22 tháng 9, 2009

Nhật Bản - vai trò nào trong thế giới?

Cướp biển, khủng hoảng kinh tế, môi trường... ở lĩnh vực nào Nhật Bản cũng có kỹ năng và nguồn lực để cứu thế giới. Nhưng họ có sẵn lòng và bằng cách nào?

Khi tình trạng hỗn loạn ở ngoài khơi Somalia đã buộc ngày càng nhiều nước đối phó với nạn cướp biển quốc tế thì một quốc gia nổi bật lên vì thành tích đã được chứng minh trong lĩnh vực này. Trong nhiều năm, Eo biển Malacca, một con đường biển hẹp nhưng mang tính sống còn giữa MalaysiaIndonesia, bị những tên cướp biển quấy phá. Ai đã đến giải cứu? Nhật Bản, một quốc gia ít được biết đến vì sự sẵn lòng của đất nước này đảm nhận giải quyết các mối hiểm hoạ quốc tế. Tuy nhiên, Tokyo lặng lẽ chống lại thách thức này, đem lại sự huấn luyện cho các lực lượng quân sự khu vực, thành lập một trung tâm chia sẻ thông tin cho phép các lực lượng an ninh địa phương đáp trả một cách nhanh chóng các cuộc tấn công và cung cấp cho Hải quân Indonesia được trang bị nghèo nàn những con tàu bảo vệ bờ biển. Những nỗ lực của Nhật Bản có hiệu quả cao, giúp giảm được các vụ cướp biển ở khu vực này từ 150 vụ vào năm 2003 xuống còn 1/3 vụ chỉ trong 3 năm sau đó.

Tàu chiến Nhật Bản tham gia chống cướp biển ở vịnh Aden

Sau khi có vẻ như liên tục do dự, các chính trị gia ở Tokyo mới đây cũng đã tán thành việc phái những chiếc tàu chiến đến vịnh Aden, nhưng chỉ là để bảo vệ những con tàu và hàng hoá của Nhật Bản, điều sẽ hạn chế bất cứ thiện chí quốc tế nào mà đổi lại đất nước này sẽ có được. Và nhiệm vụ này sẽ bị vướng phải những quy định và điều kiện tới mức tính hiệu quả của nó sẽ hết sức đáng ngờ.

Có vẻ như Nhật Bản đã trở thành Hamlet của châu Á, không ngừng băn khoăn về ảnh hưởng thế giới của mình đang yếu dần đi trong khi không làm được gì nhiều để thực hiện việc đó. Một số nhà phân tích giải thích sự thiếu tự tin này bằng việc chỉ ra cuộc suy thoái kéo dài của những năm 1990, để lại khiến đất nước này mất tinh thần và chìm trong nợ nần. Những người khác giả định rằng sự phụ thuộc về quân sự của Nhật Bản vào Mỹ trong nửa thập kỷ đã tạo ra một nền văn hoá phụ thuộc và rụt rè. Một số thậm chí còn đổ lỗi việc thiếu một sức mạnh thần kỳ cho dân số đang già đi của nước này, hoặc các nhà chính trị đặc biệt kém cỏi.

Tất cả những lời buộc tội này đều có cốt lõi sự thực. Chính phủ Nhật Bản có vể nhưu thường thiếu ý chí tự khẳng định mình. Thái độ miễn cưỡng này ngày nay đặc biệt có vấn đề khi thế giới đang tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng có lý do để hy vọng. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như vấn đề cướp biển Đông Nam Á, Nhật Bản đã có những đóng góp thực sự vào các vấn đề toàn cầu, và đã gợi ý một con đường đi lên về các vấn đề khác. Và cuối năm nay, khi các cử tri Nhật Bản đi đến các điểm bầu cử, nguwòi ta cho rằng sẽ giáng một thất bại đau đớn cho Đảng Dân chủ tự do (LDP), đã cau trị đất nước này về cơ bản là không thể thách thức được kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đối lập tạo nên một chính phủ kế tiếp, đảng sẽ đứng trước một cơ hội nổi bật đưa ra những sáng kiến mới táo bạo, cho dù những lập trường hiện nay của đảng có đôi chút lộn xộn. Các cử tri Nhật Bản có lẽ sẽ ủng hộ những hành động quyết đoán, do sự thất vọng của họ đối với sự tắc trách của LDP.

Nếu DPJ bắt đầu giải quyết các vấn đề quốc tế, đảng sẽ nhận thấy mình có sẵn rất nhiều nguồn lực. Chẳng hạn nền kinh tế Nhật Bản có thể không hoàn toàn có ảnh hưởng như nó đã từng, nhưng nó vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới (riêng thủ đô Tokyo có GDP lớn hơn GDP của cả Canada). Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thể chế tài chính của Nhật Bản vẫn đặc biệt lành mạnh. Mikio Wakatsuki, một cựu nhân viên của Ngân hàng Nhật Bản nói: “Hệ thống ngân hàng tương đối nguyên vẹn. Hình ảnh quốc tế của chúng ta không đến nỗi quá tệ. Đồng tiền quá mạnh, (nhưng đó là) một dấu hiệu khác chứng tỏ rằng chúng ta không bị thiệt hại quá nặng nề”. Wakatsuki là người đầu tiên hiểu rằng những lợi thế đó là tương đối và rằng Nhật Bản đang lâm vào những khó khăn khủng khiếp về mặt kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện suy yếu, đất nước này vẫn có năng lực khẳng định khả năng lãnh đạo kinh tế tử tế, nếu đất nước này lựa chọn.

Quả thực, Tokyo đã thực hiện một vài hành động theo hướng đúng đắn. Masashiro Kawai, Giám đốc Tổ chức Ngân hàng phát triển châu Á tại Nhật Bản nói rằng nhờ vào dự trữ ngoại hối trị giá hơn 1.000 tỷ USD, Nhật Bản đã cung cấp dòng tín dụng trị giá 100 tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế, và có thể dễ dàng đưa ra tới 200 tỷ USD nữa. Trong quá khứ, Nhật Bản cũng đã giúp củng cố sự hợp tác kinh tế trong khu vực châu Á. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhật Bản, nước này cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc, đang mở rộng sự trao đổi tiền tệ song phương, các cơ chế tài chính nơi các nước cho nhau vay dự trữ ngoại hối nhằm bày tỏ sự tin tưởng quốc tế và ngăn chặn các cuộc tấn công tiền tệ có tính chất đầu cơ mà đã gây khó khăn cho châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1998.

Tuy nhiên, trong khi đã từng dẫn đầu con đường cho những nỗ lực như vậy, Tokyo trở nên khá thụ động. Kawai nói rằng khu vực này rất cần những trao đổi trên quy mô lớn hơn; cho đến nay, 3 nước đã hứa cung cấp một khoản trị giá 80 tỷ USD, nhưng Kawai muốn thấy con số này tăng lên đến 120 tỷ USD. Ông nói rằng Nhật Bản được đặt vào vị trí lý tưởng để giúp mở rộng chương trình này do có nguồn dự trữ đô la khổng lồ. Dĩ nhiên, Trung Quốc có thể làm điều tương tự nhưng cho đến nay, họ lựa chọn kiềm chế, đem lại cho Nhật Bản một cơ hội hoàn hảo để thể hiện cam kết của mình hỗ trợ sự ổn định của châu Á.

Nhật Bản cũng có thể làm được việc này bằng việc thúc đẩy các thị trường trái phiếu trên khắp châu Á và các kế hoạch về một Quỹ tiền tệ châu Á, tất cả những ý tưởng này Nhật Bản đã từng thúc đẩy khá nhiều, trở lại những ngày khi có vẻ như đồng yên đã có thể trở thành đồng tiền thống trị của khu vực này. Gần đây hơn, Tokyo đã để cho Bắc Kinh, nước đã cho thấy sự chủ động hơn trong việc theo đuổi các hiệp định tự do thương mại khu vực, đảm nhận vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có thể lấy lại vai trò nổi bật của mình, trước hết là bằng việc giúp các nền kinh tế châu Á cấp tài chính cho nhau. Như Wakastuki, cựu nhân viên của Ngân hàng Nhật Bản biện luận rằng điều đó sẽ củng cố nền kinh tế thế giới: “Thay vì đến London hay New York trước tiên, chúng ta có thể đầu tư trực tiếp vào châu Á bằng cách sử dụng trái phiếu”.

Dĩ nhiên, một trong những cách tốt nhất mà Nhật Bản có thể thúc đẩy nền kinh tế thế giới là sẽ tự thúc đẩy, bằng việc thực hiện các cuộc cải cách cơ cấu được tranh cãi từ lâu về an ninh xã hội và thuế nhằm khuyến khích nhu cầu nội địa và làm giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia này vào các sản phẩm xuất khẩu. Nhật Bản cũng cần phải bãi bỏ quy định đối với khu vực nông nghiệp, điều có thể tạo ra các công việc và ngành nghề kinh doanh mới ở vùng nông thôn bị áp lực mạnh mẽ của Nhật Bản. Và Tokyo cần phải mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài lớn hơn. Cuối năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nhật Bản trị giá chưa đến 3% GDP, so với 28% GDP ở Mỹ. Điều chỉnh lại rằng sự mất cân bằng đó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng toàn cầu tại thời điểm khi điều chỉnh đó là hết sức cần thiết.

Đối với bất cứ người nào hiểu biết về Nhật Bản, những kế hoạch lớn như thế nghe có vẻ không tưởng. Nhưng những người lạc quan có thể tin tưởng hơn ở một lĩnh vực nơi Tokyo chứng tỏ khả năng lãnh đạo thực sự: môi trường. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về công nghệ xanh, và đã chi hàng triệu đô la giúp Trung Quốc và các nước châu Á khác giảm lượng khí thải các bon và dọn sạch sự ô nhiễm. Tokyo hiện đang dưa ra một loạt các chương trình được vạch ra để giúp các nước khắc phục sự biến đổi khí hậu, kể cả một chương trình sẽ cung cấp 10 tỷ USD trong 5 năm tới, hầu hết là bằng những khoản cho vay lãi suất thấp đối với những nước có nhu cầu.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo về môi trường là dễ dàng, do hầu hết các chính trị gia đều vui vẻ tán thành vấn đề này. Nước cờ thực sự sẽ là phong trào cải cách kinh tế hay là vấn đề nhạy cảm hơn cả: đóng góp nhiều hơn vào an ninh toàn cầu, cho dù là vấn đề cướp biển hay cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Các nhà ngoại giao Mỹ phát tín hiệu rằng chính quyền Obama hy vọng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn nữa từ Tokyo. Nhưng ở Nhật Bản thực sự không có ham muốn dính líu đến quân sự ở nước ngoài./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét