13 tháng 4, 2009

Khi nào khủng hoảng chấm dứt -Mơ giấc mộng vàng ngắn hạn

Như là đề tài nóng bỏng nhất của toàn thế giới đó là cuộc họp G20 sẽ liệu có thể giúp kinh tế toàn cầu chấm dứt thời kỳ tồi tệ. Hằng triệu bài viết, nhiều cuộc bình luận với sự tham gia của các cơ quan chính phủ và tư nhân luôn thảo luận về G20.


Quá khứ phũ phàng

Nhưng trước hết, thông thường tôi có 1 thói quen hay dùng quá khứ để làm cơ sở cho những suy đoán của tương lai. Tình cờ tôi đọc được bài viết của TS LeQuang dịch từ Dani Rodrik nên biết được là :

Vào năm 1933, vào giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên đến đỉnh điểm, Hội Quốc liên đã tổ chức một cuộc họp quốc tế gồm 66 nước ( London economic conference) nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, hệt như cuộc họp G20 sắp diễn ra ngày 2/4 tới cũng ở London.

Vào thời điểm 1933, gold standard còn rất phổ biến và bản thân Fed cũng bị gold standard trói buộc nên không tăng liquidity đủ nhanh như Bernanke đã và đang làm. Một trong những nỗ lực đầu tiên của Roosevelt sau khi nhậm chức là bãi bỏ gold standard ở Mỹ, gián tiếp phá giá đồng USD so với các đồng tiền châu Âu khác. Có lẽ lúc đó nhiều nước châu Âu cho rằng việc Mỹ bỏ gold standard là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của thương mại quốc tế. Bởi vậy một trong các mục đích chính của London Economic Conference là thuyết phục Mỹ thiết lập lại gold standard.

Và việc Roosevelt đã đúng khi từ chối ủng hộ giải pháp này vì lúc đó Mỹ cần phải tăng money supply đối phó với tình trạng suy thoái đang rất nguy hiểm (debt deflation cycle). Chính vì Mỹ tẩy chay nên London Economic Conference đã thất bại, kéo theo cả kế hoạch giải quyết các gánh nặng nợ nần cho các nươc thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo một số nhà lịch sử, chính những gánh nặng nợ nần này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc chiến thế giới lần thứ hai.

Tương lai Mù Mịt

Hiện tại, cuộc gặp G20 sắp tới, Mỹ đã đề suất một kế hoạch phối hợp fiscal stimulus toàn cầu. Dường như châu Âu không hào hứng gì với kế hoạch này, mà lại đề xướng một kế hoạch tăng cường regulation cho hệ thống tài chính toàn cầu .Khác với lần họp trước, lần này China sẽ có một tiếng nói quan trọng. Dường như China đang ủng hộ ý tưởng fiscal stimulus toàn cầu của Mỹ, nhưng cũng chính China đang "cứng đầu" không chịu để đồng Nhân dân tệ lên giá, hệt như Roosevelt đã làm 76 năm trước.

Lịch sử mãi là lịch sử. Chúng ta cần chuẩn bị để định hướng thị trường và tìm cơ hội khi mọi người hoảng sợ. theo tôi có 3 vấn đề của hội nghị này mà chúng ta cần quan tâm và dự doán thị trường ngoại hối và vàng sẽ diễn biến thế nào :

1.Liệu có fiscal stimulus tổng hợp xảy ra không? Nếu xảy ra thì cái gì sẽ bị tác động mạnh nhất? Nếu không thì thị trường thế nào?

2.Những regulation sẽ thực thi đến mức nào? Ngân hàng sẽ phản ứng thế nào? Cơ chế nào sẽ thực thi giám sát?

3.Ngoại tệ nào sẽ lên ngôi? IMF và WB sẽ ra sao?

Theo quan niệm cá nhân tôi, thì dù tốt hay xấu thì USDindex sẽ là chỉ số bị tác dụng mạnh nhất, Thêm vào đó, 1 số thông tin lãi xuất từ Eu. Nên tôi sẽ chon EU/USD là kênh đầu tư trong thời điểm này hơn là Gold/USD. Tuy nhiên, ngày nào khủng hoảng còn chưa lối thoát thì kinh doanh Ngoại Hối và Vàng luôn là 1 kênh sinh lời tuyệt vời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét