10 tháng 9, 2009

Thông tin trong nước 10-09




Công ty Chứng khoán nhận định thị trường ngày 10/9

Theo VNDirect, trong tuần giao dịch này, VN-Index nằm trong khoảng 520-540 điểm là hợp lý.

Bộ Tài chính cho rằng nhà ở giá 500 triệu đồng phải nộp thuế

Bộ Tài chính công bố trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 9/9, nhà ở giá trị 500 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế 0,03%. Đây là lần đầu tiên, dự thảo Luật nhà đất đưa ra bàn bạc tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo luật sẽ được trình lên Quốc hội xem xét, dự kiến thông qua vào năm 2010 và có hiệu lực 1/1/2011.

HUT: Khởi động cho Khu đô thị mới Xuân Ngọc

Dự án có tổng diện tích đất 29,8ha nằm trên địa bàn thôn Ngọc Thạch, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, tổng vốn đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật là 769 tỷ đồng

HDC: Trúng thầu và khởi công công trình 34 tỷ đồng

Công ty CP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu thông báo đã trúng gói thầu xây lắp Nhà trung tâm dự án Trụ sở Công an Bà Rịa – Vũng Tàu, trị giá 34 tỷ đồng.

Ninh Thuận kêu gọi 35.400 tỷ đồng vốn đầu tư

Ninh Thuận đưa ra giới thiệu danh mục 56 dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh với tổng trị giá trên 35.400 tỷ đồng; trong đó có 33 dự án cụ thể, 23 dự án mong muốn.

Khởi động dự án Metro Hà Nội

Sáng 9/9, hợp đồng tư vấn Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến 1) từ ga Gia Lâm tới Ngọc Hồi trị giá hơn 1.000 tỷ đồng đã được ký kết.

Việt Nam tụt một bậc trong xếp hạng môi trường kinh doanh 2010

Việt Nam chỉ có hai chỉ số được thăng hạng là chỉ số vay vốn tín dụng và thực thi hợp đồng, còn lại đều tụt hạng so với xếp hạng được công bố năm ngoái.

Ninh Thuận “chào hàng” 54 dự án đầu tư

UBND tỉnh Ninh Thuận đang “chào” danh mục 54 dự án đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế, ước vốn đầu tư cần khoảng 38.670 tỷ đồng.

Sờ gáy cửa hàng bán ngoại tệ trái phép

Hai cửa hàng vàng bạc trên phố Hà Trung (Hà Nội) vừa bị lực lượng chức năng “sờ gáy” vì bán ngoại tệ trái phép.

Hơn 100 tỷ đồng nâng cấp cảng Hòn La

Hòn La - cảng biển quan trọng tại miền Trung sẽ được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải của nội địa và các nước Lào - Thái Lan trên hành lang kinh tế Đông - Tây.

Kinh tế toàn cầu trong một năm tồi tệ (phần 1)

Ngày 15/9/2008, Lehman Brothers, một trong những ngân hàng lâu đời và uy tín nhất thế giới, sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế có quy mô lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây chính thức bắt đầu.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ. Các ngân hàng của nước này đã cho phép những khách hàng có độ rủi ro tín dụng cao được phép vay tiền. Những khoản vay này, cùng với trái phiếu và tài sản thế chấp khác trở thành các Chứng chỉ nợ (CDO) - một loại hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, việc nhà đất trượt dốc trong khi lãi suất ngân hàng tăng khiến nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ. CDO cũng vì thế mà kém sức hút đối với nhà đầu tư. Các ngân hàng miễn cưỡng phải cho nhau vay tiền trong khi không biết đối tác đang sở hữu bao nhiêu nợ xấu.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng nhanh chóng vượt khỏi biên giới nước Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tại Australia cũng nhanh chóng ghi nhận lỗ. Họ ngừng bán ra trái phiếu trong khi hồi hộp chờ đợi diễn biến thị trường.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương châu Âu nhanh chóng nhảy vào cuộc bằng cách nới lỏng chính sách cho vay đối với các ngân hàng. Tỷ lệ lãi suất cũng được cắt giảm trong nỗ lực cứu vãn thị trường tín dụng.

Tuy nhiên những biện pháp ngắn hạn nêu trên không thể giúp các ngân hàng giải bài toán thanh khoản. Nguồn tiền cho vay không có sẵn khiến các công ty, cá nhân và ngay chính các ngân hàng lâm vào tình trạng khốn đốn. Người ta nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của suy thoái như thất nghiệp, vỡ nợ hay giá tiêu dùng tăng vọt.

Tại Anh, ngân hàng Northern Rock phải nhờ đến khoản vay khẩn cấp của Chính phủ để tồn tại trong khi vẫn lo lắng về khoản tiền 2 tỷ bảng (3,3 tỷ USD) có thể bị các khách hàng gửi tiền rút bất cứ lúc nào. Ngân hàng này nhanh chóng bị quốc hữu hóa. Trong khi đó, sự sụp đổ của ngân hàng Bear Stearns làm tổn thương nghiêm trọng niềm tin của thị trường và đặt dấu chấm hết cho các ngân hàng chỉ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư.

Trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp lâu dài, Chính phủ Mỹ đồng ý thông qua gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD giúp mua lại nợ xấu của Phố Wall. Kế hoạch này thực chất là việc Chính phủ nước này vay tiền từ thị trường tài chính thế giới. Họ hy vọng có thể trả được những khoản vay này một khi thị trường nhà đất ổn định trở lại.

Nước Anh cũng thực hiện một kế hoạch tương tự bằng việc bơm khoảng 400 tỷ Bảng (660 tỷ USD) cho 8 ngân hàng hàng đầu nước này. Đổi lại, Chính phủ sẽ nắm một lượng cổ phần nhất định của các ngân hàng này.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới nhanh chóng chịu ảnh hưởng dây truyền của cuộc khủng hoảng tín dụng. Nhiều chính sách đối phó được đưa ra. Chính phủ Pháp hay Iceland tiến hành quốc hữu hóa một số ngân hàng trong khi tại Mỹ hay Canada, ngân hàng trung ương cố gắng cắt giảm lãi suất xuống khoảng 0,5%.

Tiếp theo thị trường tài chính, chứng khoán bắt đầu phản ứng trước những tin tức không mấy tốt lành. Niềm tin của các nhà đầu tư lung lay, cổ phiếu ngành ngân hàng trượt giá do nợ xấu trong khi các hãng bán lẻ cũng ở tình trạng tương tự do sức mua sụt giảm. Nhiều chuyên gia nhận định, cuộc khủng hoảng kinh tế mới chỉ bắt đầu. (Ảnh trong bài: BBC)

Theo Vnexpress

Đồng USD trượt giá “khuấy đảo” thị trường toàn cầu




Sau quý II năm 2009, cùng với sự xuất hiện chiều hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới, chức năng tránh rủi ro của đồng USD cũng bị suy giảm, các nhà đầu tư đã hình thành những dự đoán về việc đồng USD sẽ suy yếu trung và dài hạn. Trong hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm các nước G20 mới bế mạc tại London vừa qua, các nước đã đạt được sự thống nhất chung sẽ tiếp tục thi hành chính sách kích thích tài chính và tiền tệ, đã khiến cho tâm lý tích cực về những rủi ro của thị trường tài chính càng nóng lên, việc bán đồng USD cũng gia tăng thêm.

Ngày 8/9, thị trường ngoại hối quốc tế đã xuất hiện sự biến động hiếm hoi từ đầu năm tới nay. Điều này đã phản ánh toàn diện chỉ số đồng USD đã xuất hiện với biên độ trượt giá lớn nhất trong vòng một năm qua trong tình cảnh ngoại tệ của đồng USD trên thị trường ngoại hối quốc tế. Cùng ngày hôm đó, chỉ số đồng USD tụt thẳng xuống mức 77,05, đóng cửa ở mức 77,2, mức suy giảm vượt quá 1%.

Đồng USD mất giá đang khiến cho giá cả thị trường tín dụng toàn cầu và thị trường hàng hóa đảo chiều tăng lên khi các chỉ số về giá cả này đang có chiều hướng không ngừng suy giảm trong quý IV năm ngoái. Ngày 8/9, sự trượt giá của đồng USD không những khiến thị trường cổ phiếu châu Âu và Nhật Bản tăng lên, mà còn khiến cho giá vàng và giá hàng hóa tăng cao. Số liệu thống kê cũng cho thấy, giá vàng trong ngày hôm đó cũng tăng đột phá lên mức 1000USD/ounce. Giá dầu tại thị trường quốc tế New York với biên độ tăng lên tới 4,5% ở mức trên 71USD/thùng. Giá năng lượng và nguyên vật liệu cũng xuất hiện chiều hướng tăng lên.

Dưới những dự đoán về nền kinh tế đang tiếp tục đi lên, áp lực đồng USD mất giá trong thời gian trung và dài hạn cho thấy, điều này sẽ mang lại những nhân tố không xác định cho thị trường tín dụng toàn cầu và tình hình kinh tế thế giới”. Chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Ngân hàng Giao thông Trung Quốc Liên Bình nhận định, một mặt chiều hướng suy yếu của đồng USD sẽ chấn hưng ngành xuất khẩu Mỹ, có lợi cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đồng thời sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới khôi phục; Mặt khác, do hàng hóa quốc tế dùng đồng USD để trả giá, chiều hướng suy yếu của đồng USD sẽ khiến cho giá hàng hóa tăng lên, gây ra áp lực về lạm phát, sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Thông tin thế giới 10-09




Alan Greenspan dự báo kinh tế toàn cầu hồi phục rõ nét

Cựu chủ tịch FED Alan Greenspan dự báo kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu thoát khỏi vào suy thoái ở thời điểm cuối năm nhờ năng suất tăng cao và hàng tồn kho giảm bớt.

FED công bố kinh tế Mỹ đang cải thiện

FED công bố 11/12 chi nhánh khu vực công bố kinh tế đón dấu hiệu ổn định hoặc cải thiện trong tháng 7 và tháng 8/2009. Suy thoái kinh tế Mỹ đang dần qua.

S&P 500 lên mức cao nhất trong 11 tháng

Goldman Sachs khuyên nhà đầu tư nên chú ý đến cổ phiếu các công ty hoạt động đa ngành bởi lợi nhuận nhóm công ty này sẽ tăng cao khi kinh tế hồi phục.

Trung – Nga hoán đổi tiền tệ, đồng USD vẫn kiên cố

Vụ trưởng Vụ Châu Âu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Tôn Vĩnh Phúc mới đây cho biết, Trung Quốc vẫn đang thảo luận với Nga về thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào tình hình khu vực biện giới hai nước thí điểm dùng đồng NDT và đồng RUB để thanh toán thương mại.

Trung Quốc - Ấn Độ cùng mua khí hóa lỏng của Exxon Mobil

Hôm qua (9/9/2009) một quan chức thuộc nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của Trung Quốc - PetroChina đã tuyên bố với giới truyền thông nước này về việc sẽ mua khí hóa lỏng của đại gia Exxon Mobil (Mỹ).

OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng dầu mỏ

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đồng ý giữ nguyên mục tiêu sản lượng như hiện nay, đây là thông tin Reuters vừa nhận được từ hai quan chức sau cuộc họp của tổ chức này tại Vienna, Áo.

Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 4 liên tiếp, Dow vượt mức 9.500

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp khi FED tuyên bố nền kinh tế lớn nhất hành tinh đang ổn định dần. Sự khởi sắc của cổ phiếu ngành công nghiệp và cổ phiếu tài chính- ngân hàng đã tạo hiệu ứng giúp phố Wall giữ được màu xanh trong suốt phiên giao dịch.

Chứng khoán châu Á đón phiên điều chỉnh giảm

Sau hai ngày tăng điểm đầu tuần, chứng khoán châu Á đã quay đầu giảm điểm vào ngày 9/9.

Khủng hoảng tài chính: ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh toàn cầu

Từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới, những nhân tố này đã để lại những ấn tượng không tốt tính cạnh tranh của các nền kinh tế.

USD được dự báo sẽ liên tục trượt giá

Dù có một số khoảng thời gian tăng giá tuy nhiên tính cả thập kỷ vừa qua, xu thế chung của USD là mất giá.