ xảy ra là một kỷ nguyên mới sắp bắt đầu khi sự giàu có và quyền lực kinh tế quay ngược dòng chảy từ những nước giàu có trong khối G10 trước đây sang các nền kinh tế đang nổi lên ở mỗi khu vực. Đồng euro, yên, bảng Anh, phrăng Thụy Sỹ và những đồng tiền có giá trị lâu đời khác cũng sẽ đi xuống theo chiều hướng của USD trong tiến trình tái cân bằng tiền tệ.

Chính sách siêu nới lỏng tiền tệ của FED đồng nghĩa với việc bơm thêm nhiều USD vào thị trường để phục vụ các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, đồng tiền của những nền kinh tế đang nổi sẽ dần thay thế USD trong những giao dịch với các đối tác nhỏ, Trung Quốc, Braxin hoặc Nam Phi sẽ thay thế vai trò của Mỹ. Hiện nay, Ôxtrâylia đã đặt niềm tin vào kinh tế Trung Quốc bằng cách đẩy mạnh các quan hệ trao đổi tài nguyên thiên nhiên với nước này.

Tổng hợp tin kinh tế trong nứớc 23-09






Hà Nội: Học sinh nhiễm cúm, trường bưng bít thông tin

Nhiều học sinh bị nhiễm cúm A/H1N1 đã được phát hiện ở Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn và Trường THCS Ngô Sỹ Liên. Thế nhưng, lãnh đạo hai trường vẫn cố tình bưng bít thông tin khiến phụ huynh học sinh rất hoang mang, lo lắng.

Ninh Bình: 43 cây bồ đề trong khu vực chùa Bái Đính bị chặt phá

Mấy ngày gần đây, hàng loạt cây bồ đề ở khu vực núi chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Việt Nam thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình - bị kẻ gian triệt hạ.

Người dân TP.HCM sẽ được ăn nhiều bánh trung thu "sạch" hơn

Theo đánh giá của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, mùa trung thu năm nay, số lượng các cơ sở sản xuất vi phạm hầu như khá ít. Hầu hết các cơ sở đều đã có ý thức hơn trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) so với năm ngoái.

Hãi hùng mục sở thị các cơ sở kinh doanh mỡ, da động vật

Ngày 22/9, Đoàn thanh tra liên ngành Hà Nội đã đồng loạt kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh, chế biến sản phẩm động vật tại thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín.

Bắt hơn 20 tấn mỡ, da trâu bò ướp, xương động vật băm nhỏ

Trưa 20/9, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ 2 xe tải chở sản phẩm động vật chuẩn bị đưa đi biên giới.

Hà Nội ngừng thu phí tại cửa ngõ phía Tây

Từ 0h ngày 20/9, ngừng việc thu phí tại Trạm thu phí trên đường Láng – Hoà Lạc (Hà Nội) tuyến đường cao tốc phía Tây TP Hà Nội.

Nhếch nhác trên cây cầu biểu tượng của TP HCM

Thông xe chưa được nửa tháng, cầu Phú Mỹ nối quận 2 và 7 (TP HCM) đã trở thành nơi hàng rong tung hoành, thợ ảnh kiếm sống, trẻ em đùa nghịch đi vào đường ngược chiều.

Trao gần 1.500 mũ bảo hiểm cho trẻ em

Toàn bộ học sinh trường tiểu học Trương Văn Thành quận 9 - TP HCM đã nhận những chiếc mũ bảo hiểm của chương trình Giáo dục An toàn giao thông do Qũy phòng chống thương vong Châu Á tổ chức.
TS4: Dự kiến đạt 200 tỷ đồng LNTT từ dự án Orient Apartment

Tính đến hết tháng 8, CTCP Thủy sản số 4 (TS4) thông báo đạt 173,3 tỷ đồng doanh thu thuần và 23,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

TIE nộp hồ sơ xin niêm yết gần 9,6 triệu cổ phiếu trên Hose

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM thông báo việc nhận hồ sơ niêm yết lần đầu của Công ty cổ phần TIE. 6 tháng đầu năm 2009, TIE đạt 129,62 tỷ đồng doanh thu và 10,16 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Ngày 28/9: PHT sẽ chào sàn với giá 25.000 đồng/cp

Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM vừa thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (PHT). 11 triệu cổ phiếu của CTCP Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (mã PHT) sẽ chính thức giao dịch với giá tham chiếu trong ngày đầu tiên là 25.000 đồng/cp.

SGT: Thu xếp hơn 1.500 tỷ đồng thuê đất cho dự án Trung tâm phần mềm Thủ Thiêm

SGT sẽ tiến hành san lấp mặt bằng, triển khai cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà điều hành và công trình phụ...để dự án triển khai ngay khi cổ đông nước ngoài quay lại đầu tư.

Hà Nội: Thu hồi đất trên 7 quận/huyện cho tuyến đường sắt đô thị trên cao

Theo đó, sẽ thu hồi đất của trên 1.800 hộ, trong đó địa bàn có số hộ phải di dời nhiều nhất là quận Long Biên với 630 hộ.

LICOGI 14: Khởi công khu nhà ở sinh viên tại khu đô thị Minh Phương

Theo tin từ Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Licogi, ngày 20/9 vừa qua, Công ty cổ phần LICOGI 14 đã khởi công xây dựng khu nhà ở sinh viên tại khu đô thị Minh Phương, thành phố Việt Trì. Tổng diện tích dự án là 51,9 ha với mức đầu tư giai đoạn một 363 tỷ đồng.

Thị trường bất động sản đang cơn khát vốn

Phần lớn các chủ dự án đều “đói” vốn, để xây dựng, các chủ dự án phải tung ra nhiều “chiêu” mời gọi hợp tác đầu tư.

Cung ngoại tệ sẽ dồi dào hơn

Trong những ngày vừa qua, các ngân hàng cho biết, lượng ngoại tệ được các DN xuất khẩu bán ra ngày một nhiều hơn.

Hà Nội chuẩn bị đưa ra gói kích cầu đợt 2 khoảng 3.000 tỉ đồng

Hiện nay thành phố đang xem xét phân giao vốn kích cầu đầu tư, an sinh xã hội đợt 2 trị giá khoảng 3.000 tỉ đồng.

Hà Nội thí điểm hải quan điện tử từ tháng 10

Sau khi áp dụng thí điểm, Hải quan Hà Nội sẽ triển khai mô hình hải quan điện tử tại tất cả các đơn vị thuộc cục vào năm 2010.

ADB nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 4,7%

Trong bản báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2009 (ADOU), ADB đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng đối với Việt Nam năm 2009 (từ 4,5% dự báo trong tháng Ba năm 2009 lên 4,7%).

Gần 550 ôtô nằm trong diện bị truy thu thuế

Khoảng 36 doanh nghiệp đã mở tờ khai và bị nghi ngờ biến xe con thành xe chở hàng lách thuế có nguy cơ trả lại tiền thuế tới 25,3 tỷ đồng.

Mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ hè - thu năm 2009

Ngày 22-9, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng ký Quyết định số 1518/QĐ-TTg về việc mua tạm trữ lúa, gạo hè-thu năm 2009. Theo đó, giao Tổng Công ty Lương thực miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ hè-thu năm 2009 để duy trì giá lúa trên thị trường bảo đảm cho người trồng lúa có lãi theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Kiên Giang cho thuê rừng làm du lịch

Theo dự thảo do Sở NN-PTNT trình bày tại cuộc họp Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cho thuê đất rừng tỉnh Kiên Giang tổ chức vào sáng 22.9, khu vực cho thuê rừng làm du lịch sinh thái gồm vùng lõm của Vườn quốc gia U Minh Thượng, một số hòn của xã An Sơn, Nam Du (H.Kiên Hải); khu vực TX Hà Tiên gồm 13 hòn nằm trong quần đảo Hải Tặc (xã Tiên Hải), núi Bà Lý, núi Sa Kỳ, núi Thị Vạn, núi Địa Tạng (xã Mỹ Đức), núi Ninh, núi Tàu, núi Đèn, núi Chùa, núi Tam Phu Nhân, núi Tà Bang, núi Tà Lu (P.Pháo Đài).

ĐBSCL: Hơn 92% diện tích đất tại các khu, cụm công nghiệp bỏ không

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Chi nhánh Cần Thơ, hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 20 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 3.645ha, diện tích đất đã cho thuê trên 810 ha, đạt tỉ lệ trên 22%.

Thị trường BĐS Việt Nam sẽ phục hồi vào 2010 - 2011

Đa số các chuyên gia hàng đầu về BĐS tại Hà Nội, TPHCM đều cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam sẽ phục hồi trở lại vào năm 2010 - 2011. Và nếu theo quy luật, thời điểm thị trường tăng giá mạnh và bền vững sẽ rơi vào năm 2011 hoặc 2012.

Giá mía tăng kỷ lục

Trong vài ngày qua, giá mía nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng cao và có lúc lên đến 720.000-740.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Thêm hai bể chứa cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Tập đoàn Dầu khí VN vừa kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương giải tỏa (giai đoạn II) khu vực xóm Đồng Tre, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn để xây thêm hai bể chứa dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Tổng hợp tin kinh tế thế giới 23-09





Khả năng cạnh tranh tài chính của châu Á ngày một tăng

Vị thế trung tâm tài chính đứng đầu hàng đầu thế giới của London và New York đang đương đầu với sự đi lên ngày một mạnh mẽ của các thành phố châu Á.

General Motors đẩy mạnh tuyển mới nhân công, mở rộng sản xuất

General Motors cho biết sẽ tuyển thêm nhân công làm việc tại các nhà máy thuộc Kansas, Indiana và Michigan.

Intel dự báo nhu cầu máy tính cá nhân sẽ tăng không ngừng

Đầu tháng 9/2009, Goldman Sachs đã điều chỉnh nâng dự báo nhu cầu máy tính cá nhân năm 2009 sẽ gần tương đương với năm 2008.

Kinh tế New Zealand thoát suy thoái

Kinh tế New Zealand dù đã tăng trưởng trở lại trong quý 2/2009 nhưng vẫn duy giảm 2,1% so với 1 năm trước.

Hoạt động IPO tại Trung Quốc sôi động nhất thế giới

Số lượng công ty tiến hành niêm yết trên thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đã tăng gấp 4 lần so với tổng số lượng các công ty Mỹ và châu Âu niêm yết trong năm nay.

Giá vàng, dầu tăng trở lại

Giá vàng tăng lần đầu tiên trong 4 phiên, USD mất giá, nhu cầu đối với vàng tăng trở lại. Giá dầu vượt 70USD/thùng.

Năm 2009: Việt Nam sẽ thừa 2,4 triệu tấn thép

Nếu tính bình quân bốn tháng còn lại lượng tiêu thụ khoảng 320.000tấn/tháng, tổng lượng thép tiêu thụ cả năm 2009 khoảng 4 triệu tấn.

G20 lo ngại kinh tế thế giới mất cân bằng

Điều chỉnh thói quen chi tiêu của các nền kinh tế cũng như xem xét quá trình gỡ bỏ các gói kích cầu là nội dung trọng tâm của hội nghi thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tại Pittsburg (Mỹ) trong hai ngày 24-25/9 tới.

Tân Ngoại trưởng Nhật Bản gặp Ngoại trưởng Mỹ

Ngày 21-9, Tân Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gặp nhau để thảo luận cách thức thắt chặt quan hệ Nhật - Mỹ.

Trung Quốc cân nhắc mua vàng của IMF

Trung Quốc đang cân nhắc mua số vàng do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chào bán, hãng tin Market News International (MNI) trích dẫn hai nguồn tin giấu tên từ chính phủ nước này, cho biết hôm 21/9.

VN-Campuchia quyết tâm trồng 100.000 ha cao su

Ngày 22/9, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã có cuộc họp làm việc với Bộ trưởng Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia Chan Sarun.

Xuất khẩu ô tô trung Quốc tăng trưởng âm trong 12 tháng

Theo các con số được công bố với bộ Thương mại Trung Quốc, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên thị trường tiêu thụ ô tô toàn cầu bị co hẹp mạnh khiến cho ngành xuất khẩu ô tô Trung Quốc đã tăng trưởng âm trong suốt thời gian qua.

WB tiết lộ khoản giải ngân hơn 4 tỉ USD cho Ấn Độ

Hôm qua (22/9), Ngân hàng Thế giới World Bank đã công bố các khoản giải ngân cho Ấn Độ vay lên tới 4,345 tỉ USD bao gồm cả 2 tỉ USD dành cho ngành ngân hàng.

Mỹ: Xác lập kỷ lục mới về vỡ nợ mua nhà thế chấp

Các số liệu thống kê hàng tháng của Ủy ban Tín dụng Equifax Inc. được công bố vào hôm thứ 2 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ khiến tỷ lệ vỡ nợ mua nhà thế chấp tăng cao, cảnh báo về tình trạng vỡ nợ cá nhân và tịch biên nhà thế nợ.

Pháp: Nông dân tiếp tục hoạt động phản đối giá sữa cao

Trước tình trạng giá sữa sụt giảm mạnh, ngày 22/9, nông dân các trang trại sản xuẩt sữa tại Pháp vẫn tiếp tục hoạt động phản đối bằng cách tụ tập tại những địa điểm tại trung tâm thủ đô Paris để phân phát hàng ngàn lít sữa. Ngày 22/9 là ngày thứ 12 diễn ra hoạt động phản đối trên.

USD xuống mức thấp nhất trong 1 năm

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong 1 năm so với euro bởi dự đoán các nhà hoạch định chính sách thuộc FED sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp.

22 tháng 9, 2009

Nhật Bản - vai trò nào trong thế giới?

Cướp biển, khủng hoảng kinh tế, môi trường... ở lĩnh vực nào Nhật Bản cũng có kỹ năng và nguồn lực để cứu thế giới. Nhưng họ có sẵn lòng và bằng cách nào?

Khi tình trạng hỗn loạn ở ngoài khơi Somalia đã buộc ngày càng nhiều nước đối phó với nạn cướp biển quốc tế thì một quốc gia nổi bật lên vì thành tích đã được chứng minh trong lĩnh vực này. Trong nhiều năm, Eo biển Malacca, một con đường biển hẹp nhưng mang tính sống còn giữa MalaysiaIndonesia, bị những tên cướp biển quấy phá. Ai đã đến giải cứu? Nhật Bản, một quốc gia ít được biết đến vì sự sẵn lòng của đất nước này đảm nhận giải quyết các mối hiểm hoạ quốc tế. Tuy nhiên, Tokyo lặng lẽ chống lại thách thức này, đem lại sự huấn luyện cho các lực lượng quân sự khu vực, thành lập một trung tâm chia sẻ thông tin cho phép các lực lượng an ninh địa phương đáp trả một cách nhanh chóng các cuộc tấn công và cung cấp cho Hải quân Indonesia được trang bị nghèo nàn những con tàu bảo vệ bờ biển. Những nỗ lực của Nhật Bản có hiệu quả cao, giúp giảm được các vụ cướp biển ở khu vực này từ 150 vụ vào năm 2003 xuống còn 1/3 vụ chỉ trong 3 năm sau đó.

Tàu chiến Nhật Bản tham gia chống cướp biển ở vịnh Aden

Sau khi có vẻ như liên tục do dự, các chính trị gia ở Tokyo mới đây cũng đã tán thành việc phái những chiếc tàu chiến đến vịnh Aden, nhưng chỉ là để bảo vệ những con tàu và hàng hoá của Nhật Bản, điều sẽ hạn chế bất cứ thiện chí quốc tế nào mà đổi lại đất nước này sẽ có được. Và nhiệm vụ này sẽ bị vướng phải những quy định và điều kiện tới mức tính hiệu quả của nó sẽ hết sức đáng ngờ.

Có vẻ như Nhật Bản đã trở thành Hamlet của châu Á, không ngừng băn khoăn về ảnh hưởng thế giới của mình đang yếu dần đi trong khi không làm được gì nhiều để thực hiện việc đó. Một số nhà phân tích giải thích sự thiếu tự tin này bằng việc chỉ ra cuộc suy thoái kéo dài của những năm 1990, để lại khiến đất nước này mất tinh thần và chìm trong nợ nần. Những người khác giả định rằng sự phụ thuộc về quân sự của Nhật Bản vào Mỹ trong nửa thập kỷ đã tạo ra một nền văn hoá phụ thuộc và rụt rè. Một số thậm chí còn đổ lỗi việc thiếu một sức mạnh thần kỳ cho dân số đang già đi của nước này, hoặc các nhà chính trị đặc biệt kém cỏi.

Tất cả những lời buộc tội này đều có cốt lõi sự thực. Chính phủ Nhật Bản có vể nhưu thường thiếu ý chí tự khẳng định mình. Thái độ miễn cưỡng này ngày nay đặc biệt có vấn đề khi thế giới đang tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng có lý do để hy vọng. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như vấn đề cướp biển Đông Nam Á, Nhật Bản đã có những đóng góp thực sự vào các vấn đề toàn cầu, và đã gợi ý một con đường đi lên về các vấn đề khác. Và cuối năm nay, khi các cử tri Nhật Bản đi đến các điểm bầu cử, nguwòi ta cho rằng sẽ giáng một thất bại đau đớn cho Đảng Dân chủ tự do (LDP), đã cau trị đất nước này về cơ bản là không thể thách thức được kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đối lập tạo nên một chính phủ kế tiếp, đảng sẽ đứng trước một cơ hội nổi bật đưa ra những sáng kiến mới táo bạo, cho dù những lập trường hiện nay của đảng có đôi chút lộn xộn. Các cử tri Nhật Bản có lẽ sẽ ủng hộ những hành động quyết đoán, do sự thất vọng của họ đối với sự tắc trách của LDP.

Nếu DPJ bắt đầu giải quyết các vấn đề quốc tế, đảng sẽ nhận thấy mình có sẵn rất nhiều nguồn lực. Chẳng hạn nền kinh tế Nhật Bản có thể không hoàn toàn có ảnh hưởng như nó đã từng, nhưng nó vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới (riêng thủ đô Tokyo có GDP lớn hơn GDP của cả Canada). Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thể chế tài chính của Nhật Bản vẫn đặc biệt lành mạnh. Mikio Wakatsuki, một cựu nhân viên của Ngân hàng Nhật Bản nói: “Hệ thống ngân hàng tương đối nguyên vẹn. Hình ảnh quốc tế của chúng ta không đến nỗi quá tệ. Đồng tiền quá mạnh, (nhưng đó là) một dấu hiệu khác chứng tỏ rằng chúng ta không bị thiệt hại quá nặng nề”. Wakatsuki là người đầu tiên hiểu rằng những lợi thế đó là tương đối và rằng Nhật Bản đang lâm vào những khó khăn khủng khiếp về mặt kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện suy yếu, đất nước này vẫn có năng lực khẳng định khả năng lãnh đạo kinh tế tử tế, nếu đất nước này lựa chọn.

Quả thực, Tokyo đã thực hiện một vài hành động theo hướng đúng đắn. Masashiro Kawai, Giám đốc Tổ chức Ngân hàng phát triển châu Á tại Nhật Bản nói rằng nhờ vào dự trữ ngoại hối trị giá hơn 1.000 tỷ USD, Nhật Bản đã cung cấp dòng tín dụng trị giá 100 tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế, và có thể dễ dàng đưa ra tới 200 tỷ USD nữa. Trong quá khứ, Nhật Bản cũng đã giúp củng cố sự hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhật Bản, nước này cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc, đang mở rộng sự trao đổi tiền tệ song phương, các cơ chế tài chính nơi các nước cho nhau vay dự trữ ngoại hối nhằm bày tỏ sự tin tưởng quốc tế và ngăn chặn các cuộc tấn công tiền tệ có tính chất đầu cơ mà đã gây khó khăn cho châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1998.

Tuy nhiên, trong khi đã từng dẫn đầu con đường cho những nỗ lực như vậy, Tokyo trở nên khá thụ động. Kawai nói rằng khu vực này rất cần những trao đổi trên quy mô lớn hơn; cho đến nay, 3 nước đã hứa cung cấp một khoản trị giá 80 tỷ USD, nhưng Kawai muốn thấy con số này tăng lên đến 120 tỷ USD. Ông nói rằng Nhật Bản được đặt vào vị trí lý tưởng để giúp mở rộng chương trình này do có nguồn dự trữ đô la khổng lồ. Dĩ nhiên, Trung Quốc có thể làm điều tương tự nhưng cho đến nay, họ lựa chọn kiềm chế, đem lại cho Nhật Bản một cơ hội hoàn hảo để thể hiện cam kết của mình hỗ trợ sự ổn định của châu Á.

Nhật Bản cũng có thể làm được việc này bằng việc thúc đẩy các thị trường trái phiếu trên khắp châu Á và các kế hoạch về một Quỹ tiền tệ châu Á, tất cả những ý tưởng này Nhật Bản đã từng thúc đẩy khá nhiều, trở lại những ngày khi có vẻ như đồng yên đã có thể trở thành đồng tiền thống trị của khu vực này. Gần đây hơn, Tokyo đã để cho Bắc Kinh, nước đã cho thấy sự chủ động hơn trong việc theo đuổi các hiệp định tự do thương mại khu vực, đảm nhận vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có thể lấy lại vai trò nổi bật của mình, trước hết là bằng việc giúp các nền kinh tế châu Á cấp tài chính cho nhau. Như Wakastuki, cựu nhân viên của Ngân hàng Nhật Bản biện luận rằng điều đó sẽ củng cố nền kinh tế thế giới: “Thay vì đến London hay New York trước tiên, chúng ta có thể đầu tư trực tiếp vào châu Á bằng cách sử dụng trái phiếu”.

Dĩ nhiên, một trong những cách tốt nhất mà Nhật Bản có thể thúc đẩy nền kinh tế thế giới là sẽ tự thúc đẩy, bằng việc thực hiện các cuộc cải cách cơ cấu được tranh cãi từ lâu về an ninh xã hội và thuế nhằm khuyến khích nhu cầu nội địa và làm giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia này vào các sản phẩm xuất khẩu. Nhật Bản cũng cần phải bãi bỏ quy định đối với khu vực nông nghiệp, điều có thể tạo ra các công việc và ngành nghề kinh doanh mới ở vùng nông thôn bị áp lực mạnh mẽ của Nhật Bản. Và Tokyo cần phải mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài lớn hơn. Cuối năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nhật Bản trị giá chưa đến 3% GDP, so với 28% GDP ở Mỹ. Điều chỉnh lại rằng sự mất cân bằng đó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng toàn cầu tại thời điểm khi điều chỉnh đó là hết sức cần thiết.

Đối với bất cứ người nào hiểu biết về Nhật Bản, những kế hoạch lớn như thế nghe có vẻ không tưởng. Nhưng những người lạc quan có thể tin tưởng hơn ở một lĩnh vực nơi Tokyo chứng tỏ khả năng lãnh đạo thực sự: môi trường. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về công nghệ xanh, và đã chi hàng triệu đô la giúp Trung Quốc và các nước châu Á khác giảm lượng khí thải các bon và dọn sạch sự ô nhiễm. Tokyo hiện đang dưa ra một loạt các chương trình được vạch ra để giúp các nước khắc phục sự biến đổi khí hậu, kể cả một chương trình sẽ cung cấp 10 tỷ USD trong 5 năm tới, hầu hết là bằng những khoản cho vay lãi suất thấp đối với những nước có nhu cầu.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo về môi trường là dễ dàng, do hầu hết các chính trị gia đều vui vẻ tán thành vấn đề này. Nước cờ thực sự sẽ là phong trào cải cách kinh tế hay là vấn đề nhạy cảm hơn cả: đóng góp nhiều hơn vào an ninh toàn cầu, cho dù là vấn đề cướp biển hay cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Các nhà ngoại giao Mỹ phát tín hiệu rằng chính quyền Obama hy vọng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn nữa từ Tokyo. Nhưng ở Nhật Bản thực sự không có ham muốn dính líu đến quân sự ở nước ngoài./.

G7cần lưu tâm tới sự biến động của đồng USD trên thị trường tiền tệ





Sự sụp đổ của đồng USD trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Mỹ.Cùng với Mỹ, kinh tế toàn cầu cũng không thể tránh được những rủi ro mà sự sụp đổ này mang lại, trước hết là đối với nguy cơ giảm phát trên toàn thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu đang diễn ra.

Sự hồi phục lên mức cao nhất của đồng đôla Mỹ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ kể từ năm ngoái là một trong những dấu hiệu hiếm hoi làm an lòng các nhà hoạch định chính sách. Sự thận trọng hơn đối với các rủi ro ngày càng gia tăng đã khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầy quay trở lại với sự an toàn mà đồng bạc xanh mang lại, nhờ đó cũng ngăn chặn sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ.

Kể từ đầu năm tới nay, việc các nhà đầu tư Mỹ muốn mạo hiểm đầu tư vào những loại tài sản nước ngoài mang lại lợi tức cao đã khiến cho đồng đôla Mỹ suy yếu đáng kể. Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng bạc xanh đã bắt đầu chậm lại, và đồng đôla Mỹ sẽ vẫn còn có giá nếu như các nhà đầu tư còn ưa chuộng loại tiền tệ này.

Không có gì đáng nghi ngờ, sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ sẽ mang lại những hậu quả khó lường đối với kinh tế thế giới và do đó, tỷ giá hối đoái chắc chắn cũng sẽ là một chủ đề nóng trên bàn hội nghị thưởng đỉnh G20 diễn ra sắp tới.

Sự sụp đổ của đồng USD trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi mức lợi tức cao hơn với những tài sản Mỹ đang nắm giữ, kéo theo sự gia tăng của lợi tức trái phiếu. Cùng với Mỹ, kinh tế toàn cầu cũng không thể tránh được những rủi ro mà sự sụp đổ này mang lại, trước hết là đối với nguy cơ giảm phát trên toàn thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu đang diễn ra.

Hiện tại, tại các nước thuộc nhóm G7, lãi suất cho vay cơ bản hầu như đều ở mức thấp kỷ lục. Các ngân hàng trung ương đang tiếp tục in thêm tiền trong khi bộ tài chính vẫn đang phải vất vả đối mặt với sự thâm hụt tài khóa ngày càng lớn. Điều này khiến cho các nhà hoạch định tài chính không đủ khả năng phản ứng khi đồng nội tệ đột ngột tăng giá so với đồng đôla Mỹ.

Trong một kịch bản tồi tệ nhất, sự suy yếu của đồng đôla Mỹ sẽ khiến các quốc gia này rơi vào bẫy thanh khoản khi mà cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lỏng đều không đủ khả năng cứu nền kinh tế khỏi giảm phát. Hậu quả tất yếu của việc này là sự hình thành của bảo hộ kinh tế. Để tránh được điều đó, G7 thực sự cần phải chuẩn bị những phản ứng cần thiết trên thị trường tiền tệ nếu như đồng USD đột ngột mất giá.

Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã lần lượt chứng kiến năm lần các nền kinh tế mạnh phải ra tay can thiệp vào sự thay đổi của thị trường tiền tệ trên thế giới. Năm 1985, G7 ký Thỏa ước Plaza làm suy yếu đồng đôla. Tuy nhiên sau đó, G7 thay đổi quan điểm và ký hiệp ước Louvre năm 1987 và năm 1995 với cam kết bảo hộ sự trượt giá của đồng đôla. Năm 1998, Mỹ, Nhật đồng thuận bán đồng đôla Mỹ để vực dậy đồng yên. Cuối cùng là năm 2000 khi Ngân hàng trung ương Châu Âu thuyết phục Ngân hàng trung ương các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canada hỗ trợ đồng euro trên thị trường tiền tệ.

Ngoại trừ hiệp ước Louvre, khi vào thời điểm năm 1987, đồng USD tuy nhận được hỗ trợ từ G7 nhưng vẫn tiếp tục trượt giá, bốn sự can thiệp còn lại đều thành công trong việc thay đổi xu hướng trên thị trường tiền tệ.

Bài học dành cho các nhà hoạch định chính sách ở đây là sự hợp tác can thiệp tuy có thể có tác dụng trên thị trường tiền tệ những cũng cần phải kết hợp với những thay đổi tỷ giá hối đoái toàn cầu. Chính vì thế, với ý định duy trì lãi suất cho vay cơ bản ở mức thấp cho tới năm 2010 của Ngân hàng sự trữ trung ương Mỹ, chắc chắn các nước còn lại trong nhóm G7 cũng sẽ phải cân nhắc việc cắt giảm lãi suất cho vay trong nước để đảm bảo cho sự ổn định của đồng USD.

Sự lệ thuộc của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực với các định chế tài chính như Ngân hàng trung ương Châu Âu. Kinh nghiệm năm 1987 cho thấy, sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái đã tạo ra những cú sốc trên thị trường tài chính cũng như đối với kinh tế toàn cầu. Do đó, G7 cần phải có một kế hoạch cụ thể trong trường hợp tình trạng hỗn loạn lại xảy ra trên thị trường tiền tệ.

Hội nghị G20 liệu có “hát đồng ca”?




Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức vào ngày 24/9 tới tại Pittsburgh. Đề tài thảo luận chủ yếu của hội nghị thượng đỉnh dự kiến về 3 chủ đề: Một là cải thiện cơ cấu quyền cổ phần của Quỹ tiền tệ IMF; Hai là vấn đề hạn chế tiền lương cấp lãnh đạo ngành ngân hàng; Ba là vấn đề rút lui chính sách kích thích kinh tế.
Trước hết là vấn đề cải cách cơ cấu quyền cổ phần của IMF và cơ cấu quản trị. Có thể thấy, các quốc gia mới nổi sẽ tiếp tục đưa ra ý tưởng di chuyển quyền cổ phần, hoặc có thể nhận được sự thỏa hiệp của Mỹ - Âu, nhưng sự nhượng bộ của Mỹ - Âu là rất có hạn.

Thứ hai, vấn đề hạn chế tiền lương cấp lãnh đạo của ngành ngân hàng tương đối dễ đạt được sự đồng thuận. Mỹ - Anh tôn sùng cơ chế thị trường, lo lắng sự hạn chế tiền lương ngành ngân hàng quá độ có thể khiến chảy máu chất xám, từ đó ảnh hưởng tới ưu thế tài chính vốn có của mình. Tuy nhiên, nếu các quốc gia châu Âu và Mỹ - Anh hình thành một sự thỏa hiệp nào đó, hoặc có thể đạt được một thỏa thuận khung.

Thứ ba là vấn đề thời gian và cơ chế rút lui các chính sách kích thích. Do nhiều nước nhấn mạnh nền kinh tế thế giới vừa mới phục hồi, vẫn tồn tại những nhân tố bất ổn, có thể cho rằng, hội nghị thượng đỉnh sẽ hình thành những ý kiến chung nhất đó là: Hoãn thời gian rút lui các chính sách kích thích. Còn điểm bất đồng ý kiến của các bên có lẽ là sự sắp xếp cơ chế rút lui.

Hiện tại, đồng USD vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Sau khi nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu phục hồi, giá hàng hóa tính bằng đồng USD đều tăng cao. Một khi Mỹ dẫn trước trong việc tung ra các chính sách kích thích, thì lãi suất đồng USD ắt sẽ tăng lên, khiến cho vàng từ từ đổ vào Mỹ, giá vàng và hàng hóa sẽ biến động mạnh mẽ, từ đó gây nguy hiểm cho các nước nhập khẩu nguyên vật liệu.

Hội nghị G20 lần này không giống với hai cuộc họp lần trước. Hiện tại nền kinh tế thế giới đã manh nha phục hồi, các chính sách của Mỹ đều có tác dụng, vị thế của nước này cũng có những biến hóa không lường. Mặc dù 20 nước sẽ nhấn mạnh cải cách, sẽ vẫn nhấn mạnh việc từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ, nhưng liệu hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới có cùng “hát đồng ca”.