1 tháng 10, 2009

Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang được cải thiện



The nhận định của bản báo cáo về tình hình ổn định của hệ thống tiền tệ toàn cầu được đưa ra bởi Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), tình hình ổn định của hệ thống tiền tệ toàn cầu đã có những cải thiện, những rủi ro đã bắt đầu giảm xuống.
Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức từ cơ chế quản lý đến các biện pháp để kéo dài sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tính rủi ro đang giảm

Trong báo cáo tài chính của mình, IMF đã chỉ ra rằng, đến tháng Tư năm nay, viễn cảnh của hệ thống tiền tệ đã có những cải thiện rõ rệt.

Theo bảo báo cáo của IMF, đến cuối năm 2010, quy mô giảm của thị trường tài sản toàn cầu sẽ là 3.400 tỷ USD.

Nhưng bản báo cáo cũng chỉ ra rằng những rủi ro và thách thức của tổng thể hệ thống tiền tệ toàn cầu vẫn còn rất cao, chỉ cần hệ thống ngân hàng đối mặt với những áp lực mới, các hộ gia đình và các cơ quan tiền tệ yêu cầu giảm tỷ lệ cân bằng tài chính, thì những rủi ro của hệ thống tài chính toàn cầu lại bắt đầu xuất hiện.

Cũng theo bảo báo cáo, khi nói về các thị trường mới nổi, do áp dụng các chính sách mạnh và tích cực, những rủi ro cuối cùng với hệ thống tiền tệ các nước này đã giảm xuống.

Tại các nước mới nổi thuộc khu vực châu Âu, những áp lực đối với hệ thống tiền tệ cũng bắt đầu giảm xuống, nhưng khả năng bị tổn thương vẫn còn cao. Do những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, mức thu nhập của những nền kinh tế mới nổi tại châu Âu cũng bắt đầu giảm xuống. Trong hai năm tiếp theo các doanh nghiệp tại khu vực này sẽ phải đối mặt với khoản nợ lên đến con số 400 tỷ USD.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet, nhận định kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu thoát khỏi đợt suy thoái trầm trọng nhất kể từ hơn 60 năm qua. Theo ông, các số liệu kinh tế mới nhất đều khả quan hơn so với dự đoán và những dấu hiệu ổn định đang xuất hiện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là đã qua hết khó khăn. Theo ông, sự thận trọng vẫn là yếu tố cốt lõi để giải quyết vấn đề trên”, ngân hàng trung ương và Chính phủ các nước phải rút ra tất cả các bài học từ quá khứ để đảm bảo rằng tình trạng bong bóng và các chính sách đầy rủi ro không còn tái diễn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét