30 tháng 10, 2009

Mây đen vẫn bao trùm kinh tế Mỹ


Chinanews tại Washington hôm 29/10 đưa tin, theo các số liệu được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, tổng mức thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý ba năm nay là 3,5%, đây là mức tăng trưởng GDP lần đầu tiên đến với kinh tế Mỹ kể từ sau bốn quý liên tiếp nước này có mức GDP giảm sút.
Những tín hiệu này cũng dự đoán rằng, kinh tế Mỹ đã thoát ra khỏi thời kỳ nghiêm trọng nhất của khủng hoảng, bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi.

Nền kinh tế Mỹ đã có những chuyển biến tốt, nguyên nhân chủ yếu là đến từ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Để cứu trợ nền kinh tế, Tổng thống Obama đã tung ra gói kích cầu kinh tế trị giá 787 tỷ USD, trong khi đó FED đưa lãi suất cơ bản về mức thấp nhất trong lịch sử.

Tỷ phú Buffett cho rằng, một loạt những hành động mà Chính phủ Mỹ tiến hành vào mùa thu năm 2008 đã giúp cho nền kinh tế “thoát khỏi” cửa ải khó khăn. Khủng hoảng tài chính đã khiến nền kinh tế trong quý IV năm ngoái sụt giảm thê thảm, nhưng hiện tại nó đã thoát khỏi tình trạng u ám này. Song, tỷ lệ thất nghiệp lại là một vấn đề then chốt gây lo lắng cho sự phục hồi nền kinh tế Mỹ. Lòng tin và chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ vẫn chưa hoàn toàn khôi phục, vấn đề thất nghiệp vẫn gây khó khăn trong một thời gian nữa.

Với những tác dụng của các chính sách tích cực này, kinh tế Mỹ đã thoát khỏi tình cảnh “rơi tự do”, tình hình từng bước được cải thiện rõ rệt. Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng - bà Christina Romer tin rằng, trong mức tăng trưởng hồi quý ba của Mỹ, gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD đã có công lớn, nó đã mang đến cho con số tăng trưởng kinh tế Mỹ những đóng góp đáng kể.

Tuy nhiên, những gói kích thích kinh tế này của Chính phủ Mỹ lại diễn ra nhanh chóng và cũng tiềm ẩn nguy cơ của một cuộc khủng hoảng mới, bởi Chính phủ Mỹ không thể đảm bảo và duy trì được hình thức đầu tư cao này, đặc biệt là đối với một kinh tế “nợ nần chồng chất” như nước Mỹ. Bởi vậy, nếu như không để nền kinh tế Mỹ dưới sự quản thúc có hiệu quả của Chính phủ thì khủng hoảng của nền kinh tế lớn này sẽ không thể kết thúc.

Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ hơn từ thị trường ô tô và thị trường nhà đất của Mỹ. Thu lợi từ kế hoạch “hỗ trợ tiền mua xe mới” của Chính phủ, thị trường ô tô của Mỹ vẫn lộ ra những bất cập. Theo các số liệu được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, trong quý ba năm nay, lượng tiêu thụ ô tô đã đóng góp 1,66% điểm cho GDP của Mỹ. Nhưng sau khi kết thúc kế hoạch này, vào tháng chín năm nay lượng tiêu thụ ô tô đã tiêu thụ trong tháng chín của Mỹ giảm 35% so với hồi tháng tám.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ethan Harris của Bank of America tin rằng, những chính sách kích thích của Chính phủ Mỹ là cần thiết trong cơn bão tố khủng hoảng, nhưng nếu chỉ dựa hoàn toàn vào các chính sách này thì nền kinh tế cũng không thể phục hồi. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với kinh tế Mỹ hiện nay đó là sự mất cân bằng của nền kinh tế. Đứng trước cục diện này có thể quý bốn năm nay kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn hồi quý ba.

Hiện tại, còn tồn tại rất nhiều vấn đề với kinh tế Mỹ, đặc biệt là biện pháp giải quyết về con số thâm hụt ngân sách của Mỹ vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, vì vậy mà kinh tế Mỹ có thể sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng mới.

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nước có đơn vị tiền tệ dự trữ hàng đầu toàn cầu nên những ảnh hưởng của kinh tế Mỹ đối với xu hướng và các chính sách kinh tế toàn cầu là rất lớn. Những chuyển biến tốt của kinh tế Mỹ trong quý ba là một thông tin tốt lành đối với kinh tế toàn cầu, có tác dụng cho quá trình khôi phục của các nền kinh tế khác. Nhưng những khó khăn với nền kinh tế lớn này vẫn còn chồng chất, tạo thành những đe dọa mới "khó lường" cho kinh tế Mỹ và quá trình khôi phục của kinh tế toàn cầu.