28 tháng 8, 2009

Ai đủ xứng tầm lãnh đạo châu Á?




Châu Á trong mắt người phương Tây vừa quen thuộc lại vừa xa lạ, thần kỳ mà quyến rũ. Khi nhiều người cho rằng, trọng tâm quyền lực toàn đang dịch chuyển về hướng Đông, một số quan chức ngoại giao và các học giả chính trị kinh tế Mỹ cách đây không lâu đã có nhiều cuộc thảo luận tranh cãi tìm hiểu “vấn đề phương Đông” trong mắt họ.
Tờ “Washington Times” cho biết, mặc dù khu vực châu Á trong mấy năm qua đã có những tiến triển về kinh tế chính trị, nhưng chưa có quốc gia nào có thể lãnh đạo được khu vực này. Trung Quốc chưa đủ sẵn sàng, Nhật Bản không muốn đảm nhiệm trọng trách nặng nề, Ấn Độ mới bước lên vũ đài chính trị, Mỹ lại chỉ chuyên tâm Afghanistan, Trung Đông và các vấn đề kinh tế. Vì vậy, châu Á ngày nay vẫn là một khu vực “không có ai chỉ huy”.

Người Mỹ cho rằng, cục diện hiện nay liên quan tới việc cựu chính quyền Bush coi nhẹ châu Á, Mỹ đã “ngủ say dưới gốc cây”, bây giờ đã tỉnh lại, nhưng lại chưa biết sẽ làm những gì . Nhưng ông John Lee, chuyên viên nghiên cứu chính sách ngoại giao của Trung tâm nghiên cứu độc Sydney lại không đồng ý với quan điểm trên, ông này đã viết một bài báo với tiêu đề rằng, “Tại sao Mỹ sẽ dẫn dắt thế kỷ châu Á”. Theo bài báo, mặc dù cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ, sức mạnh của Mỹ có phần suy giảm là điều khó tránh, nhưng ít ra tại châu Á, những kết luận về dấu chấm hết cho sự bá quyền của Mỹ là trống rỗng và không có hiệu lực. Do đó, tính chất và ảnh hưởng quyền lực của Mỹ vẫn thực tế và nổi bật hơn so với những giả thiết khác.

Nhiều người cho rằng, Châu Á mãi mãi phải là châu Á của chính người châu Á. Đây không phải là bản sao của Học thuyết Monroe “Châu Mĩ của người Mỹ”, mà là do giá trị quan châu Á quyết định. Giá trị quan châu Á là thuật ngữ do các học giả và báo chí Tây Âu sử dụng sớm nhất. Khi phân tích các nhân tố thành công của 4 con rồng châu Á cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, họ đã đặt chế độ gia trưởng tận trung ái quốc và truyền thống Nho giáo là giá trị quan của châu Á. “Nhật báo trung ương” Hàn Quốc cho rằng, giá trị quan châu Á là một mỹ danh, nhưng sau khi khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra, nó lại trở thành thủ phạm gây ra khủng hoảng.

Điều đặc biệt đáng ngạc nhiên về sự trỗi dậy của Trung Quốc là ít ai thắc mắc về tham vọng của nước này như là quốc gia số 1 của khu vực. Ngay cả ở Nhật Bản, với nền kinh tế lớn nhất châu Á và đứng thứ hai toàn thế giới, cũng không ai đặt vấn đề. Hình ảnh Bắc Kinh đóng vai trò lãnh đạo tại các hội nghị cấp cao toàn cầu, nơi mà Tokyo gần như vắng bóng, đã được chào đón rộng rãi như là một việc lẽ ra phải có từ lâu. Các tờ báo từ London đến Seoul đều bắt đầu loan tin về sự trỗi dậy của Trung Quốc như một quốc gia lãnh đạo toàn cầu; thậm chí gần đây nhà báo Martin Jacques còn tiên đoán trên tờ The Guardian rằng chẳng bao lâu nữa Thượng Hải sẽ thay thế New York trong vai trò “trung tâm tài chính của thế giới”. Thậm chí nhà báo này còn không đếm xỉa tới các đối thủ trong khu vực như Tokyo, Singapore và Seoul.

Các học giả như ông David Kang của Đại học California ở Los Angeles lập luận rằng một trật tự thế giới mà Trung Quốc là trung tâm có thể là một “bước phát triển ổn định và tích cực”. “Nếu bạn nhìn vào lịch sử, bạn sẽ không tự động đi tới kết luận rằng, Trung Quốc càng lớn thì càng nguy hiểm”, ông Kang nói.

Có thể như thế. Nhưng điều đáng thắc mắc là liệu Trung Quốc đã sẵn sàng cho sự thống lĩnh, dù chỉ ở cấp khu vực, hay chưa. Châu Á hiện đại là một khu vực đa cực và đa dạng, không tự ép mình vào một hệ thống tôn ti trật tự nào. Trung Quốc có thể lớn hơn các nước láng giềng về phương diện quy mô kinh tế nhưng ở các phương diện khác như trình độ công nghệ, thu nhập bình quân đầu người hoặc sức mạnh của các định chế thì còn lâu Trung Quốc mới lên được vị trí hàng đầu. Trong cuốn sách mới xuất bản, Những đối thủ (Rivals), nhà quan sát châu Á Bill Emmott viết rằng đà tăng trưởng của Trung Quốc bị vướng vào sự đầu tư lãng phí, xuất khẩu tài chính quy mô lớn, quỹ dự trữ ngoại tệ phình lên và nạn ô nhiễm trầm trọng. Chính Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gần đây cũng thừa nhận những vấn đề mang tính cơ cấu đang tạo ra “sự phát triển không bền vững, không cân bằng, không đều đặn và không có sự phối hợp”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước châu Á đều như vậy. Tờ “Newsweek” bình luận rằng, Nhật Bản có thể chính là một trường hợp đặc biệt. Người Nhật Bản dần đã nhận thức được sự trỗi giậy của các nền kinh tế mới nổi, người Nhật đang mở rộng đầu tư đối với Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, sẽ chú trọng vào châu Á, xây đắp lại hình tượng cường quốc thế giới. Nhật Bản sẽ phải đi theo hướng nào? Nhà chính trị Nhật Bản Fukuyama cho rằng, Nhật Bản phải trực diện với thế kỷ Trung Quốc.

Mô hình Trung Quốc không ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh giành quyền lãnh đạo châu Á. Nhật Bản ít bị nạn tham nhũng, được điều hành tốt hơn nhiều và đang lãnh đạo nhiều lĩnh vực công nghệ. Cho dù nền kinh tế hướng tới xuất khẩu của Nhật đang bị điêu đứng vì cuộc suy thoái toàn cầu, các công ty giàu tiền bạc của Nhật vẫn tiếp tục đầu tư rất mạnh vào hoạt động nghiên cứu-phát triển mọi sản phẩm, từ hàng điện tử tới sắt thép. Bằng cách đó mà giờ đây Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về công nghệ xe hơi sạch mà Trung Quốc không thể đuổi kịp. Ông Charles Gassenheimer, Tổng giám đốc điều hành Công ty xe hơi xanh của Mỹ Enert, cho biết tổng đầu tư hàng năm của Nhật vào công nghệ sản xuất bình điện tối tân cao gấp mười lần của Mỹ trong suốt một thập niên sau năm 1998; trong khi đó Trung Quốc chỉ mới tham gia lĩnh vực này, cho dù họ đang tiến rất nhanh.

Ngay cả Hàn Quốc - đất nước thích than thở về tình thế mà họ gọi là “con tôm kẹp giữa bầy cá voi” - cũng đã nổi lên như một thế lực, một trong những nền kinh tế công nghệ cao, sáng tạo và năng động nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng Chỉ số Canh tân Quốc tế gần đây, Hàn Quốc xếp thứ 2 thế giới, trong lúc Trung Quốc xếp thứ 27. Trường hợp của Hàn Quốc ngụ ý rằng châu Á ngày nay có nhiều nước lãnh đạo trong các lĩnh vực khác nhau: Trung Quốc nổi trội trong việc sản xuất khối lượng lớn sản phẩm giá rẻ, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đầu về canh tân và sản phẩm công nghệ cao.

Về nhiều phương diện, toàn bộ ý tưởng về một quốc gia “Số 1” đang trở nên lỗi thời. Một vài chuyên gia lập luận rằng, người châu Á vẫn gắn bó với ý tưởng này vì truyền thống Khổng giáo nhấn mạnh vào sự tôn trọng tôn ti trật tự. Nhưng hãy nhìn vào cách mà người Singapore khai thác tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ thông tin để giành lấy một vai trò toàn cầu vượt ra ngoài diện tích bé nhỏ của nước họ. Hoặc hãy nhìn thương mại toàn cầu và Internet đang làm cho Trung Quốc ngày càng vất vả trong việc duy trì trật tự ở trong nước. Kỷ nguyên toàn cầu không tôn trọng cái tôn ti trật tự của Khổng giáo.

Những người theo chủ nghĩa thực tế trong chính sách ngoại giao thích chỉ ra rằng, khu vực này chưa bao giờ trải qua một thời kỳ mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều mạnh lên cùng một lúc như hiện nay. Họ lo ngại rằng, sự phát triển hôm nay có thể dẫn tới xung đột, và họ lấy làm phiền muộn khi thấy hải quân Trung Quốc - có thể bị chặn bởi dãy quần đảo Nhật Bản nếu xảy ra xung đột - đã tiến hành dò xét khả năng quốc phòng của Nhật Bản, trong lúc Nhật Bản cũng tăng cường lực lượng phòng vệ duyên hải chung quanh các đảo có tranh chấp và tiến hành những chuyến bay do thám trên các giàn khoan dầu của Trung Quốc. Nhà khoa học chính trị của Đại học Princeton, Aaron Friedberg so sánh châu Á hiện đại với châu Âu thế kỷ 19, nơi các cường quốc dùng mánh khóe để giành quyền kiểm soát.

Nhưng sự so sánh này nhấn mạnh cái thực tế rằng Trung Quốc còn lâu mới trở thành nhà lãnh đạo khu vực. Không một cường quốc riêng lẻ nào thống trị châu Âu thế kỷ 19. Tương tự như vậy, Nhật Bản cũng vẫn chưa đủ khả năng để thống trị châu Á, vì nhiệm vụ này khá nặng nề. Đây chính là loại vấn đề xuyên quốc gia đòi hỏi sự hợp tác chứ không phải sự giành giật bằng mánh khóe của các cường quốc - loại vấn đề ngày càng trở thành vấn đề chung bất kể nước nào nằm ở vị trí hàng đầu.

tổng hợp tin thế giới 28-08


Dow Jones có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong vòng 2 năm

Vào đầu giờ giao dịch chỉ số S&P 500 đi xuống 1,09% trước khi tăng điểm trở lại, chốt phiên giao dịch, chỉ số này tăng 0,28% lên mức 1.030,98 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,11 điểm tương đương 0,39% lên mức 9.580,63 điểm. Đây là phiên tăng thứ 8 của chỉ số công nghiệp Dow Jones, đánh dấu chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất từ tháng 4/2007.

Vàng tiếp tục đi ngang và chờ đợi tác nhân để phá vỡ mô hình

Vàng mở cửa giờ giao dịch New York tại mức giá 948.25/949.25 và tăng đầu giờ lên mức cao nhất trong ngày 950.25/951.25. Chạm mức thấp giá 941-942 vàng bắt đầu tăng trở lại khi chứng khoán phục hồi và giá dầu tăng. Chốt giá đóng cửa Nymex tại mức 945.5/946.5. Trong thời gian còn lại trên Globex, giá tiếp tục tăng lên mức 950.

GDP Mỹ quý 2 tăng trưởng âm 1% và sẽ hồi phục trong quý 3


Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP quý 2/2009 tăng trưởng âm 1%, thấp hơn nhiều so với dự đoán âm 1,5% của các chuyên gia.

Xuất khẩu: Đối mặt với nhiều rào cản mới


Dự báo của WTO trong thời gian tới do khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra nhiều vụ kiện chống bán phá giá. Nhiều quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn kỹ thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ngày càng khó khăn hơn bởi các nguy cơ này.

Siemens vừa mua hai công ty kim loại Trung Quốc

Tập đoàn liên hiệp công nghiệp Siemens AG của Đức cho biết vừa trở thành cổ đông lớn trong hai công ty kim loại nhỏ của Trung Quốc, tuy nhiên hãng này không cung cấp thông tin cụ thể về tài chính.

Nigeria: Bê bối gây chấn động ngành tài chính

Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Lamido Sanusi, thông báo cách chức lãnh đạo của 5 ngân hàng vì đã biến hàng tỷ USD thành các khoản nợ xấu. Các ngân hàng này gồm Afribank, Finbank, Intercontiental Bank, Oceanic Bank và Union. Bank.

Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới

Đức là nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc, nước có tốc độ tăng trưởng bùng nổ, luôn bám sát. Theo các số liệu của WTO, trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Đức đạt 1,32 ngàn tỷ USD trong khi kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1,22 ngàn tỷ USD.

Tỷ lệ thất nghiệp Nhật chạm mức kỷ lục

Báo cáo từ Bộ Thông tin và Nội chính Nhật Bản vừa mới công bố sáng nay cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này chạm mức cao nhất kể từ thế chiến thứ 2. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7 tăng lên 5,7% so với mức kỳ vọng là 5,5% và của kỳ trước là 5,4%. Tỷ lệ này đã vượt qua mức tồi tệ nhất đã ghi nhận hồi tháng 04 năm 2003 là 5,5%.

Doanh số bán lẻ châu Âu hạ 15 tháng liên tiếp

Doanh số bán lẻ châu Âu tiếp tục hạ. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến tiêu dùng giảm. Giá nhà đất Anh tháng 8/2009 tăng tháng thứ 3.

Lợi nhuận quý 2 của Dell vượt dự báo


Dell hiện nắm 13,6% thị trường máy tính cá nhân toàn thế giới, đứng đầu thế giới là HP với 19,6% thị phần.


Tổng hợp tin trong nước 28-08







Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/8

Ngưỡng 525 điểm đã hỗ trợ khá tốt cho thị trường ngày 27/8, tuy nhiên ngưỡng cản của vùng đỉnh cao nhất trong tuần 530-533 sẽ tiếp tục là thách thức cho phiên tiếp theo, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục có sự giằng co quanh mức 530 điểm vào phiên giao dịch ngày 28/8”.

Thị trường của cổ phiếu thép và thủy sản


Trong khi blue-chips vẫn bị bán mạnh khiến Vn-Index chưa thể vượt qua ngưỡng 530 điểm như kỳ vọng của các nhà đầu tư thì các cổ phiếu thép và thủy sản tăng trần vào cuối phiên. Bên sàn Hà Nội HNX-Index giảm nhẹ.

Mua chứng khoán bằng tiền vay

Công ty chứng khoán VincomSC kết hợp với các ngân hàng vừa đưa ra dịch vụ cho vay mua chứng khoán. Theo đó, khách hàng được vay đến 300% giá trị đã ký quỹ đối với chứng khoán niêm yết tại sàn TP.HCM (HoSE) và đến 185% với chứng khoán niêm yết tại sàn Hà Nội (HNX).

Sàn vàng sắp vào khuôn khổ


Ngày 27-8 Ngân hàng (NH) Nhà nước đã tổ chức hội thảo góp ý kiến cho dự thảo thông tư về kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước - cũng là một hình thức giao dịch ký quỹ. Quy định về tăng tỉ lệ ký quỹ lên 15% (hiện là 7%), một số NH đề nghị hạ xuống 5-10% cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xuất khẩu 2009 có thể giảm 10%

Ngày 27-8, Bộ Công thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh công tác xuất khẩu bốn tháng cuối năm (xuất khẩu tám tháng giảm 14% so với cùng kỳ 2008). Theo ông Nguyễn Văn Bình - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã dự báo xuất khẩu 2009 giảm 10%, nhập khẩu giảm 30% và tình hình hiện tại cho thấy dự báo trên là đúng.

Sẽ “dồn dập” làm các dự án nhà ở cho sinh viên

UBND Thành phố Hà Nội sẽ nhanh chóng tiến hành một số dự án “cỡ bự” về nhà ở cho sinh viên, trong khi nhiều trường Đại học cũng sẽ có những dự án xây kí túc xá nhằm hoá giải tại chỗ những bức xúc về chỗ ở của sinh viên hiện nay.

Ngành Giấy: Mục tiêu xuất khẩu trên 2 triệu tấn giấy vào năm 2015

Tiêu thụ giấy viết tăng đáng kể, đạt 90% kế hoạch tiêu thụ. Ngành giấy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng các doanh nghiệp đang lo lắng khi giá nguyên liệu giấy nhập khẩu đang có dấu hiệu tăng trở lại.

Những quy định thắt chặt thị trường sim điện thoại

Quy định mỗi người chỉ được sở hữu tối đa ba sim với mỗi nhà cung cấp mạng điện thoại di động đã được bỏ sau khi có nhiều dư luận thắc mắc, do bất cập cả cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.

Thị trường bia rục rịch tăng giá theo lễ 2-9

Theo một số đại lý bia trên đường Cách Mạng Tháng Tám (TP.HCM), tăng mạnh nhất là bia Heineken từ 380.000 đồng/thùng lên 395.000-405.000 đồng/thùng 24 lon, bia 333 lên thêm 4.000 đồng hiện có giá 190.000 đồng/thùng, các loại bia khác tăng không đáng kể.

Thịt “bẩn” vẫn ồ ạt vào Việt Nam

Việt Nam đang trở thành nơi xả hàng thịt đông lạnh kém chất lượng, tồn kho của nhiều nước. Nhận định này được các cơ quan quản lý đưa ra tại hội nghị công tác thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh phía Nam do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 27-8.