”Sức khỏe” của các nền kinh tế trên thế giới, xu hướng biến động các đồng tiền là những yếu tố quan trọng có tác động lớn đến chiến lược đầu tư trên toàn thế giới.
EUR - USD
Kinh tế Mỹ tiếp tục chìm trong suy thoái, thị trường chứng khoán có hồi phục nhất thời nhưng ko bền vững, Chính phủ Mỹ, quỹ Dự trữ liên bang FED và Bộ Tài chính đang nỗ lực giải cứu thị trường tài chính, kích thích nền kinh tế chống đỡ với suy thoái.
FED với chính sách hạ lãi suất tới mức thấp nhất và mua bond cùng commercial pagers, phối hợp cùng với Bộ Tài chính, chính phủ Mỹ thực hiện các gói giải cứu kinh tế, xóa bỏ các tài sản xấu của hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro lạm phát khiến USD index sẽ không bền vững trong dài hạn.
Việc Golman Sach muốn trả lại tiền cứu trợ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến kế hoạch Public- Private của Bộ trưởng tài chính Mỹ. Kế hoạch Stress - Test tạo nên tâm lý bất ổn cho thị trường chứng khoán và ngoại hối.
Tôi có thể nói thị trường ngoại hối sẽ biến độ bất ngờ và mạnh trước thông tin Stress-test, vì thế nếu bạn đầu tư ngoại hối xin lưu ý thông tin này.
Khu vực châu Âu cũng đang rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên đang có sự không thống nhất quan điểm cũng như hành động chung trong việc cứu trợ cũng như kích thích kinh tế khu vực châu Âu.
Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất, họ vẫn để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất trong các kỳ họp sắp tới..
Trong xu hướng giảm giá mạnh trong thời gian qua, hiện tỷ giá EUR-USD đang nằm ở mức thấp tuy nhiên tốc độ mất giá đã chậm đi đáng kể. Nguyên nhân do một số định chế tài chính khu vực châu Á vẫn đang thực hiện việc mua vào để kinh doanh các nghiệp vụ quyền chọn option, giới đầu tư kỳ vọng ECB sẽ không thực hiện chính sách lãi suất bằng 0 như FED.
Dự báo trong thời gian 1 tuần biến động tỷ giá EUR-USD: 1.310-1.300
GBP - USD
Về sức khỏe của nền kinh tế Anh, mức độ tài sản xấu của các tập đoàn ngân hàng lớn đang là rủi ro cho nền kinh tế Anh. Ngân hàng trung ương Anh đang ngày càng quyết liệt hơn trong việc cắt giảm lãi suất. Sụt giảm mạnh do lo ngại kinh tế Anh đang lún nhanh vào suy thoái, các tin xấu về các định chế tài chính ngân hàng Anh như HSBC, RBC ngày càng gây tâm lý bất ổn cho thị trường. Kinh nghiệm cho thấy đồng GBP thường bất ổn hơn so với EUR về biên độ giao động.
Dự báo trong thời gian 1 tuần biến động tỷ giá GBP-USD: 1.470-1.370
USD -JPY
Ngày càng có nhiều biểu hiện cho thấy kinh tế Nhật đang trầm trọng hơn, xuất khẩu sụt giảm mạnh. Gói khích thích kinh tế 150 tỷ USD và số đơn đặt hàng tăng là khởi sắc TTCK nhưng không bền vững
Chịa sự chi phối của quá trình risk appetite và risk aversion. Bộ Tài chính Nhật vẫn duy trì chính sách đồng JPY suy yếu để kích thích xuất khẩu, vấn đề này ngày càng được quan tâm hơn sau khi GDP Nhật công bố gần đây khá xấu.
Tình trạng đầu cơ lãi xuất khiến JPY có thể đi cùng chiều với USDindex.
Dự báo trong thời gian 1 tuần, biến động tỷ giá USD-JPY: 97.00-104.00
Theo quan niệm của tôi thì thị trường vàng – ngoại hối thế giới bị chi phối bởi các yếu tố sau:
1.Bản chất thật sự của giao dịch Ngoại hối và Vàng
Ngoại hối và vàng luôn vận động theo 3 bản chất sau:
+Nhân tố kinh tế và chính sách của 1 số quốc gia chính ( G7+ trung quốc)
+Tâm lý đầu cơ trên thị trường Spot market và future market là dịch chuyển nguồn vốn giữa các thị trường. Qua việc “trú ẩn nguồn vốn” tại vàng khi xảy ra khủng hoảng.
