30 tháng 8, 2009

Tổng hợp tin thế giới 30-08




“Sẽ rất khó để các hãng xe biến thị trường Trung Quốc thành một thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao như những gì các hãng xe Nhật đã làm được trước đây ở thị trường Bắc Mỹ”, ông Ashvin Chotai, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Intelligence Automotive Asia, nhận xét.

Ngân hàng Mỹ tiếp tục khó khăn

Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên Bang Mỹ - FDIC, cho biết việc gia tăng các khoản nợ xấu đã khiến cho hơn 400 ngân hàng Mỹ gặp khó khăn, hậu quả là trong quý 2, các ngân hàng Mỹ thua lỗ 3,7 tỉ đôla.

Tác động kết quả bầu cử Nhật đến thị trường chứng khoán

Các chuyên gia cho rằng đồng yên và TTCK Nhật sẽ hưởng lợi nhiều từ chiến thắng này. Ông Hatoyama – Tân Thủ tướng Nhật là người được biết nhiều đến các chính sách kinh tế hơn là các chính sách an ninh và đối ngoại.

Khó kiếm lợi nhuận cao ở thị trường ôtô Trung Quốc

“Sẽ rất khó để các hãng xe biến thị trường Trung Quốc thành một thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao như những gì các hãng xe Nhật đã làm được trước đây ở thị trường Bắc Mỹ”, ông Ashvin Chotai, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Intelligence Automotive Asia, nhận xét.

Nhận định thị trường dầu

Trong thời gian tới, rất có thể thị trường dầu thô sẽ không thể tăng giá mạnh khi lượng tiêu thụ chưa tăng thực sự. Bất chấp đà tăng giá, nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu vẫn ở dưới mức thấp so với những năm trước đây. Trong ngắn hạn, dầu khó có thể vượt được mức 75$ ngày thứ Ba tuần trước. Lực bán đã đẩy dầu xuống vùng 70$ nhưng sau đó thị trường lại kéo dầu lên mức 72$.

Nhận định thị trường vàng

Vàng đã tăng giá 1.2% lên mức 958.8$ vào ngày cuối tuần trước. Đồng đô giảm và thị trường chứng khoán tăng cao đã giúp vàng leo cao. Tình trạng chốt trạng thái cuối tháng trên các thị trường tài chính sẽ diễn ra khiến xu hướng vàng hôm nay sẽ rất khó dự đoán. Vàng giao ngay chờ đợi thông tin kinh tế Mỹ và khả năng phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Thế giới vẫn tranh mua Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ bất chấp chính phủ Mỹ nợ nần

Thâm hụt ngân sách Mỹ khoảng thời gian 2010-2019 có thể lên tới 9 nghìn tỷ USD, sẽ còn lâu chính phủ Mỹ mới ngừng vay tiền. Tuy nhiên nhà đầu tư gần như không quan tâm. Bất chấp việc nợ chính phủ Mỹ tràn ngập thị trường, nhà đầu tư ngoại vẫn mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và vì thế lợi tức vẫn ở mức khá thấp.

General Motors bành trướng tại Trung Quốc

General Motors, hãng xe nước ngoài lớn nhất tại thị trường Trung Quốc, công bố thành lập liên doanh sản xuất ô tô với tỷ lệ góp vốn 50-50 với tập đoàn ô tô FAW Group Corp. Lượng bán của GM 7 tháng đầu năm tại Trung Quốc tăng tới 43%.

Thị trường nhà đất Anh bắt đầu hồi phục

Thị trường nhà đất Anh đang có nhiều cải thiện, giá nhà tăng dần sau từng tháng. Tỷ lệ lãi suất cơ bản thấp khiến nhu cầu tăng cao. Tháng 8/2009, giá nhà tăng 1,6%, mức tăng theo tháng mạnh nhất từ tháng 12/2006. So với 1 năm trước, giá nhà hạ 2,7%.

Mô Hình nào cho việc phục hồi kinh tế


Kinh tế thế giới đã chấm dứt đà suy giảm. Đó là một tin tốt bởi bước đầu tiên cho bất kỳ sự phục hồi nào cũng phải là sự chấm dứt giai đoạn rơi rự do của sản xuất đầu ra của nền kinh tế. Nhưng câu hỏi thú vị hiện nay là: kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo dạng đồ thị nào?
Cuộc khủng hoảng hiện nay được giới chuyên gia toàn thế giới đánh giá là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1930. Thật may mắn, giai đoạn tồi tệ nhất của nó có thể đã qua đi. Những nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á với sự dẫn đầu của kinh tế Trung Quốc đã đạt được tốc độ phục hồi nhanh nhất với tốc độ mở rộng kinh tế của đất nước này theo cách tính quy đổi về tốc độ tăng trưởng năm đạt hơn 10% trong quý 02/2009. Giai đoạn này cũng đồng thời chứng kiến sự hồi phục của một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng quy về năm đạt 3,7% hay Đức và Pháp với con số 1%. Thị trường nhà đất Mỹ chứng kiến nhiều dấu hiệu phục hồi ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm và phần lớn các nhà dự báo đều đưa ra những con số tích cực cho ba tháng của quý 03/2009. Hầu hết các nước khác cũng đang tiến dần tới một điểm ngoặt quan trọng trong nền kinh tế.

Kinh tế thế giới đã chấm dứt đà suy giảm. Đó là một tin tốt bởi bước đầu tiên cho bất kỳ sự phục hồi nào cũng phải là sự chấm dứt giai đoạn rơi rự do của sản xuất đầu ra trong nền kinh tế. Nhưng câu hỏi thú vị hiện nay là: kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo dạng đồ thị nào? Cuộc tranh luận đặt ra với ba kịch bản chính: đồ thị chữ V, chữ U hay chữ W?

Đồ thị chữ V chắc chắn là kịch bản tốt đẹp nhất cho mọi nền kinh tế. Đồ thị chữ U, kinh tế thế giới sẽ phải trải qua một giai đoạn tương đối dài mà không có sự phát triển. Và với đồ thị chữ W, tăng trưởng sẽ đi lên mạnh trong một vài quý trước khi chìm vào một đợt suy thoái mới.

Điều thật tồi tệ nhất đối với toàn nền kinh tế thế giới đó là mô hình L, khi nền kinh tế rơi tự do và bắt đầu chững lại rồi tiếp tục đi ngang trong 1 thời gian dài. Đây cũng là thực trạng hiện tại của nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết các chính phủ, các chuyên gia kinh tế luôn kỳ vọng tình trạng này sẽ chấm đứt càng sớm càng tốt. Và kịch bản chữ U, W hay cả V sẽ diễn ra.
Tích cực và tiêu cực

Những người nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực tin rằng sau suy giảm sâu sẽ là sự phục hồi mạnh mẽ mà bằng chứng được đưa ra là cuộc khủng hoảng Mỹ những năm 1981 – 1982. Hai năm sau khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế đạt mức gần 6%/năm và nếu nhìn nhận trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế còn đạt được tốc độ mạnh hơn so với trước khi khủng hoảng xảy ra.

Trong khi đó, những người theo hướng hoài nghi lại tin rằng, kinh tế phục hồi là để chuẩn bị trước cho một cuộc khủng hoảng mới bởi, không giống như những cuộc khủng hoảng trước đây, cuộc khủng hoảng lần này bắt nguồn từ những sự đổ vỡ của bong bóng tài chính thay vì lãi suất cho vay quá cao. Chính vì thế, khi các nhà đi vay cần phải cân đối lại bảng tổng kết tài sản của mình cũng như hệ thống tài chính cần phải sửa chữa lại những sai lềm trong nền kinh tê, tăng trưởng có thể sẽ yếu đi. Kinh tế Nhậ Bản là một ví dụ điển hình cho kịch bản này. Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng Nhật Bản những năm 1990 đã khiến kinh tế nước này trì trệ trong một thời gian dài trước khi cuộc khủng hoảng năm 1997 tiếp tục xảy ra và kéo nền kinh tế quay trở lại giai đoạn khủng hoảng.

Tuy nhiên, có vẻ như không một ý kiến nào trong cả hai ý kiến trên là chính xác bởi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là sự kết hợp của một vài kiểu suy thoái khác nhau cũng như những phản ứng về mặt chính sách không lường trước được của chính phủ các nước.

Ngắn hạn...

Trong ngắn hạn, đồ thị phục hồi kinh tế thế giới có vẻ sẽ giống hình chữ V nhờ có cú huých từ các gói kích thích kinh tế của chính phủ các nước cũng như sự quay trở lại của chy kỳ dự trữ hàng lưu kho. Tại thị trường mới nổi Châu Á, sự phá băng của tài chính thương mại, sự đảo chiều trên thị trường chứng khoán và các gói kích thích kinh tế thực sự đã tác động mạnh tới sức phục hồi của nền kinh tế. Tại Pháp và Đức, trợ cấp chính phủ, đặc biệt là trợ cấp việc làm cũng như trợ cấp khi mua xe hơi mới đã nâng cao nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế. Đơn hàng xuất khẩu gia tăng, lòng tin của người tiêu dùng quay trở lại, chắc chắn những tháng tới sẽ là giai đoạn chứng kiến nhiều sự bứt phá ngoạn mục trong nền kinh tế của các quốc gia này.

... và dài hạn

Tất nhiên, sự hồi phục chỉ dựa trên những điều chỉnh của thị trường chứng khoán hay các gói kích thích kinh tế chỉ mang tính tạm thời chứ không thể kéo dài mãi. Tuy nhiên, ngoài hai nhân tố này, chúng ta cũng không thấy có nhiều lý do đáng để vui mừng trong hoàn cảnh hiện nay. Tại Mỹ, thị trường nhà đất có vẻ như sẽ lại “dậy sóng” trở lại khi mà việc tịch thu tài sản xiết nợ đang ngày một gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn khá cao. Chi tiêu của người dân ở mức thấp bởi ưu tiên hàng đầu của họ hiện nay là trả nợ. Tại Nhật Bản và Đức, tỷ lệ thất nghiệp dường như cũng có xu hướng tăng lên. Sự việc có vẻ khá hơn với những nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù kinh tế nước này đã có dấu hiệu cải thiện, Trung Quốc vẫn cần phải nâng cao được thu nhập cho người dân cũng như khuyến khích được tiêu dùng. Cho tới tất cả những yếu tố ở trên chưa được khắc phục thì quá trình phục hồi kinh tế sẽ vẫn chỉ là một quá trình yếu ớt. Có vẻ như, đồ thị chữ U với sự tăng trưởng kinh tế yếu ớt mới chính là đồ thị phù hợp nhất cho kinh tế thế giới trong vài năm tới.

28 tháng 8, 2009

Ai đủ xứng tầm lãnh đạo châu Á?




Châu Á trong mắt người phương Tây vừa quen thuộc lại vừa xa lạ, thần kỳ mà quyến rũ. Khi nhiều người cho rằng, trọng tâm quyền lực toàn đang dịch chuyển về hướng Đông, một số quan chức ngoại giao và các học giả chính trị kinh tế Mỹ cách đây không lâu đã có nhiều cuộc thảo luận tranh cãi tìm hiểu “vấn đề phương Đông” trong mắt họ.
Tờ “Washington Times” cho biết, mặc dù khu vực châu Á trong mấy năm qua đã có những tiến triển về kinh tế chính trị, nhưng chưa có quốc gia nào có thể lãnh đạo được khu vực này. Trung Quốc chưa đủ sẵn sàng, Nhật Bản không muốn đảm nhiệm trọng trách nặng nề, Ấn Độ mới bước lên vũ đài chính trị, Mỹ lại chỉ chuyên tâm Afghanistan, Trung Đông và các vấn đề kinh tế. Vì vậy, châu Á ngày nay vẫn là một khu vực “không có ai chỉ huy”.

Người Mỹ cho rằng, cục diện hiện nay liên quan tới việc cựu chính quyền Bush coi nhẹ châu Á, Mỹ đã “ngủ say dưới gốc cây”, bây giờ đã tỉnh lại, nhưng lại chưa biết sẽ làm những gì . Nhưng ông John Lee, chuyên viên nghiên cứu chính sách ngoại giao của Trung tâm nghiên cứu độc Sydney lại không đồng ý với quan điểm trên, ông này đã viết một bài báo với tiêu đề rằng, “Tại sao Mỹ sẽ dẫn dắt thế kỷ châu Á”. Theo bài báo, mặc dù cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ, sức mạnh của Mỹ có phần suy giảm là điều khó tránh, nhưng ít ra tại châu Á, những kết luận về dấu chấm hết cho sự bá quyền của Mỹ là trống rỗng và không có hiệu lực. Do đó, tính chất và ảnh hưởng quyền lực của Mỹ vẫn thực tế và nổi bật hơn so với những giả thiết khác.

Nhiều người cho rằng, Châu Á mãi mãi phải là châu Á của chính người châu Á. Đây không phải là bản sao của Học thuyết Monroe “Châu Mĩ của người Mỹ”, mà là do giá trị quan châu Á quyết định. Giá trị quan châu Á là thuật ngữ do các học giả và báo chí Tây Âu sử dụng sớm nhất. Khi phân tích các nhân tố thành công của 4 con rồng châu Á cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, họ đã đặt chế độ gia trưởng tận trung ái quốc và truyền thống Nho giáo là giá trị quan của châu Á. “Nhật báo trung ương” Hàn Quốc cho rằng, giá trị quan châu Á là một mỹ danh, nhưng sau khi khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra, nó lại trở thành thủ phạm gây ra khủng hoảng.

Điều đặc biệt đáng ngạc nhiên về sự trỗi dậy của Trung Quốc là ít ai thắc mắc về tham vọng của nước này như là quốc gia số 1 của khu vực. Ngay cả ở Nhật Bản, với nền kinh tế lớn nhất châu Á và đứng thứ hai toàn thế giới, cũng không ai đặt vấn đề. Hình ảnh Bắc Kinh đóng vai trò lãnh đạo tại các hội nghị cấp cao toàn cầu, nơi mà Tokyo gần như vắng bóng, đã được chào đón rộng rãi như là một việc lẽ ra phải có từ lâu. Các tờ báo từ London đến Seoul đều bắt đầu loan tin về sự trỗi dậy của Trung Quốc như một quốc gia lãnh đạo toàn cầu; thậm chí gần đây nhà báo Martin Jacques còn tiên đoán trên tờ The Guardian rằng chẳng bao lâu nữa Thượng Hải sẽ thay thế New York trong vai trò “trung tâm tài chính của thế giới”. Thậm chí nhà báo này còn không đếm xỉa tới các đối thủ trong khu vực như Tokyo, Singapore và Seoul.

Các học giả như ông David Kang của Đại học California ở Los Angeles lập luận rằng một trật tự thế giới mà Trung Quốc là trung tâm có thể là một “bước phát triển ổn định và tích cực”. “Nếu bạn nhìn vào lịch sử, bạn sẽ không tự động đi tới kết luận rằng, Trung Quốc càng lớn thì càng nguy hiểm”, ông Kang nói.

Có thể như thế. Nhưng điều đáng thắc mắc là liệu Trung Quốc đã sẵn sàng cho sự thống lĩnh, dù chỉ ở cấp khu vực, hay chưa. Châu Á hiện đại là một khu vực đa cực và đa dạng, không tự ép mình vào một hệ thống tôn ti trật tự nào. Trung Quốc có thể lớn hơn các nước láng giềng về phương diện quy mô kinh tế nhưng ở các phương diện khác như trình độ công nghệ, thu nhập bình quân đầu người hoặc sức mạnh của các định chế thì còn lâu Trung Quốc mới lên được vị trí hàng đầu. Trong cuốn sách mới xuất bản, Những đối thủ (Rivals), nhà quan sát châu Á Bill Emmott viết rằng đà tăng trưởng của Trung Quốc bị vướng vào sự đầu tư lãng phí, xuất khẩu tài chính quy mô lớn, quỹ dự trữ ngoại tệ phình lên và nạn ô nhiễm trầm trọng. Chính Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gần đây cũng thừa nhận những vấn đề mang tính cơ cấu đang tạo ra “sự phát triển không bền vững, không cân bằng, không đều đặn và không có sự phối hợp”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước châu Á đều như vậy. Tờ “Newsweek” bình luận rằng, Nhật Bản có thể chính là một trường hợp đặc biệt. Người Nhật Bản dần đã nhận thức được sự trỗi giậy của các nền kinh tế mới nổi, người Nhật đang mở rộng đầu tư đối với Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, sẽ chú trọng vào châu Á, xây đắp lại hình tượng cường quốc thế giới. Nhật Bản sẽ phải đi theo hướng nào? Nhà chính trị Nhật Bản Fukuyama cho rằng, Nhật Bản phải trực diện với thế kỷ Trung Quốc.

Mô hình Trung Quốc không ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh giành quyền lãnh đạo châu Á. Nhật Bản ít bị nạn tham nhũng, được điều hành tốt hơn nhiều và đang lãnh đạo nhiều lĩnh vực công nghệ. Cho dù nền kinh tế hướng tới xuất khẩu của Nhật đang bị điêu đứng vì cuộc suy thoái toàn cầu, các công ty giàu tiền bạc của Nhật vẫn tiếp tục đầu tư rất mạnh vào hoạt động nghiên cứu-phát triển mọi sản phẩm, từ hàng điện tử tới sắt thép. Bằng cách đó mà giờ đây Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về công nghệ xe hơi sạch mà Trung Quốc không thể đuổi kịp. Ông Charles Gassenheimer, Tổng giám đốc điều hành Công ty xe hơi xanh của Mỹ Enert, cho biết tổng đầu tư hàng năm của Nhật vào công nghệ sản xuất bình điện tối tân cao gấp mười lần của Mỹ trong suốt một thập niên sau năm 1998; trong khi đó Trung Quốc chỉ mới tham gia lĩnh vực này, cho dù họ đang tiến rất nhanh.

Ngay cả Hàn Quốc - đất nước thích than thở về tình thế mà họ gọi là “con tôm kẹp giữa bầy cá voi” - cũng đã nổi lên như một thế lực, một trong những nền kinh tế công nghệ cao, sáng tạo và năng động nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng Chỉ số Canh tân Quốc tế gần đây, Hàn Quốc xếp thứ 2 thế giới, trong lúc Trung Quốc xếp thứ 27. Trường hợp của Hàn Quốc ngụ ý rằng châu Á ngày nay có nhiều nước lãnh đạo trong các lĩnh vực khác nhau: Trung Quốc nổi trội trong việc sản xuất khối lượng lớn sản phẩm giá rẻ, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đầu về canh tân và sản phẩm công nghệ cao.

Về nhiều phương diện, toàn bộ ý tưởng về một quốc gia “Số 1” đang trở nên lỗi thời. Một vài chuyên gia lập luận rằng, người châu Á vẫn gắn bó với ý tưởng này vì truyền thống Khổng giáo nhấn mạnh vào sự tôn trọng tôn ti trật tự. Nhưng hãy nhìn vào cách mà người Singapore khai thác tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ thông tin để giành lấy một vai trò toàn cầu vượt ra ngoài diện tích bé nhỏ của nước họ. Hoặc hãy nhìn thương mại toàn cầu và Internet đang làm cho Trung Quốc ngày càng vất vả trong việc duy trì trật tự ở trong nước. Kỷ nguyên toàn cầu không tôn trọng cái tôn ti trật tự của Khổng giáo.

Những người theo chủ nghĩa thực tế trong chính sách ngoại giao thích chỉ ra rằng, khu vực này chưa bao giờ trải qua một thời kỳ mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều mạnh lên cùng một lúc như hiện nay. Họ lo ngại rằng, sự phát triển hôm nay có thể dẫn tới xung đột, và họ lấy làm phiền muộn khi thấy hải quân Trung Quốc - có thể bị chặn bởi dãy quần đảo Nhật Bản nếu xảy ra xung đột - đã tiến hành dò xét khả năng quốc phòng của Nhật Bản, trong lúc Nhật Bản cũng tăng cường lực lượng phòng vệ duyên hải chung quanh các đảo có tranh chấp và tiến hành những chuyến bay do thám trên các giàn khoan dầu của Trung Quốc. Nhà khoa học chính trị của Đại học Princeton, Aaron Friedberg so sánh châu Á hiện đại với châu Âu thế kỷ 19, nơi các cường quốc dùng mánh khóe để giành quyền kiểm soát.

Nhưng sự so sánh này nhấn mạnh cái thực tế rằng Trung Quốc còn lâu mới trở thành nhà lãnh đạo khu vực. Không một cường quốc riêng lẻ nào thống trị châu Âu thế kỷ 19. Tương tự như vậy, Nhật Bản cũng vẫn chưa đủ khả năng để thống trị châu Á, vì nhiệm vụ này khá nặng nề. Đây chính là loại vấn đề xuyên quốc gia đòi hỏi sự hợp tác chứ không phải sự giành giật bằng mánh khóe của các cường quốc - loại vấn đề ngày càng trở thành vấn đề chung bất kể nước nào nằm ở vị trí hàng đầu.

tổng hợp tin thế giới 28-08


Dow Jones có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong vòng 2 năm

Vào đầu giờ giao dịch chỉ số S&P 500 đi xuống 1,09% trước khi tăng điểm trở lại, chốt phiên giao dịch, chỉ số này tăng 0,28% lên mức 1.030,98 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,11 điểm tương đương 0,39% lên mức 9.580,63 điểm. Đây là phiên tăng thứ 8 của chỉ số công nghiệp Dow Jones, đánh dấu chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất từ tháng 4/2007.

Vàng tiếp tục đi ngang và chờ đợi tác nhân để phá vỡ mô hình

Vàng mở cửa giờ giao dịch New York tại mức giá 948.25/949.25 và tăng đầu giờ lên mức cao nhất trong ngày 950.25/951.25. Chạm mức thấp giá 941-942 vàng bắt đầu tăng trở lại khi chứng khoán phục hồi và giá dầu tăng. Chốt giá đóng cửa Nymex tại mức 945.5/946.5. Trong thời gian còn lại trên Globex, giá tiếp tục tăng lên mức 950.

GDP Mỹ quý 2 tăng trưởng âm 1% và sẽ hồi phục trong quý 3


Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP quý 2/2009 tăng trưởng âm 1%, thấp hơn nhiều so với dự đoán âm 1,5% của các chuyên gia.

Xuất khẩu: Đối mặt với nhiều rào cản mới


Dự báo của WTO trong thời gian tới do khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra nhiều vụ kiện chống bán phá giá. Nhiều quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn kỹ thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngày càng khó khăn hơn bởi các nguy cơ này.

Siemens vừa mua hai công ty kim loại Trung Quốc

Tập đoàn liên hiệp công nghiệp Siemens AG của Đức cho biết vừa trở thành cổ đông lớn trong hai công ty kim loại nhỏ của Trung Quốc, tuy nhiên hãng này không cung cấp thông tin cụ thể về tài chính.

Nigeria: Bê bối gây chấn động ngành tài chính

Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Lamido Sanusi, thông báo cách chức lãnh đạo của 5 ngân hàng vì đã biến hàng tỷ USD thành các khoản nợ xấu. Các ngân hàng này gồm Afribank, Finbank, Intercontiental Bank, Oceanic Bank và Union. Bank.

Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới

Đức là nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc, nước có tốc độ tăng trưởng bùng nổ, luôn bám sát. Theo các số liệu của WTO, trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Đức đạt 1,32 ngàn tỷ USD trong khi kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1,22 ngàn tỷ USD.

