13 tháng 8, 2009

Kiểm soát hoạt động tài chính-sự bất đồng Mỹ- EU

Kiểm soát hoạt động tài chính luôn là sự bất đồng giữa Mỹ và EU trong các cuộc găp thượng đỉnh trong thời gian quan nhằm bàn về chống suy thoái. Nếu chúng ta nhìn vào biểu đồ sau thì chúng ta có thể biết được mối quan ngại của cả 2 bên.

Hoạt động tài chính của Mỹ tập trung nhiều trong Non-Bank hơn là Bank so với EU. Do đó, các tổ chức Non-Bank của US có vai trò khá lớn trong nền kinh tế, thêm vào đó, do ko có nhiều ràng buột-quy định ngặt nghèo như Bank nên các tổ chức này sẵn sàng take risk để tăng lợi nhuận 1 cách nhanh chóng mà kết quả là cuộc sụp đổ hàng loạt các tên tuổi lớn trong tài chính Mỹ, gây nên cuộc đại suy thoát.

Trong khi EU thì khác, việc tập trung tài chính vào Bank dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của Central Bank. nhăm hạn chế được rủi ro tính dụng.

Vì thế, EU luôn yêu cầu Mỹ phải xây dựng 1 hành lang những quy dịnh nhăm kiểm soát hệ thống tài chính của mình hơn là Bơm tiền dung túng cho các tổ chức này tiếp tục take risk.

Trong khi Mỹ, đang chịu áp lực khá lớn về việc bảo vệ các nhà đầu tư cũng như ổn định kinh tê. Đồng thời, trước áp lực của các tổ chức tài chính, Mỹ buột phải tăng các khoản cứu trợ tài chính, huy sinh quyền lợi của người đóng thuế, hơn là đề ra quy định mới cho các tổ chức tài chính tuân theo.

Đây là rào cản lớn nhất của EU và Mỹ trong kết hoạch chung tay cứu nền kinh tế toàn cầu trong cơn bão suy thoát.



Kinh tế Mỹ phục hồi.... trên Con Số

Con số Thất Nghiệp.....Ấn tượng có hay ko? Tuần qua công bố tỷ lệ thất nghiệp gây sốc thị trường tiền tệ toàn cầu. USD index tăng vũ bão. Nhưng thực tế đang tồn tại theo Washington Post cho hay, theo các số liệu mới nhất được công bố, mọi thứ chỉ mang tính khích lệ. Số việc làm thật sự được tạo ra từ thị trường hầu như ko có. Mức tăng lương và các công việc mới vẫn chưa xuất hiện với kinh tế Mỹ, rất nhiều người Mỹ vẫn đang mong chờ kết quả từ các chính sách kích thích kinh tế cũng như thành quả thự sự từ sự phục hồi nền kinh tế nhưng tất cả vẫn còn ở khá xa. Chính phủ Mỹ trong thời gian qua đã thuê khá nhiều lao động ước nhằm giảm áp lực thất nghiệp đe dọa sự phục hồi mong manh của nền kinh tế. Số phận những người lao động được thuê trong chính sách tài khóa này cũng monh manh như chính chính sách này. Ko ai đảm bảo họ sẽ ko thất nghiệp 1 lần nữa.
Theo nhận định của ngân hàng Wells Fargo, con số khôi phục của kinh tế Mỹ hiện tại vẫn chỉ nằm ở những con số thống kê và dự đoán.Để đối chọi với khủng hoảng tài chính, hồi tháng 10/2008, Chính phủ Mỹ phê chuẩn chương trình cứu trợ các tài sản xấu (TARP) trị giá lên đến 700 tỷ USD, từ đó hoạt động cứu trợ kinh tế của Nhà Trắng bắt đầu đi vào hoạt động. Trên thực tế gói cứu trợ kinh tế như “thuốc độc” của Chính phủ Mỹ không chỉ tác động vào giới ngân hàng, mà còn được coi đó như là những nguy hiểm tiềm ẩn từ những khoản tiền đó dành cho những người dân thường đóng thuế. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích một khi các gói kích thích kinh tế không phát huy tác dụng thì sự tổn thất nặng nền đó sẽ do những người dân đóng thuế chịu trách nhiệm.

Fed trói Fed

Trước bản tin công bố chính sách của FOMC, luôn là bản tin chính sách của BOJ. BOJ hầu như ko có sự thay đổi chính sách tiền tệ LM cũng như dự doán tích cực cho nên kinh tế lớn thứ 2 thế giới này - Nhật Bản. Điều đó, khiến các nhà đầu tư ko quá kỳ vọng vào báo cáo lãi suất tiền tệ của FOMC. Với những tiên đoán là giữ nguyên lãi suất 0-0.25, tiếp tục hỗ trợ kế hoạch tài khóa IS của chính phủ. Tuy nhiên, việc FOMC cho rằng kết hoạch tài khóa của Bộ tài chinh Mỹ sẽ kết thúc vào mùa thu - quí 3. Khiến hoang man toàn bộ thị trường ngoại hối- tiền tệ.
USD-index tăng bất ngờ rồi đổ sập nhanh chóng với yếu tố tâm lý sau:
+ thị truong tăng nhanh do FOMC sẽ tiêu thụ thêm trái phiếu Mỹ như dự doán lên 300 tỷ USD và đạt 1.25 ngàn tỷ USD.
+ Việc chấm dứt quá sớm chính sách tài khóa nhằm tăng G(chi chính phủ) để bù đắp C(chi tiêu dùng) bị co trút lại trong thời gian qua. Điều này tạo lên mối lo lắng sự bình ổn tạm thời của nền kinh tế sẽ trở nên mong manh.
+ thêm vào đó, các nền kinh tế lớn như Anh đang trải qua thời kỳ tồi nhất của Nhật trong những năm 90 và Đức cũng suy giảm mạnh.
+Kinh tế Toàn cầu vừa trải qua thời kỳ rơi tự do, giờ đang chậm lại chứ ko có nghĩa là phục hồi. Mô hình kinh tế hiện đang hinh L ko là U như kỳ vọng.
+ nỗi lo suy thoát chưa qua, thì bóng ma lạm phát bao trùm nên kinh tế toàn cầu. Việc FED ko giữ lãi suất thấp quá dài làm tăng thêm áp lực Rumor trong thị trường.

Nhận xét, Fed đang trói mình như BOJ đã từng làm. Khi mà chính sách tiền tệ LM ko còn uy lực, thì chính sách tài khóa IS sẽ là công cụ được mong đợi nhất nhằm ổn định nền kinh tế. Việc cắt giảm Chính sách tài khóa nhằm chống tại Lạm Phát của tương lai là điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng Việc xác định khi nào suy thoát chuyển sang thời lạm phát là câu hỏi chưa có lời giải. Mà lịch sử vẫn là lịch sử, Đại suy thoái năm 30 kéo dài 6 năm từ 1929-1935 chấm dứt hoàn toàn 1936. Thì cuộc đại suy thoat này chỉ mới bắt đầu 2007 mà ngày hồi phục thì xa vời có thể 2012. Do đó, Việc sử dụng chính sách chống lạm phát trước mắt chưa thật sự cần thiết mà nó có thể xói mòn toàn bộ nhưng gì đã làm trước đó. Fed thật sự trói mình lại nếu cắt giảm chính sách tài khóa.
Dự đoán:
+ trong ngắn hạn USD index sẽ tăng lại đạt mức 79.80-79.90 từ nay đến tháng 10
+ trong dài hạn USD cần mức điều chỉnh giảm lớn có thể thủng cản 77.20

Áp lực của USD index sẽ gây ra trên thị trường hàng hóa - XAU,XAG,OIL và thị trường tiền tệ GPB,EUR,YEN,CNY,CHF