+ Công cụ giao dịch và công cụ tái sinh . Năng lực leverage khuyến đại volume giao dịch
2.Chỉ số USD index
2.1.Vì sao USD index tác động lên Vàng và Ngoại tệ khác
Theo George Soros- Nhà đầu cơ tiền tệ vĩ đại nhất hành tinh, chia sẽ rằng : “ Nếu bạn muốn giao dịch thành công trên thị trường ngoại hối, thì USD và sức khỏe kinh tế Mỹ luôn phải phân tích và cập nhật”
Ta đều biết USD có ba chức năng chính: phương tiện thanh toán (medium of exchange), đơn vị kế toán (unit of account), và lưu giữ tài sản (store of value). Mà USD chiếm 90% trong các cặp tiền được giao dịch mỗi ngày trên thế giới, nên 3 chức năng này được thực hiện trên tầm international. Nếu ta xem ngoại tệ ( Eur, Yen, BMR..) và Vàng là 1 loại hàng hóa được đo lường dựa trên USD. Điều đó, làm bất kỳ sự thay đổi nào của USD index đều là thay đổi giá của các ngoại tệ khác, và Vàng . Chính vì điều này, trong kinh doanh ngoại hối cũng như vàng thì USD index luôn là kim chỉ nang cho bất kỳ nhà đầu tư nào trong việc theo dõi biến động thị trường này. Nó vai trò quan trọng hơn bất kỳ nhân tố nào trong phân tích cơ bản của thị trường ngoại hối và Vàng.
Do đó, Việc theo dõi chuyển động của USD index trong ngắn và dài hạn là yếu tố sống còn của các nhà đầu cơ tiền tệ và vàng
2.2.Lịch sử của USD index ( nguồn từ Saga.vn)
USD Index ra đời tháng 03/1973 khi các cường quốc kinh tế thời kỳ đó đồng ý thả nổi đồng tiền của mình. Giá trị ban đầu của chỉ số này là 100.
Từ tháng 3/1973 UDX đạt cao nhất là 165 điểm và thấp nhất là 70 điểm vào tháng 4/2008. USD Index là chỉ số dùng để đo giá trị đồng đôla trên thị trường thế giới. Chỉ số này còn được gọi là Weighted Index, nghĩa là các thành viên cấu tạo này chỉ số này có một giá trị khác nhau.
USD Index được cấu tạo bởi 6 thành viên là: EUR (đồng tiền chung châu Âu Eurozone), JPY (Yên Nhật), GBP (Bảng Anh), CAD (Đôla Canada), SEK (Krona Thụy Điển), CHF (Franc Thụy Sỹ).
Mặc dù nhiều đồng tiền khác không phải thành viên của USD Index nhưng việc nó chuyển động theo các đồng tiền thành viên của chỉ số này cũng sẽ phản ánh vào mức độ cung cầu của đồng đô la trên thị trường thế giới.
Tỷ trọng của chỉ số này là số hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia với nhau và là sự trao đổi hối đoái giữa hai đồng tiền tạo thành một cặp tiền tệ. Nếu một đồng tiền trong cặp tiền tệ yếu đi nó sẽ làm chênh lệch lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 02 quốc gia này. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần là hàng hóa xuất nhập qua cảng các nước mà còn biểu hiện khả năng cạnh tranh kinh tế của quốc gia. Khả năng này càng cao thì giá trị đồng tiền quốc gia đó càng lớn.
Nhìn về lịch sử thì USD đã kết thúc quá trình mất giá và giờ là điểm thay đổi theo hướng tăng giá trở lại. Từ năm 1970 thì chu kỳ tăng, giảm giá của USD là từ 5 - 7 năm cho mỗi một quá trình. Theo quy luật đó thì sau khi USD lên giá tới mức kỷ lục vào năm 2001 (USD Index lúc đó đạt gần 122 điểm), USD bắt đầu giảm giá so các loại tiền tệ mạnh khác của thế giới vào đầu năm 2002. Từ thời điểm đó đến nay đô la đã mất giá được hơn 6 năm (USD Index thấp nhất tháng 4/2008 gần 69 điểm) và giờ là lúc nó tìm lại chính mình và lấy lại những gì đã mất. Nếu lịch sử lặp lại sẽ làm cho giá dầu và giá vàng tiếp tục giảm xuống. Ngoài ra theo một quy luật khác của lịch sử đó là trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ do Đảng Cộng Hòa nắm quyền thì xu hướng giá vàng tăng và đồng đô la giảm giá, còn Đảng Dân Chủ thì ngược lại khi đồng đô la phục hồi đẩy giá vàng lao dốc.
Từ trước đến giờ người dân thế giới chỉ thấy Mỹ viện trợ hay giúp đỡ cho các quốc gia khác nhưng bây giờ cả thế giới đang chứng kiến điều ngược lại khi chính Mỹ sẽ phải cần đến các quốc gia trên thế giới hỗ trợ họ. Như việc các NHTW đồng loạt cùng hạ lãi suất, hay việc trao đổi tiền tệ giữa các NHTW và FED. Điều này cũng là điều cả thế giới đều mong muốn vì nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế đầu tàu, đồng đô la được sử dụng chủ yếu trong thanh toán giao dịch hàng hóa, là đồng tiền được sử dụng trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia, nền kinh tế Mỹ cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của các quốc gia khác. Bởi thế việc nền kinh tế Mỹ ổn định cũng sẽ giúp đưa kinh tế toàn cầu đi vào ổn định. Một khi cả thế giới chung sức lại, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thì mọi người hãy có niềm tin rằng khủng hoảng sẽ dịu bớt, mọi thứ trở nên sáng sủa hơn và bình yên sẽ sớm trở lại với tất cả mọi người.
Nếu bạn muốn xem USD index online có thể vào trang này
2.3.Tác nhân biến đổi USD index
2.3.1.Chỉ số thong tin Kinh tê Mỹ
Sau đây là 1 số chỉ số chính có thể tác động mạnh lên thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường ngoại hối. Những chỉ số này biểu hiện đặt trưng cho “sứckhỏe” nền kinh tế Mỹ. Ở một số quỹ Hedge fund luôn có 1 ban chuyên trách phục vụ nghiên cứu các chỉ số này là cơ sở cho việc phán quyết đầu tư vào đâu? Loại ngoại tệ nào?
Thông tin từ FED, tôi xin xếp list of indicators theo tầm quan trọng của nó từ 1-9 sau;
Top Indicators
1
Non-Farm Payrolls
2
Trade Balance
3
Interest Rates (FOMC)
4
Inflation (CPI)
5
ISM Manufacturing
6
Empire Index
7
Durable Goods
8
Retail Sales
9
Producer Price Index
Các chỉ số này được công bố từng tháng, từng quý tại các cơ quan chuyên trách, và các báo đài.
2.3.2.Thị trường Chứng Khoán toàn cầu
Bởi vì TTCK vốn được ví là “phong vũ biểu” của nền kinh tế một quốc gia. Nghĩa là TTCK được xem đại diện cho “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia đó. Vậy TTCK phát triển bền vững một khi kinh tế thật sự tăng trưởng vững chắc. Tuy nhiên, TTCK không thể tác động trực tiếp đến thị trường ngoại hối và Vàng mà nó tác động làm thay đổi chỉ số USD index làm thay đổi giá của các ngoại tệ và vàng trên thị trường tiền tệ .
2.3.3.Chính sách lãi suất của 4 ngân hàng Trung Ưng hàng đầu thế giới
Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System)
Nhất cử nhất động của FED, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, còn được biết đến với tên gọi - Hệ thống dự trữ liên bang (Federal Reserve System), đều tạo ra ảnh hưởng không chỉ với hệ thống tài chính mà toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Trong những ngày nóng bỏng của cuộc chạy đua vào vị trí ông chủ Nhà Trắng 2008, với những tin tức tồi tệ nhất, hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn xuất hiện từ cuối 2007 tại Hoa Kỳ, liên tiếp được phát đi từ các trung tâm tài chính quốc tế giới, giới quan sát dồn tất cả tập trung vào những động thái và tín hiệu của FED.
Vai trò trọng yếu của FED trong cỗ máy kinh tế thế giới trước tiên được lý giải bằng chức năng ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, nền kinh tế có giá trị tài sản lớn nhất hành tinh và mức tiêu dùng cao nhất. FED trực tiếp cung cấp nguồn tín dụng cho các tập đoàn đa quốc gia ở trong những ngành công nghiệp chủ chốt hoạt động. Và, gần như mọi ngân hàng trung ương của các quốc gia đều có quan hệ giao dịch với FED.
Chính sách Lãi suất( hạ lãi hay tăng lãi)
Cung tiền tệ của FED mua Bond của chính phủ hay commercial papers
Bắt đầu cuối tháng 3 FED tung độc chiêu cắt 0.75 điểm thay vì 1 điểm. Sau đó , lãi suất về 0-0.3%, USD lập tức lên giá, các nhóm đầu cơ phải mua lại USD để trả các hợp đồng bán khống nên dẫn đến sụp đổ thị trường vàng.
•ECB (European Central Bank): NHTW Châu Âu
•BoE (Bank of England): NHTW Anh
•BoJ (Bank of Japan): NHTW Nhật Bản
•BoC (Bank of Canada): NHTW Canada
•RBA (Reserve Bank of Australia): NH Dự trữ Úc
•SNB (Swiss National Bank): NH Quốc gia Thụy Sĩ
•CBR (Central Bank of the Russian): NHTW Nga
•PBC (People’s Bank of China): NH Nhân dân Trung Quốc
3.Động thái của quỹ đầu cơ vàng
Tuyệt đối đặt biệt chú trọng đến bất kỳ nhất cử nhất động của các quỹ đầu cơ Vàng. Dưới đây là bảng thống kê lượng vàng nắm giữ hàng lượng tuần của một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới và đồng thời cũng là tuần các quỹ đầu tư vàng này có mức tăng hàng tuần lớn nhất.
SPDR
31.204.720
LYXOR
4.203.210
Ishares
2.243.825
ETF
2.294.749
NG
920.419
CFOC
1.049.328
GOLD
400.538
CGT
192.869
Tổng ounce
42.509.658
Kilo
1.322.198
Trong đó đáng kể nhất phải kể đến SPDR Gold Shares, quỹ đầu tư vàng hoán đổi lớn nhất thế giới và hiện nay có trữ lượng vàng lớn thứ 7 thế giới tuần này bán rất nhẹ 0.07 tấn vàng đưa trữ lượng nắm giữ còn 1,127.37 tấn giảm từ 1,127.44. SPDR thường có thói quen tham gia thị trường ( Bán hay Mua) vào 3-4pm.
Them vào đó, NHTW Châu Âu (ECB) cho biết: dự trữ vàng của ECB trong tuần (tính đến ngày 27 tháng 3) giảm khoảng 82 triệu EUR (109,3 triệu USD) xuống còn 217.543 tỷ EUR. Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ ròng thì giảm 4.4 tỷ EUR xuống còn 276.6 tỷ EUR. Lượng vàng ECB đã bán trong tuần khoảng 3.7 tấn tại mức giá $936/oz hay EUR 690/oz.
Theo Hiệp hội Vàng thế giới - WGC cho biết giá vàng tăng đáng kể làm tăng lượng dự trữ vàng (tính theo giá trị) ở các NHTW trên toàn thế giới trong khi số lượng (tính theo khối lượng) vẫn như cũ. WGC bày tỏ ngạc nhiên rằng IMF đang nắm giữ 3217.3 tấn vàng, tại sao tổ chức này vẫn cần huy động tiền nữa trong bối cảnh khủng hoảng hiện tại. WGC chỉ ra Mỹ và Đức với 8133.5 và 3412.6 tấn vàng dự trữ là những quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. Mặc dù lượng vàng của Fed, Bundesbank và ngân hàng TW Đức vẫn giữ nguyên, nhưng phần trăm giá trị dự trữ của các ngân hàng này lại tăng lần lượt là 2.4% và 7%. Ngoại trừ Pháp, Pháp quyết định đưa 20 tấn vàng vào thị trường. IMF nắm giữ 3217.3 tấn trong 3 tháng qua. WGC không đưa ra số liệu liên quan đến lượng dự trữ của UAE vì nước này không cung cấp thông tin cho IMF trong 6 tháng qua. Ả rập và Qatar có lần lượt là 12.4% và 3.7% dự trữ vàng.
Đây chỉ là một trong những phân tích cơ bản mà theo tôi là cần thiết. Những kiến thức này được tôi tổng hợp dựa trên quan điểm của George Soros- Nhà đầu cơ tiền tệ vĩ đại nhất hành tinh. Theo Soros, chỉ cần chúng ta phân tích hiểu rỏ về USD index và những nhân tố tác động USD index, thì việc dự doán xu hướng biến động thị trường tiền tệ dễ dàng hơn.
Tôi xin tóm lại các phân tích sau :
+ Bản chất của ngoại hối và vàng ( có thể tìm đọc them lịch sử về vàng và những thăng trầm của nó)
Cái gì là hộp công cụ của những người giao dịch? Đơn giản thôi, hộp công cụ của bạn là cái bạn sẽ sử dụng để xây dựng tài khoản giao dịch của bạn.
Đối với bài này, bạn học các công cụ dự báo (indicator, sau đây chỉ gọi đơn giản là các công cụ). Bạn có thể không cần thiết sử dụng tất cả các công cụ này, nhưng nó vẫn tốt để bạn có cái lựa chọn. Hãy bắt đầu.
6.1 Bollinger Bands
Dải băng Bollinger được sử dụng để đo sự bất ổn định của thị trường. Công cụ này cho bạn biết thị trường yên lặng hay sôi động! Khi thị trường yên lặng, dải băng co hẹp lại; và khi thị trường sôi động dải băng rộng ra. Chú ý trên đồ thị bên dưới khi giá đứng yên dải băng gần như sát lại với nhau, nhưng khi giá tăng dải băng trãi rộng ra.
Đó là tất cả những gì chúng ta có. Vâng, tôi có thể tiếp tục và quấy rầy bạn với lịch sử của dải băng Bollinger, cách tính nó, các công thức toán đằng sau nó và tiếp nữa, nhưng tôi thực sự không muốn đưa ra thêm.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải chỉ cho bạn cách ứng dụng các dải băng Bollinger vào giao dịch của bạn.
Ghi chú : nếu bạn thực sự muốn học về cách tính toán dải băng Bollinger bạn có thể vào trang www.bollingerbands.com
6.1.1 The Bollinger Bounce
Điều đầu tiên bạn nên biết về các dải băng Bollinger là giá có khuynh hướng quay trở lại giữa dải băng. Đây là toàn bộ ý nghĩa của Bollinger bounce. Đối với trường hợp này, nhìn vào đồ thị trên bạn có thể cho biết giá sắp tới như thế nào?
Nếu bạn trả lời là xuống thì bạn đúng! Như bạn thấy, giá xuống trở lại vùng giữa dải băng.
Đó là tất cả những gì chúng ta có. Cái bạn vừa thấy là một đường Bollinger bounce kinh điển. Các dải băng Bollinger hoạt động như các mức hỗ trợ và kháng cự nhỏ. Đối với khung thời gian dài, các dải băng sẽ mạnh hơn. Nhiều người giao dịch đã phát triển hệ thống dựa trên các bounce để phát đạt. Chiến thuật này được sử dụng tốt nhất khi thị trường đang lên xuống giữa 02 mức và không có xu hướng rõ ràng.
Bây giờ hãy xem cách sử dụng dải băng Bollinger khi thị trường hình thành xu hướng.
6.1.2 Bollinger Squeeze
Tên Bollinger squeeze (ép lại) tự nó cũng giải thích khá rõ. Khi các dải băng ép lại với nhau, nó thường có nghĩa là một cú phá vỡ sắp xảy ra. Nếu giá đỡ bắt đầu vượt khỏi dải băng trên thì hướng biến đổi sẽ thường là tăng. Nếu giá đỡ bắt đầu vượt khỏi dải băng dưới thì hướng biến đổi sẽ thường là tiếp tục đi xuống. Nhìn trên đồ thị trên, bạn có thể nhìn thấy các dải băng ép sát lại nhau. Giá bắt đầu vượt khỏi dải băng bên trên. Dựa vào thông tin này bạn nghĩ giá sẽ có biến đổi như thế nào?
Nếu bạn trả lời tăng thì bạn đúng. Đây là cách một Bollinger Squeeze tiêu biểu làm việc. Chiến thuật này được thiết kế để bạn có khả nắm bắt được một biến đổi sớm. Dạng này không xảy ra hằng ngày, nhưng bạn có thể phát hiện ra chúng vài lần một tuần nếu bạn xem đồ thị 15 phút.
Bây giờ bạn biết các Dải băng Bollinger là gì, và bạn biết cách sử dụng chúng. Có nhiều điều khác bạn có thể thực hiện với Bollinger Bands, nhưng có 02 chiến thuật phổ biến nhất. Và bây giờ bạn có thêm một công cụ, chúng ta có thể chuyển sang một công cụ khác.
6.2 MACD
MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra xu hướng bởi vì việc này làm ra tiền.
Với đồ thị MACD, bạn sẽ thường thấy có 03 thông số được sử dụng để cài đặt nó. Đầu tiên là số khoảng thời gian dùng để tính trung bình biến đổi nhanh, thứ hai là số khoảng thời gian được dùng trong trung bình biến đổi chậm, và thứ ba là số thanh được sử dụng để tính trung bình biến đổi của sai biệt giữa các đừơng trung bình biến đổi nhanh và đường trung bình biến đổi chậm.
Ví dụ nếu bạn có các thông số MACD là “12, 26, 9” (thường là giá trị ngầm định cho đồ thị), chúng ta hiểu như sau :
Số 12 đại diện cho 12 thanh trước đó của đường trung bình biến đổi nhanh
Số 26 đại diện cho 26 thanh trước đó của đường trung bình biến đổi chậm
Số 9 đại diện cho 9 thanh trước đó của sai biệt giữa 02 đường trung bình biến đổi. Điều này được vẽ bởi các đường vạch đứng gọi là một histogram (các đường xanh trong biểu đồ trên)
Có một quan niệm sai lầm chung đối với các đường của đồ thị MACD. Hai đường kẻ được vẽ không là đường trung bình biến đổi của giá. Thay vào đó, chúng là các đường trung bình biến đổi của SAI BIỆT giữa hai đường trung bình biến đổi.
Trong ví dụ trên, đường trung bình biến đổi nhanh hơn là đường trung bình biến đổi của sai biệt giữa đường trung bình biến đổi 12 và 26. Đường trung bình biến đổi chậm hơn vẽ giá trị trung bình của đường MACD trước. Một lần nữa, đối với ví dụ trên, là đường trung bình biến đổi với số khoảng thời gian là 9. Nghĩa là chúng ta đang nói tới giá trị trung bình của 9 thời đoạn trước đó của đường MACD nhanh và vẽ nó thành đường trung bình biến đổi chậm hơn. Điều này làm phẳng đường ban đầu hơn và cho chúng ta một đường chính xác hơn.
Histogram vẽ sự sai biệt giữa đường trung bình nhanh và đường trung bình chậm. Nếu bạn nhìn biểu đồ gốc ban đầu, bạn có thể thấy rằng 02 đường trung bình tách biệt, histogram lớn hơn. Điều này được gọi là sự phân kỳ (divergence) bởi vì đường trung bình biến đổi nhanh thì phân kỳ hoặc di chuyển tách xa đường trung bình biến đổi chậm. Khi các đường trung bình biến đổi tiến lại gần nhau thì histogram nhỏ hơn. Điều này gọi là hội tụ (convergence) bởi vì đường trung bình biến đổi nhanh tiến gần lại đường trung bình biến đổi chậm. Và như vậy chúng ta có tên gọi MACD.
6.2.1 MACD giao nhau
Bởi vì có 02 đường trung bình biến đổi với tốc độ khác nhau, đường nhanh hơn hiển nhiên sẽ phản ánh biến đổi giá nhanh hơn với đường chậm. Khi một xu hướng mới xảy ra, đường nhanh hơn sẽ phản ánh trước tiên và cuối cùng là cắt qua đường chậm. Khi 02 đừơng chéo nhau và đường nhanh bắt đầu tách xa đừơng chậm một xu hướng mới đã hình thành.
Từ đồ thị trên, bạn có thể thấy rằng đường nhanh cắt ngang bên dưới đường chậm và chỉ một hướng xuống mới. Chú ý rằng khi các đường giao nhau histogram tạm thời biến mất. Điều này xảy ra vì sự sai biệt giữa các đường lúc này là 0. Khi hướng xuống hình thành và đường nhanh tách xa đường chậm, histogram lớn hơn, điều này cho biết một xu hướng mạnh.
Có một hạn chế đối với đường MACD. Các đường trung bình biến đổi có khuynh hướng chậm so với giá. Tuy nhiên, nó vẫn là một công cụ được ưa thích nhất.
6.3 Parabolic SAR
Từ trên tới giờ, chúng ta đã xem các công cụ chủ yếu nhằm bắt được thời điểm bắt đầu một xu hướng mới. Việc xác điểm một xu hướng mới là quan trọng, và quan trọng không kém là có thể xác định điểm kết thúc của một xu hướng.
Một công cụ có thể giúp chúng ta xác định điểm kết thúc một xu hướng là Parabolic SAR( Stop And Reversal, ngừng và đảo hướng). Một Parabolic SAR vẽ các chấm trên đồ thị để chỉ khả năng đảo hướng của giá. Từ đồ thị trên, bạn có thể thấy rằng các điểm chuyển từ bên dưới các giá đỡ trong xu hướng lên, lên bên trên các giá đỡ khi xu hướng chuyển sang hướng xuống.
6.3.1 Sử dụng Parabolic SAR
Điều tốt đẹp về đường Parabolic SAR là sử dụng rất đơn giản. Khi các điểm bên dưới các giá đỡ nó là tín hiệu mua; và khi các điểm bên trên các giá đỡ nó là tín hiệu bán. Đây có lẽ là công cụ dễ hiểu nhất bởi vì nó cho biết cả giá đang tăng hay giảm. Công cụ này này được sử dụng tốt nhất trong các thị trường có xu hướng hồi phục hoặc giảm dài. Bạn đừng sử dụng công cụ này trong thị trường lên xuống liên tục, nơi mà giá biến động ngang.
6.4 Stochastics
Stochastic là một công cụ khác hỗ trợ chúng ta xác định điểm mà một xu hướng có thể kết thúc. Stochastic là một oscillator (công cụ tạo dao động) để đo các trạng thái mua vượt (overbought) và bán vượt (oversold) trong thị trường. Hai đường tương tự các đường MACD về ý nghĩa một đường nhanh hơn đường còn lại.
6.4.1 Cách áp dụng đường Stochastic
Như tôi đã nói, đường Stochastic chỉ cho chúng ta thời điểm thị trường bán vượt hoặc mua vượt. Các đường Stochastic được chia từ 0 đến 100. Khi các đường stochastic bên trên 70 (đường chấm đỏ trong đồ thị trên) thì có nghĩa là thị trường mua vượt. Khi các đường stochastic bên dưới 30 (đường chấm xanh) thì có nghĩa là thị trường bán vượt. Như qui luật, chúng ta mua khi thị trường bán vượt và bán khi thị trường mua vượt
Nhìn vào đồ thị trên, bạn có thể nhìn thấy rằng các đường stochastic đã hiển thị các trạng thái mua vượt khá nhiều lần. Dựa vào thông tin này, bạn có thể đoán giá sẽ diễn biến tiếp ra sao?
Nếu bạn nói rằng giá sẽ xuống thì bạn hoàn toàn đúng. Bởi vì thị trường đã bán vượt trong một khoảng thời gian dài, một giới hạn đảo chiều xảy ra.
Đó là dạng cơ bản của Stochastics. Nhiều người giao dịch sử dụng các đường stochastic bằng các cách khác nhau, nhưng mục đích chính của công cụ này là chỉ cho chúng ta vị trí thị trường mua vượt hoặc bán vượt.
6.5 Relative Strength Index -RSI (chỉ số sức mạnh tương đối)
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) tương tự như đường Stochastic, nó nhận biết các trạng thái mua vượt và bán vượt trong thị trường. Nó cũng được chia từ 0 đến 100. Đối với đồ thị này, dưới 20 chỉ bán vượt trong khi trên 80 chỉ mua vượt.
6.5.1 Sử dụng RSI
RSI có thể được sử dụng giống như Stochastic. Từ đồ thị trên bạn có thể thấy là khi RSI xuống dưới 20 nó nhận biết một thị trường bán vượt. Sau khi giảm, giá nhanh chóng tăng trở lại.
RSI là một công cụ rất thông dụng bởi vì nó cũng có thể được sử dụng để xác định sự hình thành một xu hướng. Nếu bạn nghĩ rằng một xu hướng đang được hình thành, hãy lướt qua RSI và xem nó ở trên hay dưới 50. Nếu bạn đang mong đợi một xu hướng tăng giá thì hãy đảm bảo RSI trên 50. Nếu bạn đang mong đợi một xu hướng giảm giá thì hãy chắc chắn là RSI dưới 50.
Trong đồ thị trên, bạn có thể thấy một xu hướng tăng giá tiềm năng đang tạo thành. Để tránh bị đánh lừa, bạn có thể đợi cho RSI vượt qua trên 50 để xác định xu hướng của bạn. Khi RSI vượt qua trên 50, đó là một xác nhận tốt là một hướng lên đã thực sự hình thành.
6.6 Kết hợp các indicator với nhau :
Trong một thế giới hoàn hảo, chúng ta có thể chỉ lấy một trong các công cụ trên và giao dịch hoàn toàn dựa vào các công cụ. Vấn đề là chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo và mỗi một công cụ không đạt mức hoàn hảo. Đó là tại sao nhiều ngừơi giao dịch kết hợp các công cụ khác nhau để chúng có thể kiểm tra lẫn nhau. Họ có thể có 03 công cụ khác nhau và họ sẽ không giao dịch nếu cả 03 công cụ không cho cùng kết quả.
Khi bạn tiến hành giao dịch, bạn sẽ tìm ra các công cụ tốt nhất cho bạn. Tôi có thể bảo với bạn là tôi thích sử dụng MACD, Stochastics và RSI, nhưng bạn có thể có sở thích khác. Mỗi người giao dịch cố gắng tìm sự kết hợp hoàn hảo các công cụ để sẽ luôn luôn cho họ các tín hiệu đúng, nhưng sự thật là không có điều đó.
Bạn hãy học các công cụ cho đến khi bạn hiểu chính xác cách nó phản ánh biến động giá và tiến tới tạo sự kết hợp của riêng bạn sao cho phù hợp với cách thức giao dịch của bạn. Sau bài này, tôi sẽ chỉ bạn một hệ thống kết hợp các công cụ khác nhau để mang đến cho bạn một khái niệm về cách có thể kết hợp các công cụ với nhau.
Tóm tắt :
Những gì bạn học sẽ cung cấp thêm công cụ cho bạn. Các công cụ của bạn sẽ giúp bạn xây dựng tài khoản giao dịch của mình dễ dàng hơn.
Bollinger Bands (Dải băng Bollinger) :
Được sử dụng để đo độ bất ổn định của thị trường
Chúng hoạt động giống như các mức hỗ trợ và kháng cự nhỏ
Bollinger Bounce
Một chiến thuật dựa trên quan điểm là giá có khuynh hướng luôn luôn trở lại giữa hai dải băng Bollinger
Bạn mua khi giá chạm dải băng bên dưới
Bạn bán khi giá chạm dải băng bên trên
Sử dụng tốt nhất trong các thị trường ngang
Bollinger Squeeze
Một chiến thuật được sử dụng để nắm bắt sớm các cú phá vỡ của thị trường
Khi các đường Bollinger ép giá lại có nghĩa là thị trường rất yên lặng và một cú phá vỡ thì quá tốt. Khi một cú phá vỡ xảy ra, chúng ta thực hiện giao dịch dựa hướng phá vỡ của thị trường.
MACD
Được sử dụng để nắm sớm các xu hướng và cũng hỗ trợ chúng ta các điểm đảo hướng.
MACD bao gồm 02 đường trung bình biến đổi (1 nhanh, 1 chậm) và các đường đứng gọi là histogram hiển thị sai biệt giữa 02 đường trung bình biến đổi.
Ngược với suy nghĩ của nhiều người, các đường trung bình biến đổi không phải là các đường trung bình biến đổi của giá. Chúng là các đường trung bình biến đổi của các đường trung bình biến đổi khác.
Một cách để sử dụng MACD là đợi cho đường nhanh cắt chéo đường chậm và tiến hành giao dịch theo bởi vì nó báo hiệu một xu hướng mới.
Parabolic SAR
Công cụ này dùng để vẽ các điểm đảo hướng; vì vậy có tên Parabolic SAR (Stop And Reversal, dừng và đảo hướng)
Đây là công cụ dễ hiểu nhất bởi vì nó chỉ đưa ra tín hiệu tăng và giảm giá.
Khi các điểm ở trên các giá đỡ, đó là tín hiệu bán
Khi các điểm bên dưới giá đỡ, đó là tín hiệu mua
Công cụ này được sử dụng tốt nhất trong các thị trường có xu hướng lên và xuống nhiều.
Stochastics
Được sử dụng để nhận biết các trạng thái mua vượt hoặc bán vượt
Khi các đường trung bình trên 70 nghĩa là thị trường đang mua vượt và bạn nên bán.
Khi các đường trung bình dưới 30 nghĩa là thị trường đang bán vượt và bạn nên mua.
Relative Strength Index (RSI)
Tương tự như stochastics, RSI cũng nhận biết các trạng thái mua vượt và bán vượt
Khi RSI trên 80 nghĩa là thị trường mua vượt và bạn nên bán
Khi RSI dưới 20 nghĩa là thị trường bán vượt và bạn nên mua
RSI cũng được sử dụng để xác định sự hình thành xu hướng. Nếu bạn nghĩ một xu hướng đang hình thành, hãy đợi cho RSI vượt qua 50 hoặc giảm xuống dưới 50 (tùy thuộc vào bạn đang chờ xu hướng lên hay xuống) trước khi thực hiện giao dịch.
Mỗi công cụ có khiếm khuyết của nó. Vì vậy những người giao dịch phải kết hợp nhiều công cụ khác nhau để kiểm chứng lẫn nhau. Khi bạn tiến thêm nữa thông qua việc giao dịch, bạn sẽ học các công cụ mà bạn thích nhất và có thể kết hợp chúng theo cách riêng phù hợp với cách giao dịch của bạn.
Tôi biết bài học này quá dài và tôi khuyên bạn hãy đọc trở lại những gì bạn chưa hiểu đầy đủ. Đôi khi chỉ mất một ít thời gian để đọc trước khi bạn thực sự thấu hiểu một điều gì đó. Khi bạn đã hiểu các khái niệm về các công cụ này, hãy xem một đồ thị và bắt đầu thực hành với nó. Hãy học cách mỗi một công cụ phản ánh động thái của giá.
Khi bạn đã am hiểu thông suốt một công cụ, nó sẽ trở thành một công cụ hữu ích cho việc giao dịch của bạn. Bây giờ hãy nghỉ giải lao.