13 tháng 4, 2009

Kết quả G20 – Cần thêm kiểm chứng


Dường như các nhà hoạch định cũng chú ý đến Lịch Sử London economic conference vào 1933, nên đã có những thõa thuận và tuyên bố mang tính tích cực nhưng theo 1 số chuyên gia kinh tế thì “ Kiểm chứng thực tế mới biết” . Tôi có đọc 1 số bài viết về khiếm khuyết khác tại hội nghị này.

Đầu tiên là G20 chưa có cam kết nào về việc tăng cường các gói kích thích tài khóa cho các nền kinh tế. Từ trước, đây vẫn được xem là một vấn đề gây chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu, khi Mỹ luôn đề nghị các nước chi thêm tiền để kích thích tăng trưởng, trong khi châu Âu phản đối chuyện này. Ông Obama đã khéo léo khi tránh những tranh luận quá mức về vần đề chia rẽ này nhằm hạn chế đỗ vỡ hội nghị.

Thứ hai, G20 dường như tập trung nhiều hơn vào giải quyết khủng hoảng ở các nền kinh tế đang nổi lên hơn là suy thoái sâu ở các nền kinh tế lớn nhất - nơi khởi nguồn của khủng hoảng.

Thứ ba, những biện pháp được đề xuất mới chỉ tập trung vào những ảnh hưởng của khủng hoảng, chứ chưa đánh được vào gốc rễ của khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo G20 mới chỉ tuyên bố khá chung chung về mục tiêu giải quyết tình trạng tài sản xấu trong hệ thống tài chính của châu Âu và Mỹ, chứ chưa hề đưa ra được các biện pháp hành động cụ thể.

( Tổng hợp từ Vietstock)

Khi nào khủng hoảng chấm dứt -Mơ giấc mộng vàng ngắn hạn

Như là đề tài nóng bỏng nhất của toàn thế giới đó là cuộc họp G20 sẽ liệu có thể giúp kinh tế toàn cầu chấm dứt thời kỳ tồi tệ. Hằng triệu bài viết, nhiều cuộc bình luận với sự tham gia của các cơ quan chính phủ và tư nhân luôn thảo luận về G20.


Quá khứ phũ phàng

Nhưng trước hết, thông thường tôi có 1 thói quen hay dùng quá khứ để làm cơ sở cho những suy đoán của tương lai. Tình cờ tôi đọc được bài viết của TS LeQuang dịch từ Dani Rodrik nên biết được là :

Vào năm 1933, vào giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên đến đỉnh điểm, Hội Quốc liên đã tổ chức một cuộc họp quốc tế gồm 66 nước ( London economic conference) nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, hệt như cuộc họp G20 sắp diễn ra ngày 2/4 tới cũng ở London.

Vào thời điểm 1933, gold standard còn rất phổ biến và bản thân Fed cũng bị gold standard trói buộc nên không tăng liquidity đủ nhanh như Bernanke đã và đang làm. Một trong những nỗ lực đầu tiên của Roosevelt sau khi nhậm chức là bãi bỏ gold standard ở Mỹ, gián tiếp phá giá đồng USD so với các đồng tiền châu Âu khác. Có lẽ lúc đó nhiều nước châu Âu cho rằng việc Mỹ bỏ gold standard là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của thương mại quốc tế. Bởi vậy một trong các mục đích chính của London Economic Conference là thuyết phục Mỹ thiết lập lại gold standard.

Và việc Roosevelt đã đúng khi từ chối ủng hộ giải pháp này vì lúc đó Mỹ cần phải tăng money supply đối phó với tình trạng suy thoái đang rất nguy hiểm (debt deflation cycle). Chính vì Mỹ tẩy chay nên London Economic Conference đã thất bại, kéo theo cả kế hoạch giải quyết các gánh nặng nợ nần cho các nươc thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo một số nhà lịch sử, chính những gánh nặng nợ nần này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc chiến thế giới lần thứ hai.

Tương lai Mù Mịt

Hiện tại, cuộc gặp G20 sắp tới, Mỹ đã đề suất một kế hoạch phối hợp fiscal stimulus toàn cầu. Dường như châu Âu không hào hứng gì với kế hoạch này, mà lại đề xướng một kế hoạch tăng cường regulation cho hệ thống tài chính toàn cầu .Khác với lần họp trước, lần này China sẽ có một tiếng nói quan trọng. Dường như China đang ủng hộ ý tưởng fiscal stimulus toàn cầu của Mỹ, nhưng cũng chính China đang "cứng đầu" không chịu để đồng Nhân dân tệ lên giá, hệt như Roosevelt đã làm 76 năm trước.

Lịch sử mãi là lịch sử. Chúng ta cần chuẩn bị để định hướng thị trường và tìm cơ hội khi mọi người hoảng sợ. theo tôi có 3 vấn đề của hội nghị này mà chúng ta cần quan tâm và dự doán thị trường ngoại hối và vàng sẽ diễn biến thế nào :

1.Liệu có fiscal stimulus tổng hợp xảy ra không? Nếu xảy ra thì cái gì sẽ bị tác động mạnh nhất? Nếu không thì thị trường thế nào?

2.Những regulation sẽ thực thi đến mức nào? Ngân hàng sẽ phản ứng thế nào? Cơ chế nào sẽ thực thi giám sát?

3.Ngoại tệ nào sẽ lên ngôi? IMF và WB sẽ ra sao?

Theo quan niệm cá nhân tôi, thì dù tốt hay xấu thì USDindex sẽ là chỉ số bị tác dụng mạnh nhất, Thêm vào đó, 1 số thông tin lãi xuất từ Eu. Nên tôi sẽ chon EU/USD là kênh đầu tư trong thời điểm này hơn là Gold/USD. Tuy nhiên, ngày nào khủng hoảng còn chưa lối thoát thì kinh doanh Ngoại Hối và Vàng luôn là 1 kênh sinh lời tuyệt vời.

Public-private stumlus

tôi xin nói thêm về kế hoạch 1000 tỷ USD của Timmy ( Public-private stumlus) có thành hiện thực không ?

Kế hoạch này gồm hai phần, phần một gọi là Kế hoạch Giải tỏa các Khoản nợ Tồn đọng (Legacy Loans Program - LLP), phần hai là Kế hoạch Giải tỏa các Chứng khoán Tồn đọng (Legacy Securities Program - LSP)Theo kế hoạch thì chính phủ sẽ dùng 100 tỷ hỗ trợ, phần còn lại chủ yếu vốn tư nhân theo hình thức bán các tài sản xấu dưới sự bảo trợ của chính phủ.


Những trở ngại :

+ định giá tài sản xấu thế nào, theo qui dịnh nào

+ các định chế tài chính măc dù khó khăn nhưng vẫn không muốn bán tài sản mình với giá chính phủ qui định mà theo họ là quá rẻ.

+ Măc dù, đã có 2 công ty tư nhân sẽ tham gia nhưng ko ai đàm bảo tính thị trường thật của giá trị tài sản, khi cả bên mua và bên bán chưa thật sự thõa mãn. Theo nhận định 1 số chuyên gia, thì Goldman cũng không muốn bị đấu giá phần tài sản của mình theo kiểu mà mình không là người chủ động.


Kế hoạch này sẽ thất bại NẾU :

+ Ngân hàng và Giới đầu tư tư nhân không ủng hộ và tham gia.

Dấu hiệu của sự thất bại :

Goldman đột ngột muốn trả lại tiền một phần bắt nguồn từ phản ứng về vụ tiền thưởng của AIG, và những lời chỉ trích Goldman là công ty được nhận nhiều tiền nhất từ chính phủ do là một đối tác đầu tư của AIG. Goldman cũng phải chịu mức lãi suất nặng nề 5% cho khoản tiền này. “Không thể kinh doanh nổi trong bối cảnh này,” một quan chức cấp cao của Goldman.

Một yếu tố khác để Goldman quyết định vì công ty này đang có một bảng cân đối với 100 tỉ USD tiền mặt, nên 10 tỉ USD không phải vấn đề. Các quan chức Goldman cũng họp kín về vấn đề này với Barney Frank, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện. Họ có lẽ sẽ bắt đầu thảo luận với Bộ Tài chính sớm nhất là tuần sau khi ngài Blankfein quay lại New York sau thời gian nghỉ phép. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như Goldman hy vọng, tất nhiên, tin tốt cho người đóng thuế là chúng ta sẽ không bị mất tiền. Nhưng ở đây tồn tại một nguy cơ lớn khác :


+Nếu Golman trả lại được tiền sẽ gây áp lực lên các ngân hàng khác, vì sợ mình sẽ bị coi là kém năng lực.Vấn đề bây giờ là nhiều ngân hàng vẫn cần tiền. Và lúc này họ có thể cố làm theo Goldman. (đố kỵ với Goldman có thể phải trả giá đắt – chúng ta đã chứng kiến điều gì xảy ra với Merrill Lynch khi ngân hàng này cố vươn lên bằng cách đầu tư mạo hiểm hơn).


+Nếu một số ngân hàng trả lại tiền từ TARP, hệ thống tài chính sẽ còn hỗn loạn hơn, và chẳng mấy chốc họ sẽ lại la lên mình vẫn cần số tiền đó. “Chúng tôi cho rằng 1,5 đến 2 nghìn tỉ USD thua lỗ chưa được công nhận từ các tài sản tại Mỹ sẽ làm xấu đi bảng cân đối tài sản của khu vực tài chính toàn cầu,” Daniel Alpert, một giám đốc tại Westwood Capital.


+Lợi cho Goldman, vì nhiều lý do dễ thấy, muốn tách mình khỏi nhóm này, và trả lại khoản tiền quý giá cho người nộp thuế. Những giám đốc nổi tiếng lương cao bổng hậu của công ty – như ngài Blankfein kiếm được 60 triệu USD trong năm 2007 (một số dưới dạng cổ phiếu, đã giảm giá trị kể từ thời điểm đó) – sẽ bị đánh thuế 90% tiền thưởng nếu dự thảo được Hạ viện thông qua tuần trước trở thành luật. Trả lại tiền TARP có thể mang lại lợi thế lớn cho Goldman so với các đối thủ. Với một bảng lương cực cao, họ sẽ tiếp tục thu hút những tài năng hàng đầu từ các công ty yếu hơn vẫn giữ số tiền từ TARP và phải chịu giới hạn lương thưởng.

( Tổng hợp nhiều nguồn)

Mô Hình Khủng hoảng hiện tại

Từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, các nhà kinh tế đã sử dụng rất nhiều chữ cái tiếng Anh để mô tả về xu thế của nó. Trong đó, có bốn chữ cái được sử dụng nhiều nhất là “V”, “U”, “L” và “W”.

Khi khủng hoảng tài chính bắt đầu hình thành, các nhà kinh tế đã dùng chữ cái “V” để mô tả về nó. Lý giải cho sự lựa chọn của mình, giới chuyên gia phân tích, mặc dù kinh tế có dấu hiệu đi xuống nhưng sẽ không quá nghiêm trọng và thời gian cũng không kéo dài, khi nền kinh tế xuống đến mức nào đó nó sẽ hồi sinh trở lại.

Những dự đoán ban đầu đã “thất bại”, các chuyên gia lại chọn chữ cái “U” và “L” để thay thế. Trong đó, “L” được sử dụng phổ biến hơn. Chữ cái “U” với ý nghĩa là khủng hoảng kinh tế diễn ra nhanh chóng, trước khi nó được hồi sinh trở lại sẽ phải trải qua những đoạn đường “quanh co, gấp khúc”. Còn chữ cái “L” với ý nghĩa, sau khi tốc độ tăng trưởng kinh tế “trượt dốc”, không biết đến khi nào mới có thể lấy lại sự cân bằng và tương lai của nền kinh tế vẫn còn hết sức ảm đạm.

Như Ông Connaught Lille Roubini - giáo sư kinh tế của Đại học NewYork, đồng thời là Chủ tịch Cơ quan nghiên cứu và tư vấn kinh tế (RGE) - Mỹ cho biết, thời điểm 6 tháng trước đây, ông nhận định khả năng xu thế khủng hoảng tài chính theo hình chữ “L” chỉ là 10%, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên hơn 30%.

Lối thoát cho khủng hoảng

Thật sự, thì tôi nghĩ Ông Connaught Lille Roubini hoàn toàn đúng, theo ý kiến tôi thì thế giới còn quá sớm để thoát khỏi khủng hoảng. Cả toàn bộ nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào mô hinh khủng hoảng « L » . chúng ta đang rơi tận đáy của khủng hoảng và liên tục lây hoay với cái đáy này. Kinh tế phục hồi khi Mô hình « L » chuyển sang « U ». Tuy nhiên, Để có mô hình « U » thì cần hội đủ các yếu tố sau :

+Vĩ mô : Như theo kinh nghiệm của 1 số của khủng hoảng trước thì Kinh tế phục hồi khi và chỉ khi có phát minh khai sáng lĩnh vực mới.

+Vi mô : Khủng hoảng liên quan mật thiết đến Ngân Hàng, Thì Ngân hàng đang rất cần tìm 1 lĩnh vực mới bỏ Vốn vào => sinh lợi bù đắp thiệt hại do khủng hoảng gây ra. Hơn là nhận tiền cứu trợ và kế hoạch thanh lý tài sản TARP với giá rẻ ( Không hài lòng giữa Ngân Hàng và nhà đầu tư) chỉ đối phó trong ngắn hạn.

Chứng Khoán Toàn Cầu -Đâu là tia sáng cuối đường hầm khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế bùng nổ 2007 và kéo dài tới nay, Vấn đề phân tích khủng hoảng luôn là đề tài nóng trên mọi diễn dàn kinh tế thế giới nhung để hiểu rõ về khủng hoảng , tôi xin phép tổng hợp từ các thông tin xác định nguyên nhân khủng hoảng :

+Nguyên Nhân sâu xa khủng hoảng

+Nguyên nhân trực tiếp

1. Nguyên Nhân sâu xa ( chính sách tín dung vào 2001)


Năm 2001 là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng với 3 lý do

1. Khủng bố 11/9 gây hoảng loạn thị trường tài chính chứng khoán toàn cầu

2. Scandal của Enron, dính của TT Mỹ và nhiều quan chức khác làm phá sản 1 thành viên của Big 5 về kiểm toán (hiện nay còn Big 4) là Andesen.

3. Phá sản hàng ngàn công ty "dot com" khi người ta thấy rằng tất cả công ty trên có lợi nhuận "ảo" như mạng Internet vậy. Chỉ có Google tồn tại vào khoảng thời gian này cho đến ngày nay do công ty đó tốt "từ trong bản chất".


Vì những lý do như thế đã làm TTCK sụt thê thảm, ngài Alan Greenspan, nguyên Chủ Tịch FED thực hiện chính sách lõng lẽo tín dụng nhằm giúp Mỹ vượt qua khủng hoảng. Alan đã phải hạ lải suất liên tục để kích cầu, nợ dưới chuẩn sinh ra trong khoảng thời gian này tăng lên đột biến . Sự dễ dàng trong tín dụng đến nỗi người người được vay, nhà nhà được vay, ai cũng có thể vay.Và việc các ngân hàng bỏ qua những tiêu chuẩn tối thiểu để bảo đảm rủi ro.

Nguồn tiền này đi trực tiếp vào chứng khoán và làm chứng khoán lên giá dữ dội phục hồi sau khủng hoảng 11/9. Thế là Ngài Alan từng được ca ngợi như 1 anh hùng, cho đến nay lại bị người ta coi như tội đồ vì những hành động của mình. Đúng là cuộc sống thành công và thất bại cách nhau 1 sợi chỉ. Như người ta hay nói "chữ tài đi với chữ tai một vần".Và nguồn vốn này cũng đổ mạnh vào bất động sản, tạo ra bong bóng phì to, to mãi và nổ vào cuối 2007, gây hậu quả tàn phá dữ dội 2008, Còn kéo dài.


Tuy nhiên,tôi cũng hoàn toàn tán đồng với ý kiến của George Soros, Ông nhận xét biến động hiện nay của nền kinh tế có nguồn gốc từ sự thiếu điều tiết thị trường tài chính những năm 1980 và chính sách sự tự do hóa thị trường tài chính bắt đầu từ thời Tổng thống Ronald Reagan đã dẫn đến một loạt khủng hoảng và buộc các chính phủ phải hành động gấp rút. 2007 sẽ là năm dấu chấm hết cho mô hình thị trường tự do đã tồn tại bao lâu nay tại các nước tư bản.

2.Nguyên Nhân trực tiếp khủng hoảng- Nền kinh tế Mỹ mất thăng bằng đột ngột

Có khá nhiều lý giải nguyên nhân của cuộc khủng khoảng, Sau đây là 1 số nguyên nhân theo tôi là điểm nhấn của cuộc đại suy thoái.

Sai lầm chiến thuật – Tiêu dùng lên ngôi

Đây được xem là nhân tố chính dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Chúng ta đều biết phần còn lại của thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường riêng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa. Trong nhưng năm qua tiêu dùng của người dân luôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của nước này và hiện đang tỷ trọng lớn đến 70% GDP. Chiến lược này trong một thời gian đã tỏ ra rất hiệu quả khi lòng tin của người tiêu dùng vào triển vọng của nền kinh tế đang ở mức cao nhưng nó đã tạo nên một lỗ hổng to lớn trong nền kinh tế đó chính là làm cho nền kinh tế trở nên mất cân bằng.


Tiêu dùng của người dân Mỹ đã dần dần trở nên quá mức bởi tư tưởng lạc quan thái quá và được khuyến khích bởi sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Chính điều đó đã tạo khoản thâm hụt thương mại cực lớn và có dấu hiệu ngày càng tăng, đồng thời hệ thống kinh tế trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết bởi các mối quan hệ vay nợ dễ dãi và chồng chéo.


Nói đi thì phải nói lại, chúng ta có thể đặt giả thiết ‘Nếu Mỹ không có chính sách khuyến khích tiêu dùng thì phần còn lại của thế giới sẽ sản xuất cho ai, có tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu được không?’ Hầu hết các quốc gia đều xuất khẩu sang Mỹ mà thu về USD để tái đầu tư, mở rộng sản xuất và tăng cường thu hút FDI. Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, Mỹ không tiêu thụ hàng hóa nữa thì phần còn lại của thế giới đình đốn sản xuất , ngay cả VN, TQ, Nhật bản... tất cả đều xuất khẩu rơi thảm hại. Vì thế, phần còn lại của thế giới rất cần chính sách tiêu dùng của Mỹ. Tôi tin rằng trên thế giới chỉ có và duy nhất Mỹ mới thực hiện được chính sách này. Bởi vì để thực hiện được chính sách tiêu dùng này, theo tôi, quốc gia đó cần 3 yếu tố sau :

+Dân số phải đông

+Thu nhập GNP per person phải cao

+Thói quen tiêu dùng và tiết kiệm thấp


Mỹ hoàn toàn có đủ cơ sở để thực hiện chính sách tiêu thụ hàng hóa thế giới đó là vai trò góp phần tăng trưởng phát triển của phần còn lại của thế giới.


Nhiều thông tin về việc kỳ vọng China sẽ thay thế Mỹ trong việc tiêu thụ hàng hóa trên thế giới, theo tôi thì chưa có cơ sở. Như chúng ta biết China có hơn 1 tỷ dân, đứng về gốc độ nhà đầu tư SX, điều đó không đảm bảo rằng nếu Bạn cố gắng đầu tư sản xuất để xuất khẩu vào China là thành công. Vì :


Vấn đề 1 :Thu nhập hiện tại của China chưa cao, thêm vào sự phân hóa giàu nghèo tăng cao. Thực tế, nhu cầu hàng cấp thấp rất cao. Tôi được biết China vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất. Tuy nhiên, sản lượng ô tô giá rẻ chiếm tỷ trọng lớn và lợi nhuận phần lớn các hãng ô tô đều là ở thị trường Mỹ. Tất nhiên, nếu ở China , bạn chỉ có thể bán theo chỉ tiêu Revenue thôi. Trong tương lai, tôi nghĩ China sẽ cải thiện, nhưng không thể trong 3 đến 5 năm, mà cần dài hơn.


Vấn đề 2 : Thói quen của người tiêu dùng châu Á – tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng. Mà chúng ta có thể thấy ở Nhật- quốc gia giàu có bật nhất thế giới nhưng tỷ trọng tiêu thụ thấp hơn tiết kiệm. Liệu China có thay đổi được thói quen của đại đa số người dân sau khi cải thiện thu nhập

Tôi nghĩ dù chỉ trích thế nào thì phần còn lại của thế giới cần sự chi tiêu hào phóng của người Mỹ.


Sai lầm thanh khoản – Đòn bẩy Tài chính thương mại

Để tài trợ cho khoản thâm hụt thương mại cực lớn của mình, Mỹ đã sử dụng biện pháp vay nợ nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu ra toàn thế giới và các nước đã hăng hái mua các trái phiếu này đặc biệt là China và các nước Châu Á. Tôi ví von rằng « China đã đem hàng hóa cho Mỹ tiêu sài, rồi phải đem tiền cho Mỹ mua hàng của China ».Tính chung cho 5 năm trở lại đây trung bình mỗi ngày nước Mỹ vay nợ thêm 2 tỷ USD. Và các nhà kinh tế theo chủ nghĩa hoài nghi đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nhưng các cảnh báo này đã bị bỏ qua. Thậm chí có nhiều nhà kinh tế cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ được bù đắp bởi các khoản đầu tư của các nước trên thế giới quay ngược trở lại nước Mỹ và cán cân thanh toán vẫn cân bằng. Họ lập luận rằng hệ thống kinh tế bao giờ cũng có khả năng tự điều chỉnh về mức cân bằng do đó không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên các nhà kinh tế lạc quan đã vô tình bỏ qua một yếu tố hết sức quan trọng trong nhận định của mình. Bởi lẽ khi thâm hụt thương mại của một quốc gia tăng lên liên tục trong nhiều năm thì hiễm nhiên đồng tiền của quốc gia đó nhiều khả năng sẽ phải giảm giá do ngân hàng trung ương có thể phải in thêm tiền nhằm tài trợ cho khoản thâm hụt này.


Công cụ USD – Con dao ba lưỡi

Lưỡi thứ nhất- giải quyết nợ nần

Mỹ tiếp tục sử dụng các khoản nợ nước ngoài nhằm tài trợ cho tiêu dùng thì khi các khoản nợ này đáo hạn đồng USD sẽ được in ra để trả nợ với khối lượng lớn do đó không còn hấp dẫn giới đầu tư. Xu hướng này nếu xảy ra sẽ tiếp tục kích thích giới đầu cơ thực hiện một cuộc tấn công tiền tệ chống lại đồng USD và do đó trong hoàn cảnh xấu nhất có thể gây ra khủng hoảng nghiêm trọng.

Lưỡi thứ hai- Đâm vào niềm tin đầu tư

Đồng USD mất giá, lòng tin của công chúng vào triển vọng kinh tế xấu đi lập tức sẽ dẫn tới người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và nước Mỹ mất đi động lực chính của mình cho tăng trưởng và chìm vào suy thoái toàn diện.

Lưỡi thứ ba – Đâm ra kinh tế toàn cầu

USD là đồng tiền dự trữ toàn thế giới. Những biến động của USD sẽ tác động tiêu cực đến tài sản dự trữ của nhiều nước. Do đó, thật dễ hiểu khi khủng hoảng xảy ra, China nước nắm giữ nhiều USD nhất muốn có 1 đồng tiền mới thay thế USD. Tôi sẽ đề cập thêm trong phần USD index.

Lõng lẽo tín dụng ( do chính sách năm 2001)- rủi ro VaR

Các tổ chức tín dụng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản cho vay dễ dãi của họ không có khả năng thu hồi. Các khoản vay này lại được chứng khoán hóa và bán cho giới đầu tư khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi giới đầu tư bị thiệt hại nặng nề. Đến lượt mình giới đầu tư lại bán tháo các khoản đầu tư đang nắm trong tay khiến chúng rớt giá thảm hại gây thiệt hại nặng cho các ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng đầu tư sụp đổ khiến các khoản ủy thác đầu tư của công chúng bốc hơi và đẩy hàng trăm ngàn người vào cảnh khánh kiệt. Bên cạnh đó các tổ chức kinh tế lớn phá sản sẽ khiến hàng triệu người khác lâm vào cảnh mất việc và đến lượt họ lại cắt giảm chi tiêu tối đa hoặc không thanh toán được các khoản nợ của mình.

Có thể nói Mỹ đã rơi vào một vòng xoáy không có lối thoát do nó tự gây ra cho mình bởi tính tự mãn và sự kiêu ngạo của các nhà hoạnh định chính sách.


( tổng hợp nhiều nguồn)