19 tháng 10, 2009

Trung Quốc sẽ "soán ngôi" kinh tế của Nhật Bản

Giới phân tích nhận định Trung Quốc sẽ "chiếm" vị trí của Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong hai năm tới, giúp Bắc Kinh có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế.

Các nhà phân tích dự đoán những số liệu thống kê dự kiến được công bố trong tuần này sẽ cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 9,5% trong quý III/09, tiếp tục thu hẹp khoảng cách với nền kinh tế Nhật Bản, vốn chỉ đạt mức tăng 1% quý này.

Dự kiến vào năm 2010-2011 Trung Quốc sẽ sẽ "soán" ngôi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà Nhật Bản giữ trong hơn 40 năm qua, mặc dù giới phân tích cho rằng sự đổi ngôi về thứ bậc trong nền kinh tế toàn cầu này sẽ chỉ mang tính biểu tượng, ít tác động đến hoạt động thương mại.

Nhà phân tích kinh tế Todd Lee, thuộc hãng nghiên cứu IHS Global Insight, nhận định: "Trung Quốc đã tiến sát Nhật Bản xét về quy mô kinh tế, do đó việc trở thành nền kinh tế số hai thế giới thực ra không mang bất kỳ một hàm ý thật sự nào. Tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ giúp Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài quốc tế."

Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới, trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, kinh tế Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số giai đoạn năm 2003 đến 2007 và trong hai quý đầu năm 2008, đưa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên 4.300 tỷ USD. Năm ngoái, GDP của Mỹ đạt 14.200 tỷ USD và Nhật Bản là 4.900 tỷ USD.

Nhà kinh tế Eric Fishwick, phụ trách bộ phận nghiên cứu kinh tế của viện CLSA Asia-Pacific Markets có trụ sở tại Hongkong, nhận xét thời điểm quyết định để Trung Quốc trở thành nền kinh tế số hai thế giới chỉ là "vấn đề mang tính số học".

Ông Fishwick nói: "Rõ ràng, điều này sẽ xảy ra. Đây là sự kết hợp giữa tăng trưởng nhanh của Trung Quốc và sự trì trệ của kinh tế Nhật Bản."

Sau khi tốc độ tăng trưởng giảm xuống 6,1% trong quý I/09, mức thấp nhất trong 20 năm qua, kinh tế Trung Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng nhanh, với mức 7,9% trong quý II/09, và dự kiến đạt trên 8% trong cả năm nay.

Sự phục hồi tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc, được củng cố bởi gói kích thích kinh tế khổng lồ 4.000 tỷ nhân dân tệ (586 tỷ USD) và luồng tín dụng ngân hàng 7.400 tỷ nhân dân tệ trong nửa đầu năm 2009, là sự tương phản hoàn toàn với tình hình ảm đạm ở Nhật Bản.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định trong quý II/09, Nhật Bản đã nổi lên từ cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này được dự báo sẽ giảm 6% trong cả năm 2009 trước khi tăng trưởng trở lại ở mức 0,9% trong năm 2010.

Trong khi đó, nhà kinh tế người Hongkong Dong Tao, thuộc hãng Credit Issue, nói: "Điều duy nhất tạo sự cách biệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc khi quyết định nước nào sẽ là nền kinh tế số hai thế giới là đồng yên. Nếu không xét đến yếu tố đồng yên, Trung Quốc đã là nền kinh tế số hai."

Đồng yên của Nhật Bản, vốn được xem là đồng tiền an toàn, vẫn rất cao so với đồng USD do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm đáng kể so với đồng bạc xanh kể từ tháng 7/08.

Tuy nhiên, ông Toyoo Gyohten, cố vấn đặc biệt của Bộ Tài chính Nhật Bản, cho rằng Trung Quốc còn phải vượt qua một chặng đường "dài dài" mới có thể đuổi kịp Nhật Bản xét về GDP bình quân đầu người.

Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc hiện chưa đến 4.000 USD/năm. Ông Gyohten nhận xét: "Theo một cách tính đơn giản,Trung Quốc sẽ cần khoảng 30 năm để đạt được mức GDP bình quân đầu người của Singapore hoặc Nhật Bản, hiện vào khoảng 40.000 USD."

Nhà phân tích Jing Ulrich, Giám đốc điều hành, đồng thời là Chủ tịch bộ phận chứng khoán và hàng hóa ở Trung Quốc của ngân hàng JP Morgan (có trụ sở tại Hongkong), cho rằng mặc dù sự vươn lên của Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ mang tính tượng trưng, nhưng điều này sẽ giúp Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn hơn trong nền kinh tế thế giới.

Trung Quốc hiện vẫn nằm ngoài Nhóm bảy nước giàu nhất thế giới (G7) mặc dù nước này đã trở thành động lực chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đã và đang vận động hành lang để có được vai trò lớn hơn trong các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ông Ulrich nhận xét vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ trao cho Trung Quốc ảnh hưởng và quyền đại diện lớn hơn trong các tổ chức quốc tế. Các chính sách và biện pháp của Bắc Kinh nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã phát huy tác dụng, giúp nước này nhanh chóng lại đà tăng trưởng kinh tế cao./.

Mỹ vừa mừng vừa lo với đồng USD suy yếu

Giữa lúc các nhà kinh tế học, học giả và chính trị gia tranh luận nảy lửa về những lý do khiến đồng USD trượt dốc mạnh trong thời gian gần đây, thì anh Robert Stevenson sống ở Buffalo, New York, lại tỏ ra hết sức vui mừng trước sự đi xuống này của đồng "bạc xanh".

Đã 20 năm qua, công ty Eastman Machine của nhà Stevenson chuyên sản xuất các loại công cụ cắt cho ngành dệt may. Cách đây một năm, ở thời kỳ đỉnh cao của khủng hoảng tài chính, anh Stevenson đã phải sa thải hàng chục công nhân, nhưng việc USD mất giá gần 20% từ tháng 3 trở lại đây đã giúp cải thiện rõ rệt sức cạnh tranh của hàng hóa do công ty của anh sản xuất ở thị trường nước ngoài. Anh đang hy vọng, tháng tới, anh sẽ ký được một hợp đồng trị giá nhiều triệu USD tại châu Âu và có tiền thuê lại nhân công.

"Các điều kiện trong môi trường kinh doanh nói chung vẫn yếu, nhưng sự đi xuống của USD cho phép chúng tôi gia tăng sự hiện diện ở thị trường bên ngoài", anh Stevenson hào hứng nói.

Câu chuyện của Eastman Machine là một phần nhỏ trong sự chuyển dịch lớn mà đợt giảm giá mạnh nhất trong 6 năm qua của đồng USD đem lại. Tuần trước, tỷ giá USD thậm chí đã có lúc rớt xuống mức 1,50 USD mới đổi được 1 Euro, từ mức 1,25 USD tương đương 1 Euro vào tháng 3. Nếu sự suy yếu này của USD được duy trì, người tiêu dùng Mỹ sẽ buộc phải quen với việc phải mua hàng hóa nhập khẩu với mức giá đắt đỏ hơn, và phải trả nhiều tiền hơn cho các chuyến du lịch ở nước ngoài.

Tuy nhiên, ở mặt tích cực của vấn đề, đồng USD yếu có thể đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế Mỹ thông qua việc hỗ trợ các nhà sản xuất hàng xuất khẩu từ lâu đã bị đè nặng dưới áp lực của nhu cầu giảm sút. Nhờ đó, hoạt động sản xuất công nghiệp của Mỹ sẽ được tăng cường sức mạnh, kim ngạch xuất khẩu của nước này được cải thiện, dù tình hình kim ngạch tại các nước đối tác thương mại của Mỹ sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là các nước châu Âu.

"Miễn là đồng USD không sụp đổ, sự giảm giá dần dần và có trật tự của đồng tiền này là lành mạnh. Đồng USD đã lên giá 40% trong thời kỳ 1995-2002, nên sự giảm giá đang diễn ra là cần thiết để tái cân bằng tỷ giá đồng tiền này", ông C. Fred Bergsten, Giám đốc Viện Kinh tế quốc tế Peterson, nhận xét.

Tuy nhiên, sự suy yếu của USD là một vấn đề mang tính chính trị cao. Thời gian qua, việc tỷ giá USD trượt dài đã châm ngòi cho những đợt công kích mạnh nhằm vào chính quyền Tổng thống Barack Obama. Bà Sarah Palin - cựu ứng phó tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa - và những người khác cùng đảng với bà cho rằng, đồng USD suy yếu đồng nghĩa với một nước Mỹ suy yếu.

"Chúng ta sẽ đánh mất địa vị lãnh đạo thế giới nếu đồng USD không còn là đồng tiền được ưu ái", Thượng nghị sỹ Cộng hòa Jon Kyl của bang Arizona phát biểu. Ông Kyl cũng cho biết, ông kịch liệt phê phá cựu Tổng thống George W. Bush vì đã để đồng USD mất giá. "Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Obama đang làm cho tình hình trợ nên tệ hại hơn thông qua các chính sách chi tiêu và thâm hụt ngân sách khổng lồ", ông Kyl nói.

Theo chiến lược gia thị trường tiền tệ Neil Mellor thuộc công ty BNY Mellon Global Markets tại London, đáng ngại hơn cả, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang nhìn nhận lại địa vị của đồng USD với vai trò đồng tiền dự trữ số 1 của thế giới. Cùng với những nhân tố tại nước Mỹ như lãi suất cơ bản thấp kỷ lục của USD và khoản thâm hụt ngân sách liên bang đang phình to, điều này đang thúc đẩy xu hướng mất giá của USD.

Ngoài ra, mặc dù vẫn duy trì quan điểm ủng hộ đồng USD mạnh, chính quyền Obama chưa phát đi bất kỳ một tín hiệu nào cho thấy họ sẽ có những bước tiến lớn để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ. Xét trong dài hạn, đồng USD yếu có thể giúp khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại kinh niên của nước Mỹ nhờ co hẹp khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, vì tỷ giá USD thấp sẽ giúp hàng hóa Mỹ có sức cạnh tranh cao hơn ở thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, lợi ích này cũng có giá của nó. Giá cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ như thời trang Italy, rượu vang Pháp, dàn âm thanh Nhật... sẽ đắt đỏ hơn, và giá các loại hàng hóa cơ bản trong đó có dầu thô cũng sẽ dựa vào sự đi xuống của tỷ giá USD mà leo thang. USD mất giá là lý do chính đẩy giá dầu tăng vượt mức 75 USD/thùng trong thời gian gần đây, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua xăng xe.

Trước đây, tỷ giá USD còn biến động mạnh hơn. Gần đây nhất, tỷ giá USD giảm sâu trong mùa hè 2008, để rồi tăng mạnh trở lại khi vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào tháng 9/2008 khiến giới đầu tư ồ ạt chuyển vốn sang các loại tài sản Mỹ có độ an toàn cao như trái phiếu kho bạc của nước này.

Ngoài những công kích chính trị, đợt mất giá đang diễn ra của USD còn đi kèm với một trận tranh cãi không kém phần quyết liệt giữa các chuyên gia kinh tế.

"USD yếu là một vấn đề lớn đối với việc làm và mức sống của người Mỹ", ông David Malpass, một nhà kinh tế học làm việc lâu năm ở Phố Wall, đồng thời là một trong những nhà phê bình mạnh mẽ nhất đối với sự suy yếu của USD, phát biểu. "Khi USD mất giá, vốn liếng và sức mua của nước Mỹ sẽ giảm so với phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, rủi ro về việc phải tăng lãi suất và lạm phát cao lại gia tăng", ông Malpass nói.

Tuy nhiên, chuyên gia Bergsten, Giám đốc Viện Kinh tế quốc tế Peterson lại lập luận rằng, đồng USD chỉ đang trở lại với mức giá trị hợp lý so với các đồng tiền khác nếu như nước Mỹ muốn tiếp tục thu hẹp thâm hụt thương mại của mình. Theo ông Bergsten, với đợt giảm giá gần đây, đồng USD đã được định giá hợp lý so với Euro, nhưng cần phải mất giá thêm 10% nữa so với các đồng tiền của châu Á như Yên Nhật để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà xuất khẩu Mỹ.

Mặc dù biến động mạnh so với tỷ giá của nhiều đồng tiền chủ chốt, tỷ giá USD so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc gần đây vẫn chưa có gì thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang tiếp tục duy trì tỷ giá đồng nội tệ ở mức thấp để hỗ trợ các nhà xuất khẩu của nước này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã liên tục tuyên bố, chính quyền Tổng thống Obama ủng hộ chính sách đồng USD mạnh, nhưng thị trường tiền tệ không kỳ vọng nhiều ở việc nước Mỹ sẽ hành động để thực hiện những tuyên bố này, trong đó có việc tăng lãi suất.

"Chính quyền Obama có thể nói là họ muốn đồng USD mạnh. Nhưng ai cũng biết là họ không có phương tiện để hỗ trợ USD. Cục Dự trữ Liên bang không thể sớm tăng lãi suất, mà Nhà Trắng thì không thể sớm cắt giảm thâm hụt ngân sách", ông Mellor thuộc công ty BNY Mellon Global Markets tại London phát biểu.

Nếu đồng USD tiếp tục trượt giá và Euro còn lên giá, điều này có thể làm gia tăng những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu, đặc biệt là với những nước xuất khẩu lớn ở châu lục này như Đức - những quốc gia vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề vì khủng hoảng và suy thoái.

"Sức mạnh của đồng Euro đã đến không đúng lúc chút nào. Nước Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của chúng tôi sau Liên minh châu Âu. Do vậy, USD mất giá là một đòn mạnh giáng vào sự phục hồi của các hãng ôtô và các nhà xuất khẩu công nghiệp", ông Jens Nagel, người đứng đầu bộ phận quốc tế của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Đức tại Berlin, nhận định

Chuyên gia Mellor dự báo, đồng USD sẽ còn trượt giá thêm, xuống mức 1,60 USD tương đương 1 Euro trong thời gian từ nay tới đầu năm 2010. Tại Mỹ, nhiều công ty có quy mô lớn hơn công ty Eastman Machine của anh Stevenson ở đầu câu chuyện đang ra sức tận dụng lợi thế này.

Theo ông Pierre Dufour, Phó chủ tịch điều hành tại Air Liquide, một công ty của Pháp chuyên cung cấp khí gas công nghiệp cho các nhà sản xuất thép, chất bán dẫn... khổng lồ trên khắp thế giới, khi kinh tế toàn cầu phục hồi và các nhà sản xuất đẩy mạnh việc tăng sản lượng, họ sẽ ưu tiên những nhà máy đặt tại các địa điểm có sức cạnh tranh cao hơn, bao gồm các nhà máy ở Mỹ.

"Mọi vấn đề luôn có hai mặt. Một mặt, đồng USD yếu sẽ khiến hàng của chúng tôi tại Mỹ đắt hơn. Nhưng mặt khác, khi các công ty chuyển tới Mỹ làm ăn nhiều hơn, doanh số của chúng tôi tại đó sẽ tăng", ông Carl Martin Welcker, chủ một hãng máy công cụ ở Cologne, Đức, nói.

“Iran và Nga đề xuất không dùng đồng USD trong giao dịch dầu mỏ”





Tổng thống Venezuela cho biết các nước gồm Venezuela, Nga và Iran đang đề xuất loại trừ đồng đôla Mỹ trong các giao dịch dầu mỏ.
Hãng Reuters dẫn lời tổng thống Venezuela Chavez tại vùng Cochabamba (thuộc miền trung Bolivia), nói: “Chúng tôi đang đối thoại về tiến trình này với OPEC. Venezuela đã đồng ý và một số nước khác như Iran và Nga cũng đồng nhất với ý kiến này”.

Tổ chức Xúc tiến Thương mại Iran thông báo kế hoạch tương lai sẽ loại trừ đồng đôla Mỹ khỏi các nguồn thu nhập cũng như dự trữ nước ngoài của quốc gia này.

Kể từ tháng 10/2007, Iran đã thu về 85% thu nhập dầu mỏ bằng nhiều tiền tệ khác nhau. Bởi vậy, Tehran đã nhận quyết định tìm kiếm một tiền tệ thay thế đồng Mỹ kim đối với 15% thu nhập dầu mỏ còn lại.

Việc đồng đôla luôn giữ ở mức thấp và khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vẫn còn dai dẳng đã thôi thúc nhiều nước tiến tới dỡ bỏ tiền tệ này trong các giao dịch thương mại.

Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc, Trung Quốc, Venezuela, Sudan và Nga đang từng bước thay thế đồng đôla trong dự trữ ngoại hối của họ.

Đầu tháng 9/2009, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã đề nghị thay đổi đồng đôla Mỹ bằng đồng EURO trong các tài khoản ngoại hối ở quốc gia này.

Gần đây, nhiều nguồn tin cho biết, các nước thuộc vịnh Ba Tư đã tổ chức các đối thoại mật với Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp nhằm “kết thúc đồng đôla trong các giao dịch dầu mỏ”.

Theo nguồn tin từ phóng viên tờ Độc lập tại Trung Đông, đề xuất này nhằm thay thế đồng đôla Mỹ bằng các đồng tiền trong rổ trong giao dịch dầu mỏ trong vòng 9 năm (từ nay đến năm 2018).

Nhân Dân Tệ tăng giá không có lợi cho kinh tế Trung Quốc





Trong lần trả lời phỏng vấn của THX, một chuyên gia phân tích người Brazil nhận định, nếu trong thời gian ngắn đồng Nhân Dân Tệ tăng giá, sẽ không có lợi cho việc giải quyết thâm hụt thương mại của các nước phát triển cũng như tạo nên những thua lỗ cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo như thống kê của Ngân hàng Thanh khoản quốc tế, từ tháng bảy năm 2005 Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi phương án để tỷ giá hối đoái đồng Nhân Dân Tệ tiếp cận với tỷ giá đồng USD như của trước đây, mà thay vào đó là thực hiện chính sách lấy cung cầu của thị trường làm nền tảng, thực hiện một tỷ giá tiền tệ thả nổi có quản lý. Sau khi thực hiện chính sách tỷ giá tiền tệ thả nổi, tỷ giá đồng NDT trong việc ổn định và tăng giá, đã tăng 21,2% so với tỷ giá đồng USD.

Hiện tại, thế giới bắt đầu xuất hiện một xu hướng mới với áp lực cần tăng giá đồng Nhân Dân Tệ. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành xuất khẩu của Trung Quốc xuất hiện xu hướng tăng, kho dự trữ ngoại hối của nước này cũng vì thế mà tăng lên. Theo các số liệu được công bố gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho đến cuối quý ba năm 2009, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt đến con số 2270 tỷ USD, tăng 19,26% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng quý ba, con số dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng lên là 141 tỷ USD, tiếp tục xu hướng tăng cao của hồi quý hai. Theo nhận định, trong bão tố khủng hoảng tài chính, xu hướng này của Trung Quốc khiến cho các đối tác thương mại phương Tây của nước này càng thêm lo lắng.

Trên thực tế, xu hướng tăng giá của đồng Nhân Dân Tệ, đối với các giao dịch thương mại quốc tế, là cục diện có lợi cho cả hai. Thứ nhất các doanh nghiệp Trung Quốc có thể dựa vào những biến đổi của tỷ giá tiền tệ để tăng cường điều chỉnh cục diện sản xuất và phân phối sản phẩm. Thứ hai, giới doanh nghiệp nước ngoài có thể áp dụng các phương án để ứng phó với cục diện tích cực này, Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nên một khi đồng Nhân Dân Tệ bị tăng giá sẽ để lại những tác động không nhỏ vào nền kinh tế. Hơn nữa, đồng Nhân Dân Tệ cũng sẽ khiến cho cán cân kinh tế của Trung Quốc và các nước phát triển trở nên cân bằng hơn.

Trước đây, Washington cho rằng việc đồng NDT của Trung Quốc đang bị định giá thấp chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng trong nền kinh tế thế giới. Nhiều năm qua, các nhà lập pháp và một số nhóm công nghiệp của Mỹ đã tố cáo Trung Quốc làm suy yếu một cách giả tạo giá trị của đồng NDT để thúc đẩy tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Nguồn tin

Kinh tế Nhật Bản vẫn trong trạng thái nguy hiểm




Mới đây Chính phủ Nhật Bản vừa công bố báo cáo kinh tế tháng 10, mặc dù tình hình kinh tế có dấu hiệu cải thiện, nhưng sự phục hồi còn thiếu tính ràng buộc, không những thế tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng cao không ngừng, cho nên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang trong trạng thái nguy hiểm.
Báo cáo cho biết, mặc dù thị trường châu Á đang có chiều hướng khá tốt, xuất khẩu Nhật Bản đang tiếp tục tăng; sản xuất của các doanh nghiệp cũng có dấu hiệu tích cực, nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn giảm với biên độ chậm; Việc đầu tư thiết bị vẫn giảm xuống, tình hình việc làm ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, chiều hướng khôi phục tiêu dùng cá nhân vẫn đang được duy trì. Do đó, báo cáo cho rằng, mặc dù những phán đoán của các doanh nghiệp đối với tình hình vẫn đang khẩn cấp, nhưng nền kinh tế vẫn đang đi theo chiều hướng tốt,

Liên quan đến chiều hướng kinh tế sau này, theo báo cáo, mặc dù tình hình việc làm đang xấu đi, nhưng trong bối cảnh các nền kinh tế nước ngoài đang được cải thiện, kinh tế Nhật Bản có hy vọng đi theo một chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, cần phải quan tâm chặt chẽ đến các nhân tố rủi ro khiến cho nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm như sự xấu đi tình hình việc làm, sự biến động của nền kinh tế nước ngoài và thị trường vốn tài chính.

Báo cáo còn cho biết, chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp chính sách coi trọng nhu cầu nội địa, cùng với việc thông qua sự chi viện cho các hộ gia đình, mở rộng tiêu dùng, khai thác các lĩnh vực mới, tạo cơ hội việc làm mới, nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Theo báo cáo, muốn tăng cường các cuộc nghiên cứu về tình hình việc làm, thì cần phải vạch ra đối sách cụ thể ứng phó với tình hình thị trường lao động.

Về kinh tế nước ngoài, báo cáo dự đoán, kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ chuyển hướng tích cực từ từ, nhưng việc thắt chặt tín dụng và thất nghiệp gia tăng vẫn là nhân tố nguy cơ cao khiến kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục u ám.

Mỗi tháng một lần, chính phủ nội các Nhật Bản lại công bố một báo cáo kinh tế, chủ yếu là để tiến hành phân tích tổng thể tình hình và chiều hướng kinh tế nội địa cũng như kinh tế thế giới.

Nguồn tin

Bản Tin tư vấn thị trường tiền tệ Eximbank ngày 19/10/2009


Thông Tin Về Thị Trường
Giá USD NHNN17.002 (giảm 1đ)
Giá USD Eximbank17.852– 17.852 – 17.852
Giá vàng Eximbank2.355.000 – 2.361.000
Giá vàng thị trường tự do2.355.000 – 2.361.000
Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ78.92USD/thùng

ĐỒNG USD ĐANG TRONG CUỘC CHIẾN GIÀNH LẠI SỰ PHỤC HỒI

Đồng USD đã trải qua một tuần đầy khó khăn để chống lại áp lực trượt giá và mọi cố gắng đã được đền đáp trong phiên giao dịch cuối tuần khi đồng bạc xanh đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ. Sau khi tiếp tục phá đáy khi thị trường châu Á mở cửa thì giới đầu tư được chứng kiến sự phục hồi ngoạn mục khi thị trường bắt đầu cảm thấy lo ngại cho việc đồng USD liên tục trượt giá.

Mặc dù hiện tại vẫn đang có nhiều lý do khiến chúng ta có thể tin rằng đồng USD có thể sẽ phải tiếp tục gánh chịu những áp lực trượt giá nhưng cũng cần chú ý rằng thời gian mà đồng bạc xanh bước vào giai đoạn vượt bán đã quá lâu. Đây có thể là lý do đầu tiên khiến cho giới đầu tư bắt đầu lo ngại cho xu hướng hiện tại của đồng tiền này. Các chuyên gia phân tích cho biết để có thể khẳng định đồng USD có thực sự quay trở lại đà tăng giá hay không thì nó cần phải tăng ít nhất 3%. Trong khi đó những phát biểu từ các quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong thời gian vừa qua cho thấy Fed sẽ tiếp tục thực hiện chương trình mua các loại chứng khoán có tài sản đảm bảo cũng như sẽ thực thi các chương trình kích thích kinh tế thêm một thời gian nữa đã khiến cho đồng USD liên tiếp phải gánh chịu những áp lực.

Nếu như Fed chưa có những động thái gì cho thấy họ sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt thì khó có cơ hội cho đồng bạc xanh phục hồi. Tuy nhiên việc giá dầu liên tục tăng giá trong thời gian gần đây và đang tiến sát mức 80 USD/thùng có thể sẽ gây không ít áp lực cho Fed trong việc điều tiết nền kinh tế theo chính sách tiền tệ hiện nay. Nhiều nhà đầu tư tự hỏi liệu mức giá dầu cao như hiện nay có thể sẽ khiến cho Fed sẽ dành sự ưu tiên hơn trong cuộc chiến chóng lại lạm phát khi nền kinh tế Mỹ cho thấy đang dần ổn định? Nếu như điều này xảy ra thì khả năng phục hồi của đồng USD là rất lớn. Ngoài ra với đà giảm giá của đồng USD trong thời gian qua có thể sẽ đe dọa đến sức khỏe của các nền kinh tế khác. Do đó liệu các nền kinh tế khác như Canada, Úc, Châu Âu sẽ tiếp tục chấp nhận mối tương quan về tỷ giá của đồng tiền của quốc gia họ với đồng USD như hiện nay? Một số các chuyên gia phân tích cho biết họ đang hy vọng các NHTW khác trên thế giới sẽ có những động thái sẽ giúp đồng tiền của quốc gia họ không tiếp tục tăng giá. Điều này có nghĩa chúng sẽ hỗ trợ đồng USD.

Báo cáo từ TIC trong phiên giao dịch cuối tuần cho thấy nhu cầu của nước ngoài về các loại tài sản dài hạn được định giá bằng đồng USD mặc dù thấp hơn mức mong đợi của thị trường nhưng đã tăng hơn so với kỳ trước. Điều này thể hiện nhu cầu về các loại tài sản dài hạn định giá bằng đồng USD mà tiêu biểu là các loại chứng khoán dài hạn đã và đang thu hút sự chú ý trở lại của giới đầu tư nước ngoài do đó có thể sẽ giúp hỗ trợ cho đồng USD. Điều này cũng thể hiện niềm tin của họ vào viễn cảnh của nền kinh tế Mỹ. Báo cáo cho thấy Pháp đang trở nên quan tâm đến các loại tài sản này hơn cả, tiếp sau đó là Hong Kong, Nhật, Anh và Nga. Trong khi đó sau một thời gian liên tục mua các loại trái phiếu từ Mỹ cùng với đà giảm giá của đồng USD đã khiến cho Trung Quốc đang bắt đầu bán các loại trái phiếu này. Hôm nay không có nhiều dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ nhiều khả năng đà tăng giá của đồng USD vào cuối tuần trước sẽ được tiếp tục duy trì.

VIỆC THIẾU HỤT NHỮNG DỮ LIỆU KHẢ QUAN ĐÃ GÂY ÁP LỰC CHO ĐỒNG EUR

Đồng EUR đã giảm giá trở lại sau nhiều phiên tăng giá liên tục khi những câu hỏi về sự phục hồi của nền kinh tế khu vực châu Âu liên tục được đặt ra. Mặc dù trong thời gian qua chúng ta liên tục tiếp nhận những thông tin cho rằng Pháp và Đức đã chính thức thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhưng những bằng chứng về sự phục hồi đang mất dần. Thặng dư thương mại của khu vực châu Âu đã giảm mạnh xuống mức 1 tỷ EUR tức thấp hơn 5 tỷ EUR so với kỳ trước do hoạt động xuất khẩu giảm 5.8%. Nhập khẩu cũng giảm nhưng chỉ ở mức 1.3%. Điều này khiến cho những lo ngại trong giới đầu tư bắt đầu gia tăng. Rõ ràng việc đồng EUR liên tục tăng giá trong hơn 6 tháng qua đã có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của nền kinh tế khu vực châu Âu. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì NHTW châu Âu (ECB) sẽ khó có thể ngồi yên như hiện nay. Trong thời gian gần đây các phát biểu từ các quan chức ECB đều cho thấy họ chưa vội trong việc tháo gỡ các chương trình kích thích kinh tế đã thực thi trong thời gian qua và cảm thấy an tâm với sức mạnh của đồng EUR như hiện nay. Hôm nay không có bất kỳ dữ liệu kinh tế nào được công bố từ khu vực. Giới đầu tư đang kỳ vọng đồng EUR sẽ tiếp bước đà giảm giá trong phiên giao dịch cuối tuần.

VÀNG SẼ CÒN TRƯỢT GIÁ?

Đồng USD sau khi tiếp cận quanh mức 1043 USD/oz đã bật mạnh trở lại vào cuối phiên giao dịch trên thị trường New York để rồi đóng cửa với một phiên giao dịch tăng nhẹ. Sau khi nhận những áp lực chốt lời của giới đầu tư khi thị trường chứng kiến sự phục hồi của đồng USD thì hoạt động mua vào tăng mạnh khiến cho giá của thứ kim loại quí này bật ngay trở lại quanh mức 1055 USD/oz. Các chuyên gia phân tích cho biết trong mỗi xu hướng tăng giá trên thị trường vàng thì những mức điều chỉnh giảm sâu sẽ tạo cơ sở cho đà tăng giá được bền vững. Việc không thể phá mức kháng cự được đánh giá là tương đối mạnh đã khiến cho giá vàng giảm trở lại. Các chuyên gia phân tích cũng cho biết hiện tại áp lực chốt lời trên thị trường vẫn đang rất mạnh có thể sẽ gây áp lực mạnh cho giá vàng. Hôm nay giới đầu tư kỳ vọng vàng sẽ có một phiên điều chỉnh giảm giá.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tiền tệTrạng tháiMục tiêuDừng lỗ
MuaBán
Vàng 1055.001040.001060.00
EUR 1.49001.48001.4950
GBP 1.63501.61501.6400
AUD 0.91600.90600.9220
JPY 90.5091.5090.00
Ngoại tệBiên độ giao dịch
Hôm trướcDự báo hôm nay
Vàng1042.70 – 1056.751040.00 – 1055.00
EUR1.4845 – 1.49.641.4800 – 1.4900
GBP1.6250 – 1.63971.6150 – 1.6350
AUD0.9120 – 0.92680.9060 – 0.9160
CAD1.0285 – 1.04321.0350 – 1.0500
JPY90.48 – 91.3290.50 – 91.50

(Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)

Thông tinlựợng vàng của SPDR

Nắm giữ vàng của SPDR Gold Trust tiếp tục không thay đổi tại mức 1,109.31 tấn tính đến thời điểm cuối tuần qua và cũng không có bất cứ động thái mua bán nào trong tuần.


Sau khi đã liên tục mua vàng trong 4 ngày giao dịch trước đó và cũng có nhiều lần mua vàng liên tiếp từ đầu tháng 9 thì trong vòng hơn 1 tuần qua lượng vàng nắm giữ của SPDR trở nên khá ổn định hơn.

Trong tuần kết thúc 09/10 SPDR đã mua hơn 10 tấn vàng và tổng lượng nắm giữ của SPDR cũng đã tăng khoảng 14 tấn kể từ đầu tháng 10 đến nay.

Nắm giữ vàng của SPDR từ khi đạt kỷ lục: (Đơn vị: tấn)

07/10: 1,109.31
06/10: 1,100.51
05/10: 1,098.07
02/10: 1,096.55
30/09: 1,095.33
24/09: 1,094.11
21/09: 1,101.73
16/09: 1,086.48
14/09: 1,078.85

04/09: 1,077.63
03/09: 1,078.61
02/09: 1,063.36
25/08: 1,061.83
21/08: 1,066.41
11/08: 1,065.49
10/08: 1,068.55
07/08: 1,068.90
29/07: 1,072.87
28/07: 1,083.25
22/07: 1,086.61
21/07: 1,092.41

17/07: 1,094.54
16/07: 1,094.85
14/07: 1,094.54
08/07: 1,109.81
06/07: 1,120.19
30/06: 1,120.55
25/06: 1,125.74
22/06: 1,131.24
05/06: 1,132.15
03/06: 1,132.50
01/06: 1,134.03 – mức kỷ lục

Cảnh quan ngân hàng Âu – Mỹ: Phân định kẻ thắng người thua

Từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thường được xem là bắt đầu với sự phá sản của ngân hàng kinh doanh Lehman Brothers vào ngày 14.9.2008, cảnh quan ngân hàng Âu Mỹ thay đổi toàn diện và cho đến nay vẫn chưa ổn định, nhưng trong đó ta đã thấy được “kẻ thắng” và “người thua” ở hai bên bờ Đại Tây Dương.

Kẻ thắng

Ở Mỹ, Goldman Sachs (GS) rõ ràng ở trong số những ngân hàng thắng lợi. Được thành lập vào năm 1869. GS có quan hệ với chính quyền Mỹ mật thiết đến mức nhiều nhà lãnh đạo của GS đã nối tiếp nhau trở thành các bộ trưởng Tài chính, cố vấn kinh tế… cho các tổng thống Mỹ, đặc biệt từ thời Bill Clinton trở đi. Nhiều nhà quan sát cho rằng, do thế lực chính trị rất lớn của nó, từ nay GS sẽ ngự trị trên Wall Street, dù nó chỉ đứng thứ năm trong số các ngân hàng Mỹ với thị giá vốn cổ phần (TGVCP) là 91,89 tỉ USD, Trong quý 2 vừa qua, ngay giữa sự suy thoái của kinh tế thế giới, tiền lời của GS đã tăng thêm 65% so với một năm trước đó. GS tiết lộ sẽ thưởng đến 11,4 tỉ USD cho nhân viên vào đầu năm 2010, chỉ riêng cho quí 1/2009!

Nhờ mua được ngân hàng tiền gởi Washington Mutual ngay giữa sự đình đốn tài chính vào tháng 9.2008, JP Morgan Chase trở thành ngân hàng lớn nhất của Mỹ với TGVCP lên đến 167,1 tỉ USD. JP Morgan Chase vượt lên đứng ngang hàng với Bank of America hay Wells Fargo trên thị trường nghiệp vụ ngân hàng lẻ, với thị phần lên đến 10% tiền gởi ngân hàng.

Ở Anh, Barclays (TGVCP: khoảng 47 tỉ USD) được xem là kẻ thắng lợi. Nhờ táo bạo mua lại các hoạt động của Lehman Brothers ở châu Âu với một số tiền tượng trưng, Barclays đã thu được nhiều cái lợi: Từ 12.000, số nhân viên Barclays vượt lên 20.000. Chẳng những thế, ngay trong một bối cảnh thất nghiệp trầm trọng, Barclays dự kiến tuyển dụng 800 nhân viên trong năm 2009 để phát triển các hoạt động tư vấn về hợp nhất và mua công ty, cũng như trên các thị trường vốn.

Cuối cùng tưởng cũng nên nhắc đến ngân hàng Pháp BNP Paribas (TGVCP: khoảng 70 tỉ USD). Chỉ trong vòng hai năm, ngân hàng này đã từ vị trí thứ 9 của thế giới vượt lên vị trí thứ bảy (chưa kể đến các ngân hàng khổng lồ của Trung Quốc). Sự phát triển của ngân hàng này gắn liền với việc mua lại ngân hàng Fortis của Bỉ.

Người thua

Trong số các ngân hàng thua thiệt, trước hết phải kể đến Citigroup. Trước đây được xem là siêu thị dịch vụ tài chính lớn nhất của Mỹ, Citigroup đã suy sụp đột ngột đến mức nhiều người bàng hoàng. TGVCP của Citigroup (hiện nay khoảng 105,5 tỉ USD) đã giảm đến 55,5 % so với tháng 10.2007, dù đã được nhà nước Mỹ cứu trợ bằng cách mua lại đến 36% TGVCP.

Ở phía đông Đại Tây Đương, các hệ thống ngân hàng ở Iceland, Anh và Bỉ bị khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Riêng ở Thuỵ Sĩ, ngân hàng UBS đã bị mất rất nhiều uy tín. Để trở thành ngân hàng kinh doanh số một của thế giới, trong các năm qua ngân hàng này đã ồ ạt đầu tư vào các sản phẩm tài chính “độc hại” liên quan đến các tín dụng thế chấp đầy rủi ro của Mỹ (subprime) ngay cả sau mùa hè 2007, khi không ít người đã cảm nhận được là ngọn gió subprime đã trở chiều. Kết quả là UBS đã bị lỗ nặng nề nên đã phải sa thải hàng ngàn nhân viên.

Hai ngân hàng châu Âu khác cũng đã bị thiệt hại khá lớn là Deutsche Bank (Đức) và Société Générale (Pháp).

Thực ra còn quá sớm để đánh giá thật đúng thực lực của các ngân hàng Âu Mỹ, trước hết vì các ngân hàng còn chưa thanh toán xong các thiệt hại khổng lồ do nợ dưới chuẩn cũng như do các món nợ đáng ngờ gây ra cho các bảng tổng kết tài sản của chúng. Tiếp theo bởi vì các cải cách mà chính phủ các nước đang chuẩn bị với các ngân hàng trung ương nhằm tăng cường các quy tắc áp dụng cho các ngân hàng, chắc chắn sẽ gây thêm nhiều tốn kém cho khu vực tài chính.

Tổng hợp tin thế giới 19-10

Giá vàng tăng trở lại sau áp lực chốt lời

Giá vàng vào đầu giờ sáng nay (19/10) trên thị trường châu Á đã quay đầu tăng trở lại sau khi giảm mạnh cuối tuần trước và rời khá xa mức cao kỷ lục 1.072 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 tính tới 6h30 sáng 19/10 trên thị trường châu Á tăng 4,4 USD (+0,42%) lên 1.055,9 USD/thùng.

Trước đó, vàng đã lập đỉnh cao là 1.072 USD/ounce vào ngày 14/10.

Vàng tăng trở lại chủ yếu do các nhà đầu tư bắt đáy mua vào sau khi vàng giảm gần 30 USD cuối tuần trước. Hầu hết các chuyên gia vẫn dự đoán các đồng tiền chủ chốt, trong đó có USD sẽ còn giảm giá trong bối cảnh lạm phát có thể leo thang bất cứ lúc nào.

Trong một số dự báo gần đây của nhiều tập đoàn tài chính và công ty tư vấn lớn, vàng có thể sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Theo dự báo của các chuyên gia phân tích của CPM Group - một tập đoàn nghiên cứu, tư vấn và quản lý đầu tư trong lĩnh vực hàng hoá, có trụ sở tại New York - Mỹ, vàng có thể sẽ lên 1.200 USD/ounce vào cuối năm nay do đồng USD còn tiếp tục suy yếu.

Trong khi đó, theo dự báo của Ngân hàng Bank of America - một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, vàng sẽ lên 1.500 USD/ounce nếu giá dầu lên 100 USD/thùng. Và theo Bank of America việc giá dầu sẽ lên 100 USD là khó tránh khỏi trong năm 2009.

Trên thực tế, giá dầu đang có xu hướng tăng rất mạnh. Mở đầu tuần mới, dầu đang lên sát 79 USD/thùng.

Giá dầu lên gần mức cao nhất một năm qua

Giá dầu vào đầu giờ sáng 19/10 trên thị trường châu Á đang được giao dịch ở gần mức cao nhất một năm qua do nhu cầu đầu tư vào dầu tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau suy thoái.

Theo khảo sát của Bloomberg, một báo cáo được công bố hôm nay (19/10) có thể sẽ cho thấy niềm tin của những doanh nghiệp xây dựng nhà cửa của Mỹ - nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - đứng ở mức cao nhất 17 tháng qua.

Trước đó, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Abdalla El-Badri đã khẳng định với tờ báo Wall Street Journal, rằng OPEC sẽ không tăng sản lượng khai thác dầu bởi hiện tại không có hiện tượng thiếu dầu mà giá tăng là do đầu cơ.

Đây là những yếu tố khiến nhu cầu đầu tư vào dầu tiếp tục tăng cao và kéo giá lên.

Giá dầu giao tháng 11 trên sàn New York tính tới 6h15 sáng 19/10 (giờ Việt Nam) tăng gần 0,4 USD lên 78,92 USD/thùng.

Trong phiên cuối tuần qua dầu đã tăng vọt và lên mức 78,53 USD/thùng do Mỹ công bố tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng trước tăng vượt dự báo của các nhà kinh tế.

Dầu biến động trong khoảng 65,05 tới 75 USD/thùng trong suốt thời gian kể từ 1/8 cho tới 15/10.

Mất cân bằng tài chính sẽ đe dọa đồng USD

Ngày 15/10, ông Alan Greenspan đã trả lời với các ký giả tại Ủy ban quan hệ đối ngoại Mỹ rằng, về lâu dài, thâm hụt ngân sách tài chính Mỹ có thể sẽ lớn hơn so với quy mô dự tính đã rơi ở mức kỷ lục hiện tại. Ông còn cho biết thêm, vấn đề bội chi ngân sách sẽ tiếp tục gây áp lực lên đồng USD, đồng thời khiến chi phí vay vốn đứng trước nhiều áp lực.

Theo lời ông Greenspan, nếu chính phủ Mỹ không giải quyết được vấn đề mất cân bằng tài chính lâu dài, đồng USD sẽ khó mà duy trì được vị trí hiện tại trong hệ thống tài chính toàn cầu; Nếu vấn đề tài chính không được giải quyết, sẽ phát sinh ra vấn đề mang tính “hiểm họa”.

Trả lời câu hỏi mà các nhà báo đưa ra, ông Greenspan cho biết, ông vẫn kiên quyết theo chủ trương thị trường tự do, ông cho rằng, hệ thống tín dụng Mỹ cần phải cải cách, nhưng không cần phải cải tổ hoàn toàn. Ông còn chỉ ra rằng, tình trạng các doanh nghiệp trong hệ thống tài chính vì “quá lớn mà không thể phá sản” là một vấn đề nghiêm trọng, nó đã đi ngược lại nguyên tắc thị trường, cần phải giải quyết triệt để.

Theo ông Greenspan, ông không cảm thấy lo lắng về mức độ lạm phát gần đây. Ông cho rằng: “Tôi không quá lo lắng đến chiều hướng sụt giảm trong thời gian gần đây của đồng USD. Bởi do tác dụng bến đỗ an toàn của đồng USD, tỷ giá đồng USD đã tăng mạnh”.

George Soros: KT Mỹ có thể cản đường tăng trưởng thế giới

Nhà đầu tư tỷ phú George Soros hôm Thứ Năm cho biết “hệ thống tiền tệ” hiện tại của thế giới đang đối mặt với nhiều nguy cơ và cần phải có các quy tắc mang tính toàn cầu.

Các nước Mỹ Latin sắp có đồng tiền chung

Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Bolovia cho châu Mỹ (ALBA) ở Bolivia, các nhà lãnh đạo Mỹ Latin ngày 17-10 nhất trí xây dựng một đồng tiền khu vực nhằm giảm việc sử dụng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Đồng tiền chung được gọi là Sucre, mang tên Jose Antonio de Sucre, người Ecuador, vị anh hùng đã sát cánh cùng Simon Bolivar hồi đầu thế kỷ 19 trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chung của Mỹ Latin.

Tổng thống nước chủ nhà Bolivia, Ngài (Evo Morales đã vui mừng thông báo văn kiện về việc thiết lập đồng Sucre được thông qua và loại tiền mới sẽ được phát hành đầu năm 2010.

Trước đó, tại hội nghị cấp cao bất thường của ALBA ở Venezuela tháng 4-2009, một trong những trọng tâm là bàn biện pháp ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổ chức ALBA đã thông qua việc thành lập đồng tiền chung mang tên “Sucre” nhằm thúc đẩy thương mại nội khối và tránh lệ thuộc vào “sự độc quyền” của đồng USD. ALBA gồm Cuba, Venezuela, Bolovia, Nicaragua, Ecuador, Dominica, Honduras và Saint Vincent, Grenadines, Antigua và Barbuda.

Nhỏ bé như quốc đảo Antigua và Barbuda trong khu vực, dân số có chưa tới 8,5 vạn người, diện tích 442 km2, GDP đầu người 12.600 USD/năm, vốn lưu hành đồng nội tệ riêng là đôla Đông Caribe (XCD) rất nhỏ bé và không đáng kể. Sắp tới, đồng Sucre lưu hành là một cơ hội để quốc đảo Antigua và Barbuda nhỏ bé và xinh đẹp không quá phụ thuộc hoàn toàn vào USD trong thương mại khu vực. Đồng tiền chung Sucre bởi thế được kỳ vọng như sự cộng hưởng sức mạnh kinh tế của các quốc gia khu vực Mỹ Latin.



Chính phủ các quốc gia châu Âu có thể sẽ phải chia sẻ chi phí giải cứu các ngân hàng

Cuộc khủng hoàng tài chính đã đẩy nhiều tổ chức tài chính mang tầm quốc tế phải yêu cầu sự cứu trợ từ các chính phủ. Và theo lời kêu gọi của liên minh châu Âu thì các quốc gia phải phối hợp chia sẻ về mặt tài chính trong các gói cứu trợ này.

Mỹ phát hiện vụ lừa đảo giao dịch nội gián lớn nhất trong lịch sử

Lại thêm 1 vụ lừa đảo giao dịch nội gián quy mô lớn trong lịch sử vừa được phát hiện tại Mỹ. Điều này đã buộc các nhà làm luật nước này chú trọng hơn đến cái gọi là tính hiệu quả của luật giao dịch chứng khoán Mỹ.

Chính phủ Latvia đưa ra bản dự thảo ngân sách năm 2010

Sau khi xuất hiện những yêu cầu về việc chính phủ Latvia cần phải thông qua kế hoạch ngân sách năm 2010 nhằm tránh sự phản ứng tiêu cực từ thị trường, vừa qua chính phủ quốc gia vùng Đông Âu này đã thống nhất về kế hoạch ngân sách năm 2010 của họ, và hiện tại chỉ chờ sự thông qua của quốc hội.

Peru: Trung tâm mới của nạn chế tiền giả

Peru hiện đang phải đối mặt với 1 vấn nạn lớn là nạn làm tiền giả. Chỉ trong năm nay, các quan chức nước này đã phát hiện và tịch thu ít nhất 40 triệu đô la tiền giả. Điều này đang dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh tại đây.

Nhật Bản: Tokyo Sky Tree Tower sẽ là toà tháp cao nhất Đông Á

Theo công bố của công ty xây dựng Tobu, chủ thầu của dự án tòa tháp Tokyo Sky Tree Tower, tòa tháp này sẽ trở thành toà tháp cao nhất Đông Á khi nó được hoàn thành vào năm 2011.

Pháp: Nông dân biểu tình phản đối giá nông sản xuống thấp

Đối với nông dân các quốc gia châu Âu thì mùa vụ bội thu lại càng làm trầm trọng thêm tình cảnh của họ khi mà giá các sản phẩm nông sản càng giảm xuống thấp khiến cho nhiều nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Tại Pháp, nông dân chọn giải pháp biểu tình để thể hiện sự phẫn nộ.

Công ty Repsol của Tây Ban Nha phát hiện mỏ dầu và khí gas lớn ngoài khơi Venezuela

Repsol YPF, công ty dầu khí lớn nhất Tây Ban Nha cho biết các cuộc khảo sát đối với các mỏ khí gas tự nhiên ngoài khơi Venezuela được tiến hành với công ty Eni Spa đã cho thấy có dầu thô tại đây. Theo chính phủ Venezuela, phát hiện mới này sẽ giúp thúc đẩy việc khai thác tại đây.

Mỹ: TT Obama kêu gọi tinh thần tình nguyện vì cộng đồng

Ngày 16 tháng 10, TT Obama đã có chuyến viếng thăm đến đại học A&M thuộc bang Texas nhằm kêu gọi các hoạt động vì cộng đồng.

Mỹ: Ngân hàng Bank of America báo cáo mức thua lỗ theo quý lên tới 1 tỷ USD

Hôm 16 tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Bank of America đã báo cáo mức thua lỗ theo quý lên tới 1 tỷ USD khi tiêu dùng tín dụng thua lỗ làm sụt giảm doanh thu từ đầu tư của ngân hàng này. Điều này càng trở nên trầm trọng khi ngân hàng này vẫn cần dựa vào sự trợ giúp của chính phủ.