30 tháng 8, 2009

Tổng hợp tin thế giới 30-08




“Sẽ rất khó để các hãng xe biến thị trường Trung Quốc thành một thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao như những gì các hãng xe Nhật đã làm được trước đây ở thị trường Bắc Mỹ”, ông Ashvin Chotai, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Intelligence Automotive Asia, nhận xét.

Ngân hàng Mỹ tiếp tục khó khăn

Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên Bang Mỹ - FDIC, cho biết việc gia tăng các khoản nợ xấu đã khiến cho hơn 400 ngân hàng Mỹ gặp khó khăn, hậu quả là trong quý 2, các ngân hàng Mỹ thua lỗ 3,7 tỉ đôla.

Tác động kết quả bầu cử Nhật đến thị trường chứng khoán

Các chuyên gia cho rằng đồng yên và TTCK Nhật sẽ hưởng lợi nhiều từ chiến thắng này. Ông Hatoyama – Tân Thủ tướng Nhật là người được biết nhiều đến các chính sách kinh tế hơn là các chính sách an ninh và đối ngoại.

Khó kiếm lợi nhuận cao ở thị trường ôtô Trung Quốc

“Sẽ rất khó để các hãng xe biến thị trường Trung Quốc thành một thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao như những gì các hãng xe Nhật đã làm được trước đây ở thị trường Bắc Mỹ”, ông Ashvin Chotai, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Intelligence Automotive Asia, nhận xét.

Nhận định thị trường dầu

Trong thời gian tới, rất có thể thị trường dầu thô sẽ không thể tăng giá mạnh khi lượng tiêu thụ chưa tăng thực sự. Bất chấp đà tăng giá, nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu vẫn ở dưới mức thấp so với những năm trước đây. Trong ngắn hạn, dầu khó có thể vượt được mức 75$ ngày thứ Ba tuần trước. Lực bán đã đẩy dầu xuống vùng 70$ nhưng sau đó thị trường lại kéo dầu lên mức 72$.

Nhận định thị trường vàng

Vàng đã tăng giá 1.2% lên mức 958.8$ vào ngày cuối tuần trước. Đồng đô giảm và thị trường chứng khoán tăng cao đã giúp vàng leo cao. Tình trạng chốt trạng thái cuối tháng trên các thị trường tài chính sẽ diễn ra khiến xu hướng vàng hôm nay sẽ rất khó dự đoán. Vàng giao ngay chờ đợi thông tin kinh tế Mỹ và khả năng phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Thế giới vẫn tranh mua Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ bất chấp chính phủ Mỹ nợ nần

Thâm hụt ngân sách Mỹ khoảng thời gian 2010-2019 có thể lên tới 9 nghìn tỷ USD, sẽ còn lâu chính phủ Mỹ mới ngừng vay tiền. Tuy nhiên nhà đầu tư gần như không quan tâm. Bất chấp việc nợ chính phủ Mỹ tràn ngập thị trường, nhà đầu tư ngoại vẫn mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và vì thế lợi tức vẫn ở mức khá thấp.

General Motors bành trướng tại Trung Quốc

General Motors, hãng xe nước ngoài lớn nhất tại thị trường Trung Quốc, công bố thành lập liên doanh sản xuất ô tô với tỷ lệ góp vốn 50-50 với tập đoàn ô tô FAW Group Corp. Lượng bán của GM 7 tháng đầu năm tại Trung Quốc tăng tới 43%.

Thị trường nhà đất Anh bắt đầu hồi phục

Thị trường nhà đất Anh đang có nhiều cải thiện, giá nhà tăng dần sau từng tháng. Tỷ lệ lãi suất cơ bản thấp khiến nhu cầu tăng cao. Tháng 8/2009, giá nhà tăng 1,6%, mức tăng theo tháng mạnh nhất từ tháng 12/2006. So với 1 năm trước, giá nhà hạ 2,7%.

Mô Hình nào cho việc phục hồi kinh tế


Kinh tế thế giới đã chấm dứt đà suy giảm. Đó là một tin tốt bởi bước đầu tiên cho bất kỳ sự phục hồi nào cũng phải là sự chấm dứt giai đoạn rơi rự do của sản xuất đầu ra của nền kinh tế. Nhưng câu hỏi thú vị hiện nay là: kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo dạng đồ thị nào?
Cuộc khủng hoảng hiện nay được giới chuyên gia toàn thế giới đánh giá là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1930. Thật may mắn, giai đoạn tồi tệ nhất của nó có thể đã qua đi. Những nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á với sự dẫn đầu của kinh tế Trung Quốc đã đạt được tốc độ phục hồi nhanh nhất với tốc độ mở rộng kinh tế của đất nước này theo cách tính quy đổi về tốc độ tăng trưởng năm đạt hơn 10% trong quý 02/2009. Giai đoạn này cũng đồng thời chứng kiến sự hồi phục của một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng quy về năm đạt 3,7% hay Đức và Pháp với con số 1%. Thị trường nhà đất Mỹ chứng kiến nhiều dấu hiệu phục hồi ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm và phần lớn các nhà dự báo đều đưa ra những con số tích cực cho ba tháng của quý 03/2009. Hầu hết các nước khác cũng đang tiến dần tới một điểm ngoặt quan trọng trong nền kinh tế.

Kinh tế thế giới đã chấm dứt đà suy giảm. Đó là một tin tốt bởi bước đầu tiên cho bất kỳ sự phục hồi nào cũng phải là sự chấm dứt giai đoạn rơi rự do của sản xuất đầu ra trong nền kinh tế. Nhưng câu hỏi thú vị hiện nay là: kinh tế thế giới sẽ hồi phục theo dạng đồ thị nào? Cuộc tranh luận đặt ra với ba kịch bản chính: đồ thị chữ V, chữ U hay chữ W?

Đồ thị chữ V chắc chắn là kịch bản tốt đẹp nhất cho mọi nền kinh tế. Đồ thị chữ U, kinh tế thế giới sẽ phải trải qua một giai đoạn tương đối dài mà không có sự phát triển. Và với đồ thị chữ W, tăng trưởng sẽ đi lên mạnh trong một vài quý trước khi chìm vào một đợt suy thoái mới.

Điều thật tồi tệ nhất đối với toàn nền kinh tế thế giới đó là mô hình L, khi nền kinh tế rơi tự do và bắt đầu chững lại rồi tiếp tục đi ngang trong 1 thời gian dài. Đây cũng là thực trạng hiện tại của nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết các chính phủ, các chuyên gia kinh tế luôn kỳ vọng tình trạng này sẽ chấm đứt càng sớm càng tốt. Và kịch bản chữ U, W hay cả V sẽ diễn ra.
Tích cực và tiêu cực

Những người nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực tin rằng sau suy giảm sâu sẽ là sự phục hồi mạnh mẽ mà bằng chứng được đưa ra là cuộc khủng hoảng Mỹ những năm 1981 – 1982. Hai năm sau khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế đạt mức gần 6%/năm và nếu nhìn nhận trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế còn đạt được tốc độ mạnh hơn so với trước khi khủng hoảng xảy ra.

Trong khi đó, những người theo hướng hoài nghi lại tin rằng, kinh tế phục hồi là để chuẩn bị trước cho một cuộc khủng hoảng mới bởi, không giống như những cuộc khủng hoảng trước đây, cuộc khủng hoảng lần này bắt nguồn từ những sự đổ vỡ của bong bóng tài chính thay vì lãi suất cho vay quá cao. Chính vì thế, khi các nhà đi vay cần phải cân đối lại bảng tổng kết tài sản của mình cũng như hệ thống tài chính cần phải sửa chữa lại những sai lềm trong nền kinh tê, tăng trưởng có thể sẽ yếu đi. Kinh tế Nhậ Bản là một ví dụ điển hình cho kịch bản này. Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng Nhật Bản những năm 1990 đã khiến kinh tế nước này trì trệ trong một thời gian dài trước khi cuộc khủng hoảng năm 1997 tiếp tục xảy ra và kéo nền kinh tế quay trở lại giai đoạn khủng hoảng.

Tuy nhiên, có vẻ như không một ý kiến nào trong cả hai ý kiến trên là chính xác bởi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là sự kết hợp của một vài kiểu suy thoái khác nhau cũng như những phản ứng về mặt chính sách không lường trước được của chính phủ các nước.

Ngắn hạn...

Trong ngắn hạn, đồ thị phục hồi kinh tế thế giới có vẻ sẽ giống hình chữ V nhờ có cú huých từ các gói kích thích kinh tế của chính phủ các nước cũng như sự quay trở lại của chy kỳ dự trữ hàng lưu kho. Tại thị trường mới nổi Châu Á, sự phá băng của tài chính thương mại, sự đảo chiều trên thị trường chứng khoán và các gói kích thích kinh tế thực sự đã tác động mạnh tới sức phục hồi của nền kinh tế. Tại Pháp và Đức, trợ cấp chính phủ, đặc biệt là trợ cấp việc làm cũng như trợ cấp khi mua xe hơi mới đã nâng cao nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế. Đơn hàng xuất khẩu gia tăng, lòng tin của người tiêu dùng quay trở lại, chắc chắn những tháng tới sẽ là giai đoạn chứng kiến nhiều sự bứt phá ngoạn mục trong nền kinh tế của các quốc gia này.

... và dài hạn

Tất nhiên, sự hồi phục chỉ dựa trên những điều chỉnh của thị trường chứng khoán hay các gói kích thích kinh tế chỉ mang tính tạm thời chứ không thể kéo dài mãi. Tuy nhiên, ngoài hai nhân tố này, chúng ta cũng không thấy có nhiều lý do đáng để vui mừng trong hoàn cảnh hiện nay. Tại Mỹ, thị trường nhà đất có vẻ như sẽ lại “dậy sóng” trở lại khi mà việc tịch thu tài sản xiết nợ đang ngày một gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn khá cao. Chi tiêu của người dân ở mức thấp bởi ưu tiên hàng đầu của họ hiện nay là trả nợ. Tại Nhật Bản và Đức, tỷ lệ thất nghiệp dường như cũng có xu hướng tăng lên. Sự việc có vẻ khá hơn với những nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù kinh tế nước này đã có dấu hiệu cải thiện, Trung Quốc vẫn cần phải nâng cao được thu nhập cho người dân cũng như khuyến khích được tiêu dùng. Cho tới tất cả những yếu tố ở trên chưa được khắc phục thì quá trình phục hồi kinh tế sẽ vẫn chỉ là một quá trình yếu ớt. Có vẻ như, đồ thị chữ U với sự tăng trưởng kinh tế yếu ớt mới chính là đồ thị phù hợp nhất cho kinh tế thế giới trong vài năm tới.