Cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh Âu Châu
Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc đại suy thoái lớn nhất trong lịch sử kinh tế toàn cầu kể từ đại suy thoái năm 30. Hiện đang đứng trước nhiều thách thức, khi mà nhiều chuyên gia phân tích luôn cho rằng: " sự phục hồi này còn lắm mong manh, dễ vỡ". Quả thật vậy, kinh tế toàn cầu đang phục hồi theo mô hình được kỳ vọng nhất là chữ V nhưng có thể bị đe dọa rơi vào cuộc khủng hoảng mới và mô hình này sẽ thành chữ W, điều mà hầu hết các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế hoàn toàn không mong muốn. Mọi chính sách của các quốc gia đều hướng về phục hồi kinh tế nhưng cần phải chú ý thêm rằng liệu chúng ta có rơi vào khủng hoảng kép không?
Theo đánh giá nhiều khả năng lục địa Châu Âu - Chiếc nôi của Chủ Nghĩa Tư Bản có nguy cơ khủng hoảng nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào cuộc khủng hoảng kép.
Cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh Âu Châu ngày hôm nay đã chuyển từ “màu sắc chính trị” sang đề tài kinh tế tồn tại hiện nay. Điều đáng chú ý là Chủ tịch NHTW Âu Châu ECB sẽ xuất hiện tại cuộc họp này nhằm thảo luận cùng các nhà lãnh đạo Châu Âu tìm hướng giải quyết 2 vấn đề quan trọng nhất của khối. Theo đó, các nhà hoạch dịch chính sách của Châu Lục này cần có những phương án mới giúp Châu Âu vượt qua 2 thách thức to lớn dưới đây. Đây sẽ là tia sáng cho kinh tế toàn cầu thoát ra khỏi khủng hoảng và đại suy thoái.
Hệ thống tài chính đầy những rủi ro
Nếu nhìn nhận về khủng hoảng ở những năm 2007-2008 tàn phá kinh tế toàn cầu thì các nhà kinh tế nhận ra rằng Mỹ là quốc gia khởi nguồn cho khủng hoảng và các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương là những nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là ít nhất.
Ai cũng khen ngợi các quốc gia Châu Á với chính sách tài chính " cứng rắn" và hệ thống ngân hàng không dám lao vào những cuộc phiêu lưu rủi ro như ngân hàng Anh - Mỹ.
Nhưng chúng ta hãy nhìn nhận lại rằng:" Khủng hoảng cũng có giá trị của nó". Việc hệ thống tài chính Châu Á "khỏe mạnh" trong cuộc đại suy thoái này bởi chúng đã được "thanh lọc" nhờ vào cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997. Khiến hệ thống tài chính khu vực này chao đảo, hàng loạt ngân hàng yếu kém phá sản, hàng loạt các tài sản xấu bị loại khỏi bảng cân đối tài chính của ngân hàng. Đồng thời, cũng dạy cho ngân hàng rằng "những chuyến phiêu lưu với rủi ro luôn phải trả giá đắt". Có thể nói đây là "giá trị" quan trọng mà khủng hoảng năm 1997 giúp hệ thống ngân hàng khu vực này khỏe mạnh trước cuộc khủng hoảng đến từ phương tây.
Cũng trong thời điểm đó, phương Tây không ngừng chỉ trích sự quản lý yếu kém của ngân hàng Châu Á nguyên nhân gây nên khủng hoảng. Có thể nói Việt nam có thành ngữ: "cười người hôm trước hôm sau người cười".
Quả thật, cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 đánh dấu cho sự "tự do, lỏng lẻo tài chính kiểu Mỹ". Và chính phủ đã can thiệp mạnh vào thị trường thông qua quốc hữu hóa nhiều tập đoàn, nắm giữ cổ phiếu nhiều định chế tài chính điều mà trước đây theo Mỹ là " không nên có sự can thiệp của chính phủ mà hãy để thị trường điều tiết".
Chúng ta nhìn nhận lại rằng cuộc khủng hoảng vừa qua đã giúp đỡ hệ thống ngân hàng Mỹ tốt hơn, tài sản xấu cũng được "cô lập", ngân hàng yếu kém như Bear Stean hay Lehman cũng loại bỏ. Giới ngân hàng Mỹ cũng có bài học đáng giá. Chính phủ cũng hiểu rằng cần kiểm soát phố Wall chặt chẽ hơn như việc Quốc hội vừa mới thông qua dự luật theo đề nghị của Tổng thống Obama sẽ kiểm soát hệ thống ngân hàng mạnh tay hơn, sẵn sàng tách hay cho một ngân hàng phá sản.
Đây có thể nói là điều tốt cho hệ thống ngân hàng Mỹ.
Với 2 cuộc khủng hoảng trên đã giúp hệ thống tài chính của 2 khu vực kinh tế lớn nhất thế giới là Châu Á và Mỹ trở nên tốt hơn theo quy luật sàn lọc tự nhiên mà khủng hoảng tạo ra.
Điều các chuyên gia hiện nay đang lo lắng rằng hệ thống tài chính Châu Âu chưa " trãi qua đợt thanh lọc này".
Theo cảnh báo của IMF thì các ngân hàng Châu Âu đang che dấu nhiều tài sản "độc hại" và các khoản lỗ khổng lồ trong các bảng kê tài chính. Đây là tiềm ẩn cho sự rủi ro vô cùng lớn cho nền kinh tế khu vực này nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Sự kiện Dubai dính líu đến khoản vay liều lĩnh của hệ thống ngân hàng Anh có những " tai to, mặt bự" như HSBC, RBS, Standard Charter.... Chỉ là mở màn cho những khoản đầu tư rủi ro của hệ thống ngân hàng Châu Âu. Vã sẽ còn nhiều Dubai như thế có liên quan đến khoản vay từ Châu Âu.
Nỗi lo vỡ nợ cấp quốc gia
Thêm vào đó, hiện tại tình trạng công nợ đang trở thành thách thức lớn nhất của liên minh tiền tệ lớn nhất thế giới này, khi mà quá nhiều quốc gia trong khối đang nối bước lâm vào tình trạng vỡ nợ cấp quốc gia. Do theo đuổi những gói kích thích kinh tế trong năm 2009, nhiều quốc gia này sẽ phải coi việc trả nợ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch tài khóa năm nay. Trong suốt năm 2009, nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế đã cảnh báo về tình trạng nợ của các chính phủ sau khi chi rất nhiều tiền cho các biện pháp kích thích kinh tế. Tình trạng này đặc biệt phổ biến tại châu Âu khi thâm hụt ngân sách ở hầu hết các quốc gia đều vượt quá 3% - theo quy định của khối.
Với hàng loạt các tên tuổi như Hy lạp, Ireland, Bồ đào Nha, Tây Ban Nha và một số quốc gia vùng Batic bị liên tục hạ mức tính nhiệm. Không những thế những quốc gia lớn như Pháp, Đức và Ý cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Mà theo đó Đức nền kinh tế đầu tàu của khu vực với nhiều kỳ vọng cải thiện sẽ giúp cho kinh tế toàn khu vực khả quan hơn. Tuy nhiên, hiện, vấn đề của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này, đồng thời cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất châu lục là chính sách cắt giảm thuế trong thời gian qua. Nhằm kích thích kinh tế, Chính phủ Đức đã cắt giảm khoảng 12,3 tỷ USD tiền thuế trong năm 2009. Chính sách này có thể khiến cho mức thâm hụt ngân sách của Đức đạt kỷ lục 4,6% trong năm 2010. Ủy ban châu Âu đã ra tối hậu thư cho Đức về việc buộc phải giảm con số này xuống dưới 3% trong 3 năm tới theo đúng quy định của khối này. Chính điều này gây nhiều khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia này trong việc khôi phục nền kinh tê đầu tàu khu vực.
Khi mà các quốc gia trong khối sa vào “Vũng lầy công nợ” càng lúc càng sâu. Điều này buộc các nhà chức trách Châu Âu tiến hành cắt giảm thâm thụt ngân sách thông qua việc phát hành hằng loạt trái phiếu. Như việc, Hy Lạp lên kế hoạch huy động được khoảng 53 tỉ euro trên thị trường vốn quốc tế, chính phủ Hy Lạp đã tiến hành thành công đợt chào bán trái phiếu với lãi suất ưu đãi trong thời gian qua. Động thái này diễn ra trong bối cảnh giới đầu tư kỳ vọng các đợt huy động vốn trong năm nay sẽ giúp chính phủ này giảm được khoản thâm hụt cao nhất tại EU.
Cùng với Hy Lạp, giới đầu tư tiếp tục lo ngại vấn đề nợ ngày càng gia tăng tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, theo nhận định của ông Henry thuộc ngân hàng HSBC, tình hình của hai nước Ý và Bỉ cũng bắt đầu gây nhiều nghi ngại cho các nhà đầu tư.
Có vẻ như những nỗ lực của ông Trichet để củng cố lòng tin trong khu vực châu Âu không thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Trong khi vị chủ tịch của ECB hôm 04/02 khẳng định rằng tổng mức thâm hụt ngân sách ăm 2010 của cả khu vực gộp lại có thể sẽ vẫn thấp hơn so với Mỹ và Nhật Bản thì đồng euro ngày hôm sau vẫn tiếp tục mất giá, tiếp tục kéo giá trị của đồng euro giảm xuống gần 10% kể từ thời điểm đầu tháng 12/2009 tới nay.
Không những thế, các nhà kinh doanh tiền tệ đang lo sợ việc một số quốc gia trong diện thâm hụt ngân sách nặng như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, có thể lựa chọn từ bỏ đồng Euro.
Thật vậy, Châu Âu đang "rạn nứt". Và "một giọt nước cũng có thể tràn ly"
Đây sẽ là lo ngại cho kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Mỹ
Sau thông tin việc làm gây thất vọng vào tuần trước, thị trường đang trông chờ vào khai báo thất nghiệp tuần là số liệu cơ bản cho các nhà đầu tư tham khảo để đánh giá lại tình hình của thị trường lao động. Đây là số liệu tổng hợp và công bố hàng tuần về số người nộp hồ sơ yêu cầu được bảo hiểm thất nghiệp lần đầu. Cho đến nay, vấn đề việc làm vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Mỹ. Tổng thống Barack Obama, người đã dành được sự ủng hộ rất lớn từ phía nhân dân Mỹ vào ngày đắc cử, thì nay tỷ lệ ủng hộ đã giảm xuống dưới 50% bởi Ông này đã nhiều lần cam kết sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm hơn nữa. Tuy nhiên, số liệu bảng lương phi nông nghiệp vào tuần trước một lần nữa cho thấy thị trường lao động đã chưa thực sự phục hồi cùng với những bước phục hồi chậm của nền kinh tế. Chỉ số này đã cho thấy Mỹ đã mất 20,000 việc làm vào tháng 1, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp có phần tốt hơn ở 9.7% mức giảm lần đầu tiên.
Theo các phân tích gia, số người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong kỳ này có thể đã giảm 20,000 đơn còn 460,000 đơn. Nếu đúng như dự đoán này, thị trường chứng khoán và vàng có thể phục hồi.
Cody Trần