14 tháng 11, 2009

Vàng đang khuấy đảo thị trường dự trữ ngoại tệ

Thế giới và ngay cả Việt Nam vừa trải qua giai đoạn đỉnh điểm của cơn sốt kim loại quý, đó là vàng. Giá vàng trên thị trường thế giới thời gian qua đã phá ngưỡng 1.000 USD/ounce và được dự kiến còn leo đến mốc 2.000 USD/ounce trong 10 năm tới. Có thể do đồng USD yếu, có thể do nhu cầu về vàng tăng nhanh hơn nguồn cung nên mới gây cơn sốt trầm trọng đến vậy.

Rõ ràng vàng đang khuấy đảo thị trường dự trữ ngoại tệ và có thể còn tạo ra nhiều cơn sốt nữa trong tương lai vì nhiều hơn hai yếu tố trên.

Lâu nay, người ta đã dự đoán về một cuộc chiến giữa vàng và đồng USD trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với phần thắng thuộc về vàng. Tính riêng từ tháng 11/2008 - 1/2009, giá vàng đã tăng từ 700 lên gần 1.000 USD/ounce.

Sau một thời gian củng cố, giá vàng tiếp tục biến động theo hướng đi lên do nhu cầu về vàng tăng mạnh. Thậm chí còn xuất hiện tín hiệu tranh mua khiến vàng càng lên giá. Trong khi đó, USD liên tục trượt giá.

Trong khoảng 6 tháng qua, USD đã giảm giá 11,5% xét về tương quan giao dịch thương mại so với các đồng tiền khác. Có tình trạng này là do các nhà đầu tư không còn an tâm về tính ổn định của đồng USD, cộng thêm chính sách đồng USD yếu của chính phủ Mỹ để hạn chế sức ép từ các khoản nợ xấu và kích thích nền kinh tế hồi phục. Giới chuyên gia nhận định trong vòng từ 2 - 5 năm nữa, đồng USD còn giảm tới 20% giá trị so với đồng euro.

Nhưng tại sao thế giới lại thay thế đồng USD bằng vàng? Một phần lớn nguyên nhân là do các nhà đầu tư không tin tưởng đồng USD, nhưng cũng chẳng an tâm với các đồng tiền tệ khác. Với đặc tính tương đối khan hiếm, vàng khiến giới đầu tư cảm thấy an toàn hơn cả một đồng tiền lành mạnh.

Hơn nữa, sao lại không đầu tư vào vàng khi ngay cả Trung Quốc, một nước vốn kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động buôn bán vàng bạc, thì nay cũng khuyến khích người dân mua vàng.

Với lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ lên tới hơn 2.000 tỷ USD, Trung Quốc được coi là có tiềm lực tài chính để kiểm soát và dẫn dắt thị trường vàng thế giới. Đó là chưa kể tới thực tế Trung Quốc hiện là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, là một trong số ít các nước có sản lượng khai thác vàng liên tục tăng và hiện đang trên đà vượt Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới.

Có lẽ vì vậy, Trung Quốc chứ không phải Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) có thể tác động tới thị trường giá vàng thế giới. Điều đó giải thích tại sao trong khi IMF tiếp tục bán vàng ra thì giá vàng vẫn tiếp tục leo thang.

Dù "tại anh, tại ả", hay vì lý do gì đi chăng nữa thì việc vàng tăng giá không hẳn là tín hiệu đáng mừng. Một khi vàng trở thành nguồn dự trữ ngoại tệ chủ yếu, thế giới sẽ bị cụt vốn, không có tiền để trả lương cho người lao động chứ chưa nói tới việc trả lương hưu cho đội ngũ hưu trí ngày càng đông đảo. Khi đó, liệu người ta có dám trả lương bằng vàng?

Bài toán nan giải của TT Mỹ B. Obama

Đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, nền kinh tế hiện tại đã có phần khởi sắc, nhưng con đường phục hồi vẫn còn khá dài. Những khó khăn kinh tế cấp bách nhất mà ông phải đương đầu có thể không phải là sự phục hồi kinh tế mà là vấn đề thất nghiệp. Còn đối với người dân Mỹ, vấn đề quan tâm nhất cũng không phải là kinh tế mà chính là vấn đề chính trị. Một hình ảnh biếm hoạ miêu tả Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế đó là: “Nếu hàng xóm của bạn thất nghiệp, điều đó cho thấy, kinh tế đã xuất hiện sự sụt giảm; Nếu bạn cũng bị thất nghiệp, thật xin lỗi, kinh tế thực sự đã rơi vào khủng hoảng”. Đối với người dân Mỹ vốn quá phụ thuộc vào các khoản vay, công việc chính là ngân hàng lớn nhất của họ, mất đi việc làm là mất đi tất cả, những ngôi nhà vay tiền để mua rất có thể sẽ bị thu hồi bất cứ lúc nào, cuộc khủng hoảng toàn diện đang đến gần.

Nhưng trong vấn đề mang tính then chốt này, TT Obama lại dường như đang “hết đường xoay sở”. Mấy tháng gần đây, mặc dù tổng thể nền kinh tế đã có những biến chuyển tích cực, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại vẫn tăng lên đều đều. Tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp đã đạt 10,2%, mức cao nhất trong vòng 26 năm qua. Điều này cũng nghĩa là kể từ khi bắt đầu xuất hiện suy thoái từ tháng 12/2007, kinh tế Mỹ đã có tới 8,2 triệu người Mỹ bị mất việc làm, nâng tổng số người thất nghiệp lên 15,7 triệu người.

Người Mỹ không tìm được việc làm, TT Obama tự nhiên không còn được yêu mến, vì thế mà ông cũng phải trả một cái giá chính trị. Cuộc bầu cử địa phương của Mỹ diễn ra cách đây không lâu, vầng hào quang “hiệu ứng Obama” đã không còn, ưu thế của Đảng Cộng Hòa lại quay trở lại, nhân tố quan trọng trong đó theo lý giải của cánh báo chí Mỹ chính là, những người dân Mỹ đã sử dụng lá phiếu của mình để bày tỏ sự bất mãn về chính sách việc làm của TT Obama.

Do đó, mỗi khi phải công bố số liệu thất nghiệp vào đầu tháng, chính phủ Mỹ đều rất lo ngại, còn TT Obama vẫn luôn bất chấp khó khăn liên tục cam kết. Sau khi công bố số liệu thất nghiệp tháng 10, TT Obama tuyên bố: đây là một số liệu “khiến người ta chán nản”, điều này cho thấy, kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với muôn trùng thử thách, “tôi hứa, trước khi người Mỹ có cuộc sống phồn vinh trở lại, tôi sẽ tranh đấu đến cùng”.

Tuy nhiên, đối với những lời tuyên ngôn của TT Obama, hãng AP lại cho rằng: “Lời tuyên ngôn xem ra tràn đầy hy vọng, nhưng không phù hợp với thực tế”. Lý do rất đơn giản, tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu thể hiện sự ngưng trệ của phát triển kinh tế. Trong bối cảnh viễn cảnh phục hồi kinh tế Mỹ chưa xác định, tỷ lệ thất nghiệp cao trong thời gian ngắn vẫn chưa thể biến mất.

Theo chủ trương của các nhà kinh tế Mỹ, hiện tại cần nhanh chóng giảm tỷ lệ thất nghiệp, chủ yếu có 3 phương án. Một là thúc đẩy xuất khẩu, hai là mở rộng các cuộc huấn luyện đào tạo, ba là tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao. Qua ba cách này có thể sẽ xuất hiện manh mối từ trong một loạt các chính sách kinh tế gần đây của TT Obama: Đồng USD mất giá mạnh, chủ nghĩa bảo hộ thương mại leo thang, thực sự biện pháp đối phó lúc này chính là thúc đẩy xuất khẩu;

Nói tóm lại, làm thế nào để giải quyết bài toán hóc búa này, chính là cuộc thử thách khả năng quyết sách của TT Obama, nó cũng liên quan đến viễn cảnh chính trị sau này của tổng thống, đương nhiên, điều này cũng quyết định kinh tế Mỹ liệu có phục hồi lâu dài. hay không. Xem xét từ góc độ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không giảm, tiêu dùng sẽ suy yếu, mà tiêu dùng là động lực chủ yếu của nền kinh tế Mỹ. Tiêu dùng không thịnh, sự phục hồi lâu dài của kinh tế Mỹ có thể sẽ trở nên tan vỡ.

Giá vàng lại sát ngưỡng kỷ lục

Giá vàng bật cao hơn phiên ngày 13/11 và giao dịch sát ngưỡng kỷ lục do đồng đôla Mỹ có giá thấp hơn trước những lo ngại về kinh tế. Vàng miếng đứng ở mức 1.115,50 USD/ounce vào lúc 2 giờ 03 (giờ EST), tăng từ 1.103,60 vào cuối phiên 11/11 tại New York, sau khi tập hợp tới mức cao kỷ lục 1.122,85 USD.

Giá vàng giao tháng 12 tại Mỹ tăng 10,10 USD lên 1.116,70 USD/ounce tại sàn Comex thuộc Nymex.

“Sự hồi phục này có thể do những lo ngại mất giá của đồng Mỹ kim sẽ vẫn tiếp diễn trong tuần tới đưa lại”, ông James Steel, nhà phân tích tại HSBC ở New York nói. “Một bất ngờ nữa đó là vàng có thể tập hợp dựa trên sự suy yếu của giá dầu”.

Đồng đôla giảm với biên độ rộng sau khi chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ vào đầu tháng 11 sụt xuống mức thấp nhất trong ba tháng.

Tiền tệ Mỹ vẫn giảm khoảng 7% vào năm nay, khiến nhiều hàng hóa niêm yết bằng đồng bạc xanh rẻ hơn những đối tượng nắm giữ đồng tiền khác và thúc đẩy triển vọng của giá vàng.

Nhà chiến lược hàng hóa Stephen Briggs tại RBS ở London cho biết, điều duy nhất khiến giá vàng đi lên nằm trong sự suy yếu của đồng đôla. Tình hình trên thị trường cho thấy đồng Mỹ kim có thể còn giảm sâu hơn.

Các thương nhân lưu ý, niềm tin trên thị trường đã được cải thiện sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế bán 200 tấn vào cho Ấn Độ vào tuần trước. Thông tin này hỗ trợ kỳ vọng nhiều ngân hàng trung ương có thể sẽ mua trữ 203,3 tấn vàng còn lại của IMF.

“Nếu một ngân hàng trung ương nào khác quyết định sẽ mua thêm vàng từ IMF, thị trường giá vàng sẽ được ủng hộ thêm nữa”, Adam Klopfenstein, nhà chiến lược thị trường cao cấp tại Lind-Waldock nói.

Đầu phiên 13/11, giá dầu thô tại Mỹ giảm và chạm mức thấp kỷ lục trong gần 1 tháng tại Mỹ. Vào cuối phiên giao dịch, giá dầu được củng cố ở mức gần 77 USD/thùng do đồng đôla suy yếu, gây nhiều lo ngại cho công việc đầu cơ nhiên liệu tại Mỹ.

Một số người cảnh báo giá bạc vẫn duy trì nhiều nỗi lo. “Thời điểm hiện nay, bạc vẫn vật lộn để duy trì mức tăng cùng với vàng”, ông Briggs nói. “Bạc chỉ là một hướng chơi trên vàng, nếu không được các quỹ đầu tư niêm yết mua trên thị trường, bạc chỉ sẽ bị dư thừa”.

Obama - "người cứu hỏa" cho quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Từ ngày 15 đến 18/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, ma sát thương mại Trung – Mỹ, hợp tác năng lượng và vấn đề tiền tệ sẽ là những chủ đề nóng không thể thiếu trong cuộc gặp mặt này. Trong bối cảnh là khủng hoảng tài chính đã đi qua, nhưng ma sát thương mại của hai nước lại diễn ra mạnh mẽ, vì vậy chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama đến Trung Quốc, đã đem lại cho thị trường rất nhiều suy đoán. Đối với chuyến thăm Trung Quốc lần này của TT Mỹ, các chuyên gia phân tích cho rằng, Obama muốn đưa vào thị trường Trung Quốc những nguồn năng lượng mới, hai nước cần phải có những lời cam kết mới về vấn đề bảo hộ thương mại, va chạm thương mại Mỹ - Trung có hy vọng sẽ dịu xuống sau lần gặp mặt này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hiện tại, sự ủng hộ đảng Dân chủ trong nước Mỹ đã giảm, để có thể nhận được những thỏa ước chính trị cũng như tăng thêm số phiếu bầu cho dự luật cải tổ y tế của mình, nên về vấn đề cân bằng thương mại, Tổng thống Obama vẫn muốn giữ một thái độ cứng rắn.

Thời gian gần đây, chính quyền Obama đã thúc đẩy phát triển một nền kinh tế cân bằng và bền vững trong cộng đồng quốc tế, song song với đó là những căng thẳng và ma sát thương mại với Trung Quốc vẫn liên tục diễn ra.

Phát ngôn viên bộ Thương mại Trung Quốc cho hay, gần đây những hành động thương mại của Mỹ tiến hành với Trung Quốc đang ngày một nóng lên. Theo các số liệu của bộ Thương mại Trung Quốc từ tháng một đến tháng chín năm nay, Mỹ đã tiến hành 14 cuộc điều tra về bán phá giá với phía Trung Quốc với tổng số tiền liên quan là 5,84 tỷ USD, tăng 639% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ ngày 11/9, sau khi Chính phủ Mỹ tuyên bố đánh thuế phạt nặng tới 35% đối với sản phẩm lốp xe Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, cuộc chiến thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ cũng đang có chiều hướng leo thang. Ngày 5/11, Bộ Thương Mại Mỹ công bố điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với OCTG (các sản phẩm ống dẫn dầu) nhập khẩu từ Trung Quốc, mặt hàng này sẽ bị đánh thuế chống phá giá ở mức cao nhất là 99,14%. Đáp trả lại hành động trên, ngày hôm sau, Bộ Thương Mại Trung Quốc công bố công văn số 83 và số 84 năm 2009, quyết định lập tức phát động cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với xe tải nhỏ và xe SUV của Mỹ.

Giảm phát - thách thức lớn nhất của kinh tế toàn cầu

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Ngân hàng Thế giới Lâm Nghị Phu, trong bối cảnh của kinh tế toàn cầu hiện tại, mức sản xuất quá mức khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng dư thừa dẫn đến áp lực giảm phát là quá lớn. Hiện tại giảm phát là một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Ông Lâm Nghị Phu cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cần buộc phải thoát ra khỏi áp lực của giảm phát, điều quan trọng nhất là nên phát huy những chính sách tài chính chính phủ. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế đang phát triển, trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu, dùng các chính sách tài chính với sự hỗ trợ của chính phủ là một định hướng tốt. Sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, trong ngắn hạn có thể tạo ra nhu cầu, tăng năng lực sản xuất.

Ông Lâm Nghị Phu nói, trong bối cảnh khôi phục của kinh tế toàn cầu, sự khôi phục của kinh tế Trung Quốc và Mỹ chính là nền tảng quan trọng. Bởi Mỹ là thể chế kinh tế lớn nhất toàn cầu, còn Trung Quốc là thể chế kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nền kinh tế đang phát triển.

"Trung Quốc và Mỹ là hai thể chế kinh tế khác nhau, nhưng lợi ích kinh tế của họ là tương đồng, hơn nữa trong thời gian gần đây những ma sát thương mại giữa họ cũng liên tục xảy ra” – Ông Lâm Nghị Phu khẳng định.

Sự điều chỉnh trong hợp tác Trung – Mỹ có thể giảm bớt những nguy hiểm trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, sự hợp tác song phương này có có lợi trong việc củng cố sức mạnh của Trung – Mỹ. Bởi, Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng của Trung Quốc, trong khi đó, Trung Quốc lại là nước nắm giữ trái phiếu chính phủ lớn nhất trong tất cả các nhà đầu tư của Mỹ, nền kinh tế của hai nước đều có mối quan hệ “dựa dẫm lẫn nhau”. Trung – Mỹ hai nước tiên phong trong việc tìm ra các phương án giải quyết khủng hoảng, cũng cần phải định hình tương lai của nền kinh tế thế giới.

Mỹ đang lặp lại sai lầm của Nhật Bản


Đầu những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, khi bong bóng kinh tế Nhật Bản tan vỡ, chính phủ Nhật Bản đã vạch kế hoạch chi tiêu công với quy mô lớn và liên tục trong nhiều năm duy trì chính sách lãi suất siêu thấp cận 0%. Tuy nhiên, các “biện pháp kích thích này” đã không cứu vãn thành công nền kinh tế Nhật, 10 năm sau đó, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản bị đình trệ và phải đối mặt với tình trạng giảm phát.
Tình hình tương tự cũng đang xảy ra với Mỹ, một số nhà kinh tế cảnh báo rằng, nếu chính phủ Mỹ tiếp tục duy trì các “kế hoạch kích thích” và chính sách lãi suất siêu thấp, kinh tế Mỹ cũng sẽ rơi vào tình cảnh "10 năm mất mát" trước đây của Nhật Bản.

Mặc dù kinh tế Mỹ đã hé mở những dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn có một số nhà kinh tế lo lắng điều này sẽ chỉ là hiện tượng bề nổi, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng. Cho dù thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục tăng điểm trong mấy tháng liên tiếp, nhưng thị trường việc làm và chi tiêu tiêu dùng vẫn bị co hẹp.

Theo số liệu của Bộ Lao Động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 của Mỹ là 10,2%, mức cao mới trong 26 năm qua. Các chuyên gia kinh tế dự đoán, con số này trong tháng 11 có thể sẽ leo lên 12%.

Tỷ lệ thất nghiệp leo thang không ngừng và chi tiêu liên tục co hẹp đã trở thành nỗi lo lớn nhất cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Thượng Nghị sỹ Đảng Cộng Hòa Sam Brownback, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Lưỡng viện thuộc quốc hội Mỹ cho biết: “Theo tôi, kinh tế Mỹ đang lặp lại sai lầm của Nhật Bản trước đây, 10 năm mất mát tồi tệ đang tái diễn tại Mỹ. “Kế hoạch kích thích chỉ làm gia tăng thêm thâm hụt ngân sách mà không kích thích tăng trưởng và tạo cơ hội việc làm”.

Đương nhiên, cũng có người có quan điểm khác. Họ cho rằng, bất luận về văn hóa, cơ cấu kinh tế và mức độ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, Mỹ và Nhật Bản đều không giống nhau, vì thế “10 năm mất mát” của Nhật Bản sẽ không xuất hiện tại Mỹ. Tuy nhiên, những người có quan điểm phản đối cũng thừa nhận rằng, sau khi thực thi kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn và kiên trì lâu dài chính sách lãi suất siêu thấp, kinh tế Mỹ tất nhiên sẽ vẫn phải trải qua một thời gian khổ đau.

Vàng sẽ nghiệm chứng sự suy yếu của đồng USD

Bất luận là trong một cuộc thi đấu nào, đối thủ mạnh thì đồng nghĩa là mình yếu. Tương tự như vậy, chiều hướng tăng mạnh của vàng cũng đang nghiệm chứng sư suy yếu của đồng USD. Vàng đối với đồng USD mà nói, vừa là đối tác vừa là đối thủ. Nhưng hiện tại đối với đồng USD, cuộc so lượng giữa nó với vàng dường như đã trở nên rõ ràng. Trong thời gian gần đây, kể từ khi chỉ số của đồng USD so vớí giỏ tiền tệ khác như đồng Bảng Anh, đồng EUR liên tục lập mốc thấp mới trong 15 tháng liên tiếp, thì vàng từ ngày 5/10 đến nay, bình quân 1,6 ngày đều tiến lên mốc cao kỷ lục mới trong lịch sử. Đến nay, giá vàng quốc tế đã chạm ngưỡng 1120USD/ounce, đây là mức giá vàng cao đỉnh điểm kể từ khi vàng tăng giá từ năm 2001 đến nay, tăng hơn 4,4 lần so với mức giá thấp 153USD/ounce của năm đó.

Trong khi đó, ở các lĩnh vực kinh tế quan trọng như ngành công nghiệp và hàng hóa khác vẫn chưa có những số liệu tích cực, chưa lập mốc cao kỷ lục nào, vì thế mà chúng ta chưa có lý do nào để phủ định cách nói, giá vàng quốc tế tăng mạnh là do đồng USD mất uy tin đối với người đầu tư gây ra. Vàng luôn đối đầu với đồng USD trong lĩnh vực tài chính, nó cũng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư toàn cầu. Thái độ của ETF về vàng quốc tế cũng rõ ràng hơn, bởi vì điều mà các sàn vàng phản ánh chính là ý nguyện của các nhà đầu tư.

Tình trạng trên đứng từ một khía cạnh khác cũng chứng tỏ, khi tiền tệ siêu quốc gia cách chúng ta còn khá xa, vàng sẽ trở thành một sự chờ đợi của các nhà đầu tư đối với tiền tệ siêu quốc gia. Cho đến nay, nếu một nhà đầu tư muốn lựa chọn một loại tiền tệ để làm đơn vị tiền tệ dự trữ ngắn hạn, thì đó chỉ có thể là đồng USD; Nhưng nếu các nhà đầu tư muốn lựa chọn một công cụ tránh rủi ro dài hạn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước viễn cảnh phức tạp và khó dự đoán, thì vàng sẽ thay thế được đồng USD. Từ động thái và nhận thức áp dụng các biện pháp để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương các nước, chúng ta có thể cảm thấy được xu hướng này.

Mong muốn “trở lại châu Á” của Mỹ có gặp trở ngại?

Ôm quyết tâm thay đổi tình trạng lạc hậu về thương mại của khu vực châu Á Thái Bình Dương, một “đội ngũ hùng hậu” của Mỹ gồm có tổng thống Mỹ B. Obama, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton, Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner, Bộ trưởng Thương Mại Mỹ G. Locke, đại diện thương mại Mỹ R. Kirk vào tuần này sẽ đặt chân đến Singapore, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC và Hội nghị Mỹ - ASEAN sắp được tổ chức vào thời gian tới.

Học giả Bavin tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết, lần này Mỹ đã tung ra tín hiệu xác thực về việc “quay trở lại châu Á” của mình, Hiệp định Tự do thương mại (FTA) cũng sẽ trở thành một nội dung thảo luận của Hội nghị Mỹ - ASEAN.

Quan hệ Mỹ-ASEAN đã được hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách mới, hướng tới châu Á của Mỹ. Tháng 8 vừa qua, Washington đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với ASEAN, vốn có tác dụng củng cố hơn nữa mối quan hệ đã tồn tại 3 thập niên.

Trên bàn cờ Châu Á của Nhà Trắng, ASEAN chiếm một vị thế chiến lược, được minh họa qua Hội nghị Thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ và 10 lãnh đạo Hiệp hội Đông Nam Á, dự trù vào chủ nhật tới. Đây sẽ là lần đầu tiên, một cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và toàn bộ 10 lãnh đạo ASEAN, được tổ chức. Bởi vậy, cuộc hội đàm này sẽ đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-ASEAN.

Như ông Jeffrey Bader, cố vấn cho tổng thống Mỹ về Châu Á đã kết luận : “Trong thời đại Châu Á tiếp tục vươn dậy và nhiều tổ chức cũng như cơ cấu mới thành hình, Hoa Kỳ sẽ chủ động tham gia trên sân chơi này, chớ không khoanh tay đứng nhìn”.

Ý tưởng xây dựng một khu vực tự do thương mại châu Á Thái Bình Dương là do cựu chính quyền Bush đưa ra đầu tiên vào năm 2006, nhưng liệu trong hội nghị thượng đỉnh APEC lần này, Mỹ có xúc tiến được việc xây dựng khu vực tự do thương mại châu Á Thái Bình Dương hay không, từ đó giúp Mỹ thông qua Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) can thiệp vào các vụ việc kinh tế tại sân chơi này hay không còn phải chờ đợi thời gian mới giải đáp được.

Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, việc Mỹ muốn thực hiện mục tiêu này e rằng không dễ dàng gì, trước hết, nguyên tắc hợp tác tự chủ tự nguyện độc lập từ trước tới nay của APEC luôn làm trì hoãn tiến trình đàm phán. Còn ASEAN cũng chưa chắc đã ủng hộ “con đường APEC” của Mỹ. ASEAN đã hoàn thành đàm phán FTA với các nước châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, ngoài ra “xúc tu” của ASEAN đã duỗi ra tới tận Ấn Độ xa xôi. Trong mạng lưới hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương được thêu dệt nên từ con đường tự do thương mại, ASEAN ở vị trí then chốt. Nhưng việc thảo luận về hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương trong sân chơi của 21 quốc gia thành viên APEC bao gồm cả Mexico, Peru, Chile, sẽ không thể tránh khỏi việc suy yếu đi vị thế của ASEAN trong đó.

USD vẫn là mạnh nhất

Ngày 11/11, trong một bản báo cáo về tương lai của đồng USD, UBS Wealth Management khẳng định, hiện tại không có đồng tiền nào có thể thay thế được vị trí đứng đầu của USD. UBS Wealth Management khẳng định, thời gian gần đây, đồng USD liên tục chịu những tác động mạnh và rất có thể sẽ xuất hiện hiện tượng mất giá trong cơ cấu. Các bảng cân đối tài sản không mấy lạc quan có thể dự kiến được những áp lực về cơ cấu trong tương lai của đồng USD, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại nước Mỹ vẫn đang ngập ngụa trong nợ nần và con số thâm hụt ngân sách thì quá lớn.

Bản báo cáo của UBS Wealth Management cũng dự đoán, mức lạm phát của Mỹ sẽ vượt qua bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, hiện tại không có bất cứ một đơn vị tiền tệ nào có thể thay thế được đồng USD. Ở nhiều nước trên thế giới đồng USD vẫn "làm chủ" trong các kho dự trữ ngoại tệ, do vậy đồng USD sụp đổ là một kết quả không một nước nào muốn nhìn thấy.

Bản báo cáo của UBS Wealth Management cho rằng sự bất cân bằng của kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến đồng USD mạnh mẽ hơn các đơn vị tiền tệ khác. Hiện tại cả USD và Yên Nhật đều đối mặt với những thách thức lớn.

Với nước Nhật, hiện tại con số nợ của chính phủ nước này chiếm tỷ trọng 200% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP). Còn ở nước Mỹ con số thâm hụt ngân sách quá lớn, một con số gây sốc đó là chiếm 50% GDP của năm 2008. Bản báo cáo cũng cho rằng hiện tại đồng EURO là mạnh nhất bởi tiềm năng tăng giá cũng khả quan nhất. Hơn nữa, tỷ trọng các khoản nợ trong GDP của các nước châu Âu nhỏ hơn so với của Mỹ rất nhiều.

Trong 20 năm qua, những chính sách kinh tế của nhiều quốc gia mới nổi đã được cải thiện đáng kể. Nền kinh tế các nước mới nổi có những biểu hiện tăng trưởng đã trở thành những chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng của kinh tế khu vực và thế giới. Bản báo cáo của UBS Wealth Management cũng bày tỏ niềm hy vọng rằng môi trường kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục được cải thiện, ví dụ như tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, giảm lạm phát, tăng năng suất, khuyến khích đầu tư và tăng nhu cầu trong nước.

Theo như dự đoán trong vòng 10 năm nữa nhiều loại tiền tệ của các thị trường đang nổi lên sẽ tăng giá mạnh, tuy nhiên về mặt giá trị dự trữ và chức năng trao đổi thì không thể so sánh với đơn vị tiền tệ của các nước phát triển. Bản báo cáo cho rằng, mặc dù tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi đang mạnh lên nhưng để trở thành một đơn vị tiền tệ quan trọng trong kho dự trữ ngoại hối toàn cầu ít nhất 10 năm nữa vẫn chưa thể hoàn thành.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, mặc dù các vấn đề với đồng USD tồn tại nhiều nhưng vị trí bá chủ của đồng mỹ kim vẫn rất chắc chắn, chiếm tỷ trọng lớn trong kho dự trữ ngoại tệ của các nước. Với các vấn đề phức tạp xung quanh đồng USD, gần đây các nước đã kêu gọi xây dựng một kho dự trữ ngoại hối đa dạng hóa, do vậy lượng USD trong tay các nhà đầu tư vẫn đang giảm xuống.

Mặc dù về phương diện là đồng tiền dự trữ toàn cầu, đồng EURO là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của USD nhưng do cơ cấu chính trị của các nước tại khu vực châu Âu là không đồng nhất khiến cho cơ hội trở thành đồng tiền dự trữ của EURO cũng giảm xuống. Đồng Yên cũng mất đi những cơ hội này bởi khoản nợ của Chính phủ Nhật chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc vì không thể tự do trao đổi nên đây cũng là trở ngại cho đồng tiền này trong quá trình quốc tế hóa.

Hiện tại không có đơn vị tiền tệ nào đủ mạnh để thay thế đồng USD do đó việc thành lập một đơn vị tiền tệ dự trữ đa dạng mà USD làm chủ là một kết quả có khả năng nhất.
Đồng USD vững vàng sau ý kiến của ông Geithner
Đồng Mỹ kim được củng cố phiên ngày 12/11 sau khi Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Timothy Geithner nêu bật vai trò của đồng bạc xanh đối với sự ổn định trong nền kinh tế.
Đồng EURO giảm 1,4845 USD vào lúc 22 giờ 20 (giờ GMT) từ 1,4978 USD cuối phiên 11/11 tại New York.

Ông Geithneer đã lặp lại vị thế của đồng đôla sau cuộc họp với 21 bộ trưởng tài chính từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.

Ông cũng cho biết việc đồng đôla vững mạnh rất quan trọng cho Mỹ và tiến trình phục hồi kinh tế.

Ông Geithner cũng thừa nhận về tầm quan trọng của kinh tế Mỹ và đồng đôla. Ông nói: “Chúng tôi đóng vai trò là nguồn sức mạnh và sự ổn định đối với kinh tế toàn cầu”.

Michael Malpede, chuyên gia làm việc tại Easy Forex cho biết, đồng đôla được nâng lên sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói rằng: “Thế giới đang đối mặt với sự phục hồi không đồng đều”.

Đồng EURO, tiền tệ có độ rủi ro cao hơn USD có giá cao hơn trên thị trường, trong khi đồng bạc xanh có nơi trú ẩn an toàn cũng giao dịch khá hơn vào một số thời điểm khó khăn.

Trên nhiều thị trường hàng hóa, giá vàng chạm kỷ lục 1.123 USD/ounce vào buổi sáng khi giao dịch được tiếp thêm tin hỗ trợ từ khu vực chứng khoán và đồng bạc xanh. Tại London, giá vàng lên mốc cao nhất 1.123,38 USD/ounce.

Nhiều thương nhân cũng chờ đợi số liệu tăng trưởng kinh tế khu vực Eurozone vào ngày 13/11 với kỳ vọng nền kinh tế của 16 nước sử dụng đồng tiền chung EURO này thoát khỏi suy thoái trong quý ba.

Tại Mỹ, các đơn trợ cấp thất nghiệp giảm trong hai tuần liên tiếp, cho thấy sự cải thiện ít ỏi đã có mặt tại thị trường lao động hỗn loạn này. Các đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần (tính đến ngày 07/11) đứng ở mức 502.000, giảm 12.000 so với số liệu công bố vào tuần trước đó.

Vào cuối phiên giao dịch tại New York, đồng Mỹ kim đứng ở mức 1,0173 Francs Thụy Sỹ từ 1,0078 vào ngày 11/11. Đồng Bảng Anh lên 1,6580 USD sau khi đứng ở mức 1,6572.

Chính sách tiền tệ thế giới có đang chuyển hướng?

Theo sau Úc, Israel và Na Uy cũng đã trở thành những nước đầu tiên nâng lãi suất cơ bản sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù, Ngân hàng trung ương Ấn Độ chưa tăng lãi suất, nhưng gần đây cũng quyết định nâng tỷ lệ lưu động vốn. Động thái thắt chặt tiền tệ của 4 nước nói trên liệu có mở ra một trào lưu nâng lãi suất toàn cầu, dư luận quốc tế tự hỏi: Chính sách tiền tệ đang chuyển hướng? Trên thực tế, những quốc gia tiên phong trong việc nâng lãi suất đưa ra chính sách của mình chỉ là dựa theo sự thay đổi của tình hình kinh tế vĩ mô của nước mình. Chẳng hạn như tuyên bố của Ngân hàng trung ương Úc cho thấy, kinh tế Úc biểu hiện tốt hơn dự đoán, các chỉ số lòng tin đã được khôi phục. Nguy cơ kinh tế co hẹp nghiêm trọng đã qua, Ngân hàng trung ương Úc cho rằng, “Việc từ từ rút lui các chính sách tiền tệ mang tính kích thích đã thực hiện trong thời kỳ nền kinh tế u ám phải vô cùng thận trọng”. Cũng theo tuyên bố nâng lãi suất của Ngân hàng trung ương Na Uy, ước tính trong vài năm tới tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này sẽ giữ ở mức thấp, còn tốc độ tăng lương sẽ nhanh hơn so với dự đoán.

Hai nền kinh tế Na Uy và Úc đã khôi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hai nước này còn được lợi từ danh hiệu cường quốc tài nguyên năng lượng. Na Uy là cường quốc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, việc tăng giá năng lượng quốc tế đã thúc đẩy nền kinh tế nước này phục hồi, đồng thời đã đẩy vật giá tăng lên. Cũng là một cường quốc năng lượng, tình hình của Úc cũng lạc quan tương tự như trên, sự đảo ngược mạnh mẽ của các nền kinh tế khu vực châu Á đã khiến cho giá nguyên vật liệu và hàng hóa tăng theo, trở thành một động lực mạnh mẽ giúp Úc nhanh chóng phục hồi và thoát ra khỏi cơn suy thoái.

Tuy nhiên, bất luận là Israel, Na Uy hay Úc, tỷ trọng của các quốc gia này trong nền kinh tế thế giới vẫn khá nhỏ. Đối với các nền kinh tế lớn chủ yếu trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản mà nói, con đường phục hồi kinh tế vẫn còn khúc khuỷu. Cho dù GDP trong quý III của Mỹ tăng 3,5%, nhưng vật giá vẫn chưa thoát khỏi bóng tối của sự giảm phát.

Điều tồi tệ hơn là, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao, số liệu mới nhất cho thấy là 10,2%, mức cao nhất trong 25 năm qua. Do đó, trong hội nghị chính sách tiền tệ gần đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED không những chưa “ám thị” khả năng nâng lãi suất, trái lại cón nhấn mạnh đến việc tránh nguy cơ giảm phát.

Tại Nhật Bản, Ngân hàng trung ương Nhật dự đoán, hai năm tài khóa tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục đương đầu với áp lực giảm phát, chỉ số giá cả hàng hóa trong tháng 9 giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức trượt giảm của tháng thứ 7 liên tiếp. Về việc này, Ngân hàng trung ương Nhật tuyên bố, trong thời gian ngắn sẽ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp cho đến khi phục hồi kinh tế đã ổn định vững chắc.

Còn tại khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, mặc dù chiều hướng tụt giảm nghiêm trọng đã được kìm chế, thị trường tín dụng và lòng tin đã khôi phục và ổn định trở lại, nhưng thị trường lao động vẫn đang trong tình trạng nguy cấp, số người thất nghiệp vẫn chưa xác định. Do đó, dự đoán khu vực Eurozne sẽ không vội vàng rút lui các chiến lược kích thích kinh tế.

Hiện tại, kinh tế thế giới đã xuất hiện những dầu hiệu hồi sinh ổn định. Tình hình kinh tế vĩ mô của các nước không giống nhau, nên trong việc lựa chọn các chính sách cũng có nhiều điểm khác biệt. Song, đúng như Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm các nước G20 đã nói, các nước nên tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sau khi kinh tế hoàn toàn phục hồi, các nước nên hợp tác và phối hợp rút lui các chính sách hỗ trợ kinh tế và tài chính vĩ mô phi chính quy.

Buffett: Tài chính thế giới đã qua giai đoạn hoảng loạn

Theo nhận định của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, mặc dù kinh tế Mỹ vẫn đang gặp nhiều khó khăn nhưng thời kỳ hoảng loạn của kinh tế toàn cầu bùng nổ từ năm ngoái đã đi qua.
Phát biểu tại Đại học Columbia, nhà đầu tư Buffett cho biết: "Thời kỳ hỗn loạn của kinh tế đã cách chúng ta rất xa rồi, nhưng kinh tế Mỹ vẫn tồn tại một số khó khăn".

Tháng trước, theo các số liệu mới được công bố bởi Chính phủ Mỹ, tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý ba năm nay là 3,5%, đây là quý đầu tiên GDP của Mỹ tăng trưởng kể từ quý hai năm 2008. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn tăng lên thành 10,2% trong tháng 10, khiến con số thất nghiệp của Mỹ lần đầu tiên đạt được hai con số trong 26 năm qua.

Tuy nhiên nhà đầu tư huyền thoại cũng chỉ ra rằng, do Mỹ là thể chế kinh tế lớn nhất toàn cầu nên các cơ hội đầu tư vào Mỹ sẽ lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia và khu vực khác. Ngoài những dữ liệu cải thiện của kinh tế vĩ mô, trong quý III/2009, các thành tích kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ cũng đã có bước đầu tăng khá thuận lợi. Trong 188 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh của Mỹ, tỷ lệ những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến là 80%. Hơn nữa, trong kết quả điều tra kim ngạch tiêu thụ của 43% số doanh nghiệp đã vượt xa so với dự đoán.

Ngoài ra, tỷ phú Buffet cũng gợi ý rằng, Chính phủ Mỹ không nên quá "cưng chiều" những công ty sau khi nhận được cứu trợ của Chính phủ mới có thể tồn tại hoặc mới có thể duy trì đủ lượng vốn của mình. “Những công ty đó sẽ còn cần nhiều nguồn vốn hơn nữa” – ông khẳng định. Ngoài ra nhà đầu tư huyền thoại cũng đánh giá cao các phương án ứng phó với khủng hoảng tài chính của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner.

Nguồn tin: nguồn 1

Trung Quốc: Nguy cơ bong bóng bất động sản

Trung Quốc đang xem xét liệu gói kích cầu mà nước này đưa ra năm ngoái có gây hậu quả tiêu cực nào hay không.

Giá bất động sản ở nước này thời gian qua tăng rất nhanh khiến một số nhà quan sát tình hình kinh tế lo ngại rằng tại Trung Quốc, bong bóng bất động sản đang ở giai đoạn có thể "nổ tung".

Từ năm ngoái đến nay, giá bất động sản ở Trung Quốc đã tăng 85% và riêng ở thành phố Thượng Hải, giá những căn hộ mới đã tăng gần 30%.

Ông Arthur Kroeber, Giám đốc Dragonomics - công ty nghiên cứu kinh tế độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, việc giải quyết vấn đề giá nhà ở tăng vọt sẽ là một trong những thách thức quan trọng mà Chính phủ Trung Quốc phải đối diện vào năm tới.

Theo ông Kroeber, trong sáu tháng cuối năm 2010, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải giải quyết vấn đề giá bất động sản khi nhiều người ở nước này cho rằng đầu tư vào địa ốc là cách bảo đảm tốt nhất cho tuổi già.

Ngoài sức ép do việc mỗi năm có 10-15 triệu người từ nông thôn đổ vào thành thị để kiếm sống kéo theo nhu cầu về nhà ở, Trung Quốc còn chịu áp lực từ những người hiện đang sống tại thành thị nay muốn mua thêm căn nhà thứ hai để chuẩn bị về hưu.

Vì vậy, mỗi khi tiền bạc được "bơm" thêm vào hệ thống tài chính thì giá nhà ở lại có chiều hướng tăng lên./.

6 tháng 11, 2009

Tình hình KT - TC thế giới từ ngày 30/10 – 5/11/2009

1. Tình hình kinh tế thế giới :

Trong tuần, Chính phủ và Ngân hàng trung ương (NHTW) các nước công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho thấy kinh tế các nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực, lạm phát tại Mỹ, Nhật Bản tiếp tục ở mức thấp; thị trường chứng khoán Mỹ, Anh tăng, chứng khoán Nhật Bản giảm:

- Kinh tế Mỹ: Trong quý III/2009, GDP tăng trưởng 3,5%;Cục Dự trữ liên bang hoàn thành chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 300 tỷ USD vào cuối tháng 10/2009:

+ Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong quý III/2009, kinh tế nước này tăng trưởng 3,5%, trong đó chi tiêu của hộ gia đình tăng 3,4%.

+ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn thành chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 300 tỷ USD vào cuối tháng 10/2009 sau 7 tháng thực hiện nhằm ổn định thị trường nhà đất và hạn chế sự gia tăng lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính. Tại phiên họp của Uỷ ban thị trường mở vào ngày 3-4/11/2009, Fed nhận định chi tiêu của hộ gia đình có xu hướng tăng nhưng còn hạn chế do tình hình thất nghiệp vẫn gia tăng, thu nhập tăng chậm, giá nhà giảm và tình trạng thắt chặt tín dụng. Fed quyết định duy trì lãi suất chủ đạo ở mức gần 0-0,25%/năm do mức độ sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế còn thấp, lạm phát có xu hướng giảm cùng với kỳ vọng lạm phát ổn định.

- Tại châu Âu: NHTW châu Âu sẽ bắt đầu cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế trong năm 2010; tỷ lệ thất nghiệp của Đức tháng 10/2009 giảm; Uỷ ban châu Âu điều chỉnh tăng triển vọng kinh tế khu vực đồng Euro:

+ Ông Axel Weber, Thống đốc NHTW Đức- thành viên của Hội đồng NHTW Châu Âu (ECB) cho biết ECB sẽ bắt đầu cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế trong năm 2010 bằng cách giảm các khoản cho vay dài hạn đối với các ngân hàng thương mại.

+ Tại Đức, số người thất nghiệp trong tháng 10/2009 giảm 26.000 người so với tháng trước, còn 3,43 triệu người cho thấy nền kinh tế tiếp tục được cải thiện.

+ Uỷ ban châu Âu (EC) điều chỉnh tăng triển vọng kinh tế khu vực đồng Euro, theo đó kinh tế khu vực này giảm 4% năm 2009 và tăng 0,7% năm 2010, tăng 1,5% năm 2011. Theo EC, thâm hụt ngân sách trung bình của khu vực này ở mức khoảng 6,9% GDP năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10,9% trong năm 2011, mức cao nhất kể từ năm 1995.

- Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giảm , NHTW Nhật Bản quyết định dừng mua trái phiếu doanh nghiệp từ các ngân hàng vào cuối năm 2009; Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2009; NHTW Úc tăng lãi suất chủ đạo:

+ Tại Nhật Bản: Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9/2009 giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2008 cho thấy giảm phát vẫn tiếp diễn dù kinh tế đang trên đà phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9/2009 bất ngờ giảm xuống 5,3% từ mức 5,5% trong tháng 8/2009. NHTW Nhật Bản quyết định dừng mua trái phiếu doanh nghiệp từ các ngân hàng vào cuối năm 2009, đồng thời duy trì lãi suất chủ đạo ở mức 0,1%/năm để hỗ trợ nền kinh tế do giảm phát có thể tiếp tục diễn ra cho tới đầu năm 2011.

+ Theo Phó Thủ tướng Trung Quốc, kinh tế nước này đang trên đà tăng trưởng và có thể đạt được mục tiêu tăng 8% trong năm 2009.

+ NHTW Úc điều chỉnh tăng lãi suất chủ đạo từ mức 3,25%/năm lên mức 3,5%/năm do kinh tế nước này có nhiều chuyển biến tích cực. Bộ trưởng Tài chính Úc cho biết kinh tế nước này trong năm tài khoá 2009 (kết thúc vào ngày 30/6/2010) có thể tăng 1,5% (tháng 5/2009 dự báo suy giảm 0,5%).

- Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế các nước Đông Á trong năm 2009 sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với dự báo đưa ra trước đó làm tăng áp lực đối với các NHTW trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt nhằm ngăn chặn nguy cơ bong bóng tài sản. Dự báo các nước đang phát triển ở Đông Á (không có Nhật Bản) sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2009 và có thể tăng 7,8% năm 2010, trong đó kinh tế Trung Quốc năm 2009 tăng trưởng 8,4%. WB cũng khuyến cáo Chính phủ Trung Quốc cần ngăn chặn hiện tượng bong bóng trên thị trường chứng khoán và bất động sản trong điều kiện tín dụng tăng cao.

2. Diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ thế giới:

- Thị trường chứng khoán thế giới từ ngày 28/10 đến ngày 4/11 tăng: Chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ tăng 0,4% lên 9.802,14 điểm, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,54% lên 5.107,9 điểm, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,29% xuống còn 9.844,31 điểm.

- Đồng USD giảm giá so với một số đồng tiền mạnh, vàng tăng giá: Từ ngày 29/10 đến ngày 5/11, đồng USD giảm giá 0,64% so với đồng EUR, giảm 0,31% so với đồng GBP và giảm 0,08% so với JPY. Giá vàng thế giới tại thời điểm 15 giờ ngày 5/11 ở mức 1.084,7 USD/ounce, tăng 5,2% so với ngày 29/10. Giá dầu thô ngày 4/11 trên sàn NYMEX giao dịch ở mức khoảng 80,3 USD/thùng, tăng 3,76% so với ngày 29/10.

- Lãi suất đồng USD trên các thị trường liên ngân hàng giảm: So với ngày 29/10, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm đồng USD giảm từ mức 0,1825%/năm xuống mức 0,17875%/năm; lãi suất Sibor kỳ hạn qua đêm của đồng USD giảm từ mức 0,195%/năm xuống mức 0,1875%/năm. Lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng EUR tăng từ mức 0,2775%/năm lên mức 0,29375%/năm.

SBV

5 tháng 11, 2009

Kinh tế Anh vẫn suy thoái


Kinh tế Anh tăng trưởng âm 0,4% ngoài dự kiến giữa tháng Bảy và tháng Chín và vẫn còn trong tình trạng suy thoái.

Đây là lần đầu tiên GDP của Anh tăng trưởng âm trong sáu quý liên tiếp.

Tuy nhiên số liệu này vẫn có thể còn được sửa đổi lên hoặc xuống bởi đây mới là ước tính đầu tiên.

GDP đo tổng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra của một nước.

Văn phòng Thống kê quốc gia trước đó dự đoán kinh tế tăng trưởng 0,2%.

Sự suy giảm ngoài dự kiến là do khu vực dịch vụ có kết quả không khả quan.

Tin về kinh tế bị tăng trưởng âm nhiều khả năng khiến ngân hàng trung ương Anh sẽ bơm thêm tiền vào kinh tế.

Cho tới nay Ngân hàng Trung ương Anh triển khai chương trình hỗ trợ 175 tỷ bảng và gần đây Thống đốc Mervyn King và hai nhà hoạch định chính sách khác đã lập luận cần phải có thêm chương trình phụ thêm trị giá 75 tỷ bảng nữa.

Đồng bảng Anh giảm hơn một phần trăm so với đồng đôla Mỹ nhà giới tài chính đặc biệt lo ngại rằng Anh thể sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất vẫn bị suy thoái.

Bộ trưởng tài chính Alistair Darling cho biết ông chưa từng dự kiến kinh tế Anh tăng trưởng dương trước cuối năm 2009.

Ủy ban chính sách tiền tệ hiện vẫn nhất trí giữ lãi suất ở mức 0,5%.

Tuyên bố sẽ duy trì lãi suất đồng USD ở mức hiện tại của FED đã đẩy giá vàng thế giới tiến sát mốc giá chưa từng có: 1.100 USD/oz.


Giá vàng trong nước sáng nay đuối sức và giảm 10.000 đồng/chỉ so với giá cuối chiều qua và đang thấp hơn so với giá vàng thế giới quy đổi do lực cầu không đủ mạnh để duy trì mức giá kỷ lục của hôm qua.

Đồng USD suy yếu đã giúp giá dầu thô đêm qua lấy lại mốc 80 USD/thùng.

Giá vàng trong nước sáng nay mở cửa ở mức trên 2.460.000 đồng/chỉ (mua vào) và gần 2.470.000 đồng/chỉ (bán ra). So với giá sáng qua, giá vàng trong nước hiện tăng 15.000 đồng/chỉ, nhưng nếu so với giá cuối giờ chiều qua, giá vàng hiện đã giảm 10.000 đồng/chỉ. Khoảng chênh lệch giữa giá mua/bán vàng được co về xấp xỉ 10.000 đồng/chỉ, so với mức phổ biến trên 15.000 đồng/chỉ khi giá vàng thế giới tăng tốc cuối giờ chiều qua.

Tại chi nhánh Hà Nội của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DongA Bank mua vào và bán ra lần lượt là 2.461.000 đồng/chỉ và 2.468.000 đồng/chỉ, chênh 7.000 đồng/chỉ. Trong khi đó, cuối giờ chiều qua, khi chưa xác định rõ xu hướng của giá vàng tại Mỹ trong phiên tối, PNJ Hà Nội áp dụng mức chênh giá mua/bán lên tới 20.000 đồng/chỉ, với 2.458.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.478.000 đồng/chỉ (bán ra).

Mốc giá xấp xỉ 2.480.000 đồng/chỉ này hiện vẫn đang là mức đỉnh lịch sử của thị trường vàng vật chất trong nước.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, trưởng bộ phận kinh doanh vàng miếng của PNJ Hà Nội, cho biết, hoạt động mua vàng vào của người dân vẫn đang chiếm ưu thế so với bán ra. Tuy nhiên, do giá vàng cao, các nhà đầu tư mua vào khá dè dặt với khối lượng hạn chế.

Cụ thể, trong ngày hôm qua, cửa hàng PNJ Hà Nội tại phố Trần Nhân Tông bán ra 300 lượng vàng và mua vào 30 lượng. Đây chưa phải là một khối lượng giao dịch cao nếu so với những thời điểm sôi động trước đây của thị trường vàng miếng. "Người dân vẫn mua, đồng thời hạn chế bán ra vì nhiều người tin rằng giá vàng vẫn còn lên nữa", chị Trang nói.

Vàng SBJ giao dịch tại hệ thống Ngân hàng Sacombank trên toàn quốc lúc 9h sáng nay đứng ở mức 2.462.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.470.000 đồng/chỉ (bán ra).

Tại thị trường Hà Nội, vàng SJC cùng thời điểm giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý có giá tương ứng lần lượt là 2.463.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.471.000 đồng/chỉ (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, vàng SJC có giá thấp hơn, mua vào và bán ra lần lượt là 2.460.000 đồng/chỉ và 2.470.000 đồng/chỉ.

Giá vàng thế giới lúc 10h20 sáng nay theo giờ Việt Nam trên thị trường giao ngay là gần 1.090 USD/oz, quy đổi tương ứng với mức 2.450.000 đồng/chỉ (chưa tính thuế và các chi phí khác). Nếu cộng thêm thuế và phí, giá vàng thế giới đang cao hơn giá vàng trong nước khoảng 5.000 đồng/chỉ, từ chỗ liên tục đứng thấp hơn trong một thời gian tương đối dài vừa qua.

Giới kinh doanh vàng cho biết, dù nguồn cung vàng vẫn còn khan hiếm, nhưng lực cầu không đủ mạnh đã khiến giá vàng trong nước về chung mặt bằng với giá thế giới.

Nhà đầu tư trên các sàn vàng tập trung sáng nay hào hứng với những làn sóng mới của giá thế giới. Tại sàn SBJ, ở thời điểm 10h25 đã có gần 294.000 lượng vàng được các nhà đầu tư sang tay thành công, với giá khớp lệnh biến động trong vùng 23,40-23,61 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới đêm qua đã leo lên tới mức 1.099 USD/oz nhưng không vượt qua được ngưỡng kháng cự tâm lý 1.100 USD/oz. Chốt phiên tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 7,6 USD/oz (0,7%) so với giá đóng cửa phiên liền trước, đạt mức 1.092.9 USD/oz. Đây đều là những mức giá cao chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới.

Tại thị trường châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhẹ về mức 1.089-1.090 USD/oz.

Thị trường vàng thế giới đang được hỗ trợ tích cực bởi xu thế suy yếu của tỷ giá đồng USD, cộng thêm với "cú hích" từ hoạt động mua vàng vào của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI).

Trong diễn biến được chú ý nhất trong phiên giao dịch đêm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày 3-4/11 cho biết sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục hiện nay của USD là 0-0,25% thêm một thời gian nữa. Điểm khác biệt trong tuyên bố lần này của FED là lần đầu tiên ngân hàng trung ương này nêu cụ thể việc sẽ giữ nguyên chính sách lãi suất hiện nay chừng nào những kỳ vọng lạm phát còn ổn định và tỷ lệ thất nghiệp còn chưa giảm xuống.

"Các doanh nghiệp vẫn còn cắt giảm đầu tư cố định và nhân công, dù tốc độ cắt giảm đã hạ xuống. Chi tiêu của các hộ gia đình dường như đã tăng trở lại, nhưng vẫn còn bị kìm hãm bởi tình trạng sa thải, tăng trưởng thu nhập đình trệ, tài sản gia đình giảm sút và tín dụng thắt chặt", Ủy ban Thị trường mở (FOMC) - cơ quan hoạch định lãi suất thuộc FED - nhận định.

Quyết định lãi suất trên của FED không nằm ngoài dự báo trước đó của giới quan sát. Tuy nhiên, đồng USD tiếp tục trượt giá so với các đồng tiền chủ chốt khác trước thông tin này. Hiện tỷ giá Euro/USD thị trường quốc tế là gần 1,49 USD tương đương 1 Euro.

Động thái mua 200 tấn vàng của RBI từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục tác động tích cực tới thị trường. Giới phân tích cho rằng, động thái này là một bằng chứng cho thấy, các nền kinh tế mới nổi đang lo ngại về sự suy yếu của đồng USD và chuyển sang mua vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, việc Ấn Độ mua vàng cũng có thể "châm ngòi" cho trào lưu mua vàng vào của ngân hàng trung ương nhiều nước khác như Ấn Độ, Nga, Brazil...

Bản tin vàng sáng nay của Sacombank-SBJ cho rằng, mức giá 1.100 USD/oz chưa thể là mức đỉnh của đợt tăng giá này của vàng và mức giá 1.000 USD/oz đã trở thành mặt bằng mới của giá vàng.

Đồng USD suy yếu tiếp tục đẩy giá dầu lên trong phiên giao dịch đêm qua. Chốt phiên tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 tăng 0,8 USD/thùng (1%), đóng cửa ở mức 80,4 USD/thùng. Tại thị trường châu Á phiên sáng nay, giá dầu giảm nhẹ về dưới 80 USD/thùng.

Giá dầu còn đi xuống vì thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tuần qua bất ngờ giảm. Báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô của nước này tuần qua sụt 3,94 triệu thùng, ngoài dự báo của giới phân tích.

Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay là 17.013 VND/USD, giảm 1 VND/USD so với hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND phổ biến ở ngưỡng kịch trần 17.864 VND/USD.

2 tháng 11, 2009

Tiếp cận sức mạnh tài chính giữa các cường quốc với nhau?

Quyền lực tín dụng giữa các cường quốc có đang bị phóng đại? Cho tới hiện tại, Trung Quốc đã có lợi thế chính trị nào trước Mỹ, dù là rất nhỏ?

Với khoản thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ngày một phình to, Mỹ cần một dòng đầu tư tương đương để bù đắp từ nguồn vốn nước ngoài. Và những nguồn cấp tín dụng chính cho nước này là từ các ngân hàng trung ương, quỹ đầu tư quốc gia, và các công cụ đầu tư nhà nước khác. Năm 2008, Trung Quốc đã đánh bật Nhật, trở thành nước nắm nhiều trái phiếu của Mỹ nhất, và tới tháng 3/2009 con số đã lên tới 1,5 nghìn tỷ USD.

Tuy thế, thực tế, có vẻ quyền lực tín dụng giữa các cường quốc đang bị phóng đại bởi các giới làm chính sách. Cho tới hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa thể chuyển những thặng dư vốn lớn của mình thành những lợi thế dù là rất nhỏ. Như lời John Maynard Keynes thì, khi Mỹ nợ Trung Quốc hàng chục tỷ USD thì đó là vấn đề của Mỹ. Còn khi Mỹ nợ hàng nghìn tỷ USD thì đó là vấn đề của Trung Quốc.

Quan ngại của các nhà nghiên cứu và nhà làm chính sách về sức mạnh tài chính

Những quan ngại về sức mạnh chính trị của những người cho vay đã có từ xa xưa trong lịch sử. Từ nhà lịch sử học Thucydides đến V.I. Lenin đều từng cảnh báo về sự phụ thuộc vào tín dụng nước ngoài. John Maynard Keynes sau chiến tranh thế giới thứ nhất cũng lập luận rằng, việc vay tiền nước ngoài sẽ làm giảm an ninh của nước nợ và tạo ra sự cám dỗ can thiệp của nước cho vay. Trong những năm 1980, nhiều người Mỹ cũng tỏ ra bối rối trước lượng dự trữ tài sản Mỹ của Nhật Bản gia tăng quá nhanh.

Trung Quốc chính thức công bố dự trữ ngoại tệ cuối năm 2008 là 1,95 nghìn tỷ USD, tức khoảng 30% dự trữ ngoại tệ toàn cầu, hơn gấp đôi mức dự trữ của Nhật, và gấp 4 lần của Nga hay Ả rập Xê út. Nhưng con số này còn chưa bao gồm những khoản nằm ngoài ngân hàng trung ương Trung Quốc. Năm đó, Trung Quốc mua tới 46% nợ chính thức của Mỹ. Điều đáng nói là, Mỹ chưa bao giờ phụ thuộc về tài chính với một chính phủ duy nhất như thế.

Cùng với đó, mất cân bằng kinh tế vĩ mô ngày càng lớn lại càng làm gia tăng những quan ngại. Trong suốt giai đoạn BrettonWoods II, chi tiêu chiếm phần lớn sự gia tăng GDP của Mỹ - chiếm tới 72%, trong khi chi tiêu của Trung Quốc đã giảm xuống mức hiếm có trên thế giới, chỉ chiếm 38% GDP. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của Mỹ của trở nên đáng bi quan. Thâm hụt ngân sách đạt đỉnh năm tài chính 2009 tới gần 1,4 nghìn tỷ USD, tức khoảng 10% GDP. Năm 2007, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ gần bằng 1,4% sản lượng kinh tế thế giới, trong khi thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc lại bằng 0,7% tổng GDP toàn cầu.

Trong cuộc vận động bầu cử năm 2008, Barack Obama đã tuyên bố, "thật khó để có một cuộc đàm phán cứng rắn khi Trung Quốc hiện đang là ngân hàng của chúng ta". McConnell lại nói rằng những lo ngại về khả năng tài chính của Nga, Trung Quốc và các nước OPEC và việc các nước này sẽ sử dụng công cụ tài chính để đạt được những kết cục chính trị chính là vấn đề an ninh quốc gia lớn. Ở phía bên kia Thái Bình Dương, các quan chức Trung Quốc và chuyên gia phân tích lại đưa ra đề nghị Bắc Kinh sử dụng lượng đôla nắm giữ để ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, thu về những tài sản chiến lược, và đẩy lui áp lực quốc tế về vấn đề Tây Tạng.

Trong lịch sử, nhiều chính phủ cũng từng triển khai quyền lực tín dụng để gia tăng các lợi ích địa chính trị. Thế kỷ 16, các ngân hàng Genoa đã sử dụng quyền lực này để tạo ra những kiềm chế rất lớn đối với tham vọng quân sự của vua Philip II, Tây Ban Nha - vị vua quyền lực nhất châu Âu lúc bấy giờ. Thế kỷ 19 Đức quốc xã cũng xây dựng cho mình một loạt những đồng minh phụ thuộc ở trung và Đông Âu bằng cách chặn các tài khoản ngoại hối từ các giao dịch qua biên giới với các nước này. Mỹ đã giải quyết vế đề kênh đào Suez năm 1956 bằng việc phủ nhận quyền tiếp cận Quỹ Tiền tệ Quốc tế của Anh, buộc nước này phải rút các lực lượng trước khi cho phép sử dụng hạn ngạch của IMF để bảo vệ đồng bảng Anh. Mỹ từng đe dọa dử dụng những lệnh trừng phạt tài chính để ép các quốc gia phải tăng cường hoạt động chống rửa tiền. Ba năm trước, Trung Quốc cũng từng dùng những lượng dự trữ ngoại tệ lớn như một củ cà rốt để khuyến khích các nước đang phát triển ngừng công nhận Đài Loan.

Những hạn chế của quyền lực nợ tài chính trong lý thuyết và thực tế

Nguồn tín dụng thay thế

Các căn cứ mang tính học thuật kết luận rằng lệnh trừng phạt tài chính chỉ có tác dụng trong một số những điều kiện nhất định. Điều kiện trước hết là nước vay nợ không thể tiếp cận nguồn tín dụng thay thế. Nếu nước bị gây áp lực ở trong tình trạng khó khăn đến mức không một ai sẵn sàng chịu rủi ro và gia tăng tín dụng, thì quyền lực tài chính lúc này là một thứ công cụ đầy sức mạnh. Điều này giải thích vì sao Anh lại quyết định đầu hàng trong cuộc khủng hoảng Suez - vì IMF là người cho vay cuối cùng của nước này. Thập kỷ qua, các thị trường mới nổi đã có lựa chọn khai thác dòng vốn tư nhân hay các khoản cho vay không điều kiện từ các nhà cấp tín dụng. Vì thế, không có gì bất ngờ khi khả năng đưa ra các điều kiện của Ngân hàng Thế giới và IMF đã giảm đi đáng kể trong suốt thời gian này.

Điều kiện còn lại là nước cấp tín dụng lớn phải có khả năng giành được sự hợp tác đa phương trong việc thực hiện lời đe dọa gây áp lực. Càng có nhiều nước đồng tình trừng phạt thì càng có nhiều khả năng nước kia phải tốn thêm nhiều chi phí để tìm kiếm nguồn tín dụng thay thế. Trong lịch sử, vua Philip II của Tây Ban Nha phải nhượng bộ trước Genoa là vì các ngân hàng Genoa đã thành lập một tổ chức độc quyền về cho vay. Còn trong vụ kênh đào Suez, Mỹ có khả năng sử dụng quyền phủ quyết tại IMF để đảm bảo lệnh cấm vận dự trữ ngoại tệ trên thực tế chống lại Anh. Tương tự, Mỹ đã thông qua nhóm G-7 và Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính chống rửa tiền để củng cố nỗ lực chống rửa tiền của mình.

Chi phí trả đũa thấp

Yêu cầu khác để những khoản nợ tài chính có thể tạo ra những nhượng bộ về chính trị là việc nước bị đe dọa sử dụng quyền lực này không thể trả đũa với những lệnh trừng phạt vốn tốn kém kia. Về mặt lịch sử, đó là lý do vì sao việc sử dụng quyền lực kinh tế giữa các cường quốc lớn lại có tỷ lệ thành công thảm hại. Hầu như chưa có tiền lệ, những cường quốc có thể trừng phạt một cách "mất đối xứng" với nhau. Toàn cầu hóa kinh tế thế kỷ trước không làm được gì nhiều để ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Việc Mỹ nắm giữ nhiều tài sản của Nhật cuối những năm 1930 chỉ tạo ra những lợi thế nhất định về kinh tế cho Mỹ, nhưng cuối cùng, Nhật cũng tấn công Pearl Harbor.

Xung đột chính trị trong tương lai

Nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng áp dụng áp lực tài chính tạo ra những nhượng bộ đáng kể. Nước tiến hành trừng phạt chỉ có thể sử dụng áp lực tài chính khi nước này có thể tính trước được những xung đột với nước mục tiêu. Bằng không, khả năng xảy ra xung đột trong tương lai sẽ vừa gây thiệt hại cho chính nước cho vay, vừa làm giảm sự bất kỳ sự sẵn sàng nhượng bộ đáng kể của nước mục tiêu. Thêm vào đó, nước bị áp dụng lệnh trừng phạt cũng sẽ tỏ ra cứng rắn bởi họ cho rằng nhượng bộ lần này thì sẽ khuyến khích nước cho vay gây ra áp lực tương tự sau này.

Chế độ tiền tệ

Việc sử dụng công cụ tài chính cũng gặp thêm khó khăn nữa nếu nước kia vẫn duy trì chế độ tỷ giá thả nổi. Trong chế độ tỷ giá cố định, nước cho vay có thể tháo chạy khỏi tiền tệ của nước kia, buộc nước đó phải chi hết số dự trữ để bảo vệ mệnh giá cho đồng tiền của mình. Tuy nhiên, trong một chế độ tỷ giá thả nổi, loại áp lực kiểu này chỉ có tác dụng khi tất cả các thị trưởng nhận biết được sự định giá quá cao đồng tiền của nước bị nhắm tới. Thêm vào đó, nếu một nước đi vay bằng chính đồng tiền của mình thì việc tấn công tài chính nào bằng đồng tiền của nước đi vay cũng đồng thời sẽ là sự trừng phạt đối với người cho vay, bằng việc làm xói mòn giá trị các khoản nợ được trả.

Khi nhìn lại mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và các nước cho vay lớn, thì không một tiêu chuẩn nào thỏa mãn. Hãy xem một ví dụ điển hình nhất và được đánh giá là có nhiều khả năng sử dụng quyền lực tài chính với Mỹ nhất.

Trung Quốc có quyền lực tài chính nào với Mỹ không?

Mỹ vẫn sở hữu những nguồn tín dụng thay thế - cả ở trong và ngoài nước. Lãi suất với khoản nợ của Mỹ, dù đã giảm tới mức thấp lịch sử đầu năm 2009, nhưng Mỹ vẫn được coi là địa điểm lý tưởng so với những lựa chọn khác. Tuy nợ của Mỹ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000, và ước tính bằng khoảng 37% GDP thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn rất nhiều so với Nhật hay những nền kinh tế trong khu vực sử dụng đồng euro.

Mỹ hoàn toàn có thể khiến kinh tế Trung Quốc phải chịu tổn thất lớn nếu Bắc kinh sử dụng sự trữ ngoại tệ như một công cụ chính trị. Nếu Trung Quốc cơ cấu lại việc mua tài sản Mỹ, thì đồng đôla sẽ không tránh khỏi mất giá so với đồng nhân dân tệ. Và bất cứ sự mất giá nào của đồng đôla cũng sẽ làm cho tỷ trọng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc cũng chịu thiệt hại nặng nề. Người ta ước tính đồng nhân dân tệ cứ tăng giá 10% thì tương đương với việc Trung Quốc mất đi khoảng 3% GDP trong số dự trữ ngoại tệ của mình. Nước cấp tín dụng cũng không dễ đa dạng hóa danh mục mà không có đồng đôla, bởi tỷ lệ rất lớn lượng dự trữ có tính thanh khoản cao của nó trên thế giới. Cũng không thể không kể đên tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với nhà xuất khẩu Trung Quốc - và nguy cơ bị trả đũa thương mại sau khi gây áp lực bằng sức mạnh "nợ".

