22 tháng 9, 2009

Hội nghị G20 liệu có “hát đồng ca”?




Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức vào ngày 24/9 tới tại Pittsburgh. Đề tài thảo luận chủ yếu của hội nghị thượng đỉnh dự kiến về 3 chủ đề: Một là cải thiện cơ cấu quyền cổ phần của Quỹ tiền tệ IMF; Hai là vấn đề hạn chế tiền lương cấp lãnh đạo ngành ngân hàng; Ba là vấn đề rút lui chính sách kích thích kinh tế.
Trước hết là vấn đề cải cách cơ cấu quyền cổ phần của IMF và cơ cấu quản trị. Có thể thấy, các quốc gia mới nổi sẽ tiếp tục đưa ra ý tưởng di chuyển quyền cổ phần, hoặc có thể nhận được sự thỏa hiệp của Mỹ - Âu, nhưng sự nhượng bộ của Mỹ - Âu là rất có hạn.

Thứ hai, vấn đề hạn chế tiền lương cấp lãnh đạo của ngành ngân hàng tương đối dễ đạt được sự đồng thuận. Mỹ - Anh tôn sùng cơ chế thị trường, lo lắng sự hạn chế tiền lương ngành ngân hàng quá độ có thể khiến chảy máu chất xám, từ đó ảnh hưởng tới ưu thế tài chính vốn có của mình. Tuy nhiên, nếu các quốc gia châu Âu và Mỹ - Anh hình thành một sự thỏa hiệp nào đó, hoặc có thể đạt được một thỏa thuận khung.

Thứ ba là vấn đề thời gian và cơ chế rút lui các chính sách kích thích. Do nhiều nước nhấn mạnh nền kinh tế thế giới vừa mới phục hồi, vẫn tồn tại những nhân tố bất ổn, có thể cho rằng, hội nghị thượng đỉnh sẽ hình thành những ý kiến chung nhất đó là: Hoãn thời gian rút lui các chính sách kích thích. Còn điểm bất đồng ý kiến của các bên có lẽ là sự sắp xếp cơ chế rút lui.

Hiện tại, đồng USD vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Sau khi nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu phục hồi, giá hàng hóa tính bằng đồng USD đều tăng cao. Một khi Mỹ dẫn trước trong việc tung ra các chính sách kích thích, thì lãi suất đồng USD ắt sẽ tăng lên, khiến cho vàng từ từ đổ vào Mỹ, giá vàng và hàng hóa sẽ biến động mạnh mẽ, từ đó gây nguy hiểm cho các nước nhập khẩu nguyên vật liệu.

Hội nghị G20 lần này không giống với hai cuộc họp lần trước. Hiện tại nền kinh tế thế giới đã manh nha phục hồi, các chính sách của Mỹ đều có tác dụng, vị thế của nước này cũng có những biến hóa không lường. Mặc dù 20 nước sẽ nhấn mạnh cải cách, sẽ vẫn nhấn mạnh việc từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ, nhưng liệu hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới có cùng “hát đồng ca”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét