21 tháng 8, 2009

Các ngân hàng trung ương quay trở lại dự trữ vàng?

Báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu thị trường độc lập GFMS có trụ sở tại Luân Đôn cho thấy, trong 3 tháng qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua ròng tới 14 tấn vàng. Cách đây một năm, lượng vàng bán ròng của các cơ quan này lên tới 69 tấn. Theo báo Pháp Les Echos số ra ngày 20/9, sự trở lại với vàng lần này của các nhà đầu tư lớn không phải là điều bất ngờ.

Hai đợt bán vàng của Ngân hàng Trung ương châu Âu hồi tháng 4 và tháng 6 được GFMS xếp vào quý I, vì đã thông báo từ cuối tháng 3. Thực tế từ vài năm nay, ngân hàng trung ương nhiều nước, kể cả của châu Âu, hoạt động rất mạnh trên thị trường mua bán vàng. Nếu tính cả 6 tháng đầu năm nay, lượng vàng bán ròng của các ngân hàng trung ương chỉ đạt 38,7 tấn, thấp nhất kể từ quý I/1997 đến nay và giảm 73% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng trung ương các nước ngoài châu Âu đã đi trước xu hướng này và đã trở thành nơi mua ròng từ cuối năm 2006. Trong quý II, Trung Quốc đã tăng 75% dự trữ vàng.

Việc các ngân hàng trung ương mua vàng trở lại phản ánh xu hướng của các nhà đầu tư đối với loại tiền tệ đặc biệt này. Từ tháng 4 đến tháng 6, nhu cầu vàng thế giới nhằm mục đích đầu tư tài chính đã tăng cả về số lượng lẫn nhịp độ mua vào tới 46%, lên 222 tấn. Được hưởng lợi nhiều nhất là các quỹ đầu tư chỉ số hóa theo giá vàng và niêm yết như là cổ phiếu (tracker). Riêng các quỹ này đã huy động tới gần 57 tấn vàng dưới dạng quyền chọn (option), nhiều gấp 14 lần trong quý II/2008. Tuy vậy, số liệu của quý II chưa lớn bằng các tháng trước, với tổng nhu cầu vàng dành cho đầu tư lên tới 600 tấn, trong đó các quỹ đầu tư chiếm tới 465 tấn. Theo đánh giá của Chủ tịch Hội đồng vàng thế giới (CMO), xu hướng này "là sự thừa nhận vàng là một loại cổ phiếu quan trọng và độc lập".

Tuy vậy, việc giảm nhu cầu vàng từ quý này sang quý sau trong năm nay chỉ có một nguyên nhân duy nhất, đó là tâm lý lo ngại về triển vọng kinh tế, tài chính thế giới. Cũng do nguyên nhân tương tự, kết hợp với sự biến động của giá vàng ở mức cao, đã khiến cho nhu cầu vàng trang sức giảm mạnh (-22% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 404 tấn), ngoại trừ Trung Quốc. Từ đầu năm nay, lượng vàng mà các nhà kim hoàn nước này mua vào tăng 6%. Giá vàng tăng cũng khuyến khích sản xuất, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 4 đến tháng 6, sản lượng vàng thế giới đã đạt 622 tấn.

Tổng hợp tin 21-08




Chỉ số kinh tế chính tháng 8/2009 do FED tại Philadelphia công bố đã tăng lên mức 4,2 từ mức âm 7,5 trong tháng 7/2009. Mức dương cho thấy ngành sản xuất đang tăng trưởng.
Sản xuất Mỹ bất ngờ tăng trưởng

Chỉ số kinh tế chính tháng 8/2009 do FED tại Philadelphia công bố đã tăng lên mức 4,2 từ mức âm 7,5 trong tháng 7/2009. Mức dương cho thấy ngành sản xuất đang tăng trưởng.

TTCK Mỹ tăng điểm ngày thứ 3 liên tiếp


Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 70,89 điểm tương đương 0,8% lên mức 9.350,05 điểm. Chỉ số Nasdaq phiên này lên 19,98 điểm, tương đương 1,01%, chốt ở mức 1.989,22.

Cổ phiếu khối tài chính bật mạnh, chỉ số S&P Tài chính tăng 2,6%, chỉ số KBW khối ngân hàng có thêm 2,87%. Trong đó, cổ phiếu AIG tăng 21,3% tăng 32,4 USD/cổ phiếu sau khi giám đốc điều hành AIG cho biết hãng đang kỳ vọng sớm trả lại tiền cho chính phủ.

Khi cổ phiếu tăng giá, trái phiếu chính phủ Nhật giảm giá sau 5 tháng liên tục giữ ở mức cao


Sau 5 tháng liên tục giữ mức giá cao, trái phiếu có thời hạn của chính phủ của Nhật Bản sẽ giảm giá trong thời gian tới khi giá các cổ phiếu tăng lên. Nhưng thị trường dường như vẫn bàng quan trước viễn cảnh hồi phục của nền kinh tế

Giá vàng bất ngờ hạ, dầu tiếp tục tăng


Giá vàng hạ lần đầu tiên trong 3 phiên giao dịch sau thông tin số người Mỹ đăng ký thất nghiệp lần đầu tăng, USD tăng giá, nhu cầu đối với vàng giảm.

USD tăng giá khoảng 0,3% so với rỏ 6 loại tiền tệ lớn sau đó hạ. Giá vàng đã tăng 1% trong 2 phiên giao dịch trước đó, USD hạ giá 1%.

Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc


Theo một báo cáo được đưa ra bởi Prudential Life Insurance Co, năm tới Ấn Độ có hy vọng vượt qua Trung Quốc và trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, thị trường chứng khoán của Ấn Độ cũng không tụt mạnh như của Trung Quốc.Trong hai tuần gần đây, thị trường chứng khoán của Trung Quốc xuất hiện tình trạng giảm điểm mạnh và hoàn toàn không thể so sánh với thị trường chứng khoán Ấn Độ.

Tân Cương – Nhân tố quan trọng của kinh tế Trung Quốc

Thời báo châu Á của Hồng Kông có đăng một bài báo với tiêu đề: Tân Cương có thể là đầu mối trọng yếu của châu Á.

OECD: Nền kinh tế các nước giàu đã đần ổn định


Theo báo cáo mới nhất, ba nước thành viên OECD là Nhật Bản, Pháp và Đức đã bất ngờ đạt được mức tăng trưởng khó tin trong quý hai và làm tăng thêm hy vọng vào khả năng hồi phục của kinh tế toàn cầu.