Trung Quốc có thể sẽ theo đuổi "chiến thuật" khôn ngoan hơn, nhưng những tính toán về xung đột trong tương lai sẽ làm giảm sự sẵn sàng chấp nhận kiểu áp lực này của Mỹ. Trên phương diện kinh tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm nảy sinh những bất đồng chính sách về những vấn đề phi hạt nhân hóa, can thiệp nhân đạo, cơ cấu kiểm soát khu vực và toàn cầu, và an ninh bên bờ Thái Bình Dương. Những xung đột có khả năng như thế có thể sẽ kích thích Bắc Kinh sử dụng quyền lực tài chính, nhưng xung đồng thời làm hạn chế khả năng có được những nhân nhượng có ý nghĩa với Mỹ.

Cuối cùng, Mỹ cũng không duy trì tỷ giá ngoại hối cố định và cũng vay nợ bằng chính đồng tiền của mình. Trung Quốc cũng phải đối diện với tình thế lưỡng nan trong quản lý ngoại hối của chính mình. Nước này sẽ không thể duy trì thặng dư thương mại trong khi vẫn để cho đồng nội tệ tăng giá với đồng đôla.

Bên cạnh đó, không có sự hỗ trợ đa phương, hầu hết các nỗ lực sử dụng quyền lực tài chính sẽ thất bại. Nhìn chung, những trường hợp như thế thành công chỉ khi nước được nhắm tới là đồng minh dễ tổn thương của nước cho vay chính.

Tóm lại, quyền lực từ tín dụng thực tế đang bị thổi phồng so với ý nghĩa thực tế của nó. Các nước xuất khẩu vốn có thể có chút quyền lực với những đồng minh phụ thuộc, nhưng với các cường quốc khác thì sức mạnh này gần như là không đáng kể. Và nếu không cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng thứ sức mạnh này để gây áp lực với bất cứ nước nào thì hậu quả có thể sẽ rất khôn lường.

31 tháng 10, 2009

Gold Tuần 02-07/11

H4


Daily


Phố Wall ra sao khi các gói kích cầu đi qua?

Mặc dù nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng giới đầu tư chứng khoán vẫn đối mặt với nhiều bất ổn trong tuần tới khi dõi theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và bản báo cáo việc làm quan trọng.

Báo cáo chính sách hàng tháng của FED có thể cho thấy ngân hàng trung ương sẽ rút lại bớt các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Trong khi đó, bản báo cáo việc làm lĩnh vực dịch vụ và khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) sẽ cung cấp một số dấu hiệu ban đầu về tình hình nền kinh tế trong quý 4.

Mối quan ngại hiện nay của giới đầu tư là việc các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ có thể bị thu hồi quá sớm.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày Thứ Sáu do phản ứng quá nhạy cảm của nhà đầu tư trước các dấu hiệu yếu kém từ nền kinh tế. Chỉ số S&P 500 ghi nhận tháng giảm điểm đầu tiên trong vòng 8 tháng qua do nhà đầu tư vẫn còn khá hoài nghi về mức độ bền vững của đợt phục hồi.

Bên cạnh đó, vào ngày Thứ Tư, các thị trường tài chính cũng kỳ vọng vào sự thay đổi trong bản thông báo sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) với việc lãi suất cơ bản có thể được nâng lên vào cuối năm 2010.

Thông báo của FOMC, cùng với việc FED có thể bắt đầu thu hồi một số biện pháp gia tăng thanh khoản thông qua việc mua trái phiếu trước đó, sẽ gây tác động không nhỏ lên thị trường chứng khoán.

Theo dự đoán, số việc làm cắt giảm trong Tháng 10 có phần suy giảm. Tuy nhiên, nếu có bất ngờ tiêu cực nào xảy ra tương tự như tháng trước khi tỷ lệ thất nghiệp leo thang lên mức cao 26 năm, thì niềm tin vào đà hồi phục kinh tế sẽ bị lung lay và đẩy chứng khoán lao dốc.

Theo dự đoán từ các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters, giới tuyển dụng Mỹ đã cắt giảm khoảng 175,000 việc làm trong Tháng 10, giảm mạnh so với con số việc làm bị cắt giảm trong Tháng 9 là 263,000 việc làm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong Tháng 10 ước tăng lên mức 9.9% so với con số 9.8% trong Tháng 9.

Được biết, bản báo cáo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và tỷ lệ thất nghiệp sẽ được công bố vào Thứ Sáu tới.

Liên quan đến mùa kết quả kinh doanh quý 3, lợi nhuận và triển vọng của Ford, nhà sản xuất ô tô duy nhất của Mỹ tránh được nguy cơ phá sản, sẽ là một chỉ báo quan trọng cho biết tình hình doanh số bán ô tô trong bối cảnh không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của Chính phủ.

Theo đó, báo cáo của Ford sẽ được đưa ra vào Thứ Hai, một ngày trước khi số liệu doanh số ô tô của Mỹ được công bố. Giới phân tích và các giám đốc điều hành kỳ vọng doanh số bán xe của Mỹ tăng từ 9.2 triệu đơn vị trong Tháng 9 lên 9.8 triệu đơn vị trong Tháng 10.

Được biết, doanh số ô tô Tháng 8 tại Mỹ đã tăng nhanh đến chóng mặt sau khi chương trình “Đổi xe cũ lấy tiền” trị giá 3 tỷ USD của Chính phủ liên bang kích nhu cầu mua xe tăng mạnh.

Lĩnh vực nhà đất và những con số

Pulte Homes, công ty xây dựng nhà lớn nhất nước Mỹ sau khi sáp nhập với Tập đoàn Centex vào mùa hè vừa qua, sẽ báo cáo lợi nhuận vào ngày Thứ Tư. Nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao những nhận định và đánh giá về phương pháp quản lý của công ty này để tìm kiếm thêm các dấu hiệu phục hồi vững chắc của thị trường nhà đất Mỹ.

Doanh số nhà chờ bán Tháng 9 công bố ngày Thứ Hai được dự báo không đổi sau khi tăng vọt 6.4% trong Tháng 8.

Bàn về kế hoạch kết thúc chương tình tín thuế trị giá 8,000 USD cho người mua nhà lần đầu tiên, vốn là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho thị trường nhà đất trong suốt thời gian qua, có thể làm xáo động giới đầu tư. Chương trình tín thuế này chính thức hết hiệu lực vào ngày 30/11.

Được biết, Quốc hội đang xem xét đề xuất kéo dài chương trình này, nhưng trước khi hết hiệu lực hoàn toàn, chương trình này sẽ tiếp tục là yếu tố tác có tác động lên các thị trường tài chính.

Chống bảo hộ để giảm tác động của khủng hoảng

Tại cuộc thảo luận về buôn bán quốc tế và phát triển trong nền kinh tế vĩ mô ngày 30/10, các nước thành viên Liên hợp quốc nhấn mạnh cộng đồng quốc tế phải kiên quyết chống bảo hộ mậu dịch và kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại để giảm nhẹ tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, đặc biệt đối với người nghèo.

Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi và đại diện nhiều cơ quan chuyên môn về kinh tế của Liên hợp quốc đã cảnh báo những biện pháp đơn phương chống các nước đang phát triển trong buôn bán quốc tế.

Các đại biểu đề nghị sửa đổi toàn diện hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế, tăng cường giám sát các thị trường tài chính ở tầm vi mô và vĩ mô, đồng thời coi chống biến đổi khí hậu là nhiệm vụ song hành với phát triển.

Đại diện các khối nước hoặc các khu vực như Nhóm 77 gồm các nước đang phát triển, Liên minh châu Âu, Cộng đồng Caribe kêu gọi nhanh chóng kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại vì khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu toàn cầu trong khi khủng hoảng năng lượng và lương thực làm giảm nguồn cung toàn cầu.

Các nước đề nghị cần có không gian chính sách tin cậy nhằm định hướng thị trường, đặc biệt phải thận trọng đối với các thử nghiệm kinh tế để tránh tác động dài hạn.

Trước đó, phúc trình hôm 29/10 của Ủy ban Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc đặc trách châu Á-Thái Bình Dương nhận định các nền kinh tế châu Á sẽ phát triển trở lại trong năm 2010, thương mại khu vực được thúc đẩy.


Giảm phát đang đe dọa kinh tế Nhật Bản
Cùng với đà khôi phục tăng trưởng sau những tháng ngày suy giảm mạnh của nền kinh tế toàn cầu, một vấn đề có thể sẽ gây cản trở cho sự phục hồi kinh tế Nhật Bản đó chính là giảm phát.
Các nhà kinh tế dự đoán, theo nhận định của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm thứ Sáu (30/10), trong năm tài khóa kéo dài đến tháng 3/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản sẽ giảm xuống 0,5%. Điều này có nghĩa là Nhật Bản dự kiến, sẽ xuất hiện tình trạng giảm phát trong 3 năm. Trước đó, BoJ đã dự đoán, CPI trong năm tài chính khi đó sẽ giảm 1,5%, năm tài khóa tiếp theo sẽ sụt giảm 0,5%.

Theo các nhà kinh tế, Nhật Bản vẫn chưa đứng trước mối đe cấp bách sẽ rơi vào tình trạng giảm phát. Trong tình cảnh đó, cùng với sự co hẹp nhu cầu và sự chậm lại của các hoạt động kinh tế, vật giá sẽ sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, giảm phát trong thời gian dài sẽ kìm hãm người tiêu dùng chi tiêu và các doanh nghiệp đầu tư, bởi vì họ phải đợi vật giá từ từ giảm xuống.

Nhà kinh tế Randall Jones của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chuyên phụ trách nghiên cứu kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc cho hay, chúng tôi rất lo lắng tình trạng giảm phát sẽ làm liên lụy đến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Ông đã đốc thúc BoJ duy trì chính sách lãi suất ở mức cận 0%, tập trung nỗ lực kìm chế giảm phát.

Chỉ số CPI của Nhật Bản đã liên tục trong 6 tháng giảm hơn so với cùng kỳ, trong tháng 8 đã lập mức thấp kỷ lục mới 2,4%. Thị trường dự đoán, số liệu tháng 9 cũng sẽ có mức sụt giảm tương tự, nhưng biên độ giảm có thể có phần thu hẹp hơn chủ yếu là do chịu ảnh hưởng từ sự biến động giá năng lượng. Không kể đến giá thực phẩm và năng lượng, CPI của Nhật Bản trong tháng 8 đã giảm 0,9% so với cùng kỳ.

Mặc dù giá cả hàng hóa của Nhật Bản vẫn cao nhưng trên nhiều mặt từ tiền lương đến giá đồ điện tử đều có thể xuất hiện dấu hiệu giảm phát. Tổng thu nhập tiền mặt của công nhân Nhật Bản trong tháng 8 giảm 2,7% so với cùng kỳ. Theo một báo cáo điều tra của Bộ Lao động Nhật, tiền thưởng năm mà 218 công ty lớn đã lên Sàn chứng khoán Tokyo phải chi trả sẽ giảm 13,1%, ít nhất đó cũng là mức giảm lớn nhất từ năm 1970 cho đến nay.

Ông Ruytaro Kono, nhà kinh tế của BNP Paribas Securities tại Tokyo cho biết, thu nhập tiếp tục giảm đang khiến các hộ gia đình Nhật Bản phải thắt chặt hầu bao. Các doanh nghiệp đang tìm cách giảm giá, họ cảm thấy nếu không làm như vậy thì khó mà sinh tồn được.

Hôm thứ Tư (28/10), chính phủ Nhật Bản cho biết, kim ngạch bán lẻ toàn tháng 9 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ, mức giảm liên tiếp trong 13 tháng qua.

Khi giá hàng hóa tăng cao vào năm 2006, các nhà hoạch định chính sách Nhật bản đã từng cho rằng, mối đe dọa từ giảm phát dường như đã biến mất. Nhưng hiện tại, tình trạng giảm phát đang quay trở lại.

Giảm phát có thể lại quay về, nguyên nhân do cơ cấu lâu dài của Nhật Bản, bao gồm cả tình trạng dân số già. Tân chính phủ Nhật Bản đã tung ra một kế hoạch lớn, dự định mỗi năm sẽ chi ra 185 tỷ USD để kích thích tiêu dùng, nhưng rất nhiều nhà kinh tế cho rằng, Nhật Bản nên có các biện pháp kích thích tăng trưởng lâu dài và những cải cách kinh tế.

BoJ dự đoán, trong năm tài khóa kéo dài đến tháng 3/2012, GDP của Nhật sẽ tăng gần 0%. Trước đó theo dự đoán của ngân hàng này, năm nay kinh tế sẽ vẫn suy giảm mất 3,2%, đến năm 2011 mới có thể tăng trưởng 1,2%.

Chuyên gia kinh tế Junko Nishioka cho rằng, những dự đoán về tình trạng giảm phát lâu dài có thể sẽ khiến các doanh nghiệp Nhật Bản thận trọng hơn với các kế hoạch đầu tư của họ.
Trung Quốc: Lợi nhuận ròng trong Q3/2009 của Bank of China tăng 18,83%

Bank of China, một trong 4 tập đoàn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc cho biết, lợi nhuận ròng trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 của ngân hàng này đã tăng 18,83% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 21,11 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 3,1 tỷ đô la Mỹ.

Trung Quốc: Lợi nhuận ròng trong Q3/2009 của ICBC tăng 19,14%

Nhờ hiệu quả của gói kích cầu trị giá 586 tỷ đô la Mỹ của chính phủ Trung Quốc, khối lượng cho vay của các ngân hàng nước này đã gia tăng kỷ lục.

ECB có thể rút lại một số biện pháp thúc đẩy kinh tế vào năm tới

Do cho rằng một số công cụ thúc đẩy sẽ đủ liều để giúp nền kinh tế khu vực vực dậy khỏi cuộc suy thoái vào năm tới.

Đức: Deutsche Bank trích thêm quỹ trả thưởng nhân viên

Do thu được lợi nhuận lớn từ các hoạt động ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của mình, Ngân hàng Deutsche bank của Đức đã trích thêm nguồn quỹ trả thưởng nhân viên của mình. Báo cáo hàng quý mới được công bố đã thể hiện rõ điều này.

Mỹ: Khối ngân hàng vẫn kỳ vọng có mức lương thưởng cao kỷ lục trong năm nay

Tại thủ đô Washington và Main Street, các nhà làm luật đang bỏ phiếu nhằm hạn chế gói trả thưởng trị giá hàng triệu đô-la tại khối ngân hàng.

Mỹ: Hãng bảo hiểm đối mặt với tình trạng khó khăn khi kế hoạch cải cách y tế được Hạ viện thông qua

Các hãng bảo hiểm y tế tại Mỹ đang tích cực tăng thêm phí bảo hiểm song song với việc đấu tranh chống lại việc thành lập một quỹ phi lợi nhuận công theo kế hoạch cải cách hệ thống y tế của Tổng thống Obama.

Pháp: Air France-KLM tiếp nhận chiếc máy bay A380 đầu tiên của họ

A380 là mẫu máy bay thương mại lớn nhất thế giới hiện nay được thiết kế bởi Airbus. Vừa qua sau 2 năm trì hoãn kể từ thời điểm chiếc máy bay đầu tiên được bàn giao cho một hãng hàng không châu Á, chiếc máy bay tiếp theo mới được hoàn chỉnh và bàn giao cho một hãng hàng không ở châu Âu.

Anh: Giá nhà T10/2009 lần đầu tiên ghi nhận mức tăng thường niên kể từ năm 2008

Nền kinh tế Anh đang trên đà hồi phục kéo theo cả thị trường bất động sản tại quốc gia này. Giá nhà trong tháng 10 đã tăng và đây là mức tăng thường niên đầu tiên kể từ năm 2008.

Đức: Volkswagen báo cáo lợi nhuận Q3/2009 sụt giảm 86%

Kinh tế khó khăn đã khiến cho người tiêu dùng thắt chặt ngân sách hơn, do vậy thật dễ hiểu khi mà doanh số tiêu thụ các mẫu xe hạng sang Audi của Volkswagen tỏ ra yếu kém. Điều này góp phần dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận tới 86% trong quý 3 của hãng.

Mỹ: Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm ít hơn dự đoán trong tuần kết thúc vào ngày 24/10

Tại Mỹ, trong tuần vừa qua, số lượng người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp được công bố lần đầu đã giảm ít hơn so với dự đoán của các nhà phân tích. Như vậy có thể thấy rằng thị trường lao động Mỹ vẫn còn suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế này đã ghi nhận nhiều dấu hiệu hồi phục rõ ràng.

Mỹ: Lượng nhà còn trống chạm ngưỡng 18,8 triệu căn trong Q3/2009

Trong quý 3, khoảng 18,8 triệu căn nhà tại Mỹ ở trong tình trạng bỏ không, khi các ngân hàng tiến hành tịch biên tài sản của những người vay tiền không có khả năng trả nợ đúng hạn, cộng với việc doanh số bán nhà mới đã giảm trong tháng 9 vừa qua.

Nhật Bản: R&I hạ mức xếp hạng tín dụng của Japan Airlines

Nếu Japan Airlines không được bơm thêm vốn, nhưng vẫn phải điều chỉnh lại cấu trúc nợ thì đây sẽ trở thành mối lo lắng lớn đối với các trái chủ của hãng. Do đó, xếp hạng tín dụng của Japan Airlines đã bị hãng xếp hạng R&I của Nhật Bản đánh tụt đến 3 bậc.

Đồng đôla mất giá gây nhiều xáo trộn tại những quốc gia áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.

Xét về mặt nào đó, đồng đô la suy yếu lại là tin tốt cho thế giới. Theo sau sự hồi phục kinh tế là sự trỗi dậy của các hoạt động đầu tư rủi ro cao như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp.

Trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà đầu tư chỉ tìm đến những tài sản an toàn và có tính thanh khoản lớn như trái phiếu chính phủ Mỹ.

Lượng cầu lớn đổ vào các tài sản an toàn đã đẩy đồng đô la tăng giá sau sự sụp đổ của Lehman Brothers tháng 9 năm ngoái.

Giờ đây, khi nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán đang bật lên thì đồng bạc xanh lại quay về xu hướng giảm giá, gây không ít khó khăn cho những quốc gia áp dụng tỷ giá thả nổi.

Họ có ba lựa chọn để phản ứng lại quá trình này: can thiệp trực tiếp ngăn không cho đồng nội tệ tăng giá, gián tiếp làm giảm giá bản tệ bằng các tuyên bố, hoặc là phải chấp nhận điều này.

Brazil đã chọn cách thứ nhất. Bị hấp dẫn bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế và lãi suất ngắn hạn cao, các dòng vốn nước ngoài ào ạt đổ vào nước này, đẩy cổ phiếu trong nước và đồng real (bản tệ của Brazil) lên giá.

Để ngăn chặn làn sóng này, tuần qua chính phủ Brazil đã áp đặt lại thuế đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu và trái phiếu.

Dù còn nhiều nghi ngờ về kết quả dài hạn của biện pháp này, nhưng thực sự chúng đã có tác dụng tức thời: đồng real đã giảm 2% sau khi đã tăng hơn 1/3 giá trị kể từ tháng 3. Thị trường chứng khoán Brazil cũng giảm gần 3%.

Một số quốc gia khác sử dụng phương pháp gián tiếp.

Trong bản tuyên bố đưa ra sau hội nghị bàn về chính sách tiền tệ vào ngày 20/10, ngân hàng trung ương Canada cho rằng đồng đô la Canada quá mạnh sẽ cuốn phăng tất cả những tin tức tốt lành từ nền kinh tế trong ba tháng qua.

NHTW Canada lập luận rằng đồng nội tệ tăng giá sẽ gây áp lực làm giảm xuất khẩu và khiến lạm phát quay lại mục tiêu 2% muộn hơn dự tính.

Thị trường ngoại hối đã phản ứng nhanh chóng trước tuyên bố này: đồng đô la Canada giảm 2% so với đô la Mỹ.

Nỗ lực của châu Âu để kiềm chế đồng USD suy giảm lại tỏ ra ít tác dụng hơn.

Ông Henri Guaino, cố vấn của tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đã miêu tả tỷ giá 1,5 USD đổi 1 euro vừa được thiết lập tuần qua như là một “thảm họa”. Ngài Sarkozy cũng thường xuyên than vãn về khó khăn của những nhà xuất khẩu khi euro tăng giá.

Tuy nhiên, những quốc gia khác trong khu vực đồng euro tỏ ra ít lo lắng hơn.

Bộ trưởng tài chính Hà Lan Walter Bos nói đơn giản: ”Đồng euro lên giá phản ánh sức mạnh của nền kinh tế châu Âu”. Đối với các công ty của Đức, nước xuất khẩu hàng đầu châu Âu, thì mức 1 euro đối 1,5 USD vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng.

Mặc dù đồng euro tăng đột ngột, nhưng những nhà xuất khẩu Đức vẫn làm ăn tốt nhờ lượng cầu về tư liệu sản xuất chuyên biệt từ khu vực châu Á và Trung Đông dường như không bị ảnh hưởng bởi giá cả.

Ngược lại, Pháp đang gặp nhiều khó khăn hơn. Bản báo cáo đầu năm nay của Ủy ban châu Âu cho thấy các nhà xuất khẩu của Pháp đã bị giảm thị phần trong thập niên ra đời đầu tiên của đồng euro.

Các quốc gia khác trong khu vực như Hy Lạp, Ireland, Italia hay Tây Ban Nha ít nhiều được hưởng lợi vì các khoản nợ phải trả giảm giá trị.

Nhưng dù vậy,vẫn còn đó nỗi lo ngại khi nguy cơ đồng đô la sụt giảm có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, ông Jean-Claude Trichet lặp đi lặp lại quan điểm của ông rằng những nhà hoạch định chính sách hai bờ Đại Tây Dương đều nhất trí một đồng đô la mạnh là vì lợi ích của nước Mỹ.

Điều này thể hiện quyết tâm chung trong việc ngăn chặn USD trượt giá. Nhưng trên thực tế, nước Mỹ cần đồng đô la suy yếu để vực dậy nền kinh tế và tái cấu trúc nó theo hướng xuất khẩu, tránh dựa vào tiêu dùng trong nước.

Trung Quốc và một số quốc gia châu Á đã chọn cách đi theo bước suy yếu của USD, vì thế gánh nặng điều chỉnh tỷ giá được dồn cả cho euro.

Các ủy viên hội đồng kinh tế EU, ông Trichet và ông Joaquin Almunia cùng với ngài Jean-Claude Juncker, chủ tịch hội đồng bộ trưởng tài chính các nước châu Âu, sẽ có chuyến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay để gây áp lực buộc đồng nhân dân tệ tăng giá.

Một số người nghĩ rằng giải pháp hoàn toàn nằm trong quyền hạn của ECB: nếu ECB hạ lãi suất thì đồng euro sẽ giảm giá so với USD.

Tuy nhiên, dù lãi suất cơ bản của ECB là 1%, cao hơn của Fed, nhưng cũng đã là quá nới lỏng, bởi các ngân hàng thừa thãi tiền từ những khoản vay dài hạn đã đẩy lãi suất trên thị trường xuống mức ngang bằng với các nước phát triển khác.

Stephen Jen, giám đốc quỹ đầu cơ BlueGold Capital, cho rằng một đồng euro mạnh thậm chí có thể có ích khi cho phép ECB duy trì chính sách nới lỏng lâu dài hơn.

Nhưng rốt cuộc ECB vẫn phải đối mặt với vấn đề cũng đang khiến các ngân hàng trung ương khác đau đầu: chừng nào Mỹ còn giữ lãi suất thấp thì những nỗ lực thắt chặt tiền tệ của họ (thậm chí cả những biện pháp vụng trộm để không làm tăng lãi suất chuẩn) đều khiến đồng nội tệ mạnh hơn.

Dường như đó cũng là cái giá mà ngân hàng trung ương Australia sẽ phải trả. Ngày 6/10, hội nghị bàn về chính sách của ngân hàng này đã quyết định tăng lãi suất cơ bản và bỏ qua vấn đề tỷ giá.

Những người ấn định lãi suất nước này quy cho việc đồng đô la Australia lên giá là do nền kinh tế vững vàng và hàng hóa cơ bản được giá.

Tương tự như vậy, thống đốc ngân hàng trung ương New Zealand Alan Bollard nói với các chính trị gia rằng đồng đô la kiwi lên giá sẽ không cản trở việc nâng lãi suất lên cao hơn.

Vào thời điểm kinh tế thế giới rơi tự do, tất cả các quốc gia đều tìm cách kích thích kinh tế trong nước. “Điều tưởng như là sự phối hợp đó lại là sự trùng hợp” – ông David Woo thuộc Barclays Capital nói.

Thế nhưng sự hồi phục lại không ngang bằng nhau giữa các quốc gia. Những nước có quan hệ chủ yếu với các nền kinh tế mới nổi châu Á như Australia vẫn lạc quan khi đồng bạc xanh mất giá, thậm chí ngay cả Nhật Bản cũng không quá lo lắng.

Tuy nhiên ở bất cứ nơi đâu thì đồng đô la suy yếu cũng sẽ đem lại nhiều thách thức hơn.

30 tháng 10, 2009

Mây đen vẫn bao trùm kinh tế Mỹ


Chinanews tại Washington hôm 29/10 đưa tin, theo các số liệu được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, tổng mức thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý ba năm nay là 3,5%, đây là mức tăng trưởng GDP lần đầu tiên đến với kinh tế Mỹ kể từ sau bốn quý liên tiếp nước này có mức GDP giảm sút.
Những tín hiệu này cũng dự đoán rằng, kinh tế Mỹ đã thoát ra khỏi thời kỳ nghiêm trọng nhất của khủng hoảng, bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi.

Nền kinh tế Mỹ đã có những chuyển biến tốt, nguyên nhân chủ yếu là đến từ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Để cứu trợ nền kinh tế, Tổng thống Obama đã tung ra gói kích cầu kinh tế trị giá 787 tỷ USD, trong khi đó FED đưa lãi suất cơ bản về mức thấp nhất trong lịch sử.

Tỷ phú Buffett cho rằng, một loạt những hành động mà Chính phủ Mỹ tiến hành vào mùa thu năm 2008 đã giúp cho nền kinh tế “thoát khỏi” cửa ải khó khăn. Khủng hoảng tài chính đã khiến nền kinh tế trong quý IV năm ngoái sụt giảm thê thảm, nhưng hiện tại nó đã thoát khỏi tình trạng u ám này. Song, tỷ lệ thất nghiệp lại là một vấn đề then chốt gây lo lắng cho sự phục hồi nền kinh tế Mỹ. Lòng tin và chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ vẫn chưa hoàn toàn khôi phục, vấn đề thất nghiệp vẫn gây khó khăn trong một thời gian nữa.

Với những tác dụng của các chính sách tích cực này, kinh tế Mỹ đã thoát khỏi tình cảnh “rơi tự do”, tình hình từng bước được cải thiện rõ rệt. Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng - bà Christina Romer tin rằng, trong mức tăng trưởng hồi quý ba của Mỹ, gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD đã có công lớn, nó đã mang đến cho con số tăng trưởng kinh tế Mỹ những đóng góp đáng kể.

Tuy nhiên, những gói kích thích kinh tế này của Chính phủ Mỹ lại diễn ra nhanh chóng và cũng tiềm ẩn nguy cơ của một cuộc khủng hoảng mới, bởi Chính phủ Mỹ không thể đảm bảo và duy trì được hình thức đầu tư cao này, đặc biệt là đối với một kinh tế “nợ nần chồng chất” như nước Mỹ. Bởi vậy, nếu như không để nền kinh tế Mỹ dưới sự quản thúc có hiệu quả của Chính phủ thì khủng hoảng của nền kinh tế lớn này sẽ không thể kết thúc.

Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ hơn từ thị trường ô tô và thị trường nhà đất của Mỹ. Thu lợi từ kế hoạch “hỗ trợ tiền mua xe mới” của Chính phủ, thị trường ô tô của Mỹ vẫn lộ ra những bất cập. Theo các số liệu được công bố bởi bộ Thương mại Mỹ, trong quý ba năm nay, lượng tiêu thụ ô tô đã đóng góp 1,66% điểm cho GDP của Mỹ. Nhưng sau khi kết thúc kế hoạch này, vào tháng chín năm nay lượng tiêu thụ ô tô đã tiêu thụ trong tháng chín của Mỹ giảm 35% so với hồi tháng tám.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ethan Harris của Bank of America tin rằng, những chính sách kích thích của Chính phủ Mỹ là cần thiết trong cơn bão tố khủng hoảng, nhưng nếu chỉ dựa hoàn toàn vào các chính sách này thì nền kinh tế cũng không thể phục hồi. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với kinh tế Mỹ hiện nay đó là sự mất cân bằng của nền kinh tế. Đứng trước cục diện này có thể quý bốn năm nay kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn hồi quý ba.

Hiện tại, còn tồn tại rất nhiều vấn đề với kinh tế Mỹ, đặc biệt là biện pháp giải quyết về con số thâm hụt ngân sách của Mỹ vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, vì vậy mà kinh tế Mỹ có thể sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng mới.

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nước có đơn vị tiền tệ dự trữ hàng đầu toàn cầu nên những ảnh hưởng của kinh tế Mỹ đối với xu hướng và các chính sách kinh tế toàn cầu là rất lớn. Những chuyển biến tốt của kinh tế Mỹ trong quý ba là một thông tin tốt lành đối với kinh tế toàn cầu, có tác dụng cho quá trình khôi phục của các nền kinh tế khác. Nhưng những khó khăn với nền kinh tế lớn này vẫn còn chồng chất, tạo thành những đe dọa mới "khó lường" cho kinh tế Mỹ và quá trình khôi phục của kinh tế toàn cầu.

28 tháng 10, 2009

Tổng hợp tin kinh tế thế giới 28-10

Gần đây, các cuộc dư luận xoay quanh việc tăng giá đồng USD lại một lần nữa gây xôn xao, sự mất giá liên tục của đồng USD từ góc độ thị trường đang không ngừng gia tăng áp lực đến đồng NDT.

Nasdaq, S&P 500 “đỏ lửa”; Dow Jones "lại tăng nhẹ"

Làn sóng xả hàng ồ ạt đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, công nghệ và bán lẻ cũng sự sụt giảm lòng tin người tiêu dùng đã nhấn chìm chỉ số Nasdaq và S&P 500 trong phiên giao dịch ngày Thứ Ba 27/10. Trong khi đó, Dow Jones lội ngược dòng thành công nhờ sự tăng giá của nhóm cổ phiếu ngành năng lượng.

Nguồn: CNN

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 14.21 điểm (0.14%) lên 9,882.17 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3.54 điểm (0.33%) xuống 1,063.41 điểm. Chỉ số Nasdaq rớt mạnh 25.76 điểm (1.20%) lùi về mức 2,116.09 điểm.

Bản báo cáo khả quan hơn mong đợi về thị trường nhà đất và lực cầu mạnh trong phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ gần đây nhất cũng không thể giúp thị trường đứng vững.

Giá USD và hàng hóa tiếp tục trở thành tiêu điểm trong ngày Thứ Ba. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng căn cứ vào các số liệu kinh tế được công bố cùng ngày.

Cổ phiếu ngành năng lượng tăng giá mạnh nhất khi giới đầu tư phản ứng tích cực trước một số báo cáo tài chính của các đại gia trong ngành và tác động từ đồng USD.

Theo đó, đại gia dầu mỏ BP của Châu Âu công bố doanh thu và lợi nhuận suy giảm nhưng lại khả quan hơn dự đoán của các nhà phân tích. Nhà lọc dầu lớn nhất Mỹ Valero cho biết hãng làm ăn thua lỗ trong quý 3 do nhu cầu nhiên liệu sụt giảm trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn yếu ớt.

Tuy nhiên, rất nhiều cổ phiếu lại tăng giá, trong đó có Chevron và Exxon Mobil. Bất chấp diễn biến đan xen của đồng USD, giá cả hàng hóa thô vẫn gia tăng.

Các thông tin kinh tế được công bố trong ngày không hề ủng hộ thị trường. Lòng tin người tiêu dùng Tháng 10 sụt giảm mạnh từ mức đã điều chỉnh trong Tháng 9 là 53.4 điểm xuống 47.7 điểm. Qua đó cho thấy tác động rõ rệt từ tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng và mức độ giàu có tại các hộ gia đình đang dần co lại. Trước đó các nhà kinh tế của Briefing.com dự đoán chỉ số này sẽ tăng lên mức 53.5 điểm.

Giá nhà Tháng 8 tăng 1.2% sau khi tiến thêm 1.6% trong Tháng 7 đồng thời đánh dấu tháng đi lên thứ tư liên tiếp. So với cùng kỳ năm ngoái, giá nhà giảm 11.3% nhưng vẫn khả quan hơn so với dự đoán sụt giảm 11.9% của các nhà kinh tế.

Trở lại với mùa lợi nhuận, cho đến thời điểm này đã có 230 công ty thành viên S&P 500 (tức chiếm 46%) đã công bố kết quả kinh doanh. Theo số liệu mới nhất của Reuters, tổng lợi nhuận giảm 18.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết phần lớn các kết quả đều khả quan, trong đó 80% vượt kỳ vọng, 6% đúng như dự đoán và chỉ 13% thấp hơn mong đợi của thị trường.

Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm từ 3.55% xuống 3.47%, đồng USD tăng so với đồng EUR nhưng lại giảm so với đồng JPY.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 12 tại thị trường New York tăng 87 cent lên 79.55 USD/thùng. Giá vàng COMEX giao Tháng 12 giảm 7.40 USD/oz xuống 1,035.40 USD/oz.

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Á-Âu diễn biến ngược chiều. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0.2%, chỉ số CAC 40 của Pháp gần như không đổi, chỉ số DAX của Đức mất 0.1%. Chứng khoán Châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch cùng ngày.


Nga – Trung – Ấn tiến hành các đối thoại tại Bangalore

Hãng AFP đưa tin, các ngoại trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và Nga hôm 27/10 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Bangalore (Ấn Độ) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các đại gia thị trường mới nổi.

Tập đoàn tài chính ING chia tách thành các công ty riêng

Tập đoàn dịch vụ tài chính ING của Hà Lan đã thông báo sẽ chia tách thành các công ty riêng rẽ, tách rời các bộ phận bảo hiểm và ngân hàng của họ.

Sau khi chia tách, ING lên kế hoạch bán bộ phận bảo hiểm. Họ sẽ bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư hiện tại để có thể trả một nửa trong số khoản hỗ trợ trị giá 10 tỷ Euro của chính phủ Hà Lan. Tập đoàn này nhận hỗ trợ tiền mặt của chính phủ từ tháng 10/2008, không lâu trước khi thông báo mức thua lỗ đầu tiên do hậu quả của khủng hoảng tín dụng.

Trở lại những vấn đề thiết yếu

Ông Jan Hommen - Giám đốc điều hành của tập đoàn cho biết, các giải pháp này sẽ đưa ra một kế hoạch rõ ràng cho việc giải quyết những bất ổn mà cuộc khủng hoảng tài chính gây ra.

Để nhận được sự phê chuẩn của Ủy ban châu Âu cho chương trình tái cấu trúc ING cần phải bán cánh tay phải ING Direct USA -bộ phận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ tới năm 2013. Đó là bước mới nhất trong chương trình “trở lại những vấn đề thiết yếu” của ING vốn dẫn tới hậu quả cắt giảm 10,800 việc làm cho tới nay.

ING cũng cho biết họ hi vọng thông báo mức lợi nhuận quý III với 750 triệu Euro, tăng từ mức thua lỗ 568 triệu Euro của cùng kỳ năm trước.

Tiền lãi phát sinh

Ngoài khoản đầu tư trực tiếp 10 tỷ Euro, ING cũng đã hưởng lợi từ một giao dịch trong tháng 1 khi chính phủ Hà Lan đảm nhiệm 80% danh mục cho vay ký trả thế chấp. Chính phủ đã trả 90% mệnh giá cho tài sản không có thật mà tại thời điểm đó được coi là một giao dịch lớn hơn giá trị xứng đáng của nó.

ING dự kiến tăng 7.5 tỷ Euro từ doanh thu cổ phiếu, trong đó, khoảng 5.9 tỷ Euro sẽ được trả một nửa cho khoản đầu tư trực tiếp của chính phủ cùng với lãi cộng thêm và các khoản lãi khác. Theo chỉ thị của Ủy ban châu Âu, 1.3 tỷ Euro nữa sẽ trả cho chính phủ như một khoản lãi thêm cho giao dịch được thực hiện trong tháng 1.



Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,8% năm 2010

Theo Viện nghiên cứu kinh tế-xã hội quốc gia Anh (NIESR), năm 2009 kinh tế toàn cầu sẽ giảm 1,1%, nhưng đến năm 2010 kinh tế thế giới được dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng 2,8%.

Mexico: Taxi dành riêng cho phái nữ được đưa vào sử dụng

Vừa qua, tại thành phố Puebla của Mexico, những chiếc xe taxi thiết kế dành riêng cho những nữ taxi và phục vụ chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già đã được đưa vào sử dụng. Với những chiếc xe này, hành khách sẽ cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng phương tiện công cộng này.

Tân chính phủ Đức vạch kế hoạch khôi phục kinh tế

Chính phủ liên minh trung hữu mới của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày mai (28/10) sẽ chính thức nhậm chức, khi đó chính quyền bà Merkel sẽ công bố kế hoạch chính sách mới, dự định sẽ thông qua việc chi tiêu ngân sách quy mô lớn, hỗ trợ khôi phục nền lớn nhất châu Âu đang trên đà hồi phục yếu ớt này.

Chính phủ Anh cần cấm các ngân hàng bán lẻ chi thưởng những khoản tiền mặt lớn

Theo người phát ngôn về tài chính của phe Bảo thủ, đảng đối lập của Anh, các ngân hàng bán lẻ tại nước này đang chi thưởng những khoản tiền mặt lớn. Theo ông cần cấm các ngân trả thưởng bằng tiền mặt với giá trị lớn.

McDonalds sẽ đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Ai-xơ-len

Tập đoàn McDonald’s sẽ đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Ai-xơ-len do việc duy trì hoạt động doanh tại đây quá đắt đỏ sau khi đất nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế.

Trung Quốc: Lượng đồng tinh chế nhập khẩu trong T9/2009 tăng 29%

Cục thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, lượng đồng tinh chế nhập khẩu tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới đã tăng lần đầu tiên trong tháng 9 vừa qua.

Mỹ: Thượng nghị sỹ Harry Reid xúc tiến cuộc bỏ phiếu về lựa chọn công trong chương trình cải cách y tế

Mới đây ông Harry Reid lãnh đạo phe đa số Thượng viện đã có một số cải cách về lựa chọn bảo hiểm y tế công trong đề xuất cải cách y tế, theo đó các bang có thể quyết định việc tham gia hay không tham gia.

Tây Ban Nha: Công đoàn công nhân hãng Opel đồng ý với quyết định cắt giảm việc làm của Magna

Cuối cùng thì công đoàn công nhân của nhà máy tại Đông Bắc Tây Ban Nha đã đồng ý với phương án cắt giảm việc làm của Magna để tránh khỏi bị đóng cửa nhà máy.

Âu – Mỹ gây sức ép còn Nga lại ủng hộ đồng NDT

Gần đây, các cuộc dư luận xoay quanh việc tăng giá đồng USD lại một lần nữa gây xôn xao, sự mất giá liên tục của đồng USD từ góc độ thị trường đang không ngừng gia tăng áp lực đến đồng NDT.

Đức: Niềm tin tiêu dùng trong T10/2009 bất ngờ sụt giảm

Theo GfK AG - một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới, chỉ số đo lường niềm tin tiêu dùng tại Đức đã bất ngờ sụt giảm trong tháng 10. Nguyên nhân là do những quan ngại về tình trạng giá năng lượng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Niềm tin kinh doanh Úc quý 3 tăng lên

Niềm tin kinh doanh Úc tăng lên trong quý 3 do các công ty báo cáo hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và các đơn đặt hàng tăng lên.