1 tháng 10, 2009

Phục hồi kinh tế chuyển về hướng Đông





Cách đây vài ngày, Tập đoàn Abbott Hoa Kỳ công bố sẽ dùng 7 tỷ USD để mua nghiệp vụ kinh doanh dược phẩm của Công ty dược phẩm hóa học Bỉ, nhằm mở rộng thị phần tại các thị trường mới nổi.

Tập đoàn Xerox thông báo đã đạt được thỏa thuận mua bán với Công ty dịch vụ máy tính ACS, một doanh nghiệp sản xuất phần mềm có trụ sở đặt tại Dallas. Được biết, tổng giá trị của thương vụ này ước tính khoảng 6,4 tỷ USD. Xerox cho biết, thương vụ này sẽ nâng cao thị phần của công ty trong lĩnh vực sản xuất phần mềm tại nước ngoài.

Một công ty con trực thuộc Công ty American Securities chưa chào sàn cũng đã mua nhà cung ứng sản phẩm hóa chất vô cơ và động cơ Gen Tex với giá 38USD/cổ phiếu.

Công ty Johnson & Johnson cũng cho biết, đã chi khoảng 301,8 triệu EUR (440 triệu USD) để mua lại 18,1% cổ phần của Công ty công nghệ sinh học Hà Lan Crucell.

Hàng loạt những vụ mua bán này đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý III. Mặc dù phố Wall đã nghi ngờ tính logic đằng sau thương vụ Xerox mua ACS, do cổ phiếu của Xerox trong ngày 28/9 đã giảm mất hơn 18%, nhưng phía sau vụ mua bán này cho thấy doanh nghiệp đã lấy lại lòng tin đối với nền kinh tế.

Từ các cuộc mua bán cho thấy, tình hình thị trường vốn cũng đã được cải thiện đáng kể. Một thông tin tốt nữa chính là từ năm 2010, CEO của HSBC Holdings sẽ có trụ sở tại Hồng Kông. Mặc dù HSBC là cơ quan tài chính thế giới của Anh, nhưng từ lâu lại là một ngân hàng tại Trung Quốc. Tên đầy đủ của HSBC là Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải.

Được thành lập vào năm 1864, trụ sở HSBC được đặt tại Hồng Kông. Cho đến khi Hồng Kông được trả lại vào năm 1993, HSBC mới được chuyển trụ sở từ Hồng Kông về London.

Mặc dù, Ngân hàng HSBC cũng tuyên bố rằng, xuất phát từ mục đích thuế, trụ sở Ngân hàng HSBC sẽ vẫn tại Vương quốc Anh và không có kế hoạch thay đổi địa điểm trụ sở chính, nhưng ý nghĩa tượng trưng cho sự trở lại của CEO lại rất lớn. cũng có nghĩa là sự trở lại của HSBC.

Theo Giám đốc điều hành của Ngân hàng HSBC Michael Geoghegan, “Để thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ kinh doanh tại châu Á, cần phải đặt cơ quan thường trú tại Hồng Kông. Đây là một cơ quan chuyển từ phương Tây sang phương Đông, trọng điểm là Hồng Kông, nó là cửa ngõ vào Trung Quốc, cũng là trung tâm tài chính chiếm vị trí chủ đạo của châu Á”.

Kinh tế toàn cầu phục hồi, trọng tâm thế giới cũng chuyển dịch về hướng đông. Chúng ta không có lý do gì để không đánh giá tốt về kinh tế và thị trường cổ phiếu Trung Quốc.

Tổng hợp tin thế giới 01/10

Trung Quốc có biểu hiện tốt trong khủng hoảng

Theo nhận định báo giới Canada, Trung Quốc là nước có biểu hiện tốt nhất trong bức tranh suy thoái của kinh tế toàn cầu. Trong một thời gian dài đã qua, Trung Quốc cũng có một chút “nhút nhát” trên trường quốc tế nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Bắc Kinh đã bắt đầu bước những bước dài trên vũ đài toàn cầu.

Trên thực tế, tại một số khu vực của Đông Nam Á, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc cũng ngày một rõ nét hơn. Tại một số khu vực có thể nói mô hình phát triển của kinh tế Trung Quốc đã trở thành nhũng thách thức cho Washington.

10 năm về trước, Trung Quốc không đóng được vai trò lớn trong các sự vụ quốc tế. Trung Quốc có những quyền lực rất hạn chế tại Liên Hợp Quốc, trong đó mối quan tâm của Trung Quốc tới khu vực châu Phi và Nam Mỹ cũng hạn chế.

Nhưng hiện tại Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Mô hình phát triển của kinh tế Trung Quốc khiến thế giới phương Tây phải đặt ra nhiều câu hỏi, thậm chí gần 70% người dân Nga đã giữ cái nhìn tích cực về mô hình phát triển của kinh tế Trung Quốc.

Tại các nước đang phát triển, trong năm năm qua tầm ảnh hưởng của Trung Quốc cũng bắt đầu tăng mạnh. Tại khu vực Trung Á, các nước tại khu vực này đều cho rằng Nga là chủ thể nước ngoài mạnh nhất, nhưng vẫn tìm sự trợ cấp về nguồn vốn và đầu tư từ Trung Quốc. Hơn nữa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á và châu Phi cũng ngày một rõ hơn. Tại Nam Mỹ, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc cũng ngày một tích cực. Trước đây, Bắc Kinh lấy lý do coi Nam Mỹ là sân sau của Mỹ nên đã có những chính sách mang nhiều thiếu sót.

Nhật Bản: Tiền lương giảm 3,1% trong T8/2009


Ngày 30 tháng 9, theo Bộ Lao động Nhật Bản, tiền lương của người Nhật trong tháng 8 đạt 273 360 yên, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên giảm với mức thấp hơn so với mức giảm trong tháng 7 là 5,6%.

Sản xuất Trung Quốc tăng trưởng liên tục 7 tháng

Sản xuất Trung Quốc tháng 9/2009 tăng trưởng đến tháng thứ 7 liên tiếp nhờ kế hoạch kích cầu và tăng trưởng tín dụng cao.

Moscow không đồng ý người Trung Quốc kinh doanh tại trung tâm thương mại


THX tại Moscow hôm 29/9 đưa tin, Chính quyền thành phố Moscow đã ban hành lệnh cấm thương nhân Trung Quốc kinh doanh tại trung tâm thương mại “Moscow” tại quận Lyublino, thành phố Moscow, khiến thương nhân người Trung Quốc một lần nữa bị trục xuất ra khỏi khu chợ và di chuyển đến vùng ngoại ô.

Các nền kinh tế APEC sẽ gặp gỡ SME tại Singapore
Thông tấn Spring Singapore ngày 30/9 cho hay, các bộ trưởng phụ trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) sẽ gặp gỡ tại Singapore vào đầu tháng 10 tới.
Chương trình kéo dài một tuần từ ngày 3/10 đến ngày 9/10 sẽ bao gồm Nhóm công tác doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC lần thứ 29, Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC lần thứ 16, hai hội nghị chuyên đề và một hội thảo.

Chủ đề của chương trình lần này là “giúp SME tiếp cận được với thị trường toàn cầu và vượt qua các rào cản thương mại.”

Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ tập trung vào các nền kinh tế APEC - hợp tác chặt chẽ hơn trong ba lĩnh vực chính cụ thể là: giúp vị trí các SME thuộc các nền kinh tế APEC phát triển sau cuộc khủng hoảng, phát triển nghiên cứu thị trường và khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch chiến lược APEC SME.

Singapore đăng cai Hội nghị APEC từ tháng 2/2009 tới tháng 11/2009. Các hoạt động sẽ kết thúc bằng Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong hai ngày 14/11 và 15/11.
G20 sẽ bàn về sự mất cân bằng kinh tế trong năm tới
Hôm thứ tư (30/9), Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak cho biết, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thảo luận về các cách duy trì tăng trưởng và hiệu chỉnh mất tình trạng cân bằng kinh tế toàn cầu tại hội nghị G20 vào năm tới tổ chức ở Hàn Quốc.
Ông Lee đã phát biểu tại cuộc họp báo rằng: "Tại thời điểm diễn ra hội nghị G20 trong năm tới đây, thế giới sẽ hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu."

"G20 sẽ thảo luận các cách để duy trì sự phát triển kinh tế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu và bàn về việc làm thế nào để hiệu chỉnh sự mất cân bằng trong kinh tế thế giới."

Hội nghị gần đây nhất của G20 đã kết thúc tại Pittburgh hôm thứ Sáu (25/9) sau khi đồng ý sẽ họp lần nữa trong năm tới tại Canada và Hàn Quốc.

Ông Lee cho biết các nước thành viên đã đồng ý rằng bây giờ là quá sớm để bắt đầu xác định các biện pháp kích thích trị giá hàng nghìn tỉ USD của chính phủ các nước nhằm giúp ngăn chặn kinh tế toàn cầu diễn biến tệ hại hơn sau cơn khủng hoảng tài chính năm ngoái.

Hàn Quốc dự định sẽ là nước đầu tiên hồi phục kinh tế, tuy nhiên, ông Lee cho biết vẫn còn quá sớm để phác ra lối thoát chiến lược của riêng nước này. Ông cho biết Seoul sẽ mời các đại biểu từ các nước Châu Phi và các nước đang phát triển khác đến hội nghị để cùng thảo luận về việc viện trợ.

Ông Lee còn cho bết, việc đứng ra tổ chức sự kiện này sẽ mang lại cho Hàn Quốc một cơ hội để nâng cao địa vị quốc tế. Ông nói thêm: "Hàn Quốc đang đối mặt với sự chuyển hướng tốt của nền kinh tế trong vận mệnh tương lai. Cơ hội để trở thành một nước dẫn đầu trên thế giới đã đến.

"Hãy để chúng tôi biến hội nghị G20 năm tới thành một cơ hội để nâng cao rõ rệt giá trị của đất nước chúng tôi không chỉ trong khu vực kinh tế, mà còn trong các lĩnh vực luật pháp, đạo đức, chính trị và văn hóa."

Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang được cải thiện



The nhận định của bản báo cáo về tình hình ổn định của hệ thống tiền tệ toàn cầu được đưa ra bởi Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), tình hình ổn định của hệ thống tiền tệ toàn cầu đã có những cải thiện, những rủi ro đã bắt đầu giảm xuống.
Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức từ cơ chế quản lý đến các biện pháp để kéo dài sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tính rủi ro đang giảm

Trong báo cáo tài chính của mình, IMF đã chỉ ra rằng, đến tháng Tư năm nay, viễn cảnh của hệ thống tiền tệ đã có những cải thiện rõ rệt.

Theo bảo báo cáo của IMF, đến cuối năm 2010, quy mô giảm của thị trường tài sản toàn cầu sẽ là 3.400 tỷ USD.

Nhưng bản báo cáo cũng chỉ ra rằng những rủi ro và thách thức của tổng thể hệ thống tiền tệ toàn cầu vẫn còn rất cao, chỉ cần hệ thống ngân hàng đối mặt với những áp lực mới, các hộ gia đình và các cơ quan tiền tệ yêu cầu giảm tỷ lệ cân bằng tài chính, thì những rủi ro của hệ thống tài chính toàn cầu lại bắt đầu xuất hiện.

Cũng theo bảo báo cáo, khi nói về các thị trường mới nổi, do áp dụng các chính sách mạnh và tích cực, những rủi ro cuối cùng với hệ thống tiền tệ các nước này đã giảm xuống.

Tại các nước mới nổi thuộc khu vực châu Âu, những áp lực đối với hệ thống tiền tệ cũng bắt đầu giảm xuống, nhưng khả năng bị tổn thương vẫn còn cao. Do những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, mức thu nhập của những nền kinh tế mới nổi tại châu Âu cũng bắt đầu giảm xuống. Trong hai năm tiếp theo các doanh nghiệp tại khu vực này sẽ phải đối mặt với khoản nợ lên đến con số 400 tỷ USD.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet, nhận định kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu thoát khỏi đợt suy thoái trầm trọng nhất kể từ hơn 60 năm qua. Theo ông, các số liệu kinh tế mới nhất đều khả quan hơn so với dự đoán và những dấu hiệu ổn định đang xuất hiện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là đã qua hết khó khăn. Theo ông, sự thận trọng vẫn là yếu tố cốt lõi để giải quyết vấn đề trên”, ngân hàng trung ương và Chính phủ các nước phải rút ra tất cả các bài học từ quá khứ để đảm bảo rằng tình trạng bong bóng và các chính sách đầy rủi ro không còn tái diễn.

Chiến lựợc FOREX ngày 01-10

USD phục hồi
EUR & GBP & Vàng vẫn chiến lựoc Ngày 30-09

USD

EUR

GBP
GOLD


Lưu Ý

Các Thông tin cung cấp chỉ mang tính tham khảo cho nhà đầu tư.

Trung Quốc sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ





Ủy ban chính sách tiền tệ cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC), ngân hàng trung ương, sẽ cố gắng giữ cho chính sách này vừa bền vững vừa ổn định.

Ngân hàng trung ương cũng sẽ chỉ đạo tăng trưởng tiền tệ và tín dụng một cách hợp lý và duy trì tính thanh khoản hợp lý trong hệ thống ngân hàng.

Ủy ban này đã quyết định sẽ tối ưu hóa mô hình tín dụng bằng cách hỗ trợ phát triển các khu vực nông thôn, cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Họ cũng đã đồng ý mở rộng tín dụng cho tiêu dùng dựa trên tiền đề rằng người tiêu dùng nội địa có thể đảm nhận một vai trò lớn trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, ủy ban cũng đồng ý rằng, tín dụng đối với các ngành công nghiệp tiêu dùng năng lượng cao và làm ô nhiễm môi trường sẽ bị kiểm soát gắt gao.

Mặc dù các nỗ lực kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc trong nửa năm đầu đã mang lại kết quả đáng kể, nước này vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức từ cả hai phía trong và ngoài nước.

Trước đó, hồi cuối tháng 7, ông Su Ning, phó thống đốc ngân hàng trung ương, đã cho biết, trong nửa năm cuối, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng một loạt các chính sách tiền tệ hỗn hợp để phối hợp với một cơ cấu tín dụng "hợp lý" dựa trên các quy định của thị trường, và để đảm bảo nhiều khoản vay dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng chính và sự cải tiến công nghệ.

Nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng 7,9% trong quý 2 vừa qua nhờ sự tăng vọt lên của việc đầu tư vào tài sản cố định được chính phủ hỗ trợ bằng gói kích thích 4000 tỉ Nhân Dân Tệ hồi cuối tháng 9/2008.

Các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay một khoản tiền kỉ lục là 7.370 tỉ Nhân Dân Tệ trong nửa đầu năm nay để chống đỡ nền kinh tế đã suy giảm đến 6,1% trong quý đầu năm.