Tỷ lệ thất nghiệp Nhật chạm mức kỷ lục

Báo cáo từ Bộ Thông tin và Nội chính Nhật Bản vừa mới công bố sáng nay cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này chạm mức cao nhất kể từ thế chiến thứ 2. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7 tăng lên 5,7% so với mức kỳ vọng là 5,5% và của kỳ trước là 5,4%. Tỷ lệ này đã vượt qua mức tồi tệ nhất đã ghi nhận hồi tháng 04 năm 2003 là 5,5%.

Doanh số bán lẻ châu Âu hạ 15 tháng liên tiếp

Doanh số bán lẻ châu Âu tiếp tục hạ. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến tiêu dùng giảm. Giá nhà đất Anh tháng 8/2009 tăng tháng thứ 3.

Lợi nhuận quý 2 của Dell vượt dự báo


Dell hiện nắm 13,6% thị trường máy tính cá nhân toàn thế giới, đứng đầu thế giới là HP với 19,6% thị phần.


Tổng hợp tin trong nước 28-08







Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/8

Ngưỡng 525 điểm đã hỗ trợ khá tốt cho thị trường ngày 27/8, tuy nhiên ngưỡng cản của vùng đỉnh cao nhất trong tuần 530-533 sẽ tiếp tục là thách thức cho phiên tiếp theo, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục có sự giằng co quanh mức 530 điểm vào phiên giao dịch ngày 28/8”.

Thị trường của cổ phiếu thép và thủy sản


Trong khi blue-chips vẫn bị bán mạnh khiến Vn-Index chưa thể vượt qua ngưỡng 530 điểm như kỳ vọng của các nhà đầu tư thì các cổ phiếu thép và thủy sản tăng trần vào cuối phiên. Bên sàn Hà Nội HNX-Index giảm nhẹ.

Mua chứng khoán bằng tiền vay

Công ty chứng khoán VincomSC kết hợp với các ngân hàng vừa đưa ra dịch vụ cho vay mua chứng khoán. Theo đó, khách hàng được vay đến 300% giá trị đã ký quỹ đối với chứng khoán niêm yết tại sàn TP.HCM (HoSE) và đến 185% với chứng khoán niêm yết tại sàn Hà Nội (HNX).

Sàn vàng sắp vào khuôn khổ


Ngày 27-8 Ngân hàng (NH) Nhà nước đã tổ chức hội thảo góp ý kiến cho dự thảo thông tư về kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước - cũng là một hình thức giao dịch ký quỹ. Quy định về tăng tỉ lệ ký quỹ lên 15% (hiện là 7%), một số NH đề nghị hạ xuống 5-10% cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xuất khẩu 2009 có thể giảm 10%

Ngày 27-8, Bộ Công thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh công tác xuất khẩu bốn tháng cuối năm (xuất khẩu tám tháng giảm 14% so với cùng kỳ 2008). Theo ông Nguyễn Văn Bình - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã dự báo xuất khẩu 2009 giảm 10%, nhập khẩu giảm 30% và tình hình hiện tại cho thấy dự báo trên là đúng.

Sẽ “dồn dập” làm các dự án nhà ở cho sinh viên

UBND Thành phố Hà Nội sẽ nhanh chóng tiến hành một số dự án “cỡ bự” về nhà ở cho sinh viên, trong khi nhiều trường Đại học cũng sẽ có những dự án xây kí túc xá nhằm hoá giải tại chỗ những bức xúc về chỗ ở của sinh viên hiện nay.

Ngành Giấy: Mục tiêu xuất khẩu trên 2 triệu tấn giấy vào năm 2015

Tiêu thụ giấy viết tăng đáng kể, đạt 90% kế hoạch tiêu thụ. Ngành giấy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng các doanh nghiệp đang lo lắng khi giá nguyên liệu giấy nhập khẩu đang có dấu hiệu tăng trở lại.

Những quy định thắt chặt thị trường sim điện thoại

Quy định mỗi người chỉ được sở hữu tối đa ba sim với mỗi nhà cung cấp mạng điện thoại di động đã được bỏ sau khi có nhiều dư luận thắc mắc, do bất cập cả cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.

Thị trường bia rục rịch tăng giá theo lễ 2-9

Theo một số đại lý bia trên đường Cách Mạng Tháng Tám (TP.HCM), tăng mạnh nhất là bia Heineken từ 380.000 đồng/thùng lên 395.000-405.000 đồng/thùng 24 lon, bia 333 lên thêm 4.000 đồng hiện có giá 190.000 đồng/thùng, các loại bia khác tăng không đáng kể.

Thịt “bẩn” vẫn ồ ạt vào Việt Nam

Việt Nam đang trở thành nơi xả hàng thịt đông lạnh kém chất lượng, tồn kho của nhiều nước. Nhận định này được các cơ quan quản lý đưa ra tại hội nghị công tác thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh phía Nam do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 27-8.


27 tháng 8, 2009

Bội chi Ngân Sách - Rủi ro cho USD




Ngày 25/8, Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã công bố những dự đoán về bội chi ngân sách chính phủ liên bang trong 10 năm tới với con số đạt mốc kỷ lục trong lịch sử. Mức thâm hụt tài chính khổng lồ buộc người ta quan ngại về nền kinh tế Mỹ và lo lắng về những rủi ro tài sản đồng USD.
Trước những thông tin đáng lo ngại trên, Trung Quốc – nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ sẽ làm thế nào để tránh nguy cơ đồng USD mất giá. Việc này cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng mà Trung Quốc cần phải đối mặt.

Văn phòng dự toán ngân sách Nhà Trắng cho biết, do nguồn kinh phí hỗ trợ tài chính thấp hơn so với mức dự đoán, nên đến cuối tháng 9 năm nay, con số thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ đạt khoảng 1580 tỷ USD, nhưng đến năm sau con số này sẽ còn tăng lên nữa. Đồng thời Quốc hội còn dự đoán, trong vòng 10 năm tới nước Mỹ phải vay đến 9000 tỷ USD mới có thể bù đắp được những lỗ hổng do chi tiêu nhiều và thu nhập thấp mang lại. Năm 2019, nước Mỹ sẽ ngập ngụa trong khoản nợ nần lên đến 23000 tỷ USD, chiếm khoảng 76,5% , mức cao nhất từ sau năm 1950 cho đến nay.

Bội chi ngân sách che đậy nguy cơ lạm phát

Trưởng ban cố vấn kinh tế của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bà Christina Romer cho biết, năm tài khóa 2010, chi tiêu cho dự án kế hoạch kích thích kinh tế sẽ tiêu tốn khá nhiều, sẽ vượt qua cả dự kiến.

Nếu bội chi ngân sách với quy mô khổng lồ như vậy chắc chắc sẽ khiến cho đồng USD mất giá, đồng thời sẽ đe dọa đến vị trí quốc tế của đồng USD. Việc này cũng sẽ khiến Chính phủ Mỹ mở rộng quy mô phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong bối cảnh đồng USD mất giá, kéo theo sức hấp dẫn giảm sút, rất có thể gây ra lạm phát.

Trung Quốc phải giảm sở hữu tài sản đồng Mỹ kim

Trung Quốc đã là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Theo số liệu, đến ngày 30/6, Trung Quốc tổng cộng sở hữu 776,4 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ.

Năm năm trước năm 2007, thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc đã khiến cho dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đây là nguyên nhân Trung Quốc liên tục thu mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong những năm tới, Trung Quốc cần phải cố gắng điều chỉnh cơ cấu ngành sản xuất, tập trung phát triển thị trường nội địa chứ không nên quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Điều này tất nhiên sẽ giảm thiểu số tài sản đồng USD mà Trung Quốc sở hữu.

tổng hợp tin thế giới 27-08




Giá than đã bứt phá tới mức cao nhất trong một năm do sự sụt giảm sản lượng sản xuất nội địa của Trung Quốc buộc nước này phải tăng cường nhập khẩu.
Chỉ số thị trường nhà đất Mỹ

Doanh số bán nhà xây mới tăng trong tháng 7 tiếp tục là tín hiệu cho thấy thị trường nhà đất đã tan băng đã tạo động lực cho phố Wall tiếp tục cầm cự và giữ được màu xanh.

USD tăng giá trở lại

Lo ngại về triển vọng kinh tế sau thông tin Trung Quốc hạn chế sản xuất thừa khiến nhà đầu tư chuộng USD hơn. USD mạnh lên, cổ phiếu trên thị trường Mỹ giảm điểm phần lớn sau thông tin số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền tăng không đạt dự báo của các chuyên gia.

Yên Nhật tăng trong rổ tiền tệ

Yên tăng so với 16 đồng tiền chính do tâm lý ngại rủi ro dịu đi trước khi báo cáo tuần này dự đóan về tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật atưng cao và kinh tế Mỹ thu hẹp ở mức nhanh hơn dự đóan ban đầu. Yên giao dịch ở mức 133.74/euro từ mức 134.36

Trung Quốc tăng sản lượng vàng 30% mỗi năm

Trung Quốc chỉ đứng sau Ấn Độ về lượng tiêu thụ vàng, Gần đây nước này đã đặt quan hệ với một số công ty khai thác mỏ quốc tế để bổ sung vào nguồn dự trữ vàng khổng lồ của mình. Đây là một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản lượng lên 30% mỗi năm cho đến năm 2012

Nhận định thị trường vàng

Các trader cho biết giá vàng dự kiến tích lũy trong biên độ hẹp khi thị trường chờ đợi thông tin từ các thị trường tiền tệ. Giá vàng dao động trong biên độ giữa $930 và $960 trong 3 tháng qua vì vàng chịu áp lực bởi đôla tăng trở lại tuy nhiên lại được hỗ trợ bởi nỗi lo lạm phát dài hạn và những bất ổn kinh tế tiềm ẩn.

Thị trường chứng khoán Châu Á

Các thị trường chứng khoán Châu Á mở cửa thấp hơn trong ngày giao dịch hôm nay trong đó Nikkei 225 Average giảm 0.6% còn 10.571,83 điểm và Topix Index trượt 0.6% còn 970,14 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc mất 0.1% và NZX 50 của New Zealand tăng 0.1%. Kospi của Hàn Quốc mất 0.3%.

Giá than tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc

Giá than đã bứt phá tới mức cao nhất trong một năm do sự sụt giảm sản lượng sản xuất nội địa của Trung Quốc buộc nước này phải tăng cường nhập khẩu.

“Vương quốc của dầu mỏ” đang tìm nguồn năng lượng mới

Gần đây, Trung Đông – “vương quốc của dầu mỏ”, khu vực chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ và 35% trữ lượng khí đốt của thế giới – đã bắt đầu tìm kiếm những nguồn năng lượng mới thay thế nguồn dầu mỏ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Chi phí tăng, Gazprom giảm 61% lợi nhuận

Do các chi phí đều tăng cao, Tập đoàn năng lượng quốc doanh của Nga và là tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới , tiền thân là Bộ Công nghiệp khí đốt của Liên minh Xô Viết – Gazprom - vừa công bố lợi nhuận thuần giảm mạnh đến 61% trong quý I, đạt 110.2 tỉ Rúp tương đương với 3.5 tỉ USD.

Australia: Các doanh nghiệp nên sẵn sàng cho sự tăng trưởng kinh tế


Việc đẩy mạnh lòng tin tiêu dùng đã được thể hiện trong một cuộc khảo sát khu vực tư nhân sẽ được công bố vào cuối tuần. Các chủ doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ có thể nối lại con đường sản xuất càng nhanh càng tốt, hoặc phải đủ nhân viên để có thể đối phó với sự gia tăng nhu cầu dịch vụ tiêu dùng.

Gói kích thích của Trung Quốc bày sẵn thế cờ thành công

Trung Quốc đang dần hồi phục từ cơn bão tài chính toàn cầu. Trong quý II, các số liệu chính thức cho thấy tổng sản phẩm quốc nội tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Những nghi ngờ về chất lượng kinh tế vĩ mô Trung Quốc có thể được kiểm tra qua các thống kê như sau: trong tháng Sáu, sản xuất điện năng tăng 5,2%, đảo chiều sau 8 tháng sụt giảm. Dĩ nhiên, GDP của Trung Quốc sẽ tăng trên 8% vào năm nay.

EUR-USD

USD-index

GBP-USD

Nhiều khả năng GBP quay về mức Fibo-50 ( 1.60500-1.6000)

XAU trung hạn

Vàng hình thành mô hình kim cương và mô hình Vai đầu vai tổng thể. Nhiều khả năng vàng trở về mức 930 trong tuần này. Sau đó sẽ xoay quay mức này trong tuần sau, trước khi đạt 910-900.

Tổng hợp tin trong nước 27-08




Hiệp hội giữ vai trò quan trọng hậu WTO

Sau khi vào WTO, nhà nước buộc phải đứng ngoài cuộc chơi kinh doanh nên vai trò của các hiệp hội hết sức quan trọng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, điều kiện hoạt động, cơ chế pháp lý của chính những hiệp hội lại chưa được rõ ràng.

Xu hướng phát triển của các mạng cộng đồng

Ngày nay, hình thức mở rộng và phát triển các mối quan hệ qua mạng cộng đồng (“networking”) không còn quá mới mẻ. Tại Việt Nam, từ hơn một năm qua, Caravat.com nổi lên như mạng cộng đồng doanh nhân hàng đầu thu hút hàng ngàn lãnh đạo và các chuyên gia cấp cao tham gia.

200 thương hiệu đoạt giải Sao vàng đất Việt 2009

Tại buổi họp báo ngày 26.8, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nhân trẻ VN Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Hội đồng chung tuyển quốc gia giải thưởng Sao vàng đất Việt 2009 hoàn tất quá trình bình chọn danh vị Top 10/Top 100/Top 200 thương hiệu VN.

Hơn 410 tỉ đồng bình ổn giá dịp Tết

Ngày 26.8, Sở Công thương TP.HCM đã họp với các doanh nghiệp (DN) chủ lực trong lĩnh vực chế biến, phân phối thực phẩm trên địa bàn TP để phổ biến chủ trương bình ổn thị trường dịp Tết. TP sẽ ứng vốn cho các DN vay ưu đãi không lãi trong 6 tháng, tổng số vốn dự kiến có thể trên 410 tỉ đồng. Đổi lại, các DN cam kết cung cấp hàng hóa dồi dào với giá bán thấp hơn giá thị trường 10% trong dịp Tết âm lịch.

Thời trang Việt: mở rộng và chiếm lĩnh thị trường

Theo nhận xét chung của nhiều người, các hãng thời trang công sở như Nem hay Eva de Eva... ngày càng có nhiều bạn gái trẻ tìm đến, đặc biệt là giới công sở bởi ưu điểm giá cả phù hợp, mẫu mã đa dạng...

Giá thép tăng thêm 300.000 đồng/tấn

Hôm qua 26.8, Tổng công ty thép VN đã tăng giá thép tại khu vực miền Nam lên 300.000 đồng/tấn. Cụ thể giá thép cuộn giao ra của nhà máy chưa có thuế VAT là 11,52 triệu đồng/tấn và giá thép cây là 11,72 triệu đồng. Đây là lần tăng giá thép thứ 2 trong tháng 8 của Tổng công ty thép VN (khu vực miền Nam).

Chọn kênh đầu tư hấp dẫn

Cơ hội sinh lời cao trong thời điểm hiện tại được nhiều người chọn là kênh đầu tư cổ phiếu. Không phải riêng ở VN mà trên thế giới, chứng khoán đã và đang tăng mạnh sau khủng hoảng

Thị trường chứng khoán vẫn trong sự suy đoán

Thị trường hôm qua không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích khi tiếp tục một phiên điều chỉnh nhẹ sau 5 lần tăng liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, chỉ số trên hai sàn HOSE và HNX tiếp tục diễn biến trái chiều nhưng vẫn dao động quanh mức điểm ngày hôm trước, mặc dù đã có lúc VN-Index bứt phá vượt ngưỡng 530 điểm trong cuối phiên giao dịch đợt 1.

Hoa Kỳ, điểm sáng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Mỹ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay. Thương mại xuất nhập khẩu của Mỹ trong 7 tháng đầu năm giảm mạnh, tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ không hề suy giảm mà còn tăng đáng kể. Đây là một điểm sáng trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Giá đường trong nước liên tục tăng

Ngày 26.8, Bộ NN-PTNT cho biết, từ 15.7 đến nay, giá đường trong nước liên tục tăng. Giá bán đường trắng loại I đã có thuế tại kho nhà máy cuối tháng 7 là 11.000đ/kg, đầu tháng 8 tăng lên trên 12.000đ/kg và hiện nay là 13.500 - 13.800đ/kg.

Khan hiếm nhãn xuất khẩu

Ngày 26-8, ông Nguyễn Xuân Huy, giám đốc Công ty CP chế biến nông sản xuất khẩu Ngọc Ngân (Tiền Giang), cho biết mặc dù vụ nhãn ở các tỉnh phía Nam đã trễ hơn hai tháng so với mọi năm nhưng hiện nay sản lượng thu hoạch cũng rất ít.

Nhà riêng lẻ Hà Nội đắt khách

Giá đất nền bị đẩy cao trong đợt sốt vừa qua khiến một lượng khách không nhỏ đã chuyển từ nhu cầu nhà chung cư sang nhà riêng lẻ. Không quá xa trung tâm, lại có giá cả ít biến động, phân khúc nhà dưới 3 tỷ này thu hút được nhiều người.

26 tháng 8, 2009

Tổng hợp tin 26-08

Hôm nay thị trường đón nhận hàng loạt thông tin kinh tế quan trọng từ Đức và Mỹ, bao gồm chỉ số giá nhập khẩu trong tháng 7, khảo sát IFO về niềm tin kinh doanh trong tháng 8 từ Đức và đơn hàng hóa lâu bền trong tháng 8, doanh số nhà mới, trữ lượng dầu hàng tuần từ Mỹ, cùng với phát biểu của thành viên Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED ông Lockhart.

Kịch bản kinh tế phục hồi theo hình chữ W

Giáo sư kinh tế Nouriel Roubini từ trường Stern School of Business tại đại học New York đưa ra giả thiết mới với đà phục hồi hình chữ W. Theo đó, sau khi vượt qua đáy của khủng hoảng, kinh tế thế giới sẽ lao dốc một lần nữa, trước khi thật sự tăng trưởng vững chắc.

Thị trường Bất động sản tại Mỹ có dấu hiệu phát triển trở lại

Số người có khả năng mua nhà hiện ở mức cao nhất. Giá nhà đã giảm từ 25% đến 30%, lãi suất cũng ở mức rất thấp và có nhiều người đang chờ để mua nhà. Tổng hợp những điều này cộng với 8.000 đô la miễn thuế nếu bạn là người mua nhà đầu tiên, đã làm cho mức cầu về nhà cửa đang trên đà bền vững.

Niềm tin người tiêu dùng đẩy thị trường Mỹ lên cao nhất kể từ đầu năm

Thị trường Mỹ đi lên trong phiên giao dịch ngày thứ ba, sau khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng và giá nhà ở vừa được công bố tăng cao hơn mong đợi làm tăng lạc quan vào việc suy thoái đang chấm dứt.

Chứng khoán Nhật tăng do niền tin tiêu dùng Mỹ, doanh số bán nhà giảm

Chứng khóan Nhật tăng do niềm tin tiêu dùng Mỹ và doanh số bán nhà ít hơn dự đóan đã gây áp lực lên dầu và vàng khiến giá đi xuống. Toyota Motor Corp., nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã tăng thêm 1.5% và Yamaha Motor Co.tăng 1.4%. Inpex Corp., nhà máy tham dò khí dốt tự nhiên và dầu giảm 0,9%

Phố Wall tái lập đỉnh cao 9 tháng

Dow Jones Index nối dài chuỗi ngày thăng hoa sang phiên thứ sáu, giữa những chỉ báo tích cực về niềm tin người tiêu dùng và thị trường nhà đất. Cổ phiếu ngân hàng phục hồi mạnh sau phiên bị xả hàng trước đó.

Quĩ SPDR Gold Trust bán vàng


Quĩ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust trong phiên giao dịch đêm qua đã bán ra 4.58 tấn vàng, lượng nắm giữ của quĩ giảm 0.4% xuống còn 1,061.83 tấn. Đây là lượng bán ra khá lớn nếu so sánh với thứ Sáu tuần trước, SPDR đã mua vào một lượng nhỏ 0.92 tấn.

4.000 hãng hàng không đối mặt với án phạt của EU

Vietnam Airlines cũng nằm trong danh sách 4.000 hãng hàng không có nguy cơ bị cấm bay hoặc chịu các khoản tiền phạt của Liên minh châu Âu (EU) nếu đến 2012 không đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Ngân sách Mỹ thâm thủng ‘kỷ lục’

Tòa Bạch Ốc và Quốc hội Mỹ cảnh báo ngân sách của Mỹ sẽ thâm thủng khoảng 1,6 nghìn tỷ trong năm nay.

Chuyên gia Nga: còn quá sớm để “cung tiễn” đồng USD


Một nhà phân tích nổi tiếng người Nga hôm qua (25/8) cho biết, có rất ít hi vọng rằng bất cứ tiền tệ nào sẽ có khả năng thay thế đồng đôla Mỹ như một đồng tiền dự trữ ở mọi thời điểm.

Chủ tịch China Life: Bất lực vì vòng kiềm tỏa cơ chế

Với vốn hoá thị trường hiện ở mức 111 tỷ USD, China Life còn được đánh giá là một trong số những tập đoàn bảo hiểm có giá trị nhất trên thế giới, khi trước mắt là một thị trường khổng lồ còn lâu mới khai thác hết tiềm năng.

Kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ lạm phát

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm thứ hai tuyên bố, họ sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng về số lượng, nhưng đồng thời cũng cảnh báo, nếu áp dụng chính sách này quá độ có thể khiến con đường phục hồi của kinh tế Trung Quốc gặp nhiều rủi ro từ lạm phát.

Tổng hợp tin kinh tế trong nước 26-08




Đầu tư Việt Nam sang Lào đạt hơn 2 tỷ USD

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư Lào, tính đến tháng 6/2009, Việt Nam đã có 186 dự án đầu tư trực tiếp vào Lào với tổng vốn đăng ký 2,08 tỷ USD, trong đó, 161 dự án đã triển khai. Trong 6 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư 17 dự án mới, tổng vốn đăng ký 87,9 triệu USD.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ dự án ODA

Những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tiến độ thực hiện, giải ngân dự án ODA trong 2 năm gần đây, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, chính là do đền bù, GPMB; tuyển chọn tư vấn quốc tế; thủ tục đấu thầu và điều chỉnh nội dung dự án.

VN ủng hộ tự do hóa thương mại và đầu tư

Ngày 25-8 tại Đà Nẵng, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) đã nhóm họp kỳ 3 với sự tham dự của gần 200 lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp lớn của 21 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Giá tiêu dùng chững lại tháng thứ hai liên tiếp

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, giá cả trong tháng 8 tăng 0,24% so với tháng trước, và nhích lên 3,47% so với cuối năm 2008. Theo cách tính trung bình kỳ, CPI bình quân của 8 tháng đầu năm 2009 tăng 8,31% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Cấm bán khống chứng khoán

Trong lúc chưa có hướng dẫn về nghiệp vụ này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) yêu cầu các công ty chứng khoán không cho khách hàng vay cổ phiếu để bán.

Da giày, đồ gỗ: nhập 80% nguyên liệu

Nguyên liệu quan trọng nhất trong ngành da giày là da nhưng hiện nay VN đang phải nhập đến 80%. Tình trạng trên cũng xảy ra tương tự đối với ngành đồ gỗ. Điều này đã tác động không nhỏ đến sức cạnh tranh của những mặt hàng này ở ngay thị trường nội.

Đẩy mạnh du lịch mua sắm

Ngày 25-8, ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao & du lịch TP.HCM, cho biết trong “Tháng khuyến mãi” diễn ra vào tháng 9-2009, hình thức du lịch mua sắm sẽ được đẩy mạnh nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa.

Vàng trượt giá mạnh

Giá vàng thế giới giảm 1,2%, kéo giá vàng trong nước sáng nay giảm 5.000 đồng/chỉ so với sáng qua. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước hiện không cao hơn nhiều.

Các mạng di động đua giành khách hàng sinh viên

Đầu năm học mới, các hãng điện thoại đua nhau về các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… để tặng sim di động miễn phí cho sinh viên.

Vietnam Airlines thử nghiệm check-in trực tuyến

Từ 26/8 đến 25/11, Hãng hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines) tiến hành thử nghiệm hệ thống làm thủ tục hành khách trực tuyến cho các chuyến bay nội địa xuất phát từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.

Sản lượng chè khu vực phía Bắc

Theo ước tính hiện nay có khoảng 2-3 triệu người Việt Nam có nguồn thu nhập chính phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào cây chè, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi chiếm đến 70% sản lượng chè cả nước.

25 tháng 8, 2009

Tổng hợp tin 25-08



Thị trường Mỹ giao động nhẹ

Trái phiếu bộ tài chính Mỹ tăng khi các cổ phiếu trên thị trường Mỹ đi xuống, và các nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ tiếp tục giữ lãi suất thấp lâu hơn mong đợi. Giá USD tăng so với EURO trong khi giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng.

Tình hình ngành tài chính, ngân hàng Mỹ

Ngày 26/8, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu, quyết định có hay không nới lỏng các quy định cho các công ty tư nhân nhảy vào đầu tư đối với tài sản của những ngân hàng phá sản.

Nhiều cản trở kinh tế thế giới phục hồi

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB nói đến dấu hiệu của sự hồi phục kinh tế với thái độ thận trọng và cho biết sẽ không vội vã rút bớt các kế hoạch kích thích khẩn cấp.

Giá dầu, nguyên liệu thô tăng mạnh

Giá dầu và các loại hàng hoá, đặc biệt nguyên liệu thô tăng mạnh sau khi chứng kiến các thị trường chứng khoán trên thế giới ào ào tăng điểm trong vài phiên qua. Hầu hết các chỉ số chứng khoán đều vượt các ngưỡng quan trọng và lên mức cao nhất trong năm 2009 - một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang thực sự phục hồi.

Vàng đột ngột rơi mạnh

Đặt áp lực lên giao dịch còn cho thấy các thông tin về các số lượng lệnh mua bởi các nhà đầu cơ vàng tính đã giảm khá mạnh. Trên thị trường Comex, các hợp đồng vàng giao sau vàng tháng 12/09 đã mất 1.9$ xuống mức 952$. Các hợp đồng này trước đó đã tăng tới 958.5$, mức cao nhất kể từ ngày 13/8. Cuối giờ giao dịch, vàng giao ngay spot đột ngột rớt về dưới 940$

GDP Trung Quốc tăng trưởng 8,5% và Không lạm phát?

Theo một cơ quan dự báo của chính phủ, tổng sản lượng quốc nội của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 8,5% trong quý III năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục xu hướng tăng trưởng của quý II với 7,9%.

Sự phục hồi kinh tế ở Châu Á có sự ảnh hưởng từ Trung Quốc

Trong những đợt suy thoái kinh tế toàn cầu trước đây, Hoa Kỳ luôn là quốc gia đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, tiếp theo đó đến Châu Âu và các nước còn lại. Tuy nhiên, lần này, chất xúc tác cho sự phục hồi kinh tế lại đến từ Trung Quốc và các nước Châu Á, nơi mà chính những nền kinh tế mới nổi đang hỗ trợ cho các nước phương Tây thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu đậm nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

NHTW Israel nâng lãi suất cơ bản lên 0.75%

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế đang bắt đầu thoát khỏi suy thoái và áp lực về giá cả, Ngân hàng trung ương (NHTW) Israel đã quyết định nâng lãi suất cho vay ngắn hạn thêm 0.25% lên 0.75% vào hôm Thứ Hai để ngăn chặn lạm phát.

Ukraina sẽ tăng cường XK lúa mì và lúa mạch Châu Âu, Á và Phi

Theo Bộ trưởng kinh tế Ucraina, Bohdan Danylyshyn, nước này có kế hoạch đẩy tăng xuất khẩu lúa mì, lúa mạch và các cây trồng khác sang các châu Á, Phi và Âu, bởi sản lượng năm nay sẽ bội thu, đạt khoảng 45 triệu tấn.

Trung tâm thương mại người Việt tại Ba Lan thiệt hại ước tính 1 triệu USD

Thiệt hại chủ yếu là hàng hóa và ước tính khoảng 1 triệu USD. Ngoài các chủ hộ kinh doanh, những người giao hàng cho họ bán cũng chịu nhiều mất mát. Khu vực bị cháy đã ngừng hoạt động và nhiều khả năng phải xây dựng lại, bà con tạm thời mất công ăn việc làm, cuộc sống sẽ bị đảo lộn.

24 tháng 8, 2009

Nhận định Vàng dựa trên "Cầu thật"

Nhu cầu của Vàng đối với từng đối tượng ( Sản xuất kim hoàn, Sản xuất Công Nghiệp, Nhu cầu bán lẻ, và Đầu cơ).Nếu Q1-09 thì lượng đầu cơ tăng mạnh đạt 465 tấn khiến Vàng tăng giá bất thường, rồi sau đó điều chỉnh giảm trong Q2-09 chỉ còn 57 tấn. Điều này cũng làm giảm nhu cầu của các đối tương khác về Vàng do giá cao trong nửa đầu năm 2009.
Một điều chúng ta luôn chú ý là giá vàng luôn có mức điều chỉnh xoay quanh nhu cầu thật ( kim hoàn, SX công nghiệp). Hiện tượng tăng hay giảm giá Vàng điều phụ thuộc nhiều vào nhu cầu đầu cơ, nhưng rất mong manh.

Bây giờ ta thử dùng phép toán tính :

tổng Cầu thật ETFs
Năm 2007 3567 3312 255
Năm 2008 3787 3470 317
Nửa đầu 2009 1766 1244 522
Dự doán 2009 3677 3391
Dự doán ½ cuối 2009 1911 2147
Trung binh 2 Quí cuối 2009
955.5


Như vậy, so với 2007, 2008 thì năm 2009 nhu cầu thật của vàng đang giảm mạnh do Nhu cầu Ấn độ giảm . Vì thế, chúng ta có thể nhận xét rằng: Giá vàng trong 2 quý còn lại của 2009 sẽ tăng lại tương ứng với Nhu cầu thật tăng ( mùa cưới Ấn độ, Nhu cầu mới từ Trung Quốc). Tuy nhiên, nhu cầu thật bao giờ cũng có độ co dãn E về giá, nên việc tăng cầu ko đảm bảo giá tăng ở mức 1020USD. Mức giá có thể kỳ vọng đầu tư dài hạn là 980-990 cuối năm.

Nhận định thị trường tiền tệ tuần qua

CHỦ TỊCH FED GÂY SỨC ÉP LÊN ĐỒNG USD

Sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đầu tuần đã làm cho nhiều nhà đầu tư đã nghĩ rằng tình hình mất điểm sẽ còn diễn ra trong những ngày tiếp sau đó. Tuy nhiên thực tế đã không chỉ ra như vậy không những chứng khoán Mỹ không mất điểm mà còn liên tục tăng điểm vào các ngày còn lại trong tuần. Chỉ số S&P 500 tăng 1,9% lên mức 1.026,13 điểm tại thị trường New York. Chỉ số này tăng 2,2% trong tuần này. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 155,91 điểm tương đương 1,7% lên mức 9.505,96 điểm. Không những chứng khoán Mỹ leo lên mức cao nhất trong 10 tháng qua mà trên thị trường dầu thô giá dầu cũng chinh phục mức cao nhất kể từ tháng 11/2008. Trong khi đó trên thị trường tiền tệ đồng USD đã giảm mạnh trở lại so với đồng EUR và các đồng tiền hàng hóa nhưng không có nhiều biến động so với đồng GBP và đồng JPY.

Cuối tuần qua các NHTW lớn trên toàn thế giới đã tụ họp tại Jackson Hole, một thành phố xinh đẹp thuộc bang Wyoming, miền Tây nước Mỹ để tham gia hội nghị hàng năm bàn về sức khỏe hiện tại của nền kinh tế toàn cầu. Thị trường tài chính thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực so với thời điểm diễn ra cuộc họp năm ngoái. Nền kinh tế thế giới đã được ổn định về nhiều mặt gây không ít bất ngờ cho các nhà điều hành. Chủ tịch Fed Ben Bernanke mở đầu cuộc họp với phát biểu về tình hình không thể khá hơn của nền kinh tế Mỹ. Bài phát biểu của ông Ben đã chỉ ra rằng khả năng phục hồi của nền kinh tế là rất tốt. Ông Ben cảm thấy tự hào với những gì mà Fed đã làm được trong thời gian qua. Tuy nhiên điều mà giới đầu tư vẫn còn lo ngại chính là việc ông Ben đã không đề cập nhiều đến chính sách tiền tệ trong tương lai. Diễn biến của cuộc họp này đã hỗ trợ cho chứng khoán Mỹ leo lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng qua sau khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần. Cuộc họp tiếp tục diễn ra vào ngày thứ 7 khi mọi thị trường đều đóng cửa. Chủ tịch NHTW châu Âu Trichet đã cảnh báo các nhà làm chính sách trên toàn thế giới không nên quên bài học về sự tàn phá của cuộc khủng hoảng tài chính mà đỉnh điểm diễn ra vào tháng 11 năm 2008. Cuộc họp đã chỉ ra rằng hầu hết các nền kinh tế đều bước dần ra khỏi cuộc khủng hoảng nhưng những rủi ro vẫn sẽ còn tồn tại. Một quan chức của ECB cho biết kinh tế khu vực châu Âu sẽ khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm nhưng sự phục hồi sẽ đến nhanh nhất là trong 6 tháng đầu năm 2010. Một vài NHTW muốn mở rộng thêm các chương trình kích thích kinh tế trong khi đó một số muốn mở rộng chính sách hiện tại và số còn lại muốn nâng mức lãi suất cơ bản. Tất cả những điều này sẽ làm cho giới đầu tư dao động và sẽ khiến thị trường tiền tệ biến động thất thường trong phiên giao dịch hôm nay.

Dữ liệu kinh tế được công bố vào cuối tuần gây không ít bất ngờ cho giới đầu tư khi doanh số nhà cũ tăng mạnh vượt mọi dự báo của các nhà kinh tế (5.24K so với 5.03K). Đây là con số làm cho giới đầu tư vững tin vào một sự phục hồi của khu vực nhà đất góp phần giúp họ tìm đến các kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng trước đó lượng nhà đang xây giảm hơn mức mong đợi của thị trường cho nên sự khả quan trên thị trường nhà đất cần thêm thời gian để xác định. Tuần này hàng loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ được công bố từ Mỹ. Niềm tin tiêu dùng sẽ được công bố vào ngày mai, đơn hàng lâu bền và doanh số nhà mới sẽ được công bố vào thứ 4. Mọi sự chú ý trong tuần sẽ hướng đến GDP được sửa đổi trong quí II sẽ được công bố vào ngày thứ 5. Cuối tuần sẽ là những báo cáo về tiêu dùng và thu nhập cá nhân.

DỮ LIỆU KINH TẾ RẤT KHẢ QUAN CỦA KHU VỰC ĐÃ KHIẾN ĐỒNG EUR TĂNG MẠNH

Đồng EUR đã tăng mạnh so với đồng USD trong phiên giao dịch cuối tuần một mặt do những tác động tích cực đến từ những báo cáo từ khu vực châu Âu, mặt khác là do những phát biểu khả quan từ cuộc họp tại Jackson Hole. Tình hình sản xuất kinh doanh tại khu vực sản xuất và dịch vụ của châu Âu đã có những bước chuyển biến đáng kể trong tháng qua. Chỉ số đo lường môi trường hoạt động của khu vực dịch vụ tại Đức và chỉ số đo lường môi trường hoạt động của khu vực sản xuất tại Pháp làm cho thị trường bất ngờ khi được công bố ở trên mức trung bình 50. Mặc dù Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) có những phát biểu vẫn còn lo ngại với tình hình hiện tại nhưng giới đầu tư đã cảm thấy rất vững tâm khi nắm giữ đồng EUR. Điều này khiến cho đồng EUR liên tục tăng điểm. Hơn nữa những phát biểu của Chủ tịch Fed trong phiên giao dịch cuối tuần đã giúp cho giới đầu tư tháo chạy khỏi việc nắm giữ đồng USD. Đây cũng là lý do khiến cho đồng EUR tăng mạnh. Hôm nay đơn hàng công nghiệp mới sẽ được công bố với nhiều dự báo khả quan có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng EUR tăng giá.

VÀNG TĂNG ĐỘT BIẾN SAU KHI CHỦ TỊCH FED PHÁT BIỂU VÀ THỊ TRƯỜNG ĐÓN NHẬN NHIỀU THÔNG TIN KHẢ QUAN

Giá vàng đã tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần khi toàn bộ những thông tinh được công bố đều khiến cho đồng USD giảm mạnh. Những phát biểu của Chủ tịch Fed cùng với doanh số nhà cũ quá khả quan đã khiến cho đồng USD giảm mạnh làm cho kỳ vọng lạm phát gia tăng. Điều này khiến cho giá vàng tăng mạnh quay lại chinh phục mức cao trong hơn 1 tuần qua. Giá vàng đã nhanh chóng leo lên quanh mức 955 USD/oz ngay khi thị trường New York mở cửa. Các chuyên gia cho biết nếu thị trường tiếp tục nhận được những thông tin khả quan từ Mỹ thì nhiều khả năng giá vàng sẽ quay lại mức 970. Tuy nhiên một số khác cho rằng những thông tin trong tuần này được dự báo không khả quan khó có thể hỗ trợ cho điều đó. Hôm nay không có bất kỳ thông tin kinh tế công bố từ Mỹ. Giới đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khoán để xác định xu hướng.

Tham khảo chiến lược của Eximbank ( 24-08)

Thông Tin Về Thị Trường

Giá USD NHNN

16.970 (tăng 2đ)

Giá USD Eximbank

17.819 – 17.819 – 17.819

Giá vàng Eximbank

2.125.000 – 2.130.000

Giá vàng thị trường tự do

2.126.000 – 2.130.000

Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ

74.29USD/thùng

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Tiền tệ

Trạng thái

Mục tiêu

Dừng lỗ

Mua

Bán

Vàng


955.00

945.00

960.00

EUR


1.4350

1.4200

1.4400

GBP


1.6550

1.6400

1.6600

AUD


0.8400

0.8300

0.8450

JPY

95.00


94.00

95.50

Ngoại tệ

Biên độ giao dịch

Hôm trước

Dự báo hôm nay

Vàng

937.80 – 957.85

945.00 – 955.00

EUR

1.4205 – 1.4372

1.4200 – 1.4350

GBP

1.6417 – 1.6623

1.6400 – 1.6550

AUD

0.8213 – 0.8393

0.8300 – 0.8400

CAD

1.0758 – 1.0940

1.0750 – 1.0900

JPY

93.41 – 94.71

94.00 – 95.00