4 tháng 11, 2010

Nhận định cơ bản 04/11: Chính sách tiền tệ tâm đỉểm

Thị trường toàn cầu hôm nay nối tiếp những báo cáo tiền tệ của các NHTW Âu Châu ECB và NHTW Anh BOE sau khi cục dữ trữ liên bang Mỹ công bố gói nới lỏng về lượng 600 tỷ USD trong vòng 8 tháng tới.
Kinh tế Hoa Kỳ - Sẽ ra sao sau động thái của FED ?

Kinh tế Hoa kỳ trong ngày hôm qua đã chứng kiến 2 sự kiện lớn về chính trị với việc lần đầu tiên kể từ năm 2006, đảng Cộng hòa đã giành lại vị trí dẫn đầu tại Hạ viện Mỹ từ đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 2/11 vừa qua. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 03/11 công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng.

( xem thêm chính sách tiền tệ của Mỹ)

Chính sách tiền tệ của Anh – “Tiến thoái lưỡng nan”


Cuộc họp của Hội đồng chính sách tiền tệ - MPC của NHTW Anh - BoE vào chiều nay sẽ gây nhiều chú ý cho giới đầu tư khi mà FED chính thức công bố gói nới lỏng kinh tế QE2 với quy mô 600 tỷ trong vòng 8 tháng với câu hỏi đặt ra “liệu BOE sẽ nói tiếp FED tung ra gói hỗ trợ lần 2”.

Hiện BoE đang thực hiện chính sách đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng. Theo đó, để vực dậy nền kinh tế dần chìm trong giảm phát thì BoE hiện đang chấp nhận lạm phát lớn trong nền kinh tế như 1 phần đánh đổi cho tăng trưởng. Vì thế, NHTW Anh – BoE tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0.5% và "việc có nên tung thêm gói hỗ trợ như gói QE trước với trị giá 200 tỷ bảng trái phiếu doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính cho các công ty của quốc gia này hay không?" sẽ là câu hỏi mà thị trường cần BoE trả lời.
http://i.thisislondon.co.uk/i/pix/2008/06/30a_05_Bank_415x275.jpg

Kế hoạch mua vào trái phiếu hay còn gọi là chương trình thanh khoản định lượng của NHTW Anh được thực hiện từ đầu năm 2009 và việc FED tung ra gói hỗ trợ lần 2 sẽ gây áp lực lên BOE trong việc tăng cường hỗ trợ kinh tế.

Theo ông, John Gieve cực chủ tịch BOE cho biết “ ông vẫn hoài nghi về những gói nới lỏng tiền tệ trong việc phục hồi kinh tế, và nguy cơ sự can thiệp tiền tệ quá mức sẽ gây ra một cuộc chiến tranh tiền tệ không cần thiết”

Do đó, BoE đang vấp phải nhiều chỉ trích trong việc điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng QE1 tỏ ra chưa hiệu quả như kỳ vọng. Theo đó, giới phân tích vẫn giữ nguyên ý kiến của mình rằng kinh tế Anh sẽ là kinh tế Nhật Bản thứ 2 ở Châu Âu.

Quả thật, gói QE1 của Anh hòan toàn khác so với Mỹ và độ rũi ro của BOE lớn hơn FED vì QE1 của BOE chủ yếu nhằm mua tài sản dài hạn của doanh nghiệp và ngân hàng. Còn FED tập trung mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ.

Áp lực này đang đè nặng lên cuộc họp vào trưa nay của MPC khi mà gói QE1 đang thực hiện tỏ ra chưa hiệu quả và liệu BOE có gói thứ 2 không, Đây là sự mạo hiểm hết sức của BOE.

Chính sách tiền tệ của NHTW Âu Châu – “ Điềm tĩnh  nhờ kinh tế Đức”

Dù cho nền kinh tế của các nứơc thành viên như Hy lạp, tây Ban Nha, Bồ đào nha và các nước vùng Batic đứng trước tình trạng nguy cơ “vỡ nợ”. Nhưng việc nền kinh tế Đức có những khởi sắc rõ rệt giúp cho NHTW Âu Châu (ECB) ổn định hơn trong chính sách tiền tệ của mình.

Vì thế, ECB không quá vội vãng như FED, hay “không lưỡng nan” như BOE và “không bế tắt” như NHTW Nhật BOJ. Hàng động hiện tại của ECB có thể sẽ hoãn kế hoạch thu hồi gói hỗ trợ hơn là tung ra gói QE2 như FED.
http://gozonews.com/wp-content/uploads/2008/09/european-central-bank.jpg
Tuy nhiên, tình trạng thực tế của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ngoài Đức cũng còn nhiều bận tâm. Theo đó, Cục thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho thấy lạm phát của khu vực này tăng cao hơn so dự kiến với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của khu vực đồng euro (eurozone) tăng lên 1,9% trong tháng 10-2010 từ mức 1,8% trong tháng 9-2010. Trước đó, một cuộc thăm dò các nhà kinh tế của Reuters dự đoán CPI tháng 10-2010 của eurozone sẽ không thay đổi ở mức 1,8%. Eurostat cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp của eurozone tăng lên 10,1% trong tháng 9-2010 từ mức 10% tháng 8-2010, cao nhất kể từ tháng 7-1998 đến nay.

Đồng thời, tình trạng “thắt lưng buột bụng” của các thành viên thông qua giảm chi tiêu và tăng thuế có thể trở thành con dao hai lưỡi đẩy các nền kinh tế rơi vào suy thoái kéo dài thay vì phục hồi tăng trưởng. Phương án giảm thâm hụt ngân sách bằng con đường tiết kiệm chi tiêu và tăng nguồn thu từ thuế dần được một số nước nhận ra là rào cản cho tăng trưởng kinh tế và vội vã đảo ngược “nước cờ” từ giảm thâm hụt trước tăng trưởng sau, sang thúc đẩy tăng trưởng kéo giảm thâm hụt. Nhiều nước châu Âu đang tiến hành cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cá nhân và thu hút đầu tư.
http://www.allfreelogo.com/images/vector-thumb/price-crash--euro-prev1229165219F5uZ0h.jpg
Mặc dù, còn nhiều thách thức, nhưng chính sách ổn định tiền tệ của NHTW Âu Châu trong hiện tại là cần thiết nhằm tránh một cuộc chính tranh “hạ giá” đồng tiền mà FED và BOJ đang tiến hành sẽ tiềm tang nhiều nguy hiểm.

Quả thật, trong ngày hôm nay chính sách tiền tệ và quan điểm của các NHTW lớn như FED, BOE và ECB sẽ là tâm điểm cho thi trương trong quý còn lại của năm. Liệu rằng cuộc chiến nới lỏng tiền tệ có xảy ra hay không khi mà FED là ngừoi châm ngòi cho cuộc chiến này và NHTW Nhật mởi đầu cho can thiệp tỷ giá.

Thị trường hàng hóa – vàng và Dầu thô- tiếp tục biến dộng bất thường nếu BOE và ECB nối gói theo FED nới lỏng tiền tệ. Theo đó nhà đầu tư sẽ gia tăng nhu cầu đầu tư vàng và dầu trong trường hợp này xảy ra. Và ngược lại, đồng USD tăng lại nêu BOE và ECB đứng ngoài cuộc đua này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét