18 tháng 10, 2009

Bí quyết ngân hàng kiếm lời trong khủng hoảng

Lợi nhuận của các ngân hàng lớn không bắt nguồn từ cho vay, tài trợ hay những hoạt động kinh doanh truyền thống khác. Theo giới chuyên môn, đây không phải là điều đáng mừng.

Suốt cuộc khủng hoảng tài chính, Citigroup từng được xem là trường hợp tệ hại nhất trong số các ngân hàng lớn nhất nhì phố Wall. Nhưng báo cáo quý III công bố hôm thứ năm cho thấy tình hình đã đỡ tệ hơn, chủ yếu nhờ hoạt động đầu tư. Hai đại gia khác là Goldman Sachs và JPMorgan Chase lạc quan nhiều, thu lợi hàng tỷ đôla từ mảng đầu tư.

Ngay lúc này, đầu tư vẫn rất tốt và dường như là cách duy nhất để ngân hàng kiếm tiền. Đối thủ cạnh tranh trong mảng ngân hàng đầu tư không còn nhiều. Trong khi đó lãi suất đang ở mức hấp dẫn, xấp xỉ 0%. Ngân hàng càng rảnh rang đầu tư khi được phép dùng vốn trợ cấp giá rẻ của chính phủ để thu gom các tải sản có mức sinh lời lớn.

Goldman Sachs tỏ ra thành công trong việc tận dụng các điều kiện thuận lợi này. Với danh tiếng và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động đầu tư, hôm 15/10, Goldman công bố lãi 3,03 tỷ USD trong quý III, gấp hơn 3 lần những gì họ làm được cùng kỳ năm ngoái. Góp công lớn trong bảng thành tích kinh doanh quý vừa qua chính là hoạt động mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, các loại hàng hóa như dầu, vàng.

Kết quả công bố trước đó một ngày của JPMorgan Chase còn ấn tượng hơn nhiều. JPMorgan báo lãi 3,59 tỷ USD bất chấp khoản thua lỗ nặng nề từ tín dụng tiêu dùng và cho vay cầm cố.

Đà phục hồi nhanh chóng giúp Goldman có thể sớm trả nợ 10 tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ. Họ sẽ được quyền chủ động quyết định lương thưởng nhân viên thay vì bị ràng buộc như trước đây. Và nhiều khả năng thu nhập của người Goldman Sachs sẽ tiệm cận mức kỷ lục. Hãng tuyên bố 9 tháng đầu năm đã dành ra 16,7 tỷ USD, tương đương gần nửa doanh thu thuần để chi trả lương, thưởng và các chi phí liên quan.

AP bình luận chuyện lời lãi của các ngân hàng cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét so với những gì diễn ra cách đây một năm. Nhưng nhiều người đang đặt câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu hoạt động đầu tư suy giảm và ngân hàng lại phải lệ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Thay vì cho vay hay tài trợ vốn, các ngân hàng đang làm những việc giống hệt giới đầu tư ở phố Wall, thậm chí còn cừ hơn. Họ cũng lao vào đặt cược diễn biến giá cổ phiếu, trái phiếu, các loại hàng hóa và tài sản.

"Tin tốt là sức khỏe của các ngân hàng đã tốt hơn. Nhưng tệ ở chỗ, lợi nhuận của họ không bắt nguồn từ mảng cho vay tiêu dùng cũng như tín dụng doanh nghiệp. Không sớm thì muộn, ngân hàng sẽ phải trả giá cho điều này, vì lợi nhuận từ đầu tư không thể mãi kéo dài", chuyên gia phân tích thị trường Edward Yardeni nói.

Hàng núi vấn đề đang đặt ra với các nhà kinh doanh ngân hàng. Giới đầu tư phố Wall đang thận trọng hơn khi lần đầu tiên trong năm chỉ số công nghiệp Dow Jones tái lập ngưỡng 10.000 điểm.

Thật ra, nền kinh tế vẫn ở giai đoạn khó khăn trước khi phục hồi hoàn toàn, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên đến 10% và người dân Mỹ vẫn dè xẻn chi tiêu, không dám vay nợ ngân hàng. Báo cáo của Citigroup cho thấy rõ điều này. Trong quý III, tập đoàn lãi 101 triệu USD từ mảng đầu tư, nhưng mảng tín dụng lỗ tới 8 tỷ USD.

Các ngân hàng lo ngại mảng tín dụng vẫn sẽ tệ hại trong năm tới. CEO Citigroup, ông Vikram Pandit cho rằng nếu tình trạng thất nghiệp không được cải thiện, sẽ là thảm họa cho ngành ngân hàng trên con đường hồi phục.

Đã có 99 ngân hàng Mỹ đóng cửa


Đã có 99 ngân hàng Mỹ đóng cửa

Các nhà điều tiết ngành ngân hàng đóng cửa ngân hàng San Joaquin, tổng số ngân hàng đóng cửa trong năm nay lên tới con số 99.

Vụ sụp đổ ngân hàng này tiêu tốn của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) 103 triệu USD.

Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng này được bảo hiểm. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi đã bảo hiểm cho các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng từ thời kỳ Đại Khủng hoảng 1930, mức trần tài khoản tiền gửi cá nhân là 250 nghìn USD.

Ngân hàng Citizens Business Bank tại California sẽ đảm nhiệm toàn bộ 631 triệu USD tiền gửi của ngân hàng bị đóng cửa.

5 chi nhánh của ngân hàng bị đóng cửa sẽ hoạt động trở lại vào ngày thứ Hai trong vai trò của ngân hàng mới.

Người gửi tiền tại ngân hàng bị đóng cửa có thể tiếp cận được với tiền của họ trong khoảng thời gian cuối tuần bằng thẻ ATM hay thẻ ghi nợ.

Khách hàng vẫn được thực hiện giao dịch tại các chi nhánh hiện tại cho đến khi họ nhận được thông báo từ San Joaquin Bank rằng vụ việc thâu tóm đã được hoàn tất.

Tại Mỹ hiện nay có 8.800 ngân hàng, tính từ đầu năm đến nay có khoảng 10 ngân hàng sụp đổ trong 1 tháng. Số lượng ngân hàng Mỹ sụp đổ trong năm nay đã gấp 4 lần so với năm 2008. Số lượng ngân hàng sụp đổ như vậy cao nhất từ năm 1992 khi 181 ngân hàng đóng cửa.

Việc các ngân hàng sụp đổ trong năm nay đã khiến tiền trong quỹ của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi giảm xuống 10,4 tỷ USD từ mức 45 tỷ USD ở thời điểm 1 năm trước.


Đồng EUR mạnh đe dọa phục hồi kinh tế châu Âu





Người đứng đầu nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung Eurozone hôm 16/10 bày tỏ lo ngại, việc đồng EURO đứng ở mức cao nhất trong 14 tháng so với đồng đôla Mỹ đang đe dọa sự khôi phục kinh tế ở châu Âu do xuất khẩu giảm sút.
Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng EUR cho biết: “Sẽ rất nguy hiểm nếu xu hướng đồng EUR tiếp tục mở rộng biên độ tăng giá trong những tuần tới đây. Điều đó có thể làm chậm lại sự phục hồi kinh tế ở châu Âu”.

Hôm 15/10, tỷ giá đồng EUR lên mức cao nhất 1,4968 USD trong 14 tháng, hoàn tất mức tăng khoảng 18% so với đồng Mỹ kim kể từ tháng 3/2009.

Tuy nhiên, ông Juncker cũng hết sức lo ngại về mức giá đồng EUR như hiện nay. Ông cho biết tỷ giá này vẫn thấp hơn kỷ lục 1,60 USD có được hồi tháng 7/2008.

“Tôi rất lo ngại về tốc độ tăng giá của đồng tiền hiện nay”, ông nói.

Một mối quan ngại nữa cũng hiện nữa ở châu Âu khi Washington cho phép đồng đôla suy yếu trong ngắn hạn nhằm tăng cường hàng xuất khẩu và giảm bớt các khoản nợ tư và nợ công mà hầu hết trong số này đều do Trung Quốc nắm giữ.

Ông Juncker tuyên bố ủng hộ lập trường chính thức mà các nhà tiền tệ ở Mỹ đưa ra đối với đồng đôla, phục vụ lợi ích của nền kinh tế Mỹ.

Một tài liệu chính thức ngày 16/10 thông báo, cán cân thương mại khu vực Eurozone sụt giảm 4,0 tỷ EUR (6,0 tỷ USD) trong tháng 8.


Nguồn tin

Đằng sau con số thâm hụt ngân sách kỷ lục của Mỹ





Theo các số liệu được công bố bởi Bộ Tài chính Mỹ hôm 16/10, cho đến tháng chín năm nay, thâm hụt ngân sách Mỹ đạt mức cao nhất trong lịch sử là 1420 tỷ USD, tương đương với 10% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ, mức cao nhất kể từ đại chiến thế giới hai cho đến nay.
Thâm hụt ngân sách Mỹ đạt mức kỷ lục mới, nguyên nhân chính là do khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính khiến cho nền tảng của kinh tế Mỹ bị thiệt hại nặng nề, rất nhiều công ty và tập đoàn tài chính lớn của Mỹ sụp đổ, nhiều người dân bị mất việc làm, khiến mức thu nhập của Chính phủ Mỹ sụt giảm mạnh. Trong năm 2009, mức thu nhập của Chính phủ Mỹ là 2100 tỷ USD, giảm 16,6% so với năm tài chính trước đó.

Đồng thời, để cứu trợ thị trường tài chính, kế hoạch tung ra các gói kích cầu kích thích nền kinh tế đã khiến Chính phủ Mỹ phải lên kế hoạch chi tiêu lớn. Gói kích cầu kinh tế 700 tỷ USD và 787 tỷ USD cho kế hoạch cứu trợ những tài sản xấu (TARP) đã khiến cho mức chi tiêu của Chính phủ Mỹ năm 2009 tăng lên đến con số 3520 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm tài chính trước đó.

Việc thâm hụt ngân sách Mỹ ghi nhận mức kỷ lục mới mang tính khá đặc trưng, nhưng trong những năm gần đây, thâm hụt ngân sách Mỹ liên tục lập kỷ lục, điều này liên quan đến cơ chế quản lý tài chính lỏng lẻo của Chính phủ Mỹ. Theo như ước lượng của Chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama, tổng mức thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ đạt mức 9100 tỷ USD.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích kinh tế, con số thâm hụt ngân sách lớn này của Mỹ không thể tiếp diễn hơn nữa, nếu như Chính phủ không có những kỷ luật tài chính nghiêm ngặt, không thể khống chế được thâm hụt thương mại, kết quả là có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng đồng đô-la. Đồng USD xuất hiện tính trạng mất giá, nguy cơ của lạm phát tăng cao, kinh tế toàn cầu càng phải đối mặt với những cú sốc lớn.

Vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ đã trở thành một vấn đề chính trị cực kỳ nhạy cảm tại Mỹ. Tổng thống Obama hiện tại đang nỗ lực trong chương trình cải cách y tế, điều này cũng khiến cho thâm hụt ngân sách của Mỹ cũng tăng lên đáng kể.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho hay, tương lai con số thâm hụt ngân sách Mỹ vẫn còn cao, do đó chính phủ của Tổng thống Obama đã cam kết phối hợp với Quốc hội, giảm bớt con số này, bảo đảm cho nền kinh tế tiếp tục phục hồi.

Nguồn tin

Vàng tuần 3-tháng 10


USD-index tuần qua đã có đấu hiệu phục hồi , thêm vào đó là các báo cáo kinh doanh khả quan đến tư Ngân Hàng Mỹ. Đồng thời, EUR-USD ở mức cao là phương hại kinh tế khu vực EU, do đó việc can thiệt của châu âu nhằm phục hồi USD là điều hoàn toàn có thể.

Vì vậy, sau khi ở mức cao nhất trong lịch sử, vàng cuối tuần qua có sự điêừ chỉnh giảm. Dự đoán trong tuần tới, và cuối tháng 10. Vàng tiếp tục điều chỉnh giảm về mức 1030-1025

Nếu nhìn về góc độ lịch sử, thì việc USD giảm mức ko phanh, đây thật sự, chỉ là cuộc chơi "ăn miếng trả miếng" giữa Chính Phủ và Phố Wall.
H4
Daily
Weekly


Thách thức cho kinh tế thế giới thời hậu khủng hoảng





Gần đầy kinh tế thế giới đều đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực vừa khác nhau lại vừa rõ ràng. Điều này đã mang lại một thông tin “mới” khá quan trọng: Đó chính là cuộc khủng hoảng đang chào từ biệt. Hiện tại cần phải bắt tay xem xét, kinh tế thế giới trong “thời đại hậu khủng hoảng” cần phải làm thế nào để vượt qua trở ngại của sự mất cân bằng kinh tế, bước vào con đường phát triển lâu dài.
Hiện tại, bất luận là nước phát triển hay nước đang phát triển, để thoát ra khỏi những tác động cũng như khó khăn vào nền kinh tế và hệ thống tài chính của các nước do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra, từ nửa cuối năm ngoái, chính phủ các nước đều đã bắt đầu bơm một lượng vốn khổng lồ vào thị trường. Thông qua việc cải thiện tình trạng nợ của các doanh nghiệp và các cơ quan tài chính để thay đổi lòng tin đầy bi quan của thị trường, xoay chuyển tình trạng nghiêm trọng về các khoản vay ngân hàng, sự co rút tài sản, đầu tư mà không có hỗ trợ, tiêu dùng suy yếu do khủng hoảng tính thanh khoản gây ra. Tuy nhiên, tình trạng tài chính của các cơ quan tín dụng hiện nay đã được cải thiện, lòng tin thị trường dần dần được nâng cao. Các nước bắt đầu cố gắng nỗ lực tìm cách làm thế nào để có mô hình tăng trưởng lâu dài trên vũ đài kinh tế toàn cầu hóa thời đại hậu khủng hoảng.

Thách thức của các nước phát triển, các nước mới nổi và các nước đang phát triển có thể không giống nhau, các nước châu Âu chủ yếu là do chính phủ các nước không thể đóng cửa cơ chế bơm vốn một cách kịp thời, từ đó tỷ lệ lạm phát tăng cao ngất ngưởng, buộc phải quay ngoắt 180 độ sang chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng mặt trái của nó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng khi nền kinh tế vừa mới phục hồi. Một số nước phục hồi kinh tế chậm sẽ đứng trước trạng thái lúng túng trong việc hoạch định chính sách tài chính. Tình trạng này nếu tục không được ngăn chặn trong thời kỳ toàn cầu hóa, nhất định sẽ ảnh hưởng đến những nước phát triển đã phục hồi.

Còn đối với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, do năng lực sản xuất và không gian tăng trưởng khá lớn, ở mức độ nhất định cũng đã đem đến những áp lực cho thị trường vốn tiền tệ.

Tóm lại, thách thức sẽ phải đối mặt đầu tiên dành cho nền kinh tế thế giới trong thời đại hậu khủng hoảng chính là làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ lạm phát tiềm ẩn vô cùng nghiêm trọng trong quá trình cả thế giới đang đồng tâm hiệp lực đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.