3 tháng 11, 2010

Nhận định cơ bản 03/11: "cơn sốt" từ gói hỗ trợ của FED

Thị trường toàn cầu hôm nay trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 11 với thông tin quan trọng đến từ thị trường lao động với báo cáo của ADP và cuộc họp của thị trường mở liên bang Mỹ FOMC với thông tin được chờ đợi nhất là gói kích thích kinh tế của FED sẽ có quy mô bao nhiêu?
Kinh tế Hoa Kỳ - “hồi hộp chờ tin FED và tin thất nghiệp”
Hôm nay thị trường chờ đón thông tin về thị trường lao động đến từ Hoa Kỳ lúc 19h15 và cuộc họp của thị trường mở liên bang FOMC vào rạng sang 1h ngày 04/11.
Theo đó, Số liệu việc làm do ADP khảo sát là công cụ đo lường sự thay đổi trong tổng số người có việc làm thuộc khu vực tư nhân tại Hoa Kỳ. Theo dự đoán, số lượng thất nghiệp của Hoa Kỳ sẽ ở mức 22,000 khả quan hơn âm 39,000 của tháng trước. Chỉ số này tăng tích cực cho thấy dấu hiệu cải thiện trong sức chi tiêu tiêu dùng ở Hoa Kỳ - Chỉ báo cho sức tăng trưởng kinh tế. Mặt khác báo cáo này cũng góp phần hỗ trợ tạm thời cho niềm tin của người dân vào bối cảnh thị trường lao động trước thời điểm bảng lương phi nông nghiệp được công bố ngày thứ 6 (05/11/2010).
Thông qua việc theo dõi kỹ lưỡng số liệu việc làm do ADP khảo sát, các nhà đầu tư sẽ tìm ra được chiến lược đầu tư phù hợp cũng như nhận biết được các thách thức trong cơ hội đầu tư, bên cạnh đó là cách quản lý danh mục đầu tư của mình. Khảo sát ADP cung cấp báo cáo tổng thể về số lượng người đang tìm việc làm, đã tìm được việc, được trả bao nhiêu và làm việc bao nhiêu giờ.
Đây cũng là một chỉ số mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - Fed quan tâm theo dõi nhằm nắm bắt thông tin nền kinh tế để đưa ra quy mô của gói kích thích kinh tê QE2 trong thời gian tới.
Thêm vào đó, Bản khảo sát chỉ số sản xuất ISM ở khu vực dịch vụ được tính toán dựa trên hoạt động khảo sát tại 400 công ty với các nhà quản lý thu mua trong các lĩnh vực phi sản xuất từ 60 ngành nghề, bao gồm: nông nghiệp, khai khoang, xây dựng, vận tải, viễn thông, thương mại bán sĩ và bán lẻ.
Theo đó, dự đoán chỉ số này kỳ vọng đứng trên 50 điểm ( mức trung bình) thể hiện sự lạc quan hơn về kinh tế với mức 52.3 điểm nhưng vẫn thấp hơn kỳ trứơc ở  52.58 điểm. Đây là mẫu tin tức đầu tiên của nền kinh tế được công bố mỗi tháng và nó cung cấp những bằng chứng sớm nhất cho thấy nền kinh tế đã biểu hiện như thế nào trong 4 tuần trước. Trước đó, vào ngày 01/11, báo cáo ISM về lĩnh vực sản xuất cong bố khá khả quan với mức tăng bất ngờ lên 56.9 điểm từ mức dự doán 54.2 điểm. Vì thế, kỳ vọng chỉ số ISM khu vực dịch vụ công bố lúc 21h tối nay sẽ tạo bất ngờ.

Ngoài ra, còn có thông tin dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ giảm còn 2.1 triệu thùng so với 5.0 triệu thùng của kỳ trước. Thông tin này dùng để đo lường sự thay đổi số lượng thùng dầu trong kho của các công ty thương mại trong suốt tuần qua. Chỉ số này có ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng, được công bố vào thứ 4 hàng tuần bởi EIA - cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ. Thông thường khi Cơ quan Thông tin Năng lượng - EIA đưa ra thông báo trữ lượng dầu tăng sẽ ảnh hưởng làm giá dầu hạ thấp hơn, trong khi đó trữ lượng dầu giảm sẽ tác động hỗ trợ cho giá dầu tăng cao hơn.
Bài toán về quy mô gói hỗ trợ kinh tế của FED sẽ đươc công bố vào 1h sáng 04/11, đây sẽ là nhân tố quan trọng nhất tạo nên đợt sóng mạnh của thị trường trong Quý 4 của năm nay.
Theo nhiều báo cáo gần đây tình hình kinh tế của Mỹ và kinh tế toàn cầu đan xen những  gram mà sáng tối. Điều này buột NHTW nhiều quốc gia trên thế giới phải tăng cường nới lỏng hơn nữa về chính sách tiền tệ của mình nhằm tăng tính thanh khoản hỗ trợ nền kinh tế, mà mở đầu là NHTW Nhật Bản đưa lãi suất đồng Yên về 0.0% và can thiệt vào tỷ giá.
Về mặt lãi suất, theo dự đoán của Danske khả năng FED vẫn giữ ổn định lãi suất trước khi tung ra gói hỗ trợ mua trái phiếu khổng lồ.

Trước những bối cảnh trên, FED buột phải tăng cường hỗ trợ kinh tế thông qua mua trái phiếu chính phủ Mỹ và chứng chỉ tài sản dài hạn nhằm tài trợ chính sách tài khóa nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, bài học về sự ‘thất bại’ trong chính sách tiền tệ của NHTW Nhật có thể ‘ám ảnh’ FED trong việc nới lỏng quy mô của gói hỗ trợ này.  Trước đó, Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED, , cho rằng chương trình nới lỏng định lượng lần 2 của FED (QE2) có thể không đủ để giúp dòng tiền vận động và kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng và vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ hết sức nguy hiểm và chính quyền liên bang cần cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, dù ‘nguy hiềm’ nhưng việc bơm tiền vào nền kinh tế là cần thiết trong việc chặn đà rơi lại của kinh tế Mỹ. Theo dự đóan của 1 số ngân hàng lớn về gói kích thích của FED trong lần này có quy mô từ 500-2000 tỷ USD.  Theo đó , Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng, qui mô trái phiếu kho bạc mà FED có thể mua sẽ đạt mức 2.000 tỷ USD, trong có 500 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 6 tháng và 100 tỷ USD tín phiếu kỳ hạn 1 tháng. Tuy nhiên các tổ chức khác lại đưa ra con số thấp hơn, Bank of America Merrill Lynch cho rằng 1.000 tỷ USD là con số có thể, HSBC lại nâng lên 1.500 tỷ USD.
http://sacombank-sbj.com/UploadFolder/image/TinTucThiTruong/USD160808.jpg

Còn theo cuộc thăm dò mới nhất của Wall-Street Journal khả năng FED sẽ bơm tiền ít hơn dự doán của các ngân hàng. Theo đó, FED sẽ mua vào 250 tỷ USD mỗi quý và chương trình này sẽ duy trì trong vòng 3 quý với tổng số tiền lên đến 1,000 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong các phát biểu của thành viên của FED ông Dennis Lockhart và William Dudley cho biết các ông sẽ vận động FED thực hiện kế hoạch này theo từng tháng với mỗi tháng sẽ là 100 tỷ USD. Đồng thời, kế hoạch này có thể thay đổi theo từng tháng tùy vào sức khỏe của kinh tế Mỹ và tình hình sức khỏe đồng USD.
Quả thật nếu FED tung ra qua nhiều gói cứu trợ với quy mô lớn thông qua việc mua trái phiếu trung và dài hạn sẽ gây áp lực giảm giá mạnh cho đồng USD so với rỗ tiền tệ. Hiện tại USD đang giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua so với Yên Nhật.
Đồng thời thị trường hàng hóa của chụi tác nhân lớn từ việc đồng USD tăng giá hay giảm giá. Nếu FED đưa quy mô của gói QE này dưới mức kỳ vọng 500 tỷ USD thì khả năng đồng USD phục hồi mạnh áp lực lên thị trường tài sản sinh lợi cao sẽ bị bán tháo mạnh mẽ như vàng, dầu. Còn ngược lại, quy mô càng lớn thì sự phấn khích mua vào của giới đầu tư.

Sức khỏe kinh tế Anh – “còn lắm bấp bênh”
Nhìn chung các dự doán về báo cáo PMI trong lĩnh vực dịch vụ tại Anh không có nhiều kỳ vộng tăng mạnh trước bối cảnh kinh tế phục hồi chưa vững chắc, dự đoán chỉ ở mức 52.3 điểm ( kỳ trước 52.8 điểm)
Ngoài ra, Chỉ số giá nhà mới (NHPI) đo lường sự thay đổi giá bán nhà mới hàng tháng với dự đoán khả quan lên 0.4% so với -3.6%. Chỉ số NHPI thì được sử dụng như là sự đo lường sự lạm phát trong lĩnh vực nhà xây dựng mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét