11 tháng 2, 2010

Nhận định thông tin quan trọng ngày 10/02 - Cody Trần

Chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn luôn là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư và các nhà phân tích. Theo đó trong hôm nay thị trường chờ đón thông tin về phát biểu của 2 nhân vật số một trong thị trường tài chính ông Mervyn King – Chủ tịch NHTW Anh BoE lúc 5h30 chiều cùng báo cáo lạm phát của đảo quốc này và ông Ben Bernanke – Chủ tịch Cục dữ trự liên bang Mỹ lúc 10h tối.

Kinh tế Anh – “xứ sở sương mù, liệu đã hết mù sương”

Thông tin lạm phát sẽ là đề tài nóng của đảo quốc sương mù – Anh Với báo cáo lạm phát của BoE trong chiều nay và bài phát biểu của Chủ tịch BoE ông Mervyn King đứng trước nhiều vấn đề thách thức của đào quốc sương mù này.

Nguy cơ cũ khi lạm phát đe dọa sự hồi phục vốn đã “ mong manh”

http://www.bankofengland-ar.com/boe%20clock.JPGTheo thông tin công bố tháng trước thì GDP quý IV -2009 của Anh đã tăng lần đầu tiên 0.1%, thấp hơn dự đoán tăng 0.4% của các nhà kinh tế. Như vậy, kinh tế Anh đang dần thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, nhà phân tích vẫn cho rằng tình trạng kinh tế Anh chưa thật sự thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất vì nếu tính chung cả năm 2009 thì GDP của Anh vẫn là con số âm, và việc Anh bước vào “những năm mất mát của Nhật” là điều hoàn toàn chắc chắn.

Theo đó, báo cáo CPI của Anh ở mức 2.9% và lạm phát ở đảo quốc này lên mức 1%. Trong khi đó tăng trưởng vẫn ở con số Âm cho thấy chính sách hiện tại tỏ ra chưa hiệu quả ,hay nói cách khác là BoE đã thất bại trong chính sách đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng. Lạm phát tăng cao mà tăng trưởng chưa thật sự bền vững.

Trong chính sách này, để vực dậy nền kinh tế dần chìm trong giảm phát thì BoE hiện đang chấp nhận lạm phát lớn trong nền kinh tế như 1 phần đánh đổi cho tăng trưởng. Vì thế, trong tuần qua, NHTW Anh – BoE tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0.5%.

Tuy nhiên do lo ngại về vấn đề bong bóng tài sản và lạm pháp nên đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy mô và thời hạn tiến hành chương trình chương trình tiêu thụ 200 tỷ bảng trái phiếu doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính cho các công ty của quốc gia này. Kế hoạch mua vào trái phiếu hay còn gọi là chương trình thanh khoản định lượng của NHTW Anh được nhen nhóm thực hiện từ đầu năm 2009. Cùng với báo cáo CPI nêu trên thì lạm phát đã tăng nhưng dấu hiệu tăng trưởng chưa tương xứng thì BoE buột phải tạm dừng chương trình này.

Hiện, BoE đang tiếp bước “ vết xe đổ của NHTW BoJ” trong nhiều năm qua. Khiến thị trường tài chính mất niềm tin hoàn toàn vào chính sách hiện tại của BoE bằng việc đồng Bảng Anh sẽ là đồng bị bán tháo mạnh nhất khi mà BoE chưa có phương thức mới nào giúp “ xứ sở sương mù ra khỏi sương mù”.

Mối lo mới với tình trạng nợ công khổng lồ

Anh hiện đang nằm cùng danh sách đối mặt với những khoản nợ khổng lồ như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Cùng với thâm hụt ngân sách trầm trọng khiến Anh không thể chi tiêu hiệu quả cho các chương trình thúc đẩy kinh tế của mình. Do đó, dù chính thức thoát khỏi khủng hoảng từ quý 4 năm 2009 nhưng tăng trưởng kinh tế của quốc gia công nghiệp lâu đời này vẫn chỉ dừng ở 0,1%, thua rất xa so với kỳ vọng. Và mối lo tình trạng lạm phát dấy lên nguy cơ khủng hoảng đối với quốc gia này đang ngày càng rõ rệt.

Lời bình luận của cựu chuyên gia kinh tế của IMF, ông Simon Johnson,  được đưa ra trong khi các bộ trưởng tài chính G7 vừa qua đang thảo luận về cuộc khủng hoảng đang ngày càng phát triển ở các quốc gia đồng Euro và cả Anh. Hiện ,mức độ tín nhiệm của Anh hiện đang lung lay trên bảng đánh giá của các tổ chức như S&P, Moody’s.

Thách thức đè lên vai Chính Phủ của Thủ tướng Gordon Brown và BoE

Quả thật, BoE là NHTW năng động nhất trong tất cả các NHTW của các nền kinh tế phát triển G7 trong việc đưa ra hằng loạt các biện pháp chống giảm phát tại quốc gia này. Với hạ lãi xuất nhanh chóng và kế hoạch nới lỏng định lượng trị giá 200 tỷ bảng, cùng với việc kịp thời trì hoãn kế hoạch này trước nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên, những biện pháp trên không được giới phân tích lẫn nhà đầu tư tin tưởng nhiều. Họ cho rằng BoE đang đi vào “vết xe đổ” của NHTW Nhật BoJ trong việc vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Không những thế, vấn đề kinh tế của Anh đang gây sức ép mạnh lên chính trường chính trị nước này. Hiện, chính phủ của Thủ tướng Gordon Brown phải đau đầu với vấn đề thâm hụt ngân sách leo thang từng ngày và làm cách nào để tăng sự ủng hộ của cử tri trước thềm cuộc tranh cử vào tháng 6 tới. Hiện thì nỗ lực lớn nhất của Chính phủ Thủ tướng Gordon Brown là cố gắng duy trì vững chắc sự phục hồi kinh tế vốn rất mong manh của mình để có được lợi thế trong tranh cử. Theo những cuộc thăm dò tiến hành trong tháng 12 năm 2009, thì tỉ lệ ủng hộ ông Brown đã xuống thấp hơn nhiều so với tỉ lệ mà đảng Bảo thủ đối lập có được.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lạc quan vẫn cho rằng Anh sẽ vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử của nền tư bản chủ nghĩa lâu đời ở đảo quốc này. Rằng “ sương mù sẽ tan” bởi “ mặt trời không bao giờ lặn trên quốc kỳ Anh”.

Kinh tế Mỹ

Mối lo lạm phát lan tới FED

Vấn đề lạm phát không chỉ là mối lo riêng của NHTW Anh BoE mà còn của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Hôm nay thông tin tiền tệ với bài phát biểu của Chủ tịch FED Ông Bernanke cùng với thông tin về cán cân ngân sách của FED. Thị trường đang đứng trước nhiều thông tin liên qua đến việc FED bán một số tài sản vào cuối năm nay nhằm giảm bớt cán cân thanh toán đang gia tăng, để tránh nguy cơ lạm phát.

http://beezwaxpromo.com/rpi_monthly_insight/wp-content/uploads/2009/12/inflation1.jpgTheo đó, hôm 06/02 chủ tịch FED tại khu vực St. Louis, ông James Bullard cho biết việc FED mua các món nợ dài hạn của Bộ Tài chính và các món nợ khác, là nhằm phục hồi nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, được tài trợ bằng việc cấp thêm tiền mặt cho hệ thống tài chính. Nhưng để một lượng lớn tiền mặt lưu chuyển trong khi nền kinh tế đang phục hồi sẽ tạo ra các nguy cơ lạm phát.

Theo ông Bullard, FED cần phải cố gắng để giảm cán cân thanh toán, hiện đã tăng lên hơn 1.000 tỷ USD, xuống quy mô bình thường trước khi xảy ra một cuộc suy thoái tiếp theo nhằm đảm bảo rằng cơ quan này sẽ có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đối phó với suy thoái.

Ông Bullard là một thành viên có quyền bỏ phiếu tại cơ quan hoạch định chính sách của FED lâu nay, theo ông thì sự lựa chọn ưu tiên sẽ bắt đầu bán một số tài sản trước khi tăng lãi suất. Và là người ủng hộ việc quản lý một cách chủ động hơn các tài sản của FED, hoặc bán chúng đi hoặc để ngỏ giải pháp mua thêm nếu như nền kinh tế suy thoái. Ông Bullard nói rằng các thị trường sẽ sụp đổ nếu như họ tin rằng FED đang có kế hoạch bán trên diện rộng các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. Tuy nhiên, ông Bullard cũng cho biết ý tưởng bán từ từ như một chiến lược cũng đang được thảo luận.

Thị trường hiện vẫn cần quan điểm chính thức của người cần lái con tài kinh tế nước Mỹ - Ông Bernanke cho vấn đề trên.

 Cán cân thương mại - Căng thẵng Mỹ -Trung

Ngoài ra, thông tin về cán cân thương mại của Mỹ sẽ là đề tài kinh tế khá nóng dính líu đến chính trị khiến căng thẳng quan hệ Mỹ- Trung

Ý nghĩa của cán cân thương mại là so sánh sự chênh lệch giữa hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu. Một chỉ số cán cân thương mại tích cực là chỉ số cho thấy sự hiện diện của hàng hóa xuất khẩu với khối lượng nhiều hơn hàng hóa nhập khẩu trong một giai đoạn nhất định. Với dự đoán con số tối nay sẽ tăng lên -35.8 tỷ USD từ mức -36.4 tỷ. Xu hướng tăng lên của cán cân thương mại có ý nghĩa tích cực đối nền kinh tế Mỹ trong vấn đề giảm thâm thụt thương mại. Nó cho  thấy mức độ xuất khẩu có phần cải thiện so với nhập khẩu có thể giảm, theo đó lượng hàng hóa của Mỹ bán ra ngoài nước nhiều hơn. Cán cân thương mại cũng có những tác động tích cực tới GDP bởi nhu cầu hàng hóa xuất khẩu nhiều hơn sẽ khiến sản xuất phát triển, tạo ra nhiều việc làm hơn.

 

http://sabbah.biz/mt/wp-content/uploads/2010/01/us-china-trade-image.jpgViệc cán cân thương mại của Mỹ thâm thụt lớn đặt biệt với Trung Quốc khiến môi quan hệ chính trị của 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới này càng trở nên căng thẳng. Theo đó, Mỹ luôn chỉ trích chính sách tỷ giá cố định của Trung Quốc làm hàng hóa của quốc gia này cạnh trạnh hơn trên đất Mỹ, còn Trung Quốc cho là vấn đề tỷ giá là “chuyện nội bộ” của nước nay. Hôm thứ Tư (3/2) vừa qua, phát biểu trước Thượng viện Đảng Dân chủ, Tổng thống Obama cho rằng Mỹ sẽ có thái độ cứng rắn hơn nữa để buộc đồng Nhân Dân Tệ tăng giá, đồng thời “tiếp tục gia tăng sức ép” lên Trung Quốc và các nước khác, thúc giục các nước này mở cửa thị trường. Đồng thời, ông cũng đã tái khẳng định lập trường phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại của mình.

Thời gian gần đây, quan hệ Mỹ - Trung không mấy tốt đẹp, thái độ lần này của Ông Obama trước tỷ giá đồng nhân dân tệ cũng chịu ảnh hưởng hơn. Đây cũng chính là phương châm kinh tế mở rộng xuất khẩu của Mỹ. Trung Quốc được Mỹ coi là một trong những thị trường lớn nhất, ép đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ thúc đẩy Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, đồng USD là nhân tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng tới chiều hướng đồng nhân dân tệ.

Đáp trả lại những căng thẳng từ Mỹ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cáo buộc Mỹ “gây sức ép và buộc tội sai lầm”. Theo Ông, thì giá trị của đồng nhân dân tệ không phải là lí do chính đối với thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ. Theo ông, đồng nhân dân tệ hiện ở mức hợp lý.

Nếu đúng như dự đoán thì cán cân thương mại của Mỹ công bố lúc 20h30 sẽ giảm thâm thụt sẽ giúp “hạ nhiệt” mối quan hệ 2 nước này, đồng thời USD cũng sẽ được củng cố trước đồng Euro.

Thêm vào đó thị trường hàng hóa với thông tin về lượng dự trữ dầu thô của Mỹ dự doán sẽ giảm 900,000 thùng xuống còn 1.4 triệu thùng. Hiện, dầu giảm xuống mức thấp trong 7 tuần do đôla tăng, đồng thời với thông tin tình hình kinh tế tại khu vực Châu Âu không mấy khả quan khiến giảm nhu cầu về mặt hàng này.

Cody Trần 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét