20 tháng 10, 2009

Đồng đôla và ưu thế kinh tế Mỹ đang bị đe dọa?

Những tin xấu về đồng đôla có vẻ ngày càng trở nên xấu hơn. Đồng tiền của Mỹ đã mất giá đáng kể so với đồng euro và đồng yên Nhật (còn chính quyền Obama có vẻ vẫn cho thấy không có ý định làm giảm tốc cú trượt này).

Sự “thì thầm” của các cường quốc khác trên thế giới về sự cần thiết phải có một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới lại càng làm tăng thêm xu hướng xấu này. Lời đồn đại về những kế hoạch lật đổ đồng đôla khỏi bệ đứng của mình lại ngày càng nhiều.

Một số người coi sự xuống dốc của đồng đôla là một bằng chứng nữa cho thấy giai đoạn dài với vai trò ưu thế trên toàn cầu của Mỹ sắp kết thúc. Chức năng của đồng bạc Mỹ là tiền tệ dự trữ hàng đầu vẫn là trụ cột chính của vị trí ưu thế của Washington trên thế giới kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Nhiều thập kỷ qua, đồng đôla vẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng trong kinh doanh. Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla, mặt khác, hầu hết các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu (như dầu lửa) cũng được định giá bằng đồng tiền của nước Mỹ này.

Những thứ đó đều đem lại nhiều lợi thế cho Mỹ, đáng kể nhất là chi phí vay mượn thấp hơn (bởi vì luôn có nhu cầu về đồng tiền dự trữ này lớn hơn những đồng tiền khác). Và sau đó là những ảnh hưởng về chính trị và văn hóa tăng lên – quyền lực và thanh thế – với đồng tiền đứng đầu trật tự phân hạng kinh tế. Vì thế sẽ không có gì là bất ngờ khi những dự đoán về sự “băng hà” của đồng đôla có xu hướng đi cùng với dự đoán rằng vai trò siêu cường của Mỹ đang chỉ còn đếm từng ngày.

Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ của bức tranh lớn hơn: điều đó không nhất thiết đã đúng. Việc tạo ra đồng euro và sự nổi lên của những nền kinh tế như Trung Quốc thực tế đang mở ra triển vọng cho hệ thống tiền tệ toàn cầu ít phụ thuộc hơn vào đồng đôla như hiện tại. Mặc dù vậy, để chuyện đó diễn ra đòi hỏi những thay đổi gấp vạn lần với khoảng hàng năm hay hàng thập kỷ nữa. Và trong khi đó, Benjamin Cohen, từ đại học California-Santa Barbara chỉ ra rằng, “rõ ràng đồng đôla vẫn là đồng tiền hàng đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực".

Ông chỉ ra rằng, nhìn chung, đồng đôla tiếp tục duy trì vai trò chính trong các giao dịch ngoại hối, thương mại, và thị trường ngân hàng quốc tế. Mặc dù hầu hết các quốc gia thêm đồng euro vào “kho” dự trữ của mình kể từ khi đồng tiền này được đưa vào sử dụng năm 1999, nhưng dự trữ bằng đồng đôla vẫn nhiều gấp 2 ½ lần và “ vẫn đang có xu hướng tăng", Cohen nói. Thực tế, tỷ lệ đồng đôla hiện tại trong dự trữ tiền tệ toàn cầu thực tế còn cao hơn giai đoạn đầu những năm 1990. Năm 1990, đồng đôla chiếm 45% lượng dự trữ thì ngày nay đã chiếm 65%. Còn thời kỳ đỉnh cao của đồng đôla là năm 1999, năm đồng euro được đưa vào sử dụng, là 71,5%.

Cohen và nhiều nhà kinh tế khác, chỉ ra rằng phần lớn sự biến động hiện tại trong vai trò của đồng đôla có xu hướng tạo ra nhầm lẫn giữa hai vấn đề: sự bất ổn đang tồn tại trong thị trường ngoại hối, và vai trò cấu trúc trung và dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu của đồng đôla. Một số người dự đoán tương lai của đôla đã cho rằng khi các nước sản xuất dầu lửa cân nhắc chuyển sang tính giá dầu bằng đồng euro thay vì đôla, thì đó chính là hồi chuông báo tử với ưu thế kinh tế của Mỹ.

Nhưng, vẫn còn đó câu hỏi lớn nhất rằng, đồng tiền nào có thể nhấn chìm đồng đôla? Đâu là sự thay thế thích hợp cho đồng đôla? Ứng cử viên rõ ràng nhất có vẻ là đồng euro. Trước những ngày có đồng euro, đồng mark Đức và đồng franc Pháp chưa từng bao giờ được cho là đồng tiền có thể thay thế đôla, vì số nước ủng hộ đồng tiền này vẫn là rất nhỏ. Sức nặng kinh tế của đồng euro, ngượi lại, cũng ngang với đồng đôla Mỹ; cả hai chiếm khoảng ¼ GDP toàn cầu. Và thị trường tài chính châu Âu tương đối sâu và có tính thanh khoản tốt (mặc dù vẫn chưa bằng về quy mô so với Mỹ). Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế châu Âu trong thập kỷ tới có thể vẫn còn yếu, nếu xét về thị trường lao động khắt khe, quy định cứng nhắc, và dân số đang giảm. Và thêm vào đó, nền móng chính trị của đồng euro chỉ là một điều ước quốc tế, hơn là thứ được bảo đảm bởi nhà nước dân tộc.

Tuy nhiên, nếu xét những vấn đề tài chính đang nổi lên mà Mỹ phải đối diện – như thâm hụt tài khoản vãng lai nghiêm trọng và bùng nổ nợ công – các nhà kinh tế như Jeffrey Frankel của Harvard và Menzie Chinn của đại học Wisconsin-Madison cho rằng euro có thể tiến triển tốt, có lẽ sẽ vượt qua tỷ lệ của đồng đôla trong dự trữ toàn cầu vào khoảng năm 2015. Tuy nhiên, người ta sẽ tự hỏi, liệu kịch bản như thế có thực sự thể hiện sự chuyển đổi cơ bản của trật tự toàn cầu.

Còn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng yên Nhật thì sao? Mặc dù đồng yên Nhật vẫn được giữ làm đồng tiền dự trữ rộng rãi ở một số khu vực trên thế giới, nhưng sự hấp dẫn của nó đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi thực tế kinh tế không mấy sáng sủa của kinh tế Nhật Bản kể từ những năm 1990. Còn với đồng nhân dân tệ, thì ngay cả những người ủng hộ Trung Quốc nhất cũng thừa nhận rằng phải nhiều năm nữa nền kinh tế Trung Quốc mới có được những thuộc tính cần thiết của một đồng tiền dự trữ quốc tế, đặc biệt là khi thị thường tài chính sâu, minh bạch, và có tính thanh khoản vẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới Mỹ. Trong khi đó, cũng nên nhớ rằng, dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla của Trung Quốc vẫn tăng trong quý 3 năm nay.

Một ý tưởng khác khiến cho các giới quan tâm tới đồng SDR (quyền rút vốn đặc biệt, một dạng tiền tượng trưng do IMF phát hành). Ý tưởng này cũng đang được chú ý kể từ ngày 23/3/2009 khi Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đề nghị với ngân hàng trung ương chuyển dự trữ ngoại tệ từ đồng đôla sang SDR. Và trong cuộc họp cấp cao của G20 tại London trong tháng 4, các quốc gia tham dự đã đồng ý gói bảo hiểm lớn 250 tỷ USD trị giá SDR.

Mặc dù vậy, vẫn còn một vấn đề cần bàn tới. Barry Eichengreen, nhà kinh tế hàng đầu tại đại học California-Berkeley từng viết: “Những người hoài nghi đặt câu hỏi liệu SDR có thể thay thế đồng đôla với vai trò là đồng tiền dự trữ hàng đầu, vì lý do đơn giản rằng SDR không phải là một đồng tiền. Nó chỉ là một đơn vị tính toán tổng hợp, thông qua đó, IMF phát hành tín dụng với các thành viên". Dựa vào rổ 4 đồng tiền (đôla Mỹ, euro, bảng Anh và yên Nhật), SDR chỉ có thể được sử dụng ngay lập tức bởi các ngân hàng trung ương và một số thể chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements) – nhưng lại không được sử dụng bởi các công ty và người tiêu dùng. Mở rộng vai trò của SDR vượt qua chức năng thực tế của nó và trở thành tiền tệ quốc tế đích thực sẽ đòi hỏi phải cơ cấu lại chính trị và kinh tế, điều mà ít cường quốc nào có vẻ hào hứng vì những gì họ đang có.

Còn một điểm quan trọng nữa cần bàn tới: Mặc dù chính trị đóng vai trò lớn trong cuộc tranh luận về tiền tệ dự trữ tương lai, nhưng vẫn còn nhiều khác biệt trong các cuộc thảo luận của dân chúng. Ví dụ, Cohen của Đại học California không đồng tình với quan điểm cho rằng các nước Ảrập vùng vịnh có thể vô tình đã chuẩn bị gạt đồng đôla sang một bên vì những lợi thế thương mại không rõ ràng. Ông chỉ ra, Ảrập Xêút đã có thỏa thuận từ lâu với Mỹ về việc sẽ không hành động làm mất ổn định đồng đôla, đổi lại, Mỹ hứa bảo đảm an ninh cho nước này trong khu vực trước những nguy cơ lớn. Điều tương tự cũng đúng với Nhật Bản, khi nước này cũng còn gắn chặt với Mỹ trong liên minh quân sự, cũng như thông qua mạng lưới phức tạp các quan hệ thương mại. Mặc dù Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, thì chỉ riêng thực tế này là khó có thể đủ để thuyết phục Tokyo chuyển dự trữ ngoại tệ sang nhân dân tệ.

Tóm lại, dù việc đồng đôla vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trên toàn cầu là điều không chắc chắn, thì vai trò của những tiền tệ lựa chọn khác cũng còn lâu mới theo kịp được nó. “Đánh bật đồng đôla ra khỏi vị trí quốc tế của nó cũng sẽ cần một hành động phối hợp trên toàn thế giới", Cooper của Trường Đại học Harvard nói. Tuy nhiên, vẫn không hề có dấu hiệu nào của sự cùng hợp tác toàn cầu.

Mỹ: tiến thoái lưỡng nan với món nợ khổng lồ





Không còn nghi ngờ gì về việc Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, trong đó, khoản nợ khổng lồ đang là thử thách lớn nhất đối với nền kinh tế này.
Khoản thâm hụt ngân sách 1,42 nghìn tỉ USD của năm tài khóa 2009 (tính đến hết tháng 9/2009) vừa được công bố hôm thứ Sáu tuần trước được gọi là "một kết quả tốt hơn cả mong đợi". Con số này cao gấp 3 lần mức thâm hụt năm ngoái, xứng đáng nhận được sự chú ý của cả thế giới.

Con số thâm hụt này chiếm tới 10% GDP - là mức cao nhất kể từ sau Thế Chiến II, tuy nhiên hồi đầu năm, chính phủ Mỹ còn dự đoán tỉ lệ này có thể đạt tới 12%.

Cũng trong thông cáo hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ đã dự đoán mức thâm hụt sẽ đạt tổng cộng 9100 tỉ USD trong thập kỷ tới trừ phi chính phủ nước này bắt tay vào hành động để sửa chữa khắc phục con số thâm hụt này.

Nguyên nhân tạo ra con số thâm hụt khổng lồ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Timothy Geithner, đã đưa ra 2 lý do chính tạo nên mức thâm hụt ngân sách khổng lồ này. Một là khoản thâm hụt tài chính thừa hưởng từ chính quyền tiền nhiệm của cựu tổng thống George W. Bush. Nguyên nhân thứ hai là do hậu quả từ những hành động của chính phủ Mỹ nhằm khắc phục cơn suy thoái kinh tế tệ nhất sau cơn Đại Suy thoái của những năm 1930.
Chính quyền tân tổng thống Barack Obama đã khởi động gói kích thích 787 tỉ USD nhằm đẩy mạnh nền kinh tế và một gói kích thích 700 tỉ USD khác để ổn định hóa hệ thống tài chính kể từ khi ông Obama lên nhậm chức hồi đầu năm nay.

Thực tế là, việc Mỹ bị lún sâu vào các khoản nợ không còn là một tin tức mới nữa. Mọi thứ dường như quay trở lại kỷ nguyên Ronald Reagan của những năm 1980 khi mà tổng thống Mỹ bắt đầu nghĩ rằng ngân sách thâm hụt không phải là vấn đề lớn đối với đất nước nhờ vị thế của đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ cốt lõi của toàn cầu.

Cựu tổng thống Mỹ, ông George W. Bush, cũng tin vào một điều tương tự rằng thâm hụt ngân sách chỉ là vấn đề nhỏ. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã khởi động cuộc chiến chống Iraq và giảm thuế tới hai lần, thay đổi ngân sách liên bang từ thặng dự trở nên thâm hụt nghiêm trọng.

Cho đến giờ, chính phủ Mỹ đã nhận ra được rằng khoản nợ nặng nề và ngày càng nặng hơn này thực sự là vấn đề - nhờ cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm ngoái 2008.

Không có giải pháp nào tốt hơn?

Về căn bản, khi cựu Bộ trưởng Tài chính của Mỹ, ông Robert Robin, đối diện với vấn đề này, ông cho rằng có hai cách để giải quyết vấn đề thâm hụt: một mặt làm tăng thu nhập, và mặt khác là cắt giảm chi tiêu.

Ít nhất cho đến thời điểm này, chính quyền tổng thống Obama dường như không sẵn sàng thực hiện cả hai biện pháp này.

Trước tiên nhìn về khía cạnh chi tiêu. Cơn hồi sinh kinh tế vừa mới bắt đầu và vẫn còn dễ vỡ, tỉ lệ thất nghiệp hiện cao và vẫn đang tiếp tục tăng với mức dự kiến có thể lên tới hai con số.

Thêm vào đó, tổng thống Obama đã cam kết sẽ đặt nền tảng vào sự thịnh vượng của thế hệ tương lai, điều đó đồng nghĩa rằng ông phải triển khai cải cách nền tảng và sâu rộng đối với xã hội Mỹ.

Việc "đại tu" y tế là một trong số những nhiệm vụ khó khăn nhất mà chính phủ Mỹ đang thúc đẩy hiện nay. Tuy nhiên, giới chỉ trích nói rằng "Obamacare" hay chương trình chăm sóc y tế của tổng thống sẽ chỉ tăng thêm gánh nặng nợ nần cho người dân Mỹ, ít nhất là trong thời gian ngắn.

Thêm vào đó, hai cuộc chiến với Iraq và Afghanistan vẫn đang ngốn hàng đống tiền của chính phủ liên bang.

Trong khi đó, nhìn từ mặt thu nhập, chính phủ Mỹ thậm chí còn đang đối mặt với lựa chọn khó khăn hơn. Tăng hay là không tăng thuế, tổng thống Obama sẽ phải đưa ra một quyết định hợp lý khi mà trong chiến dịch tranh cử, ông đã hứa sẽ không áp thuế cho tầng lớp trung lưu - thành phần chính của xã hội Mỹ. Điều này thực sự là nhạy cảm, đặc biệt khi một chính phủ hay một đảng đang theo đuổi việc tái cử.

Chính vì vậy, chính quyền Obama đang chọn cách tương đối dễ để giải quyết vấn đề này, cách đó được gọi là giải pháp toàn cầu hóa.

Nói chung, biện pháp của chính phủ Mỹ hiện nay là vay tiền của thế giới và làm giảm giá trị của đồng USD, đồng dự trữ chính của thế giới hiện nay. Tuần trước, chỉ số USD index đã chạm mức thấp nhất trong vòng 14 tháng.

Sự sụt giá của đồng USD đã dẫn tới mối băn khoăn về vị thế thống trị của nước Mỹ hện nay trên nền kinh tế toàn cầu - theo một bài báo đăng trên Wall Street Journal của một học giả người Mỹ, ông Zachary Karabell.

Những gì mà chính quyền Obama đã hứa sẽ gây ra vấn đề thâm hụt khi nền kinh tế bắt đầu những bước tăng trưởng chắc chắn trở lại. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng giải pháp "để mặc khoản nợ tự gia tăng" sẽ không xảy ra trong ngắn hạn và cơn hồi sinh vẫn sẽ đầy những sự bất ổn. Bên cạnh đó, việc quay lại với quy tắc tài chính kể từ lúc đó sẽ là một câu chuyện khác.

Dĩ nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cũng không phải là những chiếc máy rút tiền tự động không hạn mức. Đó là nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng một ngày nào đó trong tương lai bong bóng nợ của Mỹ sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn hơn.
Nguồn tin

Tổng hợp tin thế giới 20-10

Dầu lên mức cao nhất một năm qua, gần 80 USD/thùng

Giá dầu đêm qua trên sàn giao dịch New York tiếp tục tăng mạnh và đã lên mức cao nhất trong một năm qua theo đà suy giảm của đồng USD và những tín hiệu phục hồi mới của nền kinh tế.

“Chừng nào đồng USD còn giảm và chứng khoán toàn cầu tăng, khi đó đã có đủ lý do để khiến dầu tiếp tục tăng giá”, Brad Samples - một chuyên gia phân tích thị trường hàng hoá của Công ty năng lượng Summit Energy Inc. tại Louisville, Kentucky nói.

Giá dầu thế giới đêm qua lần đầu tiên trong một năm qua đã vượt lên trên ngưỡng 79 USD/thùng trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu gia tăng mạnh mẽ. Đây là một tín hiệu giúp củng cố niềm tin rằng sự phục hồi kinh tế thế giới sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu.

Đồng USD giảm cũng là một nguyên nhân kéo dầu tăng giá.

Giá dầu giao tháng 11 trên sàn New York tăng 1,08 USD (+1,4%) lên 79,61 USD/thùng - mức cao nhất kể từ 13/10/2008.

Các giao dịch dầu giao tháng 11 sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay (20/10).

Giá dầu giao tháng 12 đang đứng ở mức 79,96 USD/thùng.

Như vậy, tính cho tới hết phiên giao dịch ngày 19/10, giá dầu trên sàn New York đã tăng phiên thứ 8 liên tiếp - chuỗi tăng dài nhất trong hai năm qua.

Trong 3 tháng qua, giá dầu tăng khoảng 25%.

Giá vàng tiếp tục tăng, hướng dần tới kỷ lục 1.072USD/oz

Giá vàng thế giới đêm qua trên sàn New York và vào đầu giờ sáng nay (20/10) trên thị trường châu Á tiếp tục tăng mạnh trở lại phiên thứ hai liên tiếp và đang hướng dần về mức cao kỷ lục 1.072 USD/ounce vừa lập hôm 14/10.

Giá vàng giao tháng 12 đêm qua trên sàn Comex New York tăng 6,6 USD lên 1.058,1 USD/ounce

Tới đầu giờ sáng nay (20/1), giá vàng giao tháng 12 thị trường châu Á tăng thêm 6,1 USD (+0,58%) lên 1.064,2 USD/ounce.

Vàng tiếp tục tăng trở lại chủ yếu do đồng USD suy yếu đã khiến nhu cầu đầu tư vào vàng nhằm chống lại lạm phát tăng mạnh và xu hướng bắt đáy sau khi vàng giảm gần 30 USD cuối tuần trước.

Trước đó, áp lực chốt lời ngắn hạn đã khiến vàng giảm giá nhưng về trung và dài hạn, hầu hết các dự báo đều cho rằng các đồng tiền chủ chốt, trong đó có USD sẽ còn giảm giá trong bối cảnh lạm phát có thể leo thang bất cứ lúc nào. Đây là nguyên nhân khiến nhu cầu đầu tư vào vàng không suy giảm và vàng không thể giảm sâu.

Đồng USD hiện đang đứng ở gần mức thấp kỷ lục do có nhiều dự đoán cho rằng lãi suất cơ bản của Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì ở mức gần 0 và các khoản nợ của Mỹ nằm ở mức cao mọi thời đại.

Trong một số dự báo gần đây của nhiều tập đoàn tài chính và công ty tư vấn lớn, vàng có thể sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Theo dự báo của các chuyên gia phân tích của CPM Group - một tập đoàn nghiên cứu, tư vấn và quản lý đầu tư trong lĩnh vực hàng hoá, có trụ sở tại New York - Mỹ, vàng có thể sẽ lên 1.200 USD/ounce vào cuối năm nay.

Trong khi đó, theo dự báo của Ngân hàng Bank of America - một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, vàng sẽ lên 1.500 USD/ounce nếu giá dầu lên 100 USD/thùng. Và theo Bank of America việc giá dầu sẽ lên 100 USD là khó tránh khỏi trong năm 2009.

Giá dầu đêm qua trên sàn New York tiếp tục tăng mạnh và đã vượt qua mức 79,5 USD/thùng.

Bội chi ngân sách là mối đe dọa lâu dài của đồng USD

Cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Alan Greenspan đưa ra nhận định: “Vấn đề bội chi ngân sách sẽ là mối đe dọa lâu dài mà đồng USD đang phải đối mặt”.

Ông Alan Greenspan cho rằng, về lâu dài, thâm hụt ngân sách tài chính Mỹ có thể sẽ lớn hơn so với quy mô dự tính đã rơi ở mức kỷ lục hiện tại và vấn đề bội chi ngân sách sẽ tiếp tục gây áp lực lên đồng USD, đồng thời khiến chi phí vay vốn đứng trước nhiều áp lực.

Theo ông Greenspan, nếu Chính phủ Mỹ không giải quyết được vấn đề mất cân bằng tài chính lâu dài, đồng USD sẽ khó mà duy trì được vị trí hiện tại trong hệ thống tài chính toàn cầu; nếu vấn đề tài chính không được giải quyết, sẽ phát sinh ra vấn đề mang tính “hiểm họa”. Ông Greenspan còn cho biết thêm, ông vẫn kiên quyết theo chủ trương thị trường tự do, ông cho rằng, hệ thống tín dụng Mỹ cần phải cải cách, nhưng không cần phải cải tổ hoàn toàn và chỉ ra rằng, tình trạng các doanh nghiệp trong hệ thống tài chính vì “quá lớn mà không thể phá sản” là một vấn đề nghiêm trọng, nó đã đi ngược lại nguyên tắc thị trường, cần phải giải quyết triệt để.

Ông Greenspan bày tỏ sự lo lắng về mức độ lạm phát trong thời gian gần đây: “Tôi không quá lo lắng đến chiều hướng sụt giảm trong thời gian gần đây của đồng USD. Bởi do tác dụng bến đỗ an toàn của đồng USD, tỷ giá đồng USD đã tăng mạnh”.

Wall Street tăng thuyết phục nhờ lợi nhuận DN vượt kỳ vọng

Hoạt động tăng mua của giới đầu tư trong một tuần có thể nói là cao điểm của mùa công bố kết quả kinh doanh đã giúp Wall Street có phiên tăng điểm đầy thuyết phục. Theo đó, sự suy yếu của đồng USD, sự leo thang của giá cả hàng hóa cũng như các công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng thị trường trong và sau giờ giao dịch là nhân tố kích thị trường lên các mức cao nhất trong 12 tháng qua.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 96 điểm (1%) lên 10092.19 điểm, mức đóng cửa cao nhất của chỉ số này kể từ ngày 03/10/2008. Khi đó, Dow Jones đứng ở mốc 10,325.38 điểm. Chỉ số S&P 500 nhận thêm 10 điểm (0.9%) lên 1097.90 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 20/02/2008. Chỉ số Nasdaq tiến 19 điểm (0.9%) lên 2,176.32 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 26/09/2008.

Như vậy, thị trường chứng khoán Mỹ đã có hơn bảy tháng tăng điểm liên tiếp kể từ mức thấp 12 năm ngày 09/03, trong đó S&P 500 đã tăng tới 62.3% so với thời điểm này.

Theo nhận định của Giám đốc đầu tư Tyler Vernon tại Công ty Biltmore Capital thì: “Tính thanh khoản tốt đã giúp thị trường có được đợt phục hồi này và nhiều khả năng là động lực kích thị trường sẽ tiếp tục tiến xa hơn nữa trong một vài tuần tới. Giới đầu tư đang rất lạc quan.”

Sau giờ giao dịch, Apple công bố doanh thu và lợi nhuận trong quý 4 của năm tài chính vượt xa kỳ vọng của giới phân tích nhờ sự tăng vọt trong doanh số bán máy tính Macintosh và điện thoại iPhones. Cổ phiếu của hãng bay vọt tới 9% trong phiên giao dịch kéo dài và chạm mức cao kỷ lục 204 USD/cp trước khi đà tăng giảm nhiệt về mức 202.19 USD/cp.

Apple cũng đưa ra dự đoán doanh thu trong quý hiện tại sẽ ở trong khoảng từ 11.3-11.6 tỷ USD, cao hơn ước tính 11.4 tỷ của các nhà phân tích. Hãng cũng dự tính, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ở vào khoảng từ 1.70-1.78 USD/cp, thấp hơn mức dự đoán 1.91 của giới phân tích.

Một tên tuổi khác trong ngành công nghệ là Texas Instruments công bố doanh thu và lợi nhuận hàng quý thấp hơn so với kế hoạch nhưng lại khả quan hơn dự đoán của thị trường. Cổ phiếu của hãng tăng 3% sau khi thị trường đóng cửa.

Sở dĩ tuần này được gọi là tuần cao điểm của mùa lợi nhuận khi có đến 135 công ty, 27% trong số đó là thành viên S&P 500 và 13 công ty thành viên Dow Jones sẽ công bố doanh thu và công bố kết quả kinh doanh. Trong đó có những cái tên tuổi rất quen thuộc như American Express, 3M, Microsoft, Merck ,Pfizer và Coca-Cola.

Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm từ 3.41% xuống 3.38%, giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 11 tại Mỹ tăng 1.08 USD/thùng lên 79.61 USD/thùng.

Đồng USD giảm mạnh so với đồng EUR và JPY, giá vàng giao Tháng 12 tăng 6.50 USD/oz lên 1,058.10 USD/oz.

Đêm qua chứng khoán Châu Âu cũng có phiên tăng điểm mạnh, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1.8%, chỉ số CAC 40 của Pháp cộng thêm 1.7% và chỉ số DAX của Đức tiến 1.9%. Trong khi đó, kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Châu Á lại đan xen khi Nikkei giảm điểm nhưng Hang Seng lại đi lên.

Thương mại Trung - Nga giảm 34,9% trong 9 tháng đầu năm

Xuất khẩu từ Trung Quốc tới Nga trong 9 tháng đầu năm đạt mức 12,01 tỉ USD, giảm mạnh tới 48.9% so với năm ngoái trong khi nhập khẩu đạt 16,03 tỉ USD, giảm 17,9% so với 9 tháng đầu năm 2008.

Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 4,07 tỉ USD trong tháng 9 vừa qua, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lại tăng 19,9% so với tháng 8 trước đó.

Tháng trước, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1,77 tỉ USD, giảm 45,6% so với năm ngoái, trong khi nhập khẩu đạt 2,3 tỉ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2008.

Ông Zheng Yuesheng, giám đốc Bộ Thống kê Nhà nước, cho biết: "Mức gia tăng thương mại trong tháng 9 vừa qua so với tháng 8 cho thấy thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Nga đã hoàn thành giai đoạn điều chính và sẵn sàng cho sự hồi phục."

Mới đây, hôm 13/10, hai nước vừa thắt chặt thêm mối quan hệ thương mại bằng việc ký kết hơn 40 thỏa thuận thương mại với tổng trị giá 3,5 tỉ USD trong chuyến viếng thăm của thủ tướng chính phủ Nga, ông Vladimir Putin tới Trung Quốc và gặp gỡ người đồng nhiệm Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc, thương mại song phương giữa hai nước Nga - Trung đã tăng trưởng tới hơn 56 tỉ USD trong năm 2008 - tăng hơn gấp 2,5 lần so với con số 21 tỉ USD năm 2004.

Châu Á sản xuất hàng dệt may nhiều nhất thế giới

Trung Quốc cung cấp 35%, ASEAN 20%, Ấn Độ và các nước Nam Á khoảng 17-20% nhu cầu dệt may toàn cầu.

Anh: Giá nhà đất trong tháng 10 đã tăng lên mức kỷ lục

Giá chào bán nhà của Anh đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 10. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình bất động sản đang ngày càng trở nên khan hiếm bất chấp những dấu hiệu tiêu cực về tỉ lệ thất nghiệp và suy thoái.

Anh: GDP trong năm 2010 tăng trưởng gấp đôi so với dự đoán ban đầu

Bất chấp nền kinh tế Anh vẫn còn nhiều dấu hiệu bất ổn, mới đây các chuyên gia kinh tế đã nâng mức dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế này vào năm 2010.

Đức: Continental dự tính phát hành trái phiếu để trả nợ sắp đáo hạn

Trước những khoản nợ sắp đến hạn vào năm tới, Continental đang lên kế hoạch sẽ phát hành thêm nhiều tỉ euro trị giá các loại trái phiếu để có đủ tiền trang trải nợ vay.

Đức: Continental dự tính phát hành trái phiếu để trả nợ sắp đáo hạn

Trước những khoản nợ sắp đến hạn vào năm tới, Continental đang lên kế hoạch sẽ phát hành thêm nhiều tỉ euro trị giá các loại trái phiếu để có đủ tiền trang trải nợ vay.

Chủ tịch FED kêu gọi Mỹ tăng tiết kiệm, châu Á giảm phụ thuộc xuất khẩu

Chủ tịch FED cho rằng nên cân bằng tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cao tỷ lệ tiết kiệm cá nhân và chính phủ, châu Á giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.

Khủng hoảng sữa: EU hỗ trợ 280 triệu euro

Chủ tịch FED cho rằng nên cân bằng tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cao tỷ lệ tiết kiệm cá nhân và chính phủ, châu Á giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chững lại vào giữa năm 2010

Đó là khi tác dụng của gói kích thích kinh tế giảm bớt, nhu cầu tiêu dùng của Mỹ không đủ giúp kinh tế Trung Quốc phát triển theo định hướng xuất khẩu.

Anh: Barclays cảnh báo về các quy định lĩnh vực tài chính

Các nước G20 đã đưa ra quy định chặt chẽ đối với vấn đề chi thưởng và tỉ lệ vốn trong các ngân hàng.

Nhân Dân Tệ tăng giá không có lợi cho kinh tế Trung Quốc

Trong lần trả lời phỏng vấn của THX, một chuyên gia phân tích người Brazil nhận định, nếu trong thời gian ngắn đồng Nhân Dân Tệ tăng giá, sẽ không có lợi cho việc giải quyết thâm hụt thương mại của các nước phát triển cũng như tạo nên những thua lỗ cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Nga sẽ huy động 18 tỷ USD từ thị trường trái phiếu quốc tế vào quý 1/2010

Do nhu cầu đối với các loại trái phiếu từ thị trường mới nổi gia tăng mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho Nga hay một số nước có nền kinh tế giảm sút nhanh trong suy thoái như Hungary và Litva có cơ hội huy động thêm tiền từ thị trường vốn quốc tế.

Mỹ: Các doanh nghiệp lo lắng về tình trạng mất giá của đồng USD

Các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ hiện đang lo lắng về tình trạng mất giá của đồng đô-la Mỹ.
Trung Quốc đang tìm kiếm chiến lược ASEAN mới
Tờ “Báo Quốc gia” của Thái Lan ngày 19/10 có đăng một bài báo với tiêu đề: Trung Quốc đang tìm kiếm chiến lược ASEAN mới. Mấy năm gần đây, mối quan hệ ASEAN và Trung Quốc đã không còn tốt như trên bề mặt. Trên thực tế, mối quan hệ đã xuất hiện những dấu hiệu cảnh giác và tự mãn.
Năm 1991, Bắc Kinh lần đầu tiên tham gia hội nghị ASEAN, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Đến năm 1995, mối quan hệ này tạm thời rơi xuống mức thấp. Trong cuộc hội nghị nhằm tu bổ mối quan hệ, Bắc Kinh đã có những thay đổi lớn về các chính sách ngoại giao, đồng thời đã có những đánh giá thực tế đối với vai trò của ASEAN. Nhận thức được vai trò khu vực về sự đoàn kết sức mạnh và ngày càng mở rộng của ASEAN, Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường sự tin cậy lẫn nhau với ASEAN. Điều này nhanh chóng thúc đẩy sự hợp tác toàn diện chặt chẽ hơn. Vào năm 2003, Trung Quốc đã trở thành đối tác đối thoại đầu tiên gia nhập vào “Điều ước hợp tác hữu nghị ASEAN”, Trung Quốc còn chủ động ký kết Hiệp định tự do thương mại với ASEAN.

Sự hợp tác và những cam kết rõ ràng này đã trở thành cơ sở cân đo mối quan hệ mật thiết giữa Trung Quốc – ASEAN, hơn nữa còn khiến các đối tác đối thoại khác ngưỡng mộ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc đó là, tình hình lại không còn như vậy. Từ sau năm 1995, Trung Quốc đã nhận được bài học quan trọng từ những lần tiếp xúc với ASEAN, nhận thức được rằng, ASEAN sẽ nhất trí đối phó với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp trên biển. Điều này cũng giải thích tại sao Bắc Kinh sẽ ngày càng quan tâm đến những quốc gia phi tranh chấp. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc chuyển sang lạnh vừa đúng vào lúc tình hình khu vực đang tiếp tục nổi lên vai trò của các bên tại khu vực. Trung Quốc cũng không ngoại lệ, đặc biệt là tranh chấp trên biển, khủng hoảng Myanmar… Bất kỳ một cuộc xung đột nào trên biển hay vấn đề Myanmar cũng đều không có lợi cho vai trò quốc tế và sự trỗi giậy mới của Trung Quốc.

Tháng 8/2009, Mỹ đột ngột đưa ra việc hợp tác quản lý thủy tài nguyên của sông Mississippi và sông Cửu Long trong tương lai. Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về sự hợp tác bất thường này, Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ đưa ra động thái này có thể mong làm suy yếu sự kiểm soát của Trung Quốc đối với khu vực này. Bắc Kinh hiểu rất rõ, chiến lược mới đối với ASEAN cần phải đa phương hóa và lâu dài, không giới hạn ở kinh tế. Hơn nữa, Trung Quốc cần phải cân xem xét với các nước khác, đặc biệt là trong khi Mỹ - Nhật Bản- Úc đều mong muốn tiếp xúc với ASEAN, có vị trí bình đẳng như Trung Quốc đang có mà không để xảy ra va chạm.