15 tháng 8, 2009

Kinh tế Mỹ vẫn đang phải vật lộn với suy thoái?

Kinh tế Mỹ liệu đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất? Những số liệu kinh tế mới đây trên thị trường Mỹ đều chỉ ra điều này và nhiều nhà bình luận kinh tế Mỹ cũng đang dần trở nên lạc quan hơn. Tuy nhiên, tới lúc này, sự cẩn trọng vẫn tỏ ra là một điều không hề thừa đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Những số liệu gần đây cho thấy nền kinh tế đang dần đi lên: sản lượng đầu ra không còn ở mức rơi tự do, tỷ lệ thất nghiệp cũng không còn tăng lên với tốc độ kỷ lục. Tuy nhiên, việc sản lượng đầu ra liệu đã chạm tới đáy khủng hoảng hay chưa vẫn còn là một điều chưa rõ ràng. Nếu câu trả lời là rồi, tăng trưởng chắc chắn sẽ chậm lại trong một thời gian. Đối với thị trường lao động, cho dù điều gì xảy ra chăng nữa thì việc tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng trước khi có thể quay về mức bình thường là một điều không thể tránh khỏi.

Nếu mọi việc vẫn tiếp tục tồi tệ mặc dù với một tốc độ chậm hơn thời gian qua thì không ai có thể đồng tình rằng nền kinh tế Mỹ đã thoát khỏi giai đoạn tồi tệ nhất, kể cả khi tốc độ suy giảm của nền kinh tế có giảm đi. Và khi những nguy cơ này vẫn còn tiềm ẩn, không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có một sự thụt lùi bất ngờ của nền kinh tế.

Tuần này, Fed đã tỏ ra lạc quan chút ít với nền kinh tế khi cho rằng giai đoạn suy giảm tồi tệ nhất của kinh tế Mỹ kể từ cuộc Đại khủng hoảng 1929 đã dần đi tới hồi kết. Nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục và nói rằng sẽ duy trì mức lãi suất này “trong thời gian tới”. Việc thực thi chính sách tiền tệ này có vẻ không sai nhưng khó có thể gọi đó là một biểu hiện cho lòng tin của Fed vào sự phục hồi kinh tế.

Một “chủ đề” gây nhiều xôn xao tại thị trường Mỹ trong những ngày qua là tỷ lệ thất nghiệp Mỹ trong tháng bảy đã giảm từ 9,5% xuống 9,4% tương đương với việc chỉ có 250000 bị mất việc trong tháng bảy, giảm gần 400.000 người so với con số hơn 600000 lao động bị mất việc hồi đầu năm. Tuy nhiên, thực tế của việc tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống là ở chỗ hơn 400000 lao động này sau khi bỏ việc đã không đăng ký tìm kiếm việc làm mới trong khi Bộ lao động Mỹ lại dựa vào số lượng người tìm kiếm việc làm mới để đánh giá tỷ lệ thất nghiệp. Như vậy, trên thực tế, thị trường lao động Mỹ vẫn chưa đạt được những thay đổi nào đáng kể.

Thông thường, suy giảm càng nhanh thì tốc độ phục hồi càng mạnh mẽ. Một số chuyên gia kinh tế hy vọng rằng nguyên tắc này sẽ vẫn tiếp tục đúng trong tình cảnh hiện nay. Tuy nhiên, số đông còn lại thì không hy vọng như vậy. Những căng thẳng không ngừng trên thị trường tài chính, những lo ngại rằng một số mảng kinh tế nào đó sẽ tiếp tục đà suy giảm và những ảnh hưởng kéo dài từ sự suy giảm thu nhập của các hộ gia đình..., tất cả đều khiến sự phục hồi kinh tế có thể sẽ không đạt được tốc độ như nhiều chuyên gia kinh tế hy vọng.

Kinh tế Mỹ vẫn đang khá yếu ớt và có vẻ như sẽ còn phải tiếp tục vật lộn với cuộc chiến suy thoái trong một thời gian nữa.


33 thủ thuật forex tôi thích nhất

  1. Không ai mạnh hơn thị trường

  2. Giao dịch dựa trên những xu hướng thị trường thay vì chỉ tập trung xác định điểm cao nhất và thấp nhất của giá

  3. Có ít nhất 3 xu hướng của thị trường : xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng ổn định. Bạn phải có chiến lược riêng cho từng xu hướng.

  4. Đứng ngoài thị trường cũng là 1 trong những chiến lược cần thiết của bạn.

  5. Mua nhanh bán nhanh khi thị trường có khuynh hướng lên hoặc xuống.

  6. Một dấu hiệu mua kết thúc bằng một dấu hiệu bán và ngược lại.

  7. Phân tích những thất bại của bạn và rút ra bài học từ nó. Tất cả những bài học của bạn đều đắt giá, và bạn phải trả tiền cho nó.

  8. Sử dụng những nguyên tắc quản lý tiền.

  9. Không giao dịch bốc đồng, phải có kế hoạch

  10. Đừng bao giờ để tài khoản của bạn phải chạm đến “margin call”

  11. Giao dịch theo mô hình Pattern: Mô hình revesal, mô hình Exhaustion , và mô hình breakaway luôn xuất hiện. Học cách thấy được mô hình trong mọi giao dịch.

  12. K.I.S.S – Keep It Simple Stupid , phức tạp hơn không có nghĩa là tốt hơn mà ngược lại.

  13. Mua theo tin đồn, bán theo thông tin “Buy the rumor, sell the news”.

  14. Thời gian là nhân tố quyết định trong giao dịch tiền tệ.

  15. Chiến lược “mua và giữ” không tồn tại trong thị trường forex.

  16. Luôn có 2 tài khoản. 1 tài khoản thật và 1 tài khoản ảo. Việc học tập sẽ không ngừng lại

  17. Phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động thị trường, trong khi phân tích kĩ thuật đánh giá tác động của sự biến động đó.

  18. Trong giao dịch ngoại hối, cần 4 điểm mới tạo nên mô hình tam giác (triangle). Nên nhớ rằng 2 điểm mới xác định được 1 xu hướng.

  19. Đường trung bình ( The moving average) chỉ là mức theo sau thị trường, không phải dẫn dắt thị trường. Nó không được đánh giá cao và chỉ mang tính phản ứng lại với thị trường. Chỉ số trung bình cho ta biết điểm khởi đầu của một xu hướng, nhưng chỉ sau khi xu hướng đó diễn ra.

  20. Cắt giảm thua lỗ là việc rất khó khăn đối với người giao dịch. Khả năng cắt giảm thua lỗ đúng lúc là kĩ năng của nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.

  21. các mô hình rất đáng quan tâm vì nó rất phổ biến: Đầu Vai, 2 đỉnh, Gáp, Cờ, Gẩy hổ trợ, vượt cản, Triangle.

  22. Lý thuyết sóng Elliot – 1 xu hướng gồm 5 bước sóng là 1 xu hướng dài han

  23. Lý thuyết sóng Elliot – Số lượng sóng phục thuộc vào chuỗi Finobacci

  24. Lý thuyết sóng Elliot – Thị trường xuống không thể thấp hơn đáy của bước sóng thứ 4.

  25. Lý thuyết sóng Elliot – Bước sóng 4 không thể lấn qua bước sóng 1.

  26. Support và resistance công cụ hiệu quả nhất để xác định điểm vào và ra thị trường. Để sử dụng côgn cụ chặn lỗ, đồ thị hỗ trợ và bảo vệ có vai trò quan trọng nhất.

  27. Một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi USD là thị trường vàng. Giá của vàng và USD thường biến động tỉ lệ nghịch với nhau.

  28. Đồng Yên nhạy cảm với biến động giá cả và do tác động của thị trường nguyên liệu thô.

  29. Những quốc gia sản xuất hàng hóa ( Canada, Australia, N.Zealand) phụ thuộc nhiều vào Nhật hơn các nước khác.

  30. Đồng Yên nhạy cảm với dự báo của chỉ số Nikkei, thị trường Chứng khoán Nhật và thị trường bất động sản.

  31. Dòng tiền GBP ( bảng Anh ) được quản lý tại thị trường London sẽ thường bị tụt giảm tại thị trường US, và được bán nhỏ giọt tại Asia. Vì thế, tại thị trường New York, các ngân hàng thường ngừng định giá đồng GBP vào giữa trưa.

  32. Thị trường giao dịch lớn nhất thế giới là London chiếm 32% tổng thị trường, New York với 18% và Tokyo với 8%. Singapore tiếp theo với 7%, Germany với 5% và Thụy Sĩ, Pháp, Hong Kong chiếm mỗi nước 4%

  33. Không dùng thị trường để thỏa mãn nhu cầu đùa vui của bạn.


5 sai lầm của người đầu tư tiệt đối tránh.

  • 1. Tin vào khả năng dự đoán thị trường của mình.
    “Thành công về tài chính của Tôi đối lập hoàn toàn với khả năng của tôi trong việc dự đoán tình hình.”Bạn biết câu nói này của ai không ? Đây là của soros. Ông thất bại thảm hại vào năm 1987. vì điều này ông đã nói lên câu này. Thế nên Bạn đừng mắc sai lầm này nhé.

  • 2. Tin vào chuyên Gia Tư Vấn.
    Mọi việc nhận định về thị trường điều được xem là dự đoán tương lai. Hãy suy nghĩ về điều này khi bạn cần tư vấn nhé.

  • 3.Tin vào nếu bạn có “thông tin nội gián” sẻ thành công.
    Hãy nghe Buffett nói câu sau: “đưa bạn 1trieu đô và cung cấp toàn bộ thông tin nội gián cho bạn. thì 1 năm bạn sẻ phá sản”

  • 4.Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
    Đầu tư gần giống như bạn đánh 1 ván cờ. việc đa dạng hóa đồng nghĩa Bạn đánh nhiều ván cờ cùng lúc. Bạn suy nghĩ thật kỹ và tự xem lại mình có phải là vô địch cờ không trước khi áp dụng ? . vì Các nhà đầu tư thành công cho rằng điều này là “Thất bại thảm hại sẻ đến”

  • 5. Tin rằng càng rủi ro thì lợi nhuận càng lớn.
    Thật ra người mới tham gia thường thích thú với khái niệm này. Nhưng sống xót và thành công thì lại những người có quan niệm “tìm cho được ít rủi ro nhất và khả năng lợi nhuận lớn”. Thế nên đa phần người thành công thường có câu nói ” trading is very boring. Job is not job . just wait and wait” . Thế họ chờ đợi gì ?. Họ chờ đợi cho được cái tính hiệu Rủi ro thấp và lợi nhuận lớn. Thường là tỉ lệ lose và profit 1:3. cũng như thường trong phân tích PTKT là sự vượt cản và gẩy hổ trợ.

Trích từ quyễn sách “các bí quyết thành công của soros và buffett.