30 tháng 8, 2010

Cody Trần - Nhận đinh thông tin cơ bản ngày 30/08


Thị trường mở đầu phiên giao dịch đầu từ thứ 2 thường có ít thông tin cơ bản mạnh. Tuy nhiên, những báo cáo GDP của Hoa Kỳ cùng với phát biểu về hàng động của FED có tác động mạnh.
Trong sang nay, thông tin về chính sách của NHTW Nhật sẽ là thông tin cơ bản quan trọng nhất cho thị trường toàn cầu, trứơc nhu cầu đầu từ vào tài sản an toàn như Yên Nhật ngày tăng cao.
Chính sách tiền tệ của NHTW Nhật BoJ- “lực bất đồng tâm”
Thông tin về chính sách tiền tệ của NHTW Nhật BoJ, cùng cuộc hộp của BoJ với dự đoán lãi suất sẽ vẫn giữ nguyên ở mức 0.1%.
Theo đó, vấn đề giảm phát tại nền kinh tế lớn nhất Châu Á đang là mối bận tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách nước này. Việc trong thời gian qua Đồng Yên tăng lên mức cao nhất 15 năm qua so với USD và 9 năm so với Euro là tình trạng giảm phát và xuất khẩu đình đốn trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Có thể nói, Nhật Bản là quốc gia có nhiều chính sách chống giảm phát “táo bạo” nhất trong số các quốc gia phát triển. NHTW nước này nhiều lần can thiệp sau vào thị trường tài chính, tiền tệ và tuyên chiến với nạn đầu cơ đồng Yên, cùng phối hợp Bộ tài chính Nhật trong nhiều chương trình vực dậy nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, việc các nhóm G20 hạn chế “thao túng tiền tệ” và can thiệp vào tỷ giá trở thành khó khăn cho chính sách NHTW này trứơc sức ép về việc hạ giá đồng Yên của giới chính phủ và các doanh nghiệp Nhật.
Khi mà, Thủ tướng Nhật vào ngày 27/08/2010 tuyên bố chính phủ thúc giục hơn nữa NHTW trong chính sách tỷ giá. Còn theo kết quả từ cuộc khảo sát của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật thực hiện ngày 24/08/2010 cho thấy 40% doanh nghiệp sản xuất Nhật sẽ chuyển nhà máy ra khỏi Nhật nếu đồng yên tiếp tục giao dịch ở mức 85 yên/USD.
Vì vậy, trong cuộc họp sang nay, theo dự đoán của giới chuyên gia thì khả năng NHTW Nhật sẽ phải can thiệp vào tỷ giá đồng Yên. Tuy nhiên, mức hiệu quả có thể chưa cao, khi mà giới đầu tư tiếp tục hoang mang về triển vọng kinh tê có thể lâm vào cuộc suy thoái lần 2. Theo đó, Yên Nhật vẫn được xem là tài sản an toàn số 1 bất chấp nợ quốc gia này lên mức 200% GDP và tình trạng kinh tế suy thoái kéo dài.
Trong lần can thiệt gần nhất vào 2003 mà Ngân hàng Trung ương Nhật can thiệp vào tỷ giá đồng yên . Theo đó, Bộ Tài chính Nhật Bản bán đồng yên 126 ngày trên thị trường mở để mua vào 315 tỷ USD. Biện pháp đó đã giúp đồng yên hạ 11%. Khả năng thành công của biện pháp can thiệp để thay đổi hướng đi trong dài hạn của tiền tệ trở nên khó xảy ra và sẽ chỉ phát huy tác dụng khi các nước trong nhóm G7 cùng hợp tác, song khả năng này khó xảy ra ở thời điểm hiện tại.
Theo đó, biện pháp trên sẽ khó đươc thông qua 1 lần nữa trong bối cảnh hiện nay. Sáng nay, NHTW Nhật chỉ có thể tăng cường nới lỏng them nữa về chính sách tiền tệ làm hạ nhiệt đồng Yên.
Vì vậy, việc đồng Yên, Vàng hiện tại có cùng thuộc tính là tài sản an toàn. Do đó, nếu đồng Yên bị tổn thương nặng nề về giá trị trước sự can thiệp của NHTW thì Vàng có thể bị suy giảm theo.
Kinh tế Hoa Kỳ - với “chi tiêu cá nhân kỳ vọng mở rộng”
Chỉ số chi tiêu cá nhân do Phòng Phân tích kinh tế thuộc Bộ Thương Mại Hoa kỳ công bố vào lúc 19h30 tối nay với kỳ vọng tăng mạnh trở lại từ mức 0% lên mức 0.4%.
Là chỉ số đo lường tổng chi tiêu của cá nhân cộng lại, dựa trên các hoạt động mua sắm hàng hóa lâu bền, hàng hóa khác và dịch vụ. Đây còn là chỉ báo cho thấy thái độ lạc quan của người tiêu dùng khi mà trong tuần qua báo cáo về số đơn khai báo thất nghiệp tuần suy giảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét