22 tháng 9, 2009

Nhật Bản - vai trò nào trong thế giới?

Cướp biển, khủng hoảng kinh tế, môi trường... ở lĩnh vực nào Nhật Bản cũng có kỹ năng và nguồn lực để cứu thế giới. Nhưng họ có sẵn lòng và bằng cách nào?

Khi tình trạng hỗn loạn ở ngoài khơi Somalia đã buộc ngày càng nhiều nước đối phó với nạn cướp biển quốc tế thì một quốc gia nổi bật lên vì thành tích đã được chứng minh trong lĩnh vực này. Trong nhiều năm, Eo biển Malacca, một con đường biển hẹp nhưng mang tính sống còn giữa MalaysiaIndonesia, bị những tên cướp biển quấy phá. Ai đã đến giải cứu? Nhật Bản, một quốc gia ít được biết đến vì sự sẵn lòng của đất nước này đảm nhận giải quyết các mối hiểm hoạ quốc tế. Tuy nhiên, Tokyo lặng lẽ chống lại thách thức này, đem lại sự huấn luyện cho các lực lượng quân sự khu vực, thành lập một trung tâm chia sẻ thông tin cho phép các lực lượng an ninh địa phương đáp trả một cách nhanh chóng các cuộc tấn công và cung cấp cho Hải quân Indonesia được trang bị nghèo nàn những con tàu bảo vệ bờ biển. Những nỗ lực của Nhật Bản có hiệu quả cao, giúp giảm được các vụ cướp biển ở khu vực này từ 150 vụ vào năm 2003 xuống còn 1/3 vụ chỉ trong 3 năm sau đó.

Tàu chiến Nhật Bản tham gia chống cướp biển ở vịnh Aden

Sau khi có vẻ như liên tục do dự, các chính trị gia ở Tokyo mới đây cũng đã tán thành việc phái những chiếc tàu chiến đến vịnh Aden, nhưng chỉ là để bảo vệ những con tàu và hàng hoá của Nhật Bản, điều sẽ hạn chế bất cứ thiện chí quốc tế nào mà đổi lại đất nước này sẽ có được. Và nhiệm vụ này sẽ bị vướng phải những quy định và điều kiện tới mức tính hiệu quả của nó sẽ hết sức đáng ngờ.

Có vẻ như Nhật Bản đã trở thành Hamlet của châu Á, không ngừng băn khoăn về ảnh hưởng thế giới của mình đang yếu dần đi trong khi không làm được gì nhiều để thực hiện việc đó. Một số nhà phân tích giải thích sự thiếu tự tin này bằng việc chỉ ra cuộc suy thoái kéo dài của những năm 1990, để lại khiến đất nước này mất tinh thần và chìm trong nợ nần. Những người khác giả định rằng sự phụ thuộc về quân sự của Nhật Bản vào Mỹ trong nửa thập kỷ đã tạo ra một nền văn hoá phụ thuộc và rụt rè. Một số thậm chí còn đổ lỗi việc thiếu một sức mạnh thần kỳ cho dân số đang già đi của nước này, hoặc các nhà chính trị đặc biệt kém cỏi.

Tất cả những lời buộc tội này đều có cốt lõi sự thực. Chính phủ Nhật Bản có vể nhưu thường thiếu ý chí tự khẳng định mình. Thái độ miễn cưỡng này ngày nay đặc biệt có vấn đề khi thế giới đang tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng có lý do để hy vọng. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như vấn đề cướp biển Đông Nam Á, Nhật Bản đã có những đóng góp thực sự vào các vấn đề toàn cầu, và đã gợi ý một con đường đi lên về các vấn đề khác. Và cuối năm nay, khi các cử tri Nhật Bản đi đến các điểm bầu cử, nguwòi ta cho rằng sẽ giáng một thất bại đau đớn cho Đảng Dân chủ tự do (LDP), đã cau trị đất nước này về cơ bản là không thể thách thức được kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đối lập tạo nên một chính phủ kế tiếp, đảng sẽ đứng trước một cơ hội nổi bật đưa ra những sáng kiến mới táo bạo, cho dù những lập trường hiện nay của đảng có đôi chút lộn xộn. Các cử tri Nhật Bản có lẽ sẽ ủng hộ những hành động quyết đoán, do sự thất vọng của họ đối với sự tắc trách của LDP.

Nếu DPJ bắt đầu giải quyết các vấn đề quốc tế, đảng sẽ nhận thấy mình có sẵn rất nhiều nguồn lực. Chẳng hạn nền kinh tế Nhật Bản có thể không hoàn toàn có ảnh hưởng như nó đã từng, nhưng nó vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới (riêng thủ đô Tokyo có GDP lớn hơn GDP của cả Canada). Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thể chế tài chính của Nhật Bản vẫn đặc biệt lành mạnh. Mikio Wakatsuki, một cựu nhân viên của Ngân hàng Nhật Bản nói: “Hệ thống ngân hàng tương đối nguyên vẹn. Hình ảnh quốc tế của chúng ta không đến nỗi quá tệ. Đồng tiền quá mạnh, (nhưng đó là) một dấu hiệu khác chứng tỏ rằng chúng ta không bị thiệt hại quá nặng nề”. Wakatsuki là người đầu tiên hiểu rằng những lợi thế đó là tương đối và rằng Nhật Bản đang lâm vào những khó khăn khủng khiếp về mặt kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện suy yếu, đất nước này vẫn có năng lực khẳng định khả năng lãnh đạo kinh tế tử tế, nếu đất nước này lựa chọn.

Quả thực, Tokyo đã thực hiện một vài hành động theo hướng đúng đắn. Masashiro Kawai, Giám đốc Tổ chức Ngân hàng phát triển châu Á tại Nhật Bản nói rằng nhờ vào dự trữ ngoại hối trị giá hơn 1.000 tỷ USD, Nhật Bản đã cung cấp dòng tín dụng trị giá 100 tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế, và có thể dễ dàng đưa ra tới 200 tỷ USD nữa. Trong quá khứ, Nhật Bản cũng đã giúp củng cố sự hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhật Bản, nước này cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc, đang mở rộng sự trao đổi tiền tệ song phương, các cơ chế tài chính nơi các nước cho nhau vay dự trữ ngoại hối nhằm bày tỏ sự tin tưởng quốc tế và ngăn chặn các cuộc tấn công tiền tệ có tính chất đầu cơ mà đã gây khó khăn cho châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1998.

Tuy nhiên, trong khi đã từng dẫn đầu con đường cho những nỗ lực như vậy, Tokyo trở nên khá thụ động. Kawai nói rằng khu vực này rất cần những trao đổi trên quy mô lớn hơn; cho đến nay, 3 nước đã hứa cung cấp một khoản trị giá 80 tỷ USD, nhưng Kawai muốn thấy con số này tăng lên đến 120 tỷ USD. Ông nói rằng Nhật Bản được đặt vào vị trí lý tưởng để giúp mở rộng chương trình này do có nguồn dự trữ đô la khổng lồ. Dĩ nhiên, Trung Quốc có thể làm điều tương tự nhưng cho đến nay, họ lựa chọn kiềm chế, đem lại cho Nhật Bản một cơ hội hoàn hảo để thể hiện cam kết của mình hỗ trợ sự ổn định của châu Á.

Nhật Bản cũng có thể làm được việc này bằng việc thúc đẩy các thị trường trái phiếu trên khắp châu Á và các kế hoạch về một Quỹ tiền tệ châu Á, tất cả những ý tưởng này Nhật Bản đã từng thúc đẩy khá nhiều, trở lại những ngày khi có vẻ như đồng yên đã có thể trở thành đồng tiền thống trị của khu vực này. Gần đây hơn, Tokyo đã để cho Bắc Kinh, nước đã cho thấy sự chủ động hơn trong việc theo đuổi các hiệp định tự do thương mại khu vực, đảm nhận vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có thể lấy lại vai trò nổi bật của mình, trước hết là bằng việc giúp các nền kinh tế châu Á cấp tài chính cho nhau. Như Wakastuki, cựu nhân viên của Ngân hàng Nhật Bản biện luận rằng điều đó sẽ củng cố nền kinh tế thế giới: “Thay vì đến London hay New York trước tiên, chúng ta có thể đầu tư trực tiếp vào châu Á bằng cách sử dụng trái phiếu”.

Dĩ nhiên, một trong những cách tốt nhất mà Nhật Bản có thể thúc đẩy nền kinh tế thế giới là sẽ tự thúc đẩy, bằng việc thực hiện các cuộc cải cách cơ cấu được tranh cãi từ lâu về an ninh xã hội và thuế nhằm khuyến khích nhu cầu nội địa và làm giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia này vào các sản phẩm xuất khẩu. Nhật Bản cũng cần phải bãi bỏ quy định đối với khu vực nông nghiệp, điều có thể tạo ra các công việc và ngành nghề kinh doanh mới ở vùng nông thôn bị áp lực mạnh mẽ của Nhật Bản. Và Tokyo cần phải mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài lớn hơn. Cuối năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nhật Bản trị giá chưa đến 3% GDP, so với 28% GDP ở Mỹ. Điều chỉnh lại rằng sự mất cân bằng đó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng toàn cầu tại thời điểm khi điều chỉnh đó là hết sức cần thiết.

Đối với bất cứ người nào hiểu biết về Nhật Bản, những kế hoạch lớn như thế nghe có vẻ không tưởng. Nhưng những người lạc quan có thể tin tưởng hơn ở một lĩnh vực nơi Tokyo chứng tỏ khả năng lãnh đạo thực sự: môi trường. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về công nghệ xanh, và đã chi hàng triệu đô la giúp Trung Quốc và các nước châu Á khác giảm lượng khí thải các bon và dọn sạch sự ô nhiễm. Tokyo hiện đang dưa ra một loạt các chương trình được vạch ra để giúp các nước khắc phục sự biến đổi khí hậu, kể cả một chương trình sẽ cung cấp 10 tỷ USD trong 5 năm tới, hầu hết là bằng những khoản cho vay lãi suất thấp đối với những nước có nhu cầu.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo về môi trường là dễ dàng, do hầu hết các chính trị gia đều vui vẻ tán thành vấn đề này. Nước cờ thực sự sẽ là phong trào cải cách kinh tế hay là vấn đề nhạy cảm hơn cả: đóng góp nhiều hơn vào an ninh toàn cầu, cho dù là vấn đề cướp biển hay cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Các nhà ngoại giao Mỹ phát tín hiệu rằng chính quyền Obama hy vọng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn nữa từ Tokyo. Nhưng ở Nhật Bản thực sự không có ham muốn dính líu đến quân sự ở nước ngoài./.

G7cần lưu tâm tới sự biến động của đồng USD trên thị trường tiền tệ





Sự sụp đổ của đồng USD trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Mỹ.Cùng với Mỹ, kinh tế toàn cầu cũng không thể tránh được những rủi ro mà sự sụp đổ này mang lại, trước hết là đối với nguy cơ giảm phát trên toàn thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu đang diễn ra.

Sự hồi phục lên mức cao nhất của đồng đôla Mỹ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ kể từ năm ngoái là một trong những dấu hiệu hiếm hoi làm an lòng các nhà hoạch định chính sách. Sự thận trọng hơn đối với các rủi ro ngày càng gia tăng đã khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầy quay trở lại với sự an toàn mà đồng bạc xanh mang lại, nhờ đó cũng ngăn chặn sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ.

Kể từ đầu năm tới nay, việc các nhà đầu tư Mỹ muốn mạo hiểm đầu tư vào những loại tài sản nước ngoài mang lại lợi tức cao đã khiến cho đồng đôla Mỹ suy yếu đáng kể. Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng bạc xanh đã bắt đầu chậm lại, và đồng đôla Mỹ sẽ vẫn còn có giá nếu như các nhà đầu tư còn ưa chuộng loại tiền tệ này.

Không có gì đáng nghi ngờ, sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ sẽ mang lại những hậu quả khó lường đối với kinh tế thế giới và do đó, tỷ giá hối đoái chắc chắn cũng sẽ là một chủ đề nóng trên bàn hội nghị thưởng đỉnh G20 diễn ra sắp tới.

Sự sụp đổ của đồng USD trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi mức lợi tức cao hơn với những tài sản Mỹ đang nắm giữ, kéo theo sự gia tăng của lợi tức trái phiếu. Cùng với Mỹ, kinh tế toàn cầu cũng không thể tránh được những rủi ro mà sự sụp đổ này mang lại, trước hết là đối với nguy cơ giảm phát trên toàn thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu đang diễn ra.

Hiện tại, tại các nước thuộc nhóm G7, lãi suất cho vay cơ bản hầu như đều ở mức thấp kỷ lục. Các ngân hàng trung ương đang tiếp tục in thêm tiền trong khi bộ tài chính vẫn đang phải vất vả đối mặt với sự thâm hụt tài khóa ngày càng lớn. Điều này khiến cho các nhà hoạch định tài chính không đủ khả năng phản ứng khi đồng nội tệ đột ngột tăng giá so với đồng đôla Mỹ.

Trong một kịch bản tồi tệ nhất, sự suy yếu của đồng đôla Mỹ sẽ khiến các quốc gia này rơi vào bẫy thanh khoản khi mà cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lỏng đều không đủ khả năng cứu nền kinh tế khỏi giảm phát. Hậu quả tất yếu của việc này là sự hình thành của bảo hộ kinh tế. Để tránh được điều đó, G7 thực sự cần phải chuẩn bị những phản ứng cần thiết trên thị trường tiền tệ nếu như đồng USD đột ngột mất giá.

Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã lần lượt chứng kiến năm lần các nền kinh tế mạnh phải ra tay can thiệp vào sự thay đổi của thị trường tiền tệ trên thế giới. Năm 1985, G7 ký Thỏa ước Plaza làm suy yếu đồng đôla. Tuy nhiên sau đó, G7 thay đổi quan điểm và ký hiệp ước Louvre năm 1987 và năm 1995 với cam kết bảo hộ sự trượt giá của đồng đôla. Năm 1998, Mỹ, Nhật đồng thuận bán đồng đôla Mỹ để vực dậy đồng yên. Cuối cùng là năm 2000 khi Ngân hàng trung ương Châu Âu thuyết phục Ngân hàng trung ương các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canada hỗ trợ đồng euro trên thị trường tiền tệ.

Ngoại trừ hiệp ước Louvre, khi vào thời điểm năm 1987, đồng USD tuy nhận được hỗ trợ từ G7 nhưng vẫn tiếp tục trượt giá, bốn sự can thiệp còn lại đều thành công trong việc thay đổi xu hướng trên thị trường tiền tệ.

Bài học dành cho các nhà hoạch định chính sách ở đây là sự hợp tác can thiệp tuy có thể có tác dụng trên thị trường tiền tệ những cũng cần phải kết hợp với những thay đổi tỷ giá hối đoái toàn cầu. Chính vì thế, với ý định duy trì lãi suất cho vay cơ bản ở mức thấp cho tới năm 2010 của Ngân hàng sự trữ trung ương Mỹ, chắc chắn các nước còn lại trong nhóm G7 cũng sẽ phải cân nhắc việc cắt giảm lãi suất cho vay trong nước để đảm bảo cho sự ổn định của đồng USD.

Sự lệ thuộc của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực với các định chế tài chính như Ngân hàng trung ương Châu Âu. Kinh nghiệm năm 1987 cho thấy, sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái đã tạo ra những cú sốc trên thị trường tài chính cũng như đối với kinh tế toàn cầu. Do đó, G7 cần phải có một kế hoạch cụ thể trong trường hợp tình trạng hỗn loạn lại xảy ra trên thị trường tiền tệ.

Hội nghị G20 liệu có “hát đồng ca”?




Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức vào ngày 24/9 tới tại Pittsburgh. Đề tài thảo luận chủ yếu của hội nghị thượng đỉnh dự kiến về 3 chủ đề: Một là cải thiện cơ cấu quyền cổ phần của Quỹ tiền tệ IMF; Hai là vấn đề hạn chế tiền lương cấp lãnh đạo ngành ngân hàng; Ba là vấn đề rút lui chính sách kích thích kinh tế.
Trước hết là vấn đề cải cách cơ cấu quyền cổ phần của IMF và cơ cấu quản trị. Có thể thấy, các quốc gia mới nổi sẽ tiếp tục đưa ra ý tưởng di chuyển quyền cổ phần, hoặc có thể nhận được sự thỏa hiệp của Mỹ - Âu, nhưng sự nhượng bộ của Mỹ - Âu là rất có hạn.

Thứ hai, vấn đề hạn chế tiền lương cấp lãnh đạo của ngành ngân hàng tương đối dễ đạt được sự đồng thuận. Mỹ - Anh tôn sùng cơ chế thị trường, lo lắng sự hạn chế tiền lương ngành ngân hàng quá độ có thể khiến chảy máu chất xám, từ đó ảnh hưởng tới ưu thế tài chính vốn có của mình. Tuy nhiên, nếu các quốc gia châu Âu và Mỹ - Anh hình thành một sự thỏa hiệp nào đó, hoặc có thể đạt được một thỏa thuận khung.

Thứ ba là vấn đề thời gian và cơ chế rút lui các chính sách kích thích. Do nhiều nước nhấn mạnh nền kinh tế thế giới vừa mới phục hồi, vẫn tồn tại những nhân tố bất ổn, có thể cho rằng, hội nghị thượng đỉnh sẽ hình thành những ý kiến chung nhất đó là: Hoãn thời gian rút lui các chính sách kích thích. Còn điểm bất đồng ý kiến của các bên có lẽ là sự sắp xếp cơ chế rút lui.

Hiện tại, đồng USD vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Sau khi nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu phục hồi, giá hàng hóa tính bằng đồng USD đều tăng cao. Một khi Mỹ dẫn trước trong việc tung ra các chính sách kích thích, thì lãi suất đồng USD ắt sẽ tăng lên, khiến cho vàng từ từ đổ vào Mỹ, giá vàng và hàng hóa sẽ biến động mạnh mẽ, từ đó gây nguy hiểm cho các nước nhập khẩu nguyên vật liệu.

Hội nghị G20 lần này không giống với hai cuộc họp lần trước. Hiện tại nền kinh tế thế giới đã manh nha phục hồi, các chính sách của Mỹ đều có tác dụng, vị thế của nước này cũng có những biến hóa không lường. Mặc dù 20 nước sẽ nhấn mạnh cải cách, sẽ vẫn nhấn mạnh việc từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ, nhưng liệu hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới có cùng “hát đồng ca”.

Tổng hợp tin kinh tế thế giới 22-09





Kinh tế gia đoạt giải Nobel, ông Paul Krugman nhận định kinh tế toàn cầu đã lập đáy suy giảm và kinh tế Mỹ đã thoát khỏi suy thoái ở thời điểm cuối tháng 7 hoặc trong tháng 8/2009.
Thị trường Mỹ mất điểm

Nhà đầu tư lo ngại về khả năng thị trường tăng điểm quá đà so với triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp và nền kinh tế thực.

Đồng nội tệ Ấn Độ sẽ liên tục tăng giá

Chuyên gia kinh tế thuộc Goldman Sachs và HDFC Bank dự báo Ngân hàng Trung ương Ấn Độ sẽ để đồng rupee tăng giá để có thể giảm chi phí nhập khẩu và ngăn lạm phát tăng.

Giá vàng hạ phiên thứ 3 liên tiếp, giá dầu rời mức 70USD/thùng

Giá vàng hạ phiên thứ 3 liên tiếp sau khi USD hồi phục, nhu cầu vàng giảm bớt.

Giá đường sẽ tăng 29% vào cuối năm

Theo dự đoán của Ngân hàng Standard Chartered Bank, đến cuối năm nay, giá đường có thể tăng 29% nhờ nhu cầu của Ấn Độ – nước tiêu dùng đường lớn nhất thế giới.

Malaysia: đề nghị bỏ hạn chế thuê lao động nước ngoài

Malaysia là nước nhập khẩu lao động hàng đầu ở châu Á với hơn 2 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Việt Nam.

Hoạt động IPO tại Trung Quốc sôi động nhất thế giới

Số lượng công ty tiến hành niêm yết trên thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đã tăng gấp 4 lần so với tổng số lượng các công ty Mỹ và châu Âu niêm yết trong năm nay.

Cứ 100 cư dân Singapore, 8 người là triệu phú

Đảo quốc sư tử trở thành nơi có mật độ triệu phú đôla đông nhất thế giới khi 8,5% dân cư có tài sản tính bằng 7 chữ số, theo nghiên cứu mới công bố của hãng tư vấn Boston (Anh).

Viettel chiếm 60% thị phần dịch vụ ADSL Campuchia

Metfone - thương hiệu của Viettel tại Campuchia, đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại đây sau 3 năm kể từ ngày nhận giấy phép đầu tư và 6 tháng chính thức khai trương dịch vụ (2.2009), tin từ Viettel cho biết.

Nhật Bản: Hàng giá “bèo” gặp thời

Cách đây chưa lâu, việc mua những quả dưa hấu giá 100 USD và những chiếc túi xách giá 1.000 USD là “chuyện thường ngày” ở Nhật, đến nỗi, người ta xem Nhật là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi hàng hiệu được coi như hàng bình dân.

Việt Nam muốn khai thác dầu tại Vùng Vịnh

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có đề nghị chính thức với Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ, Bộ trưởng Bộ Thông tin Nhà nước kiêm Chủ tịch Công ty Dầu khí Cô-oét (KPC) đang có chuyến thăm Việt Nam về khả năng hợp tác khai thác dầu thô và khí ở Cô-oét trong thời gian tới.

Ngành hàng không Ấn Độ sẽ phát triển nhanh nhất thế giới sau 20 năm

THX tại Bắc Kinh hôm 20/9 đưa tin, một báo cáo gần đây về đánh giá các hãng hàng không dân dụng toàn cầu đã dự đoán, 20 năm tới Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành hai thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới.

Kim ngạch thương mại Trung – Hàn có thể đột phá lên 200 tỷ USD

Hôm 20/9, Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc cho hay, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – Hàn Quốc có hy vọng sẽ đạt mức đốt phá là 200 tỷ USD khi đến năm 2013, mục tiêu này muộn hơn mốc thời gian 2010 là ba năm.

Trung Quốc lên danh sách đen 150 loại thực phẩm của nước ngoài

Các công ty từ 25 nước khác nhau, bao gồm những tập đoàn hàng đầu của Mỹ như Pepsi và Mead Johnson, đã bị Trung Quốc đưa vào danh sách đen trong một báo cáo hằng tháng của cơ quan giám sát chất lượng Trung Quốc.

Đông Nam Á có thể xuất gạo nhiều hơn

Các chuyên gia lương thực Thái Lan nhận định, việc Chính phủ Thái Lan lần đầu tiên thay đổi chính sách hỗ trợ giá, cộng với nỗ lực của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo và sản lượng thóc của Myanmar và Campuchia tăng lên, có khả năng sẽ khiến giá gạo xuống chỉ còn 400 USD/tấn, thậm chí thấp hơn.

Việt Nam và Kuwait đẩy mạnh hợp tác về dầu khí

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait, ông Ahmad Abdulla Al-Ahmad AlSabah đã hội đàm về hợp tác kinh tế giữa hai nước, trong đó tập trung vào lĩnh vực năng lượng dầu khí.

Tổng hợp tin kinh tế trong nứơc 22-09





VMG: Chính thức giao dịch tại HNX từ ngày 30/9

CTCP Thương mại và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu sẽ niêm yết 9,6 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán VMG.

Cổ phiếu bất động sản thay thế nhóm tài chính đẩy VN-Index lên 578 điểm

Trong khi SSI, STB, CTG, VCB giảm điểm thì SJS, HAG, DIG, NTL...tạo nên cơn sốt cổ phiếu bất động sản trên sàn. Bên sàn Hà Nội, nhóm cổ phiếu Viglacera và Sông Đà trần đồng loạt.

Thị trường bất động sản nội ‘thâu tóm’ ngoại

Nhiều chuyên gia lo ngại các doanh nghiệp địa ốc trong nước sẽ bị các nhà đầu tư nước ngoài thôn tính. Song thực tế cho thấy điều hoàn toàn ngược lại.

