4 tháng 11, 2010

Kinh tế Hoa Kỳ - Sẽ ra sao sau động thái của FED ?

Kinh tế Hoa kỳ trong ngày hôm qua đã chứng kiến 2 sự kiện lớn về chính trị với việc lần đầu tiên kể từ năm 2006, đảng Cộng hòa đã giành lại vị trí dẫn đầu tại Hạ viện Mỹ từ đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 2/11 vừa qua. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 03/11 công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng.
Chính trường nước Mỹ ‘đổi gió’
Đúng với kết quả thăm dò trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, ngày 3-11, truyền thông Mỹ đưa tin đảng Cộng hòa đã giành được 233 ghế Hạ viện trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, vượt quá 218 ghế cần thiết để nắm đa số, chắc chắn giành quyền kiểm soát Hạ viện nước này. Ghi nhận chiến thắng vẻ vang nhất trong vòng hơn 70 năm qua, đảng cộng hòa đã có được thêm 53 ghế để trở thành đảng dẫn đầu Hạ viện Mỹ, sau khi chỉ chiếm số ghế khiêm tốn là 80 ghế vào nhiệm kỳ thứ 2 của cựu tổng thống Roosevelt.
http://www.treehugger.com/senate-climate-bill-weaker.jpg
Việc đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện đồng nghĩa với sự ra đi của nữ Chủ tịch Nancy Pelosi. Dân biểu John Boehner, người sẽ tiếp quản vị trí của bà Pelosi, tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng Tổng thống Obama sẽ chuyển hướng và thực hiện những thay đổi mà người dân đòi hỏi”.
AFP dẫn thông tin từ Nhà Trắng cho hay Tổng thống Obama đã gọi cho ông Boehner và nói ông muốn có “nền tảng chung với đảng Cộng hòa”. Tuy nhiên,  Đảng dân chủ cũng đã có đủ số ghế để nắm quyền kiểm soát tại Thượng viện, nhờ vào chiến thắng tại bang California và tây Virginia. Các lá phiếu tại các bang chủ chốt còn lại là Pennsylvania, Wisconsin, Arkansas, Bắc Dakota and Indiana đều bầu cho các ứng cử viên đảng cộng hòa, nhưng vẫn là chưa đủ để đảng cộng hòa đánh bật đảng dân chủ tại Thượng viện.
Sự tiếp quản Quốc hội của Đảng Cộng hòa và việc họ mạnh lên trong Thượng viện sẽ làm chậm lại việc thông qua dự luật được coi như không có lợi cho các doanh nghiệp và điều đó tích cực đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ bán tháo cực mạnh nếu khả năng Đảng Cộng hòa chiến thắng trong Hạ viện không trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, dù đảng dân chủ đã chiến thắng tại Thượng viện, thì tổng thống Barack Obama sẽ khó khăn hơn trong việc thông qua các dự luật khi giờ đây đảng cộng hòa đã giữ vị trí dẫn đầu Hạ viện.
Hiện tại dự luật cải cách ngành tài chính của  tổng thống Barack Obama sẽ vấp phải nhiều khó khăn hơn bao giờ hết khi mà phe Cộng Hòa luôn có nhiều sự bất đồng trong điều khỏan giới hạn các tổ chức tài chính Mỹ tham gia đầu tư rủi ro.
Có thể nói cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ là cuộc chính giữa Nhà trắng và phố Wall và kết quả cho biết là Nhà trắng tỏ ra « thất thế » trước Phố Wall khi mà Đảng Cộng Hòa nắm giữ Hạ viện và 46 ghế trong thượng viện.
Sau cuộc bầu cử này, tổng thống Barack Obama cần phải có những quyết định « mềm dẻo hơn » trong những chính sách sắp tới của ông tránh làm căng thẳng leo thang giữa Nhà Trắng và Quốc hội.
Kinh tế Mỹ với trò chơi may rủi của FED
Bài toán về quy mô gói hỗ trợ kinh tế của FED đươc công bố vào 1h sáng 04/11 công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng.
Đây là lần thứ 2 FED quyết định nới lỏng tín dụng sau khi bơm cho nền kinh tế tới 1.7 ngàn tỷ USD chủ yếu dưới dạng các tài sản liên quan đến nhà ở từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010.
Gói kích thích lần này nếu nhìn nhận thật sự là thấp hơn kỳ vọng của thị trường về quy mô lẫn thời gian của gói kích thích. Trước đó, theo cuộc thăm dò mới nhất của Wall-Street Journal khả năng FED sẽ bơm nhiều tiền hơn và kéo dài hơn. Theo đó, FED sẽ mua vào 250 tỷ USD mỗi quý ( 500 tỷ sẽ trong 2 quý) và chương trình này sẽ duy trì trong vòng 3 quý với tổng số tiền lên đến 1,000 tỷ USD.
http://bee.net.vn/dataimages/201003/original/images302117_thumbnail.jpg
Trong thực tế gói kích thích 600 tỷ trong 8 tháng nghĩa là quý 4 của năm nay FED sẽ bom chỉ 225 tỷ thấp hơn con số kỳ vọng 250 tỷ mỗi quý.
Quả thật, việc bơm « ồ ạt » tiền vào nền kinh tế là con dao hai lữơi cho chính sách điều hành tiền tệ của NHTW. Nhưng trước bối cảnh kinh tế Mỹ ngày một trầm trọng hơn thì FED tỏ ra không thể chần chừng trong 1 kế hoạch ngăn đà rơi lại của kinh tế Mỹ.
Theo đó, Ý tưởng của chương trình thu mua trái phiếu lần này là nhằm đẩy lãi suất cho vay thế chấp và các loại hình cho vay khác giảm xuống, theo đó tạo ra hiệu ứng thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Kết quả là nền kinh tế sẽ được lợi và các công ty cũng sẽ đẩy nhanh việc tuyển dụng lao động. Kế hoạch là vậy, nhưng hiện nay nhiều người vẫn nghi ngờ rằng chương trình này sẽ không thể làm được gì nhiều để xoa dịu cuộc khủng hoảng vốn đã đẩy gần 15 triệu người Mỹ rơi vào cảnh mất việc.
Trước đó, Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED, cho rằng chương trình nới lỏng định lượng lần 2 của FED (QE2) có thể không đủ để giúp dòng tiền vận động và kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng và vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ hết sức nguy hiểm và chính quyền liên bang cần cắt giảm chi tiêu.
Có thể vì tính chất nguy hiểm lâu dài cho vấn đề tài chính của chính phủ Mỷ khi mà nợ công gia tăng đã khiến FED giới hạn lại quy mô chỉ còn 225 tỷ/quý và chỉ kéo dài trong 2 quý 2 tháng ( 8 tháng) thay vì là 250 tỷ/quý kéo dài 4 quý.
Kinh tế Hoa Kỳ - liệu có ‘thăng hoa’ từ gói kinh tế
http://d2eosjbgw49cu5.cloudfront.net/soxfirst.com/imgname--the_slow_recovery---50226711--useconomy.jpegNhững hoài nghi về gói nới lỏng về lượng đối với kinh tế lần 2 QE2 của FED luôn đươc bàn cãi từ trước khi công bố gói hỗ trợ mua lại trái phiếu cho đến sau khi công bố.
Thực tế là tình trạng kinh tế của Mỹ khá bi đát. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 9/2010, chi tiêu tiêu dùng (vốn đóng góp tới 2/3 GDP Mỹ) tiếp tục tăng, nhưng chỉ ở mức 0,2% - thấp hơn so với mức tương ứng 0,5% trong tháng 7 và 8.
Nhân tố khiến cho tình trạng này chưa cải thiện là khu vực xây dựng sau khi sụp đổ hồi năm ngoái sẽ chưa thể khởi sắc trong nhiều năm tới. Đồng thời, đà phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua vẫn yếu ớt các ngân hàng hiện tại chỉ lo tái cấu trúc các khoản nợ xấu hơn là gia tăng đẩy mạnh cho vay. Thêm vào đó, các khỏan nợ xấu của ngân hàng chủ yếu dính đến bất động sản Mỹ, vì thế việc phục sinh thị trường nhà đất sẽ đẩy nhanh sự phục hồi của nền tài chính Mỹ.
Cũng những nhân tố trên buột FED mạo hiểm bơm tiền vào thị trương với mục tiêu: thứ nhất, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc trong các khoản nợ xấu của ngân hàng buột các ngân hàng cho vay lại bình thường. Thứ hai, gia tăng tài trợ chính sách tài khoán của chính Phủ Mỹ nhằm tăng chi tiêu chính phủ làm hạ nhiệt thị trường lao động-giảm thất nghiệp tại Mỹ.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều ê ngại với bài học đến từ Nhật Bản. Vì theo sau những chính sách tài chính nới lỏng định lượng của NHTW là nợ công khổng lồ và nền sản xuất lẫn tiêu dùng không cải thiện. Dù NHTW hỗ trợ tới đâu nếu như doanh nghiệp vẫn bi quan về kinh tế vẫn hạn chế mở rộng sản xuất, còn ngừơi tiêu dùng vì nỗi lo thất nghiệp trong tương lai mà không mạnh tay chi tiêu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét