20 tháng 10, 2009

Tổng hợp tin thế giới 20-10

Dầu lên mức cao nhất một năm qua, gần 80 USD/thùng

Giá dầu đêm qua trên sàn giao dịch New York tiếp tục tăng mạnh và đã lên mức cao nhất trong một năm qua theo đà suy giảm của đồng USD và những tín hiệu phục hồi mới của nền kinh tế.

“Chừng nào đồng USD còn giảm và chứng khoán toàn cầu tăng, khi đó đã có đủ lý do để khiến dầu tiếp tục tăng giá”, Brad Samples - một chuyên gia phân tích thị trường hàng hoá của Công ty năng lượng Summit Energy Inc. tại Louisville, Kentucky nói.

Giá dầu thế giới đêm qua lần đầu tiên trong một năm qua đã vượt lên trên ngưỡng 79 USD/thùng trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu gia tăng mạnh mẽ. Đây là một tín hiệu giúp củng cố niềm tin rằng sự phục hồi kinh tế thế giới sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu.

Đồng USD giảm cũng là một nguyên nhân kéo dầu tăng giá.

Giá dầu giao tháng 11 trên sàn New York tăng 1,08 USD (+1,4%) lên 79,61 USD/thùng - mức cao nhất kể từ 13/10/2008.

Các giao dịch dầu giao tháng 11 sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay (20/10).

Giá dầu giao tháng 12 đang đứng ở mức 79,96 USD/thùng.

Như vậy, tính cho tới hết phiên giao dịch ngày 19/10, giá dầu trên sàn New York đã tăng phiên thứ 8 liên tiếp - chuỗi tăng dài nhất trong hai năm qua.

Trong 3 tháng qua, giá dầu tăng khoảng 25%.

Giá vàng tiếp tục tăng, hướng dần tới kỷ lục 1.072USD/oz

Giá vàng thế giới đêm qua trên sàn New York và vào đầu giờ sáng nay (20/10) trên thị trường châu Á tiếp tục tăng mạnh trở lại phiên thứ hai liên tiếp và đang hướng dần về mức cao kỷ lục 1.072 USD/ounce vừa lập hôm 14/10.

Giá vàng giao tháng 12 đêm qua trên sàn Comex New York tăng 6,6 USD lên 1.058,1 USD/ounce

Tới đầu giờ sáng nay (20/1), giá vàng giao tháng 12 thị trường châu Á tăng thêm 6,1 USD (+0,58%) lên 1.064,2 USD/ounce.

Vàng tiếp tục tăng trở lại chủ yếu do đồng USD suy yếu đã khiến nhu cầu đầu tư vào vàng nhằm chống lại lạm phát tăng mạnh và xu hướng bắt đáy sau khi vàng giảm gần 30 USD cuối tuần trước.

Trước đó, áp lực chốt lời ngắn hạn đã khiến vàng giảm giá nhưng về trung và dài hạn, hầu hết các dự báo đều cho rằng các đồng tiền chủ chốt, trong đó có USD sẽ còn giảm giá trong bối cảnh lạm phát có thể leo thang bất cứ lúc nào. Đây là nguyên nhân khiến nhu cầu đầu tư vào vàng không suy giảm và vàng không thể giảm sâu.

Đồng USD hiện đang đứng ở gần mức thấp kỷ lục do có nhiều dự đoán cho rằng lãi suất cơ bản của Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì ở mức gần 0 và các khoản nợ của Mỹ nằm ở mức cao mọi thời đại.

Trong một số dự báo gần đây của nhiều tập đoàn tài chính và công ty tư vấn lớn, vàng có thể sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Theo dự báo của các chuyên gia phân tích của CPM Group - một tập đoàn nghiên cứu, tư vấn và quản lý đầu tư trong lĩnh vực hàng hoá, có trụ sở tại New York - Mỹ, vàng có thể sẽ lên 1.200 USD/ounce vào cuối năm nay.

Trong khi đó, theo dự báo của Ngân hàng Bank of America - một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, vàng sẽ lên 1.500 USD/ounce nếu giá dầu lên 100 USD/thùng. Và theo Bank of America việc giá dầu sẽ lên 100 USD là khó tránh khỏi trong năm 2009.

Giá dầu đêm qua trên sàn New York tiếp tục tăng mạnh và đã vượt qua mức 79,5 USD/thùng.

Bội chi ngân sách là mối đe dọa lâu dài của đồng USD

Cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Alan Greenspan đưa ra nhận định: “Vấn đề bội chi ngân sách sẽ là mối đe dọa lâu dài mà đồng USD đang phải đối mặt”.

Ông Alan Greenspan cho rằng, về lâu dài, thâm hụt ngân sách tài chính Mỹ có thể sẽ lớn hơn so với quy mô dự tính đã rơi ở mức kỷ lục hiện tại và vấn đề bội chi ngân sách sẽ tiếp tục gây áp lực lên đồng USD, đồng thời khiến chi phí vay vốn đứng trước nhiều áp lực.

Theo ông Greenspan, nếu Chính phủ Mỹ không giải quyết được vấn đề mất cân bằng tài chính lâu dài, đồng USD sẽ khó mà duy trì được vị trí hiện tại trong hệ thống tài chính toàn cầu; nếu vấn đề tài chính không được giải quyết, sẽ phát sinh ra vấn đề mang tính “hiểm họa”. Ông Greenspan còn cho biết thêm, ông vẫn kiên quyết theo chủ trương thị trường tự do, ông cho rằng, hệ thống tín dụng Mỹ cần phải cải cách, nhưng không cần phải cải tổ hoàn toàn và chỉ ra rằng, tình trạng các doanh nghiệp trong hệ thống tài chính vì “quá lớn mà không thể phá sản” là một vấn đề nghiêm trọng, nó đã đi ngược lại nguyên tắc thị trường, cần phải giải quyết triệt để.

Ông Greenspan bày tỏ sự lo lắng về mức độ lạm phát trong thời gian gần đây: “Tôi không quá lo lắng đến chiều hướng sụt giảm trong thời gian gần đây của đồng USD. Bởi do tác dụng bến đỗ an toàn của đồng USD, tỷ giá đồng USD đã tăng mạnh”.

Wall Street tăng thuyết phục nhờ lợi nhuận DN vượt kỳ vọng

Hoạt động tăng mua của giới đầu tư trong một tuần có thể nói là cao điểm của mùa công bố kết quả kinh doanh đã giúp Wall Street có phiên tăng điểm đầy thuyết phục. Theo đó, sự suy yếu của đồng USD, sự leo thang của giá cả hàng hóa cũng như các công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng thị trường trong và sau giờ giao dịch là nhân tố kích thị trường lên các mức cao nhất trong 12 tháng qua.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 96 điểm (1%) lên 10092.19 điểm, mức đóng cửa cao nhất của chỉ số này kể từ ngày 03/10/2008. Khi đó, Dow Jones đứng ở mốc 10,325.38 điểm. Chỉ số S&P 500 nhận thêm 10 điểm (0.9%) lên 1097.90 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 20/02/2008. Chỉ số Nasdaq tiến 19 điểm (0.9%) lên 2,176.32 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 26/09/2008.

Như vậy, thị trường chứng khoán Mỹ đã có hơn bảy tháng tăng điểm liên tiếp kể từ mức thấp 12 năm ngày 09/03, trong đó S&P 500 đã tăng tới 62.3% so với thời điểm này.

Theo nhận định của Giám đốc đầu tư Tyler Vernon tại Công ty Biltmore Capital thì: “Tính thanh khoản tốt đã giúp thị trường có được đợt phục hồi này và nhiều khả năng là động lực kích thị trường sẽ tiếp tục tiến xa hơn nữa trong một vài tuần tới. Giới đầu tư đang rất lạc quan.”

Sau giờ giao dịch, Apple công bố doanh thu và lợi nhuận trong quý 4 của năm tài chính vượt xa kỳ vọng của giới phân tích nhờ sự tăng vọt trong doanh số bán máy tính Macintosh và điện thoại iPhones. Cổ phiếu của hãng bay vọt tới 9% trong phiên giao dịch kéo dài và chạm mức cao kỷ lục 204 USD/cp trước khi đà tăng giảm nhiệt về mức 202.19 USD/cp.

Apple cũng đưa ra dự đoán doanh thu trong quý hiện tại sẽ ở trong khoảng từ 11.3-11.6 tỷ USD, cao hơn ước tính 11.4 tỷ của các nhà phân tích. Hãng cũng dự tính, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ở vào khoảng từ 1.70-1.78 USD/cp, thấp hơn mức dự đoán 1.91 của giới phân tích.

Một tên tuổi khác trong ngành công nghệ là Texas Instruments công bố doanh thu và lợi nhuận hàng quý thấp hơn so với kế hoạch nhưng lại khả quan hơn dự đoán của thị trường. Cổ phiếu của hãng tăng 3% sau khi thị trường đóng cửa.

Sở dĩ tuần này được gọi là tuần cao điểm của mùa lợi nhuận khi có đến 135 công ty, 27% trong số đó là thành viên S&P 500 và 13 công ty thành viên Dow Jones sẽ công bố doanh thu và công bố kết quả kinh doanh. Trong đó có những cái tên tuổi rất quen thuộc như American Express, 3M, Microsoft, Merck ,Pfizer và Coca-Cola.

Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm từ 3.41% xuống 3.38%, giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 11 tại Mỹ tăng 1.08 USD/thùng lên 79.61 USD/thùng.

Đồng USD giảm mạnh so với đồng EUR và JPY, giá vàng giao Tháng 12 tăng 6.50 USD/oz lên 1,058.10 USD/oz.

Đêm qua chứng khoán Châu Âu cũng có phiên tăng điểm mạnh, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1.8%, chỉ số CAC 40 của Pháp cộng thêm 1.7% và chỉ số DAX của Đức tiến 1.9%. Trong khi đó, kết quả giao dịch trên thị trường chứng khoán Châu Á lại đan xen khi Nikkei giảm điểm nhưng Hang Seng lại đi lên.

Thương mại Trung - Nga giảm 34,9% trong 9 tháng đầu năm

Xuất khẩu từ Trung Quốc tới Nga trong 9 tháng đầu năm đạt mức 12,01 tỉ USD, giảm mạnh tới 48.9% so với năm ngoái trong khi nhập khẩu đạt 16,03 tỉ USD, giảm 17,9% so với 9 tháng đầu năm 2008.

Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 4,07 tỉ USD trong tháng 9 vừa qua, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lại tăng 19,9% so với tháng 8 trước đó.

Tháng trước, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1,77 tỉ USD, giảm 45,6% so với năm ngoái, trong khi nhập khẩu đạt 2,3 tỉ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2008.

Ông Zheng Yuesheng, giám đốc Bộ Thống kê Nhà nước, cho biết: "Mức gia tăng thương mại trong tháng 9 vừa qua so với tháng 8 cho thấy thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Nga đã hoàn thành giai đoạn điều chính và sẵn sàng cho sự hồi phục."

Mới đây, hôm 13/10, hai nước vừa thắt chặt thêm mối quan hệ thương mại bằng việc ký kết hơn 40 thỏa thuận thương mại với tổng trị giá 3,5 tỉ USD trong chuyến viếng thăm của thủ tướng chính phủ Nga, ông Vladimir Putin tới Trung Quốc và gặp gỡ người đồng nhiệm Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc, thương mại song phương giữa hai nước Nga - Trung đã tăng trưởng tới hơn 56 tỉ USD trong năm 2008 - tăng hơn gấp 2,5 lần so với con số 21 tỉ USD năm 2004.

Châu Á sản xuất hàng dệt may nhiều nhất thế giới

Trung Quốc cung cấp 35%, ASEAN 20%, Ấn Độ và các nước Nam Á khoảng 17-20% nhu cầu dệt may toàn cầu.

Anh: Giá nhà đất trong tháng 10 đã tăng lên mức kỷ lục

Giá chào bán nhà của Anh đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 10. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình bất động sản đang ngày càng trở nên khan hiếm bất chấp những dấu hiệu tiêu cực về tỉ lệ thất nghiệp và suy thoái.

Anh: GDP trong năm 2010 tăng trưởng gấp đôi so với dự đoán ban đầu

Bất chấp nền kinh tế Anh vẫn còn nhiều dấu hiệu bất ổn, mới đây các chuyên gia kinh tế đã nâng mức dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế này vào năm 2010.

Đức: Continental dự tính phát hành trái phiếu để trả nợ sắp đáo hạn

Trước những khoản nợ sắp đến hạn vào năm tới, Continental đang lên kế hoạch sẽ phát hành thêm nhiều tỉ euro trị giá các loại trái phiếu để có đủ tiền trang trải nợ vay.

Đức: Continental dự tính phát hành trái phiếu để trả nợ sắp đáo hạn

Trước những khoản nợ sắp đến hạn vào năm tới, Continental đang lên kế hoạch sẽ phát hành thêm nhiều tỉ euro trị giá các loại trái phiếu để có đủ tiền trang trải nợ vay.

Chủ tịch FED kêu gọi Mỹ tăng tiết kiệm, châu Á giảm phụ thuộc xuất khẩu

Chủ tịch FED cho rằng nên cân bằng tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cao tỷ lệ tiết kiệm cá nhân và chính phủ, châu Á giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.

Khủng hoảng sữa: EU hỗ trợ 280 triệu euro

Chủ tịch FED cho rằng nên cân bằng tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cao tỷ lệ tiết kiệm cá nhân và chính phủ, châu Á giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chững lại vào giữa năm 2010

Đó là khi tác dụng của gói kích thích kinh tế giảm bớt, nhu cầu tiêu dùng của Mỹ không đủ giúp kinh tế Trung Quốc phát triển theo định hướng xuất khẩu.

Anh: Barclays cảnh báo về các quy định lĩnh vực tài chính

Các nước G20 đã đưa ra quy định chặt chẽ đối với vấn đề chi thưởng và tỉ lệ vốn trong các ngân hàng.

Nhân Dân Tệ tăng giá không có lợi cho kinh tế Trung Quốc

Trong lần trả lời phỏng vấn của THX, một chuyên gia phân tích người Brazil nhận định, nếu trong thời gian ngắn đồng Nhân Dân Tệ tăng giá, sẽ không có lợi cho việc giải quyết thâm hụt thương mại của các nước phát triển cũng như tạo nên những thua lỗ cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Nga sẽ huy động 18 tỷ USD từ thị trường trái phiếu quốc tế vào quý 1/2010

Do nhu cầu đối với các loại trái phiếu từ thị trường mới nổi gia tăng mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho Nga hay một số nước có nền kinh tế giảm sút nhanh trong suy thoái như Hungary và Litva có cơ hội huy động thêm tiền từ thị trường vốn quốc tế.

Mỹ: Các doanh nghiệp lo lắng về tình trạng mất giá của đồng USD

Các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ hiện đang lo lắng về tình trạng mất giá của đồng đô-la Mỹ.
Trung Quốc đang tìm kiếm chiến lược ASEAN mới
Tờ “Báo Quốc gia” của Thái Lan ngày 19/10 có đăng một bài báo với tiêu đề: Trung Quốc đang tìm kiếm chiến lược ASEAN mới. Mấy năm gần đây, mối quan hệ ASEAN và Trung Quốc đã không còn tốt như trên bề mặt. Trên thực tế, mối quan hệ đã xuất hiện những dấu hiệu cảnh giác và tự mãn.
Năm 1991, Bắc Kinh lần đầu tiên tham gia hội nghị ASEAN, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Đến năm 1995, mối quan hệ này tạm thời rơi xuống mức thấp. Trong cuộc hội nghị nhằm tu bổ mối quan hệ, Bắc Kinh đã có những thay đổi lớn về các chính sách ngoại giao, đồng thời đã có những đánh giá thực tế đối với vai trò của ASEAN. Nhận thức được vai trò khu vực về sự đoàn kết sức mạnh và ngày càng mở rộng của ASEAN, Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường sự tin cậy lẫn nhau với ASEAN. Điều này nhanh chóng thúc đẩy sự hợp tác toàn diện chặt chẽ hơn. Vào năm 2003, Trung Quốc đã trở thành đối tác đối thoại đầu tiên gia nhập vào “Điều ước hợp tác hữu nghị ASEAN”, Trung Quốc còn chủ động ký kết Hiệp định tự do thương mại với ASEAN.

Sự hợp tác và những cam kết rõ ràng này đã trở thành cơ sở cân đo mối quan hệ mật thiết giữa Trung Quốc – ASEAN, hơn nữa còn khiến các đối tác đối thoại khác ngưỡng mộ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc đó là, tình hình lại không còn như vậy. Từ sau năm 1995, Trung Quốc đã nhận được bài học quan trọng từ những lần tiếp xúc với ASEAN, nhận thức được rằng, ASEAN sẽ nhất trí đối phó với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp trên biển. Điều này cũng giải thích tại sao Bắc Kinh sẽ ngày càng quan tâm đến những quốc gia phi tranh chấp. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc chuyển sang lạnh vừa đúng vào lúc tình hình khu vực đang tiếp tục nổi lên vai trò của các bên tại khu vực. Trung Quốc cũng không ngoại lệ, đặc biệt là tranh chấp trên biển, khủng hoảng Myanmar… Bất kỳ một cuộc xung đột nào trên biển hay vấn đề Myanmar cũng đều không có lợi cho vai trò quốc tế và sự trỗi giậy mới của Trung Quốc.

Tháng 8/2009, Mỹ đột ngột đưa ra việc hợp tác quản lý thủy tài nguyên của sông Mississippi và sông Cửu Long trong tương lai. Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về sự hợp tác bất thường này, Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ đưa ra động thái này có thể mong làm suy yếu sự kiểm soát của Trung Quốc đối với khu vực này. Bắc Kinh hiểu rất rõ, chiến lược mới đối với ASEAN cần phải đa phương hóa và lâu dài, không giới hạn ở kinh tế. Hơn nữa, Trung Quốc cần phải cân xem xét với các nước khác, đặc biệt là trong khi Mỹ - Nhật Bản- Úc đều mong muốn tiếp xúc với ASEAN, có vị trí bình đẳng như Trung Quốc đang có mà không để xảy ra va chạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét