|
1_Không ai có thể ngờ một tượng đài, một đầu tầu kinh tế thế giới lại có thể suy sụp nhanh đến như vậy. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ngay trong nội bộ nước Mỹ thì cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân sâu xa từ chính cơ cấu và động lực tăng trưởng bất hợp lý của nước Mỹ trong thời gian qua nhưng nó đã được bỏ qua bởi các nhà hoạch định chính sách tự mãn và sự lạc quan thái quá của người dân Mỹ.
Sự bành chướng và bong bóng của thị trường bất động sản Mỹ là ngòi nổ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính lần này. Từ cuối thế kỷ trước cho đến năm 2006, nước Mỹ bắt đầu xuất hiện tình trạng bóng bóng thị trường bất động sản lớn nhất trong lịch sử, giá cả tại thị trường bất động sản Mỹ từ năm 2000 đã tăng 35% cho đến năm 2006, điều đó có nghĩa là giá nhà đất của Mỹ cứ tăng gấp đôi sau hai năm. Đến khi khủng hoảng tài chính nổ ra những bong bóng này cũng bắt đầu vỡ tan.
2_Bong bóng của thị trường bất động sản được quy cho sự biến đổi của ngành ngân hàng. Thứ nhất, các ngân hàng Mỹ đã tung ra những khoản cho vay trọn gói đối với các nhà đầu tư mà không liệt kê vào bảng tổng kết tài sản, điều này đã mang lại những nguy hiểm rõ rệt. Thứ hai, các ngân hàng Mỹ đã sử dụng các công cụ tiền tệ ngắn hạn để giữ được những tài sản tiền tệ, trong khi hệ thống ngân hàng thế giới không được phép sử dụng những công cụ này để điều chỉnh những khoản nợ ngắn hạn.
3_Những khoản vay quá độ của Mỹ cũng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng. Mỹ là một quốc gia vay nợ nhiều nhưng dự trữ ít. Điều này càng được thể hiện rõ trong thời gian gần đây.
4_Những sai lầm của những chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ cũng là nguyên nhân khiến khủng hoảng nổ ra. Từ đầu thế kỷ này, các chính sách tiền tệ của Mỹ đã có hai lần “uốn cong thành thẳng”. Lần thứ nhất là từ năm 2001 đến năm 2003, nước Mỹ trong giai đoạn kinh tế suy thoái và phục hồi, tỷ lệ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã từ 6,5% giảm xuống còn 1%, điều đó đã khuyến khích người dân Mỹ đi vay tiền để mua nhà, thúc đẩy sự phồn vinh của thị trường bất động sản Mỹ. Lần thứ hai là khi thị trường bất động sản và nền kinh tế Mỹ qua thời kỳ “nóng”, từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2006, FED đã áp dụng 17 lần cắt giảm lãi suất, lần cắt giảm lãi suất ngắn nhất là từ 1% điều chỉnh lên thành 5,25%, khiến cho thị trường bất động sản bắt đầu hạ nhiệt, giá nhà đất tại Mỹ cũng bắt đầu giảm giá từ năm 2007.
5_Bên cạnh đó, Quốc Hội Mỹ đã đặc cách cho hai “anh em sinh đôi” Fannie Mae và Freddie Mac những ưu quyền tuyệt đối. Quốc Hội Mỹ đã từng khẳng định, do hai công ty này là hai công ty được chính phủ ủng hộ nên không thể phá sản, chính phủ Mỹ sẽ bảo hộ cho họ. Quốc hội Mỹ cũng có mục tiêu của riêng mình, đó là người Mỹ sẽ có quyền mua nhà của riêng mình. Vì vậy mà các ngân hàng sẽ cung cấp những khoản cho vay có thế chấp cho những người có thu nhập thấp khi mua nhà. Fannie và Freddie có nhiệm vụ là cung cấp bảo hiểm cho các khoản vay thế chấp của người dân Mỹ khi mua nhà, còn những tài sản xấu sẽ được “truyền tay” đến các cơ cấu tài chính. Phải đến sau năm 2004, Quốc Hội Mỹ mới áp dụng thêm biện pháp tăng áp lực cho Fannie và Freddie, yêu cầu hai cơ quan này tăng cường bảo hiểm cho những khoản cho vay thế chấp nhà mà có mức rủi ro cao, mức bảo hiểm này tăng ba lần so với thời gian trước.
6_Hơn nữa, những sản phẩm phát sinh do khủng hoảng mang lại những rủi ro rất lớn. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, hệ thống tài chính của Mỹ đã tạo ra rất nhiều “phế phẩm”.
7_Nguyên nhân tiếp theo là những cơ quan đánh giá tài chính của Mỹ đã không làm tròn bổn phận. Vốn phái sinh của các nhà đầu tư đã phục thuộc nhiều vào các cơ quan đánh giá, vì họ đặt niềm tin vào cơ quan đánh giá này. Nhưng bản thân các cơ quan đánh giá tài chính của Mỹ cũng tồn tại không ít vấn đề, đặc biệt là họ thiếu hụt đi những luận chứng của các cơ quan kiểm soát.
8_Trong việc quản lý thị trường vốn, Chính phủ Mỹ thiếu hụt cơ chế quản lý, đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến khủng hoảng. Chính phủ Mỹ luôn thực hiện chính sách thả lỏng cơ chế quản lý đối với ngành tiền tệ, bất luận là Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa thì đều làm như vậy.
9_Các chính sách kích thích cũng như đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng của Chính phủ Mỹ chưa đủ mạnh. Từ nửa đầu năm 2007 khi khủng hoảng tài chính bắt đầu có dấu hiệu bước đầu, nhưng Chính phủ Mỹ đã phản ứng rất chậm chạp, chỉ đến khi khủng hoảng tín dụng thực sự bùng nổ, FED mới tìm các phương án ứng phó. Năm 2008, khi Bear Stearns, Fannie Mae xuất hiện những vấn đề thì cũng là lúc Chính phủ Mỹ dang tay cứu trợ. Nhưng khi Lehman Brothers gặp vấn đề Chính phủ Mỹ lại tìm hướng giải quyết khác là để Lehman phá sản, xét đến tình hình hiện tại, cách làm đó của Chính phủ Mỹ đã là một sai lầm, bởi nó gây ra hiệu ứng Domino cho cả hệ thống tiền tệ toàn cầu.
10_Một hệ thống tiền tệ không hợp lý không cân bằng đã trở thành môi trường thích hợp cho “hạt mầm” khủng hoảng nảy sinh.