29 tháng 9, 2009

Làn sóng vỡ nợ trên thị trường tín dụng Mỹ

Làn sóng vỡ  nợ trên thị trường tín dụng Mỹ

Sau một mùa hè đầy biến động, giờ là lúc để cân nhắc về các sự kiện gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong năm qua và nhận định diễn biến của thị trường tài chính giai đoạn cuối năm.

Nhờ những số liệu khả quan về tình hình kinh tế, thị trường đã khởi sắc hơn trong thời gian qua. Sự hồi phục này bắt nguồn chủ yếu từ các gói kích thích tài khóa và tiền tệ mà chính phủ đã bơm vào hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, theo dự báo, năm 2009 vẫn sẽ ghi dấu kỷ lục về số vụ vỡ nợ công ty. Chỉ trong 8 tháng đầu năm đã có 216 công ty tuyên bố mất khả năng thanh toán với tổng giá trị các khoản nợ lên tới 523 tỷ USD.

Nếu làn sóng này còn tiếp diễn thì số vụ vỡ nợ trên toàn thế giới năm 2009 sẽ lên tới 324, nhiều nhất trong vòng 28 năm trở lại đây. Giá trị các khoản nợ không thể hoàn trả cũng sẽ đạt kỷ lục mới.

Những tin xấu trên thị trường tín dụng:

Hoa Kỳ vẫn là tâm điểm của suy thoái kinh tế và thu hẹp tín dụng. Đầu năm nay, các chuyên gia dự báo tỷ lệ vỡ nợ ở các công ty có mức tín nhiệm thấp sẽ đạt xấp xỉ 13,9% vào cuối năm, với biên độ dao động từ 10% đến 18,5%.

Thực tế, tỷ lệ này đã chạm ngưỡng 10,4% trong tháng 8, và nhiều khả năng sẽ diễn ra theo kịch bản được tiên đoán. Làn sóng vỡ nợ ảnh hưởng mạnh nhất tại Mỹ với 158 vụ (tính đến 16/9), châu Âu ghi nhận 15 vụ, các nước phát triển khác (chủ yếu là Canada) có 12 trường hợp và các thị trường mới nổi là 13.

Các công ty bị ảnh hưởng mạnh bởi tiêu dùng dẫn đầu danh sách vỡ nợ, trong khi các ngành công nghiệp và bất động sản cũng cókhông ít nạn nhân.

Tính trên toàn thế giới, lĩnh vực truyền thông-giải trí có số vụ vỡ nợ nhiều nhất: 53 vụ (tính đến 31/8), tiếp đó là nhóm ngành hàng không/ô tô/tư liệu sản xuất/kim loại (35 vụ), gỗ và vật liệu xây dựng (26 vụ), tiêu dùng/dịch vụ (24 vụ). Các ngành xây dựng nhà ở và lâm sản dẫn đầu về tỷ lệ vỡ nợ: 18% trong 12 tháng trở lại đây.

Những vụ vỡ nợ vẫn sẽ bùng nổ từ các công ty có mức tín nhiệm thấp, không chỉ trong năm 2009 mà còn kéo dài hơn nữa. 86% số doanh nghiệp tuyên bố vỡ nợ năm nay có mức đánh giá tín nhiệm BB+ hoặc thấp hơn.

Các doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm ban đầu loại B phải đối mặt với nguy cơ cao nhất: trong số các vụ vỡ nợ năm nay nhóm B (gồm B+,B và B-) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 122 công ty.

Thứ đến là nhóm BB với 54 trường hợp mất khả năng thanh toán, và 11 công ty có mức tín nhiệm ban đầu là CCC+ trở xuống lâm vào cảnh vỡ nợ.

Các luồng tiền cạn kiệt cũng như nền tảng kinh tế suy yếu làm cho làn sóng hoán đổi nợ (một hình thức giải quyết vỡ nợ) ngày càng lan rộng và rất có thể sẽ đạt kỷ lục vào năm nay.

Hiện tượng này là phản ứng tất yếu khi mà có quá ít lựa chọn về mặt tài chính trong cơn khủng hoảng hiện nay. Với các khoản nợ ước tính lên đến 71 tỷ USD, Ford Motor là công ty thực hiện hoán đổi nợ lớn nhất trong năm 2009. CIT Group xếp thứ hai với 42,1 tỷ USD.

Ngược lại, số vụ xin phá sản chính thức đã giảm xuống. Sự sụt giảm tính thanh khoản đã gây ra ách tắc trong việc rút vốn và do đó thúc đẩy những chiến lược thực dụng hơn như phá sản thỏa thuận trước, hoán đổi nợ hoặc tạm ngừng hoạt động.

Mới chỉ có 54 vụ phá sản chính thức được ghi nhận trên toàn thế giới trong năm nay, trong đó có 48 vụ ở Mỹ, tổng nợ là 150,5 tỷ USD. Với các khoản chưa thanh toán trị giá tới 53 tỷ USD, vụ phá sản của General Motors cho đến nay vẫn là lớn nhất trong năm.

Các vụ thôn tính công ty bằng vốn vay (LBOs) trong các năm trước là một trong những nguồn gốc của làn sóng vỡ nợ hiện nay. Số vụ LBOs giờ đã sụt giảm nhanh chóng với tổng giá trị khiêm tốn 21,9 tỷ USD nửa đầu năm 2009 so với 433,7 tỷ USD trong cả năm 2007.

Những hợp đồng mới ở Mỹ đang có tỷ lệ chi trả bằng vốn chủ sở hữu ngày càng cao hơn, còn tỷ lệ trả bằng vay nợ ngày càng ít đi. Tuy vậy, những vụ mua bán từ các năm trước vẫn còn là mối nguy hiểm lớn: có tới 42 trong 48 vụ vỡ nợ ở châu Âu 6 tháng đầu năm nay có liên quan đến LBOs.


Theo Businessweek

Áp lực với đồng Bảng đang gia tăng




Chỉ số đồng USD sau khi chạm đáy bắt đầu xuất hiện xu hướng bật dậy vào tuần trước, trong khi đó các số liệu kinh tế xấu đã kích thích nhu cầu tìm kiếm những bảo hiểm nhằm tránh rủi ro cho việc mua lại đồng USD lại tăng lên.
Theo các số liệu mới được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, sau bốn tháng tăng liên tục, trong tháng tám kim ngạch tiêu thụ nhà mới tại Anh tăng 0,7%. Tháng tám số đơn đặt hàng các sản phẩm lâu bền của Mỹ cũng giảm 2,4%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng một năm 2009 cho đến nay, điều này cho thấy những biến đổi xấu trong ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ. Ngoài ra, thông tin cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kéo dài thời gian đấu giá các khoản cho vay của giới ngân hàng, cũng như giảm bớt quy mô của những công cụ linh động khác khiến cho thị trường cổ phiếu của Mỹ giảm xuống, kích thích đồng USD tăng giá.

Con số xuất khẩu của Nhật Bản cũng giảm xuống, tháng 8/2009, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái, và là tháng co hẹp mạnh nhất trong 11 tháng liên tiếp. Do lượng nhập khẩu các loại nhiên liệu và khí đốt của Nhật Bản giảm xuống nêm kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng giảm xuống 41,3% - mức giảm liên tiếp trong 10 tháng.

Theo nhận định của ngân hàng Trung ương Anh, cần phải tăng cường xuất khẩu để có thể thực hiện cân bằng kinh tế Anh, do đó các bên đã ủng hộ việc Chính phủ Anh tiếp tục để đồng Bảng mất giá. Những biểu hiện này càng gây áp lực mạnh cho xu hướng của đồng Bảng, khiến cho đồng Bảng Anh có ba phiên giao dịch giảm điểm liên tiếp.

Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể không sẵn sàng mua chứng khoán và trái phiếu tại Anh và dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài đối với tỷ giá qui đổi đồng Bảng. Trong bản tin hàng quý của mình, Ngân hàng Trung ương Anh lưu ý rằng Anh đã bị thâm hụt tài khoản vãng lai trong hơn một năm và thực trạng này chỉ bền vững nếu thâm hụt được bù đắp bởi việc nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán và trái phiếu Anh.

Làm “đẹp” dự trữ, TQ phải “đeo” thêm 5.000 tấn vàng

Nếu Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ vàng lên mức 10% như nhiều nước, cũng phải mất hơn 10 năm để mua vàng. Sự thất thường của giá vàng khiến cho nhà kinh tế Keynes gọi vàng là “thánh tích dã man”.

Từ đầu năm nay cho đến tuần qua, giá vàng đã tăng 14% và mới đây suýt phá kỷ lục 1.038 USD/ounce lập vào tháng 3.2008, khiến vài chuyên gia dự kiến giá vàng có thể sẽ lên đến 1.300 USD, thậm chí 1.600 USD trong thời gian tới. Thế nhưng, ngày 21.9.2009, thời giá vàng ở London giảm từ 1.017 USD xuống 997 USD, sau khi IMF thông báo vào ngày 18.9 sẽ bán ra 403,3 tấn vàng trong vòng năm năm tới. Đối với đa số các nhà đầu tư, sự sụt giá đó có lẽ sẽ không kéo dài, bởi vì IMF đã dùng mọi biện pháp đề phòng cần thiết.

Được sự khuyến cáo của các nhà cố vấn, vào tháng 4.2008, IMF đã quyết định bán vàng nhằm lấy tiền bù vào thâm hụt ngân sách. Nhưng quyết định này đã vấp phải sự chống đối của chính quyền Bush và của lobby (nhóm vận động ở hành lang) Mỹ về vàng, vì họ sợ giá vàng sẽ giảm và đó là điều bất lợi cho Mỹ là nước có số vàng tồn kho lớn nhất thế giới: đến 8.133,5 tấn! Trở lực đó đã biến mất với sự đắc cử tổng thống của Barack Obama và với sự bảo đảm của IMF là việc bán vàng sẽ không làm cho thị trường mất ổn định. IMF đã cam kết sẽ bán theo thị giá, trước hết cho các ngân hàng và cho các định chế tiền tệ muốn mua vàng, rồi sau đó mới bán cho các nhà đầu tư.

Trung Quốc mua vàng dự trữ

Nhà kinh tế nổi tiếng Keynes xem vàng như là một thứ “thánh tích dã man” và rất bực về sự phi lý tính của nó: giá vàng chẳng bao giờ diễn biến đúng theo các dự kiến của các chuyên gia. Trong một thời gian dài, giá vàng tăng hoặc giảm ngược chiều với đồng đôla Mỹ; nhận xét đó không đúng nữa trong cơn bão táp kinh tế của năm 2008, nhưng rồi lại đúng từ mùa xuân rồi.

Một số nhà phân tích vẫn đặc biệt quan tâm đến việc ngân hàng Trung Quốc thông báo vào năm 2008 là họ sẽ tăng gấp bảy lần lượng vàng tồn kho của mình (hiện đạt 600 tấn), nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng đôla. Từ sáu năm nay lượng vàng dự trữ của Trung Quốc tăng 75%. Nhưng số vàng dự trữ chỉ chiếm khoảng 1,6% giá trị dự trữ của nước này, nghĩa là rất thấp so với mức 10% của nhiều nước khác, theo hội đồng Vàng thế giới.

Để đạt tỷ lệ này, Trung Quốc sẽ phải mua đến 5.575 tấn vàng, tương đương với sản lượng của cả thế giới trong vòng 19 tháng. Do nhu cầu khá ổn định về vàng của ngành kim hoàn và của công nghệ, sản lượng vàng bán ra mỗi năm trên thị trường tự do chỉ khoảng 400 tấn, và như vậy Trung Quốc phải cần đến hơn 10 năm mới mua được số vàng nói trên. Dĩ nhiên còn có thêm vấn đề giá cả. Nếu Trung Quốc mua quá nhiều vàng, giá vàng sẽ tăng vọt và điều đó sẽ bất lợi cho Trung Quốc và rất có lợi cho Mỹ, với lượng vàng chiếm tới 80% giá trị dự trữ của Mỹ. Do đó, nếu giá vàng tăng đáng kể, Mỹ sẽ giàu thêm lên, ít ra trên giấy tờ, và đó là điều mà Trung Quốc không muốn chút nào vì khách quan Mỹ vẫn là kình địch số một của Trung Quốc.

Chức năng “ẩn náu” của vàng

Một số nhà phân tích khác thì nhấn mạnh đến việc rất nhiều ETF (Exchange Traded Funds: quỹ Đầu tư vàng) dự trữ vàng và bán ra các giấy chứng nhận được bảo đảm bằng vàng. Vào tháng 2.2009, quỹ ETF lớn nhất, SPDR Gold Trust, đã tích luỹ đến 1.024 tấn vàng, tức là gần bằng số vàng tồn kho của ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ.

Cuối cùng chức năng “ẩn náu” của vàng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Trước đây, Larry Summers, bộ óc kinh tế của Nhà Trắng, đã mô hình hoá giá vàng từ năm 1730 đến 1985 và đã đi đến kết luận là người ta mua vàng không phải vì muốn tăng di sản (patrimony), nhưng là để bảo vệ nó khi các tài sản (asset) khác dường như ít hấp dẫn hơn hay trở thành nguy hiểm.

Nhưng tại sao vàng tăng giá từ đầu năm nay trong khi sự hồi phục của thị trường chứng khoán chứng tỏ các nhà đầu tư lại ham thích rủi ro? Phải chăng vì một số người quá bi quan sợ rằng lạm phát sẽ xảy ra do việc các nhà nước trên thế giới đã chi ra những món tiền khổng lồ trong gần một năm qua để cứu các ngân hàng và để tái khởi động kinh tế?

Giáo sư Christian de Boissieu, chủ tịch hội đồng Phân tích kinh tế (CAE) của thủ tướng Pháp nhận định: “Tôi không tin là lạm phát sẽ sớm xảy ra, bởi vì sự toàn cầu hoá duy trì sự cạnh tranh và bởi vì nạn thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới”. Trái lại, ông ta nhận thấy có rất nhiều tiền mặt trên thế giới và đi đến kết luận: “Tôi nghĩ rằng những người đang muốn đầu tư bắt đầu lo lắng trước sự phình ra quá lớn của các món nợ công cộng; họ vẫn nghi ngờ sự vững chắc của các thị trường chứng khoán và chưa tin vào sự hồi phục của thị trường nhà đất. Do đó, họ bỏ ra một ít tiền để đặt cược trên vàng”.

Pierre-Antoine Dusoulier, chủ tịch của cambiste.com, công ty môi giới hàng đầu của Pháp, đồng ý với nhận định trên: “Không phải việc bán vàng của IMF đã chặn đứng việc tăng giá. Đã đành, sự suy yếu của đồng đôla khiến giá vàng tăng; nhưng ngay cả khi đối diện với đồng euro, giá vàng cũng vẫn tăng. Chúng tôi không nghĩ rằng hiện nay vàng có nhiều tiềm năng, nên không khuyên các khách hàng của chúng tôi mua vàng”. Tóm lại, hiện tượng thiên hạ đổ xô mua vàng có lẽ sẽ không xảy ra.

Năm 2009: Thế giới đã phát hiện hơn 200 mỏ dầu mới





Mặc dù giá dầu không ngừng trượt giảm, tình hình kinh tế u ám, nhưng do việc phát hiện một loạt các mỏ dầu cỡ lớn mới, đã nhóm lên ngọn lửa nhiệt tình cho các công ty dầu mỏ. Năm nay ngành dầu mỏ vẫn có quyền thế rất mạnh.
Theo “Thời báo New York” của Mỹ, những mỏ dầu mới phát hiện này nằm rải rác tại 5 châu lục, chúng sẽ được đầu tư với quy mô lớn vào 10 năm tới. Khi đó giá dầu tăng cao, công nghệ mới sẽ giúp các nhà thăm dò dầu mỏ có thể khoan dầu ở những nơi có độ sâu hơn.

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch điều hành Công ty dầu mỏ Anadarko của Mỹ - James-T-Hackett cho biết: “Đây chính là một tín hiệu tốt cho thị trường tự do, giúp cho mọi người ở trong tình thế có lợi hơn nhưng cũng sẽ phải tiếp nhận nhiều rủi ro trong quá trình thăm dò hơn”.

Từ đầu năm đến nay, năm 2009 đã công bố tổng cộng hơn 200 mỏ dầu mới mà hàng chục các nước đã phát hiện, bao gồm khu vực Kurd ở miền bắc Iraq, Úc, Israel, Iran, Brazil, Na Uy, Ghana và Nga. Những công ty phát hiện ra những mỏ dầu mới này đều là những đại gia dầu mỏ xuyên quốc gia như Exxon Mobil, ngoài ra còn có các doanh nghiệp nhỏ trong ngành như Công ty dầu mỏ Tullow.

Chỉ trong tháng này, Công ty dầu mỏ British Petroleum đã mới phát hiện ra một mỏ dầu mới dưới biển sâu. Đây có lẽ là một mỏ dầu lớn nhất được phát hiện tại Vịnh Mexico. Cùng lúc đó, Công ty dầu mỏ Anadarko cũng tuyên bố về phát hiện lớn về khu vực "thú vị và đầy hứa hẹn" tại Sierra Leone.

Số dầu mỏ ước tính hàng tỷ thùng được mới phát hiện mỗi năm của các công ty này đều rất bình thường, nhưng tốc độ của năm 2009 là hiếm thấy nhất. Theo Công ty tư vấn năng lượng Cambridge, tổng trữ lượng các mỏ dầu mới phát hiện trong 6 tháng đầu năm nay có thể tiếp tục duy trì đến cuối năm nay, rất có thể sẽ lập kỷ lục cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

Mặc dù nhiều năm qua, nhiều người dự đoán rằng, đỉnh cao về sản lượng dầu mỏ sắp đến, sau đó sẽ xuất hiện chiều hướng giảm dần, nhưng những người trong ngành dầu mỏ cho rằng, dưới lòng đất vẫn chứa đựng một lượng dầu mỏ phong phú, đặc biệt là dưới đáy biển, cho dù việc phát hiện và khai thác sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo họ, giá cả và tốc độ tiến bộ công nghệ vẫn là nhân tố chủ yếu chi phối sản lượng dầu mỏ.

Chiến lựợc FOREX


USD - Phục hồi nhẹ
EUR/USD
Bán ở 1.4670-1.4690


GBP/USA
Bán 1.5950 -1.6000

Vàng
Bán ở 995-998