23 tháng 10, 2009

Bản tin tư vấn thị trường tiền tệ Eximbank ngày 23/10/2009


Thông Tin Về Thị Trường
Giá USD NHNN17.006 (giảm 1đ)
Giá USD Eximbank17.856– 17.856 – 17.856
Giá vàng Eximbank2.387.000 – 2.392.000
Giá vàng thị trường tự do2.385.000 – 2.390.000
Giá dầu thị trường Nymex – Mỹ81.66USD/thùng

BÁO CÁO LỢI NHUẬN TIẾP TỤC ĐẨY ĐỒNG USD TRƯỢT GIÁ

Đồng USD đã tiếp tục thất bại trong cuộc chiến giành lấy sự phục hồi khi giảm mạnh vào cuối phiên giao dịch trên thị trường New York. Đồng USD đã trượt giá so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ khi những kỳ vọng về khả năng sẽ suy trì mức lãi suất thấp như hiện nay sẽ còn tiếp tục kéo dài. Trước đó đồng USD đã phục hồi trở lại khi những dữ liệu được công bố trên thị trường Mỹ không khả quan khiến cho niềm tin vào nền kinh tế trợt giảm sút. Số người thất nghiệp đã tăng trở lại so với kỳ trước khi được công bố ở mức 531 nghìn người cao hơn nhiều so với mức dự báo. Tuy nhiên những báo cáo lợi nhuận khả quan từ các doanh nghiệp của Mỹ đã lấn át thông tin trên khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi việc nắm giữ đồng USD. Travelers, 3M, McDonald đều có những kết quả kinh doanh quý III ấn tượng. Điều này đã khiến các chỉ số chứng khoán đồng loạt tăng điểm, mức độ tăng điểm lên dần khi càng đến gần cuối phiên giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng 1.1% lên mức 1092.91 điểm tại thị trường New York. Chỉ số S&P 500 như vậy lấy lại được một nửa số điểm đã mất trong 2 ngày giao dịch vừa qua. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 131.95 điểm tương đương 1.3% lên mức 10081.31 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0.7% lên mức 2165.29 điểm.

Giá nhà toàn quốc của Mỹ tiếp tục suy yếu sau khi có những mức tăng ấn tượng trong kỳ trước. Điều này cũng đã được dự báo trong Beige Book của Fed được công bố vào rạng sáng thứ 5. Hôm nay những dữ liệu kinh tế tại khu vực nhà đất tiếp tục sẽ thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi doanh số nhà cũ sẽ được công bố. Những dự báo không mấy khả quan từ dữ liệu này có thể sẽ giúp cho đồng USD phục hồi trở lại nếu không bị những ảnh hưởng từ các báo cáo lợi nhuận của Microsoft, Honeywell làm ảnh hưởng.

NHỮNG PHÁT BIỂU CỦA CÁC QUAN CHỨC BOE VẪN CÒN SỨC ẢNH HƯỞNG

Đồng GBP đã tiếp tục tăng giá so với đồng USD trong phiên giao dịch hôm qua khi bất chấp những dữ liệu kinh tế được công bố từ Anh Quốc không khả quan. Doanh số bán lẻ đã giảm mạnh so với mức mong đợi của thị trường đã khiến cho giới đầu tư tháo chạy khỏi việc nắm giữ đồng tiền này khi thị trường châu Âu mở cửa. Tuy nhiên cũng từ đó đồng GBP đã quay trở lại đà tăng giá để rồi kết thúc phiên giao dịch với mức cao nhất trong hơn 5 tuần qua. Điều này được cho là do sức ảnh hưởng từ những phát biểu gần đây của các quan chứ NHTW Anh (BoE) liên tục ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong kết quả cuộc họp của MPC được công bố trong phiên giao dịch hôm thứ tư đã cho thấy hầu hết các quan chức của Ủy ban tiền tệ của BoE đều cho rằng BoE có thể sẽ không tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp như hiện tại trong thời gian tới. Hôm nay mọi sự chú ý sẽ hướng đến báo cáo GDP của Anh với nhiều dự báo tương đối khả quan có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đà tăng giá của đồng tiền này.

KỲ VỌNG ĐIỀU CHỈNH CỦA EUR/USD

Sau khi liên tục duy trì trên mức 1.5000, thị trường đang có dầu hiệu kỳ vọng cho sự điều chỉnh của đồng EUR so với đồng bạc xanh. Hôm qua, sau khi mở cửa phiên giao dịch với mức giá 1.5015, đã có lúc EUR/USD giảm xuống mức thấp nhất 1.4943 do những thông tin quan trọng liên tục không được khả quan so với dự báo trong khu vực này. Điển hình có thể thấy, tài khoản vãng lai của khu vực giảm -1.3B thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng 1.9B; doanh số bán lẻ của Italia giảm nhẹ -0.1% so với kỳ vọng 0.0%. Mức điều chỉnh này được duy trì tới cuối phiên Chầu Âu và đầu phiên giao dịch trên thị trường New York, khi mà chỉ số thất nghiệp của Mỹ được công bố thấp hơn nhiều dự kiến đã giúp cho EUR/USD tiếp tục đà giảm của mình. Hôm nay những thông tin quan trọng khi chỉ số PMI của Đức, Pháp được công bố với nhiều dự báo không khả quan có thể sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của đồng EUR.

GIÁ VÀNG BIẾN ĐỘNG KHÓ LƯỜNG

Giá vàng đã có những biến động thất thường trong phiên giao dịch hôm qua khi nhận những tác động trái ngược đến sức khỏe của đồng USD. Mở đầu phiên giao dịch trên thị trường châu Á, giá vàng liên tục giảm điểm khi đồng USD nhận được sự hỗ trợ từ mức thấp. Đà giảm giá này càng được củng cố khi thị trường đón nhận những thông tin không khả quan từ thị trường lao động. Số người thất nghiệp trong tuần trước đã tăng trở lại trên mức 530 nghìn người đã khiến cho giới đầu tư cảm thấy lo ngại khiến họ tìm đến đồng USD và đẩy giá vàng tiến sát móc 1052 USD/oz. Tuy nhiên cũng từ đây giá vàng có những biến động tăng giảm thất thường khi thị trường đóng nhận những báo cáo lợi nhuận quí III của các doanh nghiệp Mỹ. Travelers, 3M, McDonald đều có những báo cáo khả quan về lợ nhuận quí III đã giúp cho giới đầu tư cảm thấy vững tin trở lại và khiến cho họ tăng mức độ chấp nhận rủi ro để tìm đến những kênh đầu tư hiệu quả hơn. Một cuộc tháo chạy khỏi việc nắm giữ đồng USD đã diễn ra vào cuối phiên giao dịch trên thị trường New York khiến cho vàng quay trở lại quanh mức 1060 USD/oz. Như vậy hiện tại giá vàng đang điều chỉnh trong biên độ 1045 – 1065 và dường như chưa có dấu hiệu cho vàng bứt phá khỏi vùng này. Hôm nay những dữ liệu từ khu vực nhà đất và kết quả kinh doanh của Microsoft, Honeywell sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tiền tệTrạng tháiMục tiêuDừng lỗ
MuaBán
Vàng 1063.001053.001070.00
EUR 1.50501.49501.5100
GBP1.6600 1.67001.6550
AUD 0.93000.92000.9350
JPY 91.5092.5091.00
Ngoại tệBiên độ giao dịch
Hôm trướcDự báo hôm nay
Vàng1051.25 – 1061.351053.00 – 1063.00
EUR1.4941 – 1.50361.4950 – 1.5050
GBP1.6485 – 1.66351.6600 – 1.6700
AUD0.9182 – 0.92960.9200 – 0.9300
CAD1.0414 – 1.05421.0400 – 10500
JPY90.77 – 91.7191.50 – 92.50

(Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)

Tổng hợp tin thế giới 23-10

Cổ phiếu tài chính dẫn đường Wall Street

Loạt kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng thị trường từ các blue-chip như Travelers, AT&T, McDonald's và 3M đã giúp Dow Jones nhẹ nhàng quay trở lại trên mốc 10,000 điểm cũng như trấn an tâm lý giới đầu tư về mùa công bố báo cáo tài chính đang diễn ra.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng mạnh 131.95 điểm (1.33%) lên 10,081.31 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 11.51 điểm (1.06%) đóng cửa tại 1,092.91 điểm. Chỉ số Nasdaq nhận thêm 14.56 điểm (0.68%) lên 2,165.29 điểm.

Cổ phiếu tài chính là nhóm ngành tăng điểm mạnh nhất và dẫn dắt thị trường khởi sắc sau khi nhà bảo hiểm Travelers nâng triển vọng cho cả năm nay và ngân hàng địa phương PNC công bố kết doanh thu và lợi nhuận vượt kỳ vọng. Chỉ số ngân hàng KBW Bank tăng vọt 3.4%.

Góp phần củng cố thêm niềm lạc quan của thị trường còn có nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, William Dudley. Theo đó, ông cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể không bị thua lỗ trong chương trình cứu trợ khẩn cấp mà FED đã bơm vào hệ thống tài chính để đối phó với khủng hoảng.

Hơn nữa, FED còn đề xuất kế hoạch cải tổ chính sách lương thưởng tại 28 ngân hàng lơn nhất nước này. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm hạn chế các tác nhân vốn đã làm cho cuộc khủng hoảng tín dụng ngày thêm trầm trọng.

Thêm vào đó, “cố vấn đặc biệt” của chính quyền Obama đã kêu gọi 7 ngân hàng nhận nhiều tiền cứu trợ nhất phải cắt giảm 50% thù lao đối với các giám đốc điều hành.

Hai nhận định này không ảnh hưởng nhiều đến thị trường có lẽ vì các vấn đề này đã được thảo luận trong nhiều tháng qua.

Ngoài ra, loạt báo cáo tài chính khả quan từ các công ty thành viên chỉ số Dow Jones như 3M, AT&T McDonald's cũng như lợi nhuận vượt kỳ vọng của bán lẻ trực tuyến Amazon.com công bố sau giờ giao dịch giúp củng cố thêm niềm tin rằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp đã ổn định trở lại.

Thị trường biến động trong suốt một tuần qua với việc chỉ số Dow Jones liên tục phá vỡ và tụt khỏi mốc 10,000 điểm, trong khi đó S&P 500 cũng dao động quanh mốc 1,100 điểm. Cả hai chỉ số chính này, cũng như Nasdaq đều đang ở mức cao nhất trong gần một năm qua.

Như vậy với việc thị trường tăng mạnh trở lại sau 2 phiên giảm điểm chứng tỏ rằng các đợt điều chỉnh chỉ mang tính tạm thời và luôn là cơ hội để nhà đầu tư mua vào. Và đây cũng chính là xu hướng mà thị trường đã xác lập trong Tháng 10 vừa qua, đáp ứng được nhu cầu mua vào của một bộ phận nhà đầu tư trễ tàu.

Như vậy, cho đến thời điểm này đã có 167 công ty thành viên S&P 500 (tương đương 33%) công bố kết quả kinh doanh. Theo số liệu của Thomson Reuters, tổng lợi nhuận giảm 19.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính tổng thu giảm 10% so với cùng kỳ 2008.

Theo thông tin kinh tế được công bố trong ngày, số người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tăng lên 531,000 đơn, cao hơn so với mức 520,000 đơn trong tuần trước đó và dự đoán của thị trường là 515,000 đơn. Số người nằm trong diện nhận trợ cấp thất nghiệp giảm từ 6.02 triệu người xuống 5.92 triệu người trong tuần trước, thấp hơn dự đoán 5.97 triệu người của các nhà kinh tế.

Lợi tức trái phiếu kho bạc tăng từ 3.38% lên 3.42%, giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ giảm 18 cent xác lập mốc 81.19 USD/thùng.

Đồng USD tăng so với đồng JPY và giảm so với đồng EUR. Giá vàng giao Tháng 12 giảm mạnh 5.9 USD/oz xuống 1,058.60 USD/oz.

Đêm qua, chứng khoán Châu Âu giảm điểm, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1%, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 1.4%, chỉ số DAX của Đức lùi 1.2%. Chứng khoán Châu Á cũng đi xuống trong phiên giao dịch ngày 22/10.

'Sốc' với lợi nhuận quý của các đại gia công nghệ

Lợi nhuận và doanh thu trong quý mới nhất của Apple đã vượt xa dự đoán của giới chuyên gia một cách ngoạn mục, khi mà lượng tiêu thụ của iPhone lẫn máy tính Mac đều cao kỷ lục so với trước đây. Ngay lập tức, giá cổ phiếu của hãng cũng nhảy vọt lên mức "đỉnh" trong lịch sử thành lập hãng.

Hiện là "thành tố chủ lực" trong cơ cấu doanh thu của Apple, lượng tiêu thụ của máy tính Mac đã tăng vọt tới 17% so với cùng kỳ năm trước, một bước tiến ngoạn mục hơn dự đoán rất nhiều. Còn yếu tố duy nhất cản trở sự tăng trưởng chóng mặt của iPhone chính là việc... năng lực sản xuất hạn chế, không đủ để đáp ứng nhu cầu tại các thị trường quốc tế.

"Sức hút đột biến của Mac quả thực khiến người ta ngỡ ngàng. Mac và iPhone tiếp tục tăng trưởng, tiếp tục mở rộng thì phần dù giá bán của chúng thuộc loại cao ngất ngưởng", chuyên gia Barry Jaruzelski của hãng Booz & Co thốt lên.

Trước khi Apple công bố kết quả kinh doanh quý III, người ta cứ ngỡ iPhone sẽ là minh tinh sáng nhất. Nhưng trên thực tế, doanh số tiêu thụ của iPhone chỉ tăng 7% lên 7,4 triệu, thấp hơn một chút so với dự đoán của phố Wall.

Giành trọn vị trí ngôi sao và mọi sự chú ý chính là chiến mã Mac, một sản phẩm kiên nhẫn và bền bỉ "nhặt nhạnh thị phần" suốt những năm qua. Kết quả kinh doanh "hoành tráng" này được công bố chỉ vài ngày trước khi đối thủ Microsoft chính thức xuất xưởng hệ điều hành Windows mới nhất, không hiểu vô tình hay cố ý.

Trong ba tháng hè, Apple đã bán được tổng cộng 3,05 triệu máy tính Mac (giới chuyên gia dự đoán 2,8 triệu máy). Riêng máy tính xách tay Mac đã chiếm tới 35%, trong bối cảnh thị trường PC toàn cầu lao đao, lừng chừng và khốn đốn.

"Apple chính là câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục và hấp dẫn nhất trong lĩnh vực công nghệ tại thời điểm này. Cổ phiếu của họ cũng là một trong những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Tôi dám cá là nó có thể lên tới 250 USD/cổ phiếu trong vòng 6-9 tháng nữa", bà Jane Snorek, chuyên gia của First American Funds bình luận. "Chắc chắn Apple sẽ có một mùa Giáng sinh hỉ hả".

Quý tài khóa mới nhất của Apple đánh dấu sự trở lại nhiệm sở của Giám đốc điều hành Steve Jobs. Thầy "phù thủy" của làng công nghệ đã phải tạm vắng mặt tại công ty trong 6 tháng để điều trị ghép gan. Trong suốt thời gian ông vắng mặt, Apple đã cho thấy khả năng chống chọi lại với suy thoái kinh tế, bất chấp việc những đối thủ sừng sỏ như RIM và Nokia đều chấp chới chìm nổi.

"Số lượng máy tính Macs bán được cho thấy Windows 7 không phải là mối đe dọa với Apple", chuyên gia Shannon Cross của Cross Research nhận định. "Đây là một kết quả kinh doanh mang tính hiện tượng".

Hy vọng tràn trề, kết quả xuất sắc

Theo hãng nghiên cứu IDC, Apple hiện nắm giữ khoảng 9,4% thị trường máy tính cá nhân tại Mỹ. Lãi ròng trong quý của hãng đã tăng lên mức 1,67 tỷ USD, tương đương 1,82 USD/cổ phiếu. Để so sánh, cùng kỳ năm ngoái hãng chỉ bỏ túi 1,14 tỷ USD, tương đương 1,26 USD/cổ phiếu mà thôi. Còn phố Wall thì dự đoán Apple sẽ lãi khoảng 1,42 USD/cổ phiếu.

Doanh thu của hãng cũng tăng tương ứng 25% lên 9,87 tỷ USD, bỏ khá xa mức dự đoán trung bình của giới phân tích là 9,2 tỷ USD.

Giá cổ phiếu của hãng hiện đang đứng ở mức 204 USD, cao nhất từ trước tới nay. (Mức giá cao kỷ lục mà cổ phiếu Apple đạt được trước đây là 202,96 USD, vào ngày 27/12/2007).

Trước ngày kết quả kinh doanh được công bố, một số nhà phân tích cho rằng giới đầu tư đã quá kỳ vọng và trông đợi vào Apple, khiến cho cổ phiếu hãng này tăng giá gấp đôi riêng trong năm nay, cao gấp 31 lần so với mức giá 16 USD của cả Nokia lẫn RIM. Nhưng sau khi Apple xuất hiện trên bản tin tài chính, mọi sự hoài nghi đã bị dẹp tan.

Nhìn về tương lai, Apple cho biết sức cầu đã "đè bẹp" nguồn cung tại hầu hết các thị trường đang kinh doanh iPhone 3GS. Quý tới, hãng sẽ tiếp tục tung iPhone 3GS tại Trung Quốc, thị trường di động lớn nhất thế giới. "Chúng tôi rất bất ngờ với sức cầu của thị trường", Giám đốc quản lý Tim Cook thừa nhận.

"Dù biết rằng Apple đang tăng thị phần ở hai hạng mục PC và điện thoại, song vẫn thật ngạc nhiên khi thấy phong độ xuất sắc thế này", bà Cross nói thêm. "Mac đang đạt đà tăng trưởng rất nhanh, nhanh hơn toàn bộ thị trường trong cả hai quý qua".

Apple cho biết việc hệ điều hành Mac mới mang tên Báo tuyết xuất xưởng đã giúp doanh số của Mac vượt qua cột mốc 3 triệu máy, dù cho giá bán trung bình của các sản phẩm dán nhãn Quả táo không dưới 1200 USD.

iPhone hiện chiếm 22% thị trường smartphone Mỹ, chỉ đứng thứ hai sau BlackBerry (51%) và đứng trên rất nhiều tên tuổi đại gia kỳ cựu khác. "Chúng tôi đang có một danh mục sản phẩm rất mạnh cho mùa Giáng sinh và một số sản phẩm mới tuyệt vời cho năm 2010", Apple hứa hẹn.

Duy chỉ có doanh số tiêu thụ của máy nghe nhạc iPod là giảm 8% xuống còn 10,2 triệu máy, dù cho Apple đã mở một đợt giảm giá mạnh hồi đầu tháng 9.

Yahoo - nắng đẹp

Cũng tận hưởng những ngày nắng đẹp không kém là Yahoo, gã khổng lồ Web vừa trải qua một thời kỳ "bảy nổi ba chìm" đến điêu đứng. Kết quả kinh doanh cho thấy Yahoo lãi tới 13 cent/cổ phiếu trong quý tài khóa mới nhất (còn nếu không khấu trừ một số chi phí, lợi nhuận còn đạt 15 cent/cổ phiếu). Trong khi đó, cuộc thăm dò do Reuters tiến hành với phố Wall chỉ dám trông đợi mức lãi 7 cent/cổ phiếu mà thôi, tức là thấp bằng một nửa so với tình hình thực tế.

"Lãi ròng của chúng tôi đã tăng mạnh để đạt 186 triệu USD, cao hơn năm ngoái tới 244%", Yahoo cho biết, dù doanh thu của hãng giảm 13% xuống còn 1,6 tỷ USD. Nếu không trừ phần doanh thu quảng cáo mà Yahoo phải chia sẻ với các đối tác, tổng doanh thu của hãng đạt 1,13 tỷ USD, cao hơn một chút so với mức dự đoán 1,12 tỷ USD của giới phân tích.

"Các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của chúng tôi đã ổn định trở lại", Giám đốc điều hành Carol Bartz tuyên bố. Duy chỉ có lĩnh vực quảng cáo hình ảnh là giảm 8% so với năm ngoái. Theo chuyên gia Allen Weiner của hãng nghiên cứu Gartner thì quảng cáo hình là một trong những hạng mục bị cắt bỏ đầu tiên khi doanh nghiệp phải siết chặt ngân sách quảng cáo trong thời kỳ khủng hoảng.

"Dù những kết quả này không quá ngoạn mục, song chúng đủ tốt để giữ Yahoo trụ lại với cuộc chơi. Điều tuyệt vời nhất là Yahoo đã không bị rơi vào tình trạng đèn vàng báo động. Họ đang từng bước lập lại uy tín và quý IV tới đây sẽ dự báo chính xác về tương lai của hãng".

Có nguồn thu chủ yếu từ quảng cáo banner và quảng cáo tìm kiếm trên nền các dịch vụ trực tuyến phong phú, Yahoo đang cố gắng hồi sinh và thổi một luồng gió mới vào lãnh địa của mình, nhằm giữ chân khách hàng trước gọng kìm tham lam của Google, MSN hay Facebook, Twitter.

Yahoo đã tổ chức chiến dịch lăng xê thương hiệu toàn cầu đầu tiên của mình trong tuần cuối cùng của tháng 9. Những sách lược này được đánh giá là "đáng khen ngợi" và sẽ giúp "thu hút thêm người dùng".

Doanh thu của Yahoo, dù giảm so với cùng kỳ năm trước, song vẫn đạt 1,6 - 1,7 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với mức 1,22 tỷ USD mà phố Wall kỳ vọng. Nó cũng cao hơn cả doanh thu quý IV/2008 của hãng (1,38 tỷ USD).

"Quý IV là một thời điểm quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào. Khi mọi người dùng Internet để tiết kiệm tiền, Yahoo vẫn luôn là một công cụ hữu ích. Bất cứ ai muốn mua sắm mùa lễ hội một cách thận trọng, họ cũng sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm nhiều hơn. Điều đó khiến cho triển vọng của Yahoo rất sáng sủa", ông Weiner phân tích.

Tháng 7 vừa qua, Yahoo và Microsoft đã đạt được một thỏa thuận hợp tác về tìm kiếm quan trọng, thách thức địa vị thống trị thị trường tìm kiếm trực tuyến của Google. Yahoo.com và Bing.com của Microsoft sẽ vẫn duy trì thương hiệu riêng của mình, song các kết quả tìm kiếm trên Yahoo.com sẽ do Bing cung cấp. Đổi lại, Yahoo sẽ tập trung vào việc thu hút các khách hàng quảng cáo hạng vip

Phố Wall dự đoán Microsoft sẽ công bố kết quả kinh doanh của quý mới nhất với mức lãi và doanh thu giảm. Trong khi đó, thứ Năm tuần trước, gã khổng lồ tìm kiếm Google đã công bố mức lợi nhuận quý III cực kỳ ấn tượng, đè bẹp mọi dự đoán của phố Wall.

Cụ thể, doanh thu của Google đã tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Giám đốc điều hành Eric Schmidt tuyên bố đà suy thoái về quảng cáo đã kết thúc. Tháng trước, Google đã giới thiệu dịch vụ DoubleClick Ad Exchange để hỗ trợ việc đặt quảng cáo hình trên website.

Kinh tế Mỹ hồi sinh một cách "khiêm tốn"
Trong nghiên cứu thống kê Beige Book về các điều kiện hiện nay, Cục Dữ trữ Liên bang (Fed) nói rằng nền kinh tế Mỹ đang cho thấy thêm những dấu hiệu vững chắc, tuy nhiên, những cải thiện hiện vẫn còn "nhỏ và rải rác".
Theo bản báo cáo, nền kinh tế Mỹ đang bị chững lại do các rắc rối trong thị trường bất động sản thương mại và đồng thời là do điều kiện thị trường việc làm vẫn "suy yếu và hỗn độn".

Các bản báo cáo gửi đến từ 12 khu vực liên bang đều cho thấy sự ổn định và những cải thiện khiêm tốn trong nhiều khối ngành kể từ đợt báo cáo cuối cùng. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh tế của Mỹ "nhìn chung đều sụt giảm, tuy nhiên, hầu như mọi quy chiếu đối với sự cải thiện đều được cho là nhỏ và còn rải rác".

Bản báo cáo Beige Book cho biết, dẫn đầu các khu vực có hoạt động tích cực là lĩnh vực bất động sản nhà ở và sản xuất chế tạo, làm mở rộng thêm sự cải thiện gần đây.

Bản báo cáo này nói rằng "thị trường lao động có những biểu hiện đặc trưng là yếu và hỗn độn", tuy nhiên có thỉnh thoảng cũng có sự cải thiện bất chợt.

Báo cáo cũng đề cập đến những dấu hiệu ảm đạm trong lĩnh vực tài chính với sự suy giảm nhẹ nhu cầu vay vốn trong nhiều khu vực. Theo đó, "chất lượng tín dụng tiếp tục là một vấn đề, và việc gia tăng các khoản nợ không trả đúng hạn cũng thường được nhắc tới".

Các chuyên gia phân tích từng khẳng định ở nhiều thời điểm trong năm 2010 và thậm chí trong vài năm tới, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ sẽ tập trung vào việc điều chỉnh tình hình tài chính của mình. Cùng với đó, hoạt động tín dụng vẫn sẽ bị hạn chế. “Không chỉ các định chế tài chính ngại cho vay, mà người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng ngại vay”.

Số liệu chính thức mới nhất cho thấy sản lượng sản xuất giảm 0,7% trong quý hai, khiến cho nền kinh tế gần như nổi bật lên sau cơn suy giảm mạnh tới 6,4% hồi quý 1 đầu năm nay.

Rất nhiều chuyên gia phân tích nhận thấy trong quý 3 vừa qua có sự tăng trưởng trở lại, tuy nhiên họ lo ngại rằng tình trạng thất nghiệp cao có thể tiếp tục gây ảnh hưởng. Tỉ lệ thất nghiệp đã tăng tới 9,8% trong tháng 9, mức cao nhất trong vòng 26 năm qua. Mới đây, các chuyên gia phân tích dự đoán kinh tế Mỹ sẽ co rút 2,5% trong năm 2009, và tăng trưởng 2,5% trong năm 2010.

Tập đoàn Hàng không Nhật có thể lỗ 5,5 tỷ USD

Tập đoàn Hàng không Nhật Bản (JAL) có thể sẽ thua lỗ 5,5 tỷ USD trong tài khóa 2009 do những chi phí cho quá trình cải tổ tập đoàn này trong thời gian tới.

Đó là kết luận trong một báo cáo mới đây gửi các chủ nợ của JAL do nhóm chuyên trách giám sát cải tổ của Chính phủ Nhật Bản công bố.

Theo nhật báo "Yomiuri" ngày 22/10, báo cáo trên cảnh báo chiến lược cải tổ JAL có thể sẽ khiến "gã khổng lồ" vận tải này mất 500 tỷ yên (tương đương 5,5 tỷ USD) trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2009, lớn gấp 8 lần so với mức dự báo thiệt hại 6,3 tỷ yên mà JAL đưa ra hồi tháng 5 vừa qua do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu và đại dịch cúm A/H1N1.

Báo trên còn cho biết JAL cần thông báo về các thiệt hại khác, theo đó hãng này sẽ cho 9.000 nhân công "về hưu non", chuyển nhượng máy bay và các chi phí cải tổ khác. Hiện JAL đang tìm kiếm một gói giải cứu khác.

Theo báo cáo trên, nhóm chuyên trách muốn tăng 300 tỷ yên tiền vốn cho JAL từ cả ngân sách công và các nguồn tư nhân, đồng thời giải quyết khoản nợ 250 tỷ yên cho hãng này thông qua các kế hoạch xóa nợ và hoán đổi nợ lấy cổ phần.

Cụ thể, ngày 20/10, nhóm chuyên trách đã đề nghị 4 trong số 5 ngân hàng, các chủ nợ chính của JAL, chia sẻ gánh nặng với hãng này bằng cách xóa khoản nợ trị giá 220 tỷ yên và hoán đổi 30 tỷ yên còn lại sang dạng cổ phần.

4 chủ nợ trên bao gồm Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ), Ngân hàng Kinh doanh Mizuho, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ và Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Hirohisa Fujii ngày 20/10 cho biết Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ công bố đường lối cải tổ JAL trong vài ngày tới./.

Mỹ: Gói cứu trợ 700 tỷ USD đi vào hồi kết
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ cho hay: Chính quyền tổng thống Obama đã cho đóng cửa chương trình chủ đạo của gói cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD, tuy nhiên vẫn tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
“Giờ đây chúng tôi nhận thấy đã đến lúc có thể ngừng các chương trình của TARP trong giai đoạn đầu. Thay vào đó, chính phủ sẽ tập trung vào các chương trình có trọng điểm hơn tại những vùng mức độ tiếp cận tín dụng còn yếu, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và kinh doanh nhỏ.”

Mặc dù một số chương trình chắc chắn sẽ bị đóng cửa, chính phủ vẫn chưa quyết định chính thức liệu có gia hạn chương trình cứu trợ tổng thể mà được ấn định cho đến hết năm nay hay không.

Một quan chức của Bộ Tài chính cho hay, sẽ có 3 chương trình bị kết thúc cho đến cuối năm nay: Chương trình Mua sắm Vốn với mục đích bơm vốn vào các ngân hàng, Chương trình Hỗ trợ Vốn và Chương trình Đầu tư Có mục tiêu.

Vị quan chức này cũng tiết lộ tổng quỹ cứu trợ cho chương trình vay chứng khoán của Cục Dự trữ Liên bang và chương trình đầu tư tư nhân và nhà nước cho các tài sản xấu sẽ được giới hạn trần ở mức 30 tỷ USD.

Nền kinh tế còn mong manh

Theo Geithner, mặc dù nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi từ cuộc suy thoái sâu, còn quá sớm để chuyển sự chú ý sang cân đối thâm hụt ngân sách quốc gia. Chính quyền nên phác thảo các chương trình nhằm giảm bớt thâm hụt trong ngân sách được đề xuất hồi tháng 2.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã đánh dấu mức cao kỷ lục với 1,4 nghìn tỷ USD trong năm tài chính kết thúc hồi 30 tháng 9. Tương đương 10% GDP, mức thâm hụt này được coi là lớn nhất kể từ Đại chiến Thế giới lần thứ 2.

Viễn cảnh thâm hụt ngân sách khổng lồ đã khiến nhiều nhà đầu tư phải lo lắng và đồng Đô-la Mỹ bị rớt giá xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua.

Geitner tái khẳng định rằng đồng Đô-la Mỹ mạnh là điều vô cùng quan trọng với họ và Washington cần phải theo đuổi các chính sách củng cố triển vọng kinh tế trong dài hạn, bao gồm cả việc đưa ngân sách vào tình trạng bền vững.

Làm ơn hãy nhận lại tiền nợ

Một số ngân hàng lớn tại Phố Wall đã được phép thanh toán các khoản nợ vốn mà họ nhận được từ chính phủ và nhiều ngân hàng khác cũng bày tỏ nguyện vọng được trả nợ.

Khi mà các ngân hàng phục hồi được sức khỏe, một số mà trước đây đã nhận tiền cứu trợ của chính phủ đã khiến công chúng phải nổi giận khi họ quay lại với thực tiện kinh doanh của mình với những khoản thưởng lớn cho các nhân viên cao cấp và sự tức giận này hoàn toàn hợp lý và Cục Dự trữ Liên bang sẽ cân nhắc các quy định thù lao của các ngân hàng.

Geithner cho hay Quốc hội đã có những bước tiến vững chắc trong việc thẩm tra những quy định trên thị trường tài chính-những điều mà chính quyền tổng thống Obama cam kết sẽ hoàn thành trong năm nay. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh các nhà lập pháp nên hành động nhanh khi những phẫn nộ và ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính do việc cho vay tràn lan gây ra đang còn tính thời sự.

Nga: Thất bại trong việc tạo ra nhu cầu, khó thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng
Tổng thống Nga, ông Dmitry Medvedev, sẽ tổ chức một hội nghị cấp cao với lãnh đạo các doanh nghiệp của Nga để thảo luận chiến lược nhằm kéo nền kinh tế Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn đang tiếp diễn hiện nay.
Theo trang web về tin tức doanh nghiệp và tài chính www.BFM.ru của Nga, tổng thống Medvedev đã tán thành việc tổ chức hội nghị này với ông trùm Mikhail Fridman hồi tuần trước.

Trang web này cho biết, tại hội nghị, tổng thống Medvedev sẽ lắng nghe đề xuất từ các doanh nghiệp về vấn đề hiện đại hóa nền kinh tế và vạch ra chiến lược phát triển cho đất nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế.

Ông Alexander Murychev, phó chủ tịch điều hành đầu tiên của Liên đoàn các Nhà công nghiệp và Doanh nghiệp của Nga, đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài BFM rằng các khoản vay có thể chấp nhận được và nhu cầu nội địa là hai nhân tố chính có thể giúp nền kinh tế Nga vượt qua cơn suy thoái.

Ông nói: "Kinh doanh, dĩ nhiên, là liên quan đến khả năng cáng đáng của các nguồn tín dụng, cũng như vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên vấn đề nghiêm trọng nhất là việc tạo ra nhu cầu chính bên trong nền kinh tế Nga. Nếu chúng ta thất bại trong việc tạo ra nhu cầu, sẽ phải mất một thời gian dài để chúng ta có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng."

Trong khi đó, ông Arkady Dvorkovich, một chuyên gia kinh tế của điện Kremlin, đã phát biểu tại cuộc hội thảo hàng năm do UBS tổ chức ở Moscow rằng, các hoạt động kinh tế của Nga sẽ duy trì ở mức thấp trong vài tháng nữa trước khi nền kinh tế bắt đầu cho thấy sự tăng trưởng ổn định.

Ông cho biết, các biện pháp chống khủng hoảng đã được chính phủ Nga cũng như nhiều quốc gia khác áp dụng đã đóng góp vào những thay đổi tích cực cho nền kinh tế toàn cầu và làm gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa của Nga.

Được biết nguồn thu hiện nay của nền kinh tế Nga phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu khí trên thế giới. Như vậy, kinh tế Nga sẽ chỉ khởi sắc khi nhu cầu về dầu mỏ tăng lên, tức là khi kinh tế thế giới đi vào thời kỳ phát triển ổn định.

Sức mạnh của nước Nga vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống vũ khí chiến lược, sức mạnh từ kinh tế hầu như không có, và từ khoa học công nghệ mới thì càng không. Việc Nga - một đất nước rộng lớn có nhiều tài nguyên khoáng sản (với diện tích 17 triệu km2 - gấp 45 lần lãnh thổ Nhật Bản mà GDP của Nga chỉ bằng khoảng 1/3 của Nhật Bản) nhưng bị tụt hậu về kinh tế không phải là không có nguyên nhân sâu xa.

Ôtô Hàn Quốc bội thu

Tập đoàn chế tạo ôtô lớn nhất Hàn Quốc Hyundai Motor tuyên bố, doanh thu trong quý ba đã lập kỷ lục mới, bất chấp sự khó khăn của ngành chế tạo ô tô toàn cầu.

Trong tuyên bố ngày hôm nay, 22/10, Huyndai cho biết, thu được 979,2 tỷ uôn (tương đương 827,3 triệu USD) trong quý ba với lãi ròng là 264,8 tỷ uôn.

Người phát ngôn của Huyndai Ki Jin-ho khẳng định, đây là con số ấn tượng nhất của hãng từ trước tới nay. Con số này đã vượt qua kỷ lục 811,85 tỷ uôn mới được thiết lập trong quý hai vừa qua.

Trong vòng ba tháng qua, Huyndai tiêu thụ được 824.181 xe trên phạm vi phạm toàn thế giới, nâng tổng số xe tiêu thụ chín tháng đầu năm lên con số 2,23 triệu chiếc, tăng 7,5% về số lượng.

Hãng cho biết, đã chiếm được 5,5% thị phần thị trường ô tô toàn cầu trong quý ba so với con số 5,2% trong quý hai và vượt xa 4,4% cùng kỳ năm 2008.

Hiện nay, Huyndai cùng với thương hiệu khác của mình là Kia đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm trên thế giới.

Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, Huyndai thành công lớn trong thời gian vừa qua là do có chiến lược tiếp thị sáng tạo để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Hơn thế nữa, hãng chế tạo ô tô của Hàn Quốc còn được hưởng lợi từ việc đồng uôn suy yếu tương đối so với các ngoại tệ khác, tạo tính cạnh trạnh cho ô tô Huyndai khi xuất khẩu.

Đồng uôn đã mất giá khoảng 14% so với đồng USD trong quý ba so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đồng tiền này đã bắt đầu tăng trở lại, gây tâm lý lo ngại cho các hãng chế tạo chủ chốt của Hàn Quốc là Huyndai, Kia và Samsung.