DCC: Trung thầu công trình Sunwood Vina trị giá 31,57 tỷ đồng

Công ty CP Xây dựng Công nghiệp DESCON (DCC) vừa trúng thầu công trình Sunwood Vina. Công trình có giá trị nhận thầu là 31,57 tỷ đồng do Công ty Sunwood Vina làm Chủ đầu tư.

Đầu tư gần 1000 tỷ đồng cho dự án nhà ở học sinh, sinh viên

Ngày 20/9, dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở cho học sinh, sinh viên có tổng vốn gần 1.000 tỷ được khởi công tại khu đô thị mới Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội. Dự án hoàn thành sau 20 tháng, sẽ đáp ứng chỗ ở cho gần 7.400 học sinh, sinh viên.

Tìm đến vốn vay USD

Nhu cầu vốn vay bằng ngoại tệ của DN tăng chính do lãi suất tiền đồng đang tăng lên thôi thúc DN chuyển hướng.

ANZ tăng thêm 6 triệu USD cho “ngân hàng con” ở Việt Nam

Điều này giúp ANZ chi nhánh tại Việt Nam mở rộng cho vay và có thể đứng vững nếu các khoản cho vay trở thành nợ xấu.

Trung tuần tháng 9: Cho vay hỗ trợ lãi suất chỉ tăng 28,72 tỷ đồng/tuần

Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất (HTLS) bằng đồng Việt Nam đến ngày 17/9/2009 là 401.061,14 tỷ đồng. So với ngày 10/9/2009, số dư nợ cho vay tăng 28,72 tỷ đồng (tương đương tăng 0,0071%).

Hàng loạt mặt hàng sẽ được bình ổn giá

Các loại hàng hóa tham gia bình ổn giá cả suốt năm phải bán với giá thấp hơn tối thiểu 10% so với giá thị trường khi có biến động.

Cấp mã vạch cho thủy sản

Ông Nguyễn Như Tiệp - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết cơ quan này đang triển khai thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua mã số, mã vạch đối với thủy sản.Việc triển khai sẽ tiến hành ở khoảng 50.000 hộ nuôi trồng thủy sản ở An Giang và Bến Tre.

Đề nghị tăng thuế nhập khẩu ôtô lên 91%

Nhằm kiểm soát nhập siêu, Bộ Công Thương vừa đề xuất tăng thuế nhập khẩu đối với ôtô chở người dưới 15 chỗ lên 91%, thay vì 83% như hiện hành.

Tháng 9, giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,6%

Theo Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 9, giá trị sản xuất công nghiệp thành phố ước đạt 16,1 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2010: Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6%

Dự kiến năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 698,8 nghìn tỉ đồng trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 4%, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao hơn, lần lượt là 10% và 8,2%; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp sẽ đạt 3,3-3,8%.

Quảng Ngãi sẽ có cảng biển siêu sâu

Một cảng biển siêu sâu có khả năng tiếp nhận các tàu vận chuyển trọng tải từ 250.000 - 300.000 DWT sẽ được hình thành và phát triển ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi.

Có thể giữ giá bán lẻ dù xăng dầu thế giới tăng

Cục trưởng Quản lý Giá, Bộ Tài chính khẳng định việc không giảm giá bán lẻ xăng dầu vừa qua là do ngân sách "thâm thủng" quá nhiều. Song, có thể vì quyền lợi người tiêu dùng mà tiếp tục giữ giá, dù xăng dầu thế giới tăng.

Sắp có đường bay thẳng Đà Nẵng - Osaka - Siem Reap

Đó là thỏa thuận theo tinh thần cuộc làm việc của UBND TP Đà Nẵng với Công ty sân bay quốc tế Kansai (Nhật Bản).

TPHCM: Hạ thủy tàu hàng 11.000 tấn

Vào lúc 5 giờ ngày 21-9, Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (SSIC) đã hạ thủy tàu hàng tổng hợp 11.000 tấn thứ nhất trong hợp đồng đóng mới 2 tàu cho Tập đoàn Kanematsu (Nhật Bản).

Hàng kích cầu về nông thôn ở Hà Nội

Ngày 19/9, chuyến hàng về nông thôn đầu tiên của TP Hà Nội hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được triển khai tại thị trấn Tây Đằng (huyện Ba Vì).