4 tháng 10, 2009

Tuan đầu tháng 10

USD tiếp tục phụ hồi trong tháng 10

EUR-USD
Bán ở 1.4600-1.4650

GBP-USD
Bán ở 1.6000-1.6500
XAU-USD
Bán ở 1005-1010

Kinh tế thế giới sau bão tố

Kinh tế thế giới sau bão tố

Người ta hy vọng mọi chuyện sẽ trở lại “bình thường”, nhưng đón chờ thế giới sẽ là một trạng thái “bình thường” hoàn toàn khác.

Trong từ điển chính trị lần đầu xuất bản năm 1968, William Safire dành một mục cho từ “trạng thái bình thường”. Thuật ngữ này trở nên phổ biến nhờ chiến dịch tranh cử Tổng thống của Warren Harding sau thế chiến thứ nhất.

Nó trở nên quen thuộc sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001. Người ta sử dụng cụm từ “trạng thái bình thường” khi người ta không còn coi những điều bình thường là hiển nhiên nữa.

Vì thế cũng không mấy bất ngờ khi cụm từ này lại xuất hiện trong bản thông cáo của các lãnh đạo nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 sau hội nghị Pittsburg.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ năm ngoái, dân chúng khao khát sự ổn định, hay nói cách khác, “trạng thái bình thường”.

Vậy “trạng thái bình thường” của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ thời Đại suy thoái sẽ như thế nào?

“Trạng thái bình thường” mới …

Giá cổ phiếu hay những dự báo ngắn hạn đem lại cảm giác thoải mái. Sản lượng của các nền kinh tế lớn nhất đã ngừng giảm. Trong dự báo mới nhất IMF dự báo GDP toàn cầu năm tới sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn 1,2% so với dự báo hồi tháng 4.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng 64% kể từ đáy. Thị trường vốn đang tan băng nhanh chóng. Các nhà phân tích bi quan một lần nữa phải xem lại dự báo của mình.

Dù vậy vẫn cần phải thận trọng. Dù đã tăng trưởng, còn lâu kinh tế thế giới mới lại họat động “bình thường”.

Thất nghiệp vẫn tăng còn máy móc vẫn chưa hoạt động hết công suất. Tăng lượng hàng tồn kho sẽ không giúp sản lượng tăng lâu dài. Sự hào phóng của chính phủ chứ không phải tính bầy đàn đang thúc đẩy tiêu dùng trên toàn cầu.

Những gói kích thích tài khóa tiền tệ khổng lồ giảm thiểu thiệt hại đối với hộ gia đình và ngân hàng, nhưng những vấn đề nội tại vẫn còn. Ở Mỹ và các nền kinh tế bong bóng khác, vay nợ hộ gia đình vẫn cao một cách đáng lo ngại, còn ngân hàng rất khát vốn.

Tức là tiêu dùng sẽ thấp hơn và chi phí vốn vay sẽ cao hơn thời tiến suy thoái. Kinh tế thế giới có thể được hưởng vài quý tăng trưởng ấn tượng, nhưng nó sẽ không bao giờ trở lại như xưa.

Chỉ riêng điều đó không thôi sẽ làm hạ nhiệt những cái đầu nóng trên thị trường tài chính. Nhưng ngay cả “trạng thái bình thường mới” cũng có ít nhất hai khả năng.

Một là kinh tế thế giới sẽ trở lại mức tăng trưởng tiền khủng hoảng. IMF chỉ ra rằng đây là điều thường diễn ra sau khủng hoảng tài chính.

Khả năng xấu hơn là tăng trưởng sẽ giữ mãi ở mức thấp vì tăng trưởng đầu tư, việc làm và năng suất đều yếu hơn trước.

Sự khác biệt giữa hai kịch bản này là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng tiềm năng thấp có thể dẫn đến một tương lai u ám khi thu nhập trì trệ và kỳ vọng yếu ớt. Đó là điều các nhà hoạch định chính sách cần tránh trước tiên.

Nếu muốn làm được điều đó, họ phải thực hiện những nhiệm vụ thật tréo nghoe: duy trì sức cầu mà không làm thâm thủng ngân sách; hạn chế thất nghiệp mà không ngăn cản tái cơ cấu lực lượng lao động; và quan trọng hơn hết là thúc đẩy thương mại và sáng kiến, hai động lực quan trọng nhất của tăng trưởng.

Duy trì sức cầu là nhiệm vụ cấp thiết nhất. Chi tiêu toàn cầu cần được tái cân đối: người tiêu dùng Mỹ nợ nần chồng chất phải cắt giảm chi tiêu, trong khi các nước tiết kiệm nên tiêu nhiều và để dành ít hơn.

Trung Quốc cần một đồng tiền mạnh hơn, an sinh xã hội tốt hơn và điều chỉnh chính sách trợ cấp để tăng tỷ lệ thu nhập quốc dân chảy vào túi công nhân. Đức và Nhật cần tái cơ cấu để tăng chi tiêu, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.

Hội nghị G20 đã cải thiện điều từ lâu vẫn còn thiếu, quyết tâm chính trị. Tuyên bố chung Pittsburgh hứa sẽ cùng “thảo luận ngang hàng” chính sách kinh tế của các nước thành viên.

Những cuộc thảo luận này có thể chẳng mấy tác dụng nhưng bản thân cam kết đã là một bước tiến lớn.

Chi tiêu cá nhân tại các nước có thặng dư thương mại sẽ không tăng vọt chỉ sau một đêm. Kinh tế thế giới dựa vào chính phủ nhiều hơn người ta tưởng.

Điều chỉnh chính sách tài khóa quá sớm có thể hủy hoại quá trình phục hồi, như với nước Mỹ năm 1937 và Nhật Bản 60 năm sau đó.

Rút cục chính phủ sẽ phải điều chỉnh ngân sách, nhưng chỉ khi khu vực tư nhân đã đủ mạnh, và phải điều chỉnh sao cho có lợi cho tăng trưởng tiềm năng. Điều chỉnh nên đến từ cắt giảm chi tiêu. Khi doanh thu tăng, nên đánh thuế vào tiêu dùng và khí thải thay vì lương bổng và lợi nhuận.

… nhưng nguyên tắc chung vẫn vậy

Chính phủ cũng phải đối phó với nạn thất nghiệp mà không làm sơ cứng thị trường lao động. Thất nghiệp cao có thể gây ra hậu quả dài hạn khi con người mất kỹ năng và các mối quan hệ công việc.

Nguy cơ này khẳng định tính cần thiết của những nỗ lực giảm sa thải và khuyến khích thuê thêm nhân công. Nhưng không phải liều thuốc nào cũng như nhau.

Một số chương trình đang dành được sự ủng hộ hiện nay, ví dụ như trả tiền cho chủ lao động để cắt giảm giờ làm thay vì đuổi việc tại Đức, chỉ là những nỗ lực nhằm giữ số lượng lao động một cách giả tạo.

Các nền kinh tế phải được tự do “sáng tạo” lại chính mình và để các ngành ăn nên làm ra thay thế những ngành ốm yếu.

Quá trình phục hồi năng suất chính là yếu tố quyết định “trạng thái bình thường” mới. Sáng tạo đóng vai trò chủ chốt ở các nước giàu. Thương mại lại quan trọng hơn ở các khu vực khác.

Cả hai yếu tố này hiện đều đang trong vòng nguy hiểm. Doanh nghiệp không còn tiền để nghiên cứu và phát triển. Các nền kinh tế mới nổi đang phải tính toán lại sự lệ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng.

Cả nước giàu lẫn nước nghèo đều đang có xu hướng can thiệp sâu vào nền kinh tế. Họ nên tránh bảo hộ cho những ngành nhất định bằng các biện pháp bảo hộ hay trợ cấp.

Để thị trường tự hoạt động sẽ giúp cải thiện năng suất tốt hơn là dựa vào các chính sách công nghiệp vụng về.

Những khó khăn trước mắt thật ghê gớm. “Cảm giác về một “trạng thái bình thường” không thể đưa tới sự tự mãn,” tuyên bố G20 nhấn mạnh.

Cơn bão đã qua nhưng còn nhiều việc phải làm cũng như sẽ có nhiều lỗi lầm cần tránh nếu muốn con đường tái thiết được suôn sẻ.

Theo Economist

WB dự đoán dầu sẽ ở mức 63USD/thùng vào năm 2010




Trong một báo cáo về Trung Đông và Bắc Phi được công bố tại Istanbul hôm thứ bảy (3/10), Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra dự đoán rằng giá dầu sẽ đạt mức trung bình 63USD/thùng vào năm tới 2010, sau khi dừng ở mức giá 55,5 USD/thùng năm 2009.
Bản báo cáo "Sự phát triển và các viễn cảnh kinh tế" nói rằng, các mức giá này là thích đáng để tránh được một cuộc khủng hoảng lớn trong các nước sản xuất dầu, tuy nhiên lại thấp hơn hẳn so với cơn bùng nổ về giá hồi năm 2008."

World Bank cho rằng giá dầu năm 2009 dường như không bị ảnh hưởng đáng kể bởi các nhân tốt đã góp phần đẩy giá lên cao hồi giữa năm ngoái 2008.

Báo cáo được đưa ra trước cuộc họp hàng năm của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại thủ đô tài chính Thổ Nhĩ Kỳ này cũng cho rằng "nhu cầu toàn cầu có thể vẫn duy trì ở mức thấp".

IMF đã không đưa ra bất cứ dự đoán nào về giá dầu năm 2010 trong báo cáo nửa năm Viễn cảnh Kinh tế Thế giới của quỹ này - được phát hành hôm thứ năm (1/10) trước đó.

Theo báo cáo này của IMF, nhu cầu dầu trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng tới 85,7 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2010 từ mức 84,4 triệu thùng/ngày năm 2009, tuy nhiên sẽ vẫn thấp dưới mức nhu cầu dầu của năm 2008 là 86,3 triệu thùng/ngày.

Giá dầu đã giảm mạnh xuống dưới 70 USD/thùng hôm thứ sáu (2/10) sau khi chính phủ Mỹ công bố dữ liệu tình trạng thất nghiệp tệ hơn dự kiến đã tác động xấu đến những hy vọng của cơn hồi sinh kinh tế.

G-7 cân nhắc tương lai, hình nhành G-4



Nhóm 7 quốc gia giầu nhất thế giới hy vọng có thể quyết định tương lai nhóm này như một định chế toàn cầu, với sáng kiến của Mỹ thiết lập một nhóm nhỏ hơn có thể bao gồm Trung Quốc, một quan chức thuộc G-7 cho biết.
Quan chức giấu tên tiết lộ, Washington muốn G-7 sẽ trở thành một nhóm trợ giúp quá trình hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu bằng một nhóm nhỏ hơn gồm 4 chủ thể là Mỹ, châu Âu, Nhật và Trung Quốc.

Lời phát biểu được đưa ra trước khi cuộc họp các bộ trưởng tài chính G-7 diễn ra tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ vào 3/10. Cuộc họp lần này được diễn ra bên lề các cuộc gặp 2 lần/năm của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.

Trong hơn thập kỷ qua, G-7 đã đóng vai trò như một thực thể đưa ra các quyết sách kinh quan trọng. Tuy nhiên, vai trò của nhóm này đã bị suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, đưa các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc có tiếng hơn trong nỗ lực phục hồi kinh tế toàn cầu.

Bất cứ một động thái chính thức nào nhằm thay đổi nhóm G-7, gồm các nước như Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Mỹ, đều là những bước đi phức tạp về mặt ngoại giao và gây ra nhiều tranh cãi.

Trong năm nay, các quan chức tài chính cấp cao của nhóm đã nhóm họp vài lần nhằm tìm kiếm phương hướng chỉ đạo cho tỷ giá trao đổi ngoại tệ hay các vấn đề khác của thị trường toàn cầu.

Sau khi các cuộc họp của nhóm G-20 trở thành diễn đàn chính thức cho các tranh luận liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính, vai trò của G-7 đã thật sự bị suy giảm.

Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 mới diễn ra tại Pittsburg, lãnh đạo 20 nước thành viên đã nhất trí nguyên tắc thắt chặt kiểm soát tài chính và cố găng đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu sự mất cân bằng thương mại cũng như các nguy cơ gây mất ổn định kinh tế toàn cầu.

Giám đốc quản lý Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn từng trả lời tạp chí Emerging Markets rằng: “Nhóm G-7 chưa thực sự biết mất, song nó đang mất đi vai trò ảnh hưởng hàng đầu tới nền kinh tế. Nó đang trên đường lụi tàn.”

G-7 gây sức ép lên đồng Nhân dân tệ





Mặc dù đưa ra lập trường tạo sức ép đối với đồng tiền nội địa của Trung Quốc nhưng các Bộ trưởng Tài chính G-7 không đạt được sự nhất trí cách thức làm sao khiến Trung Quốc chấp nhận lời đề nghị nhằm làm giảm căng thẳng thực trạng tỷ giá tiền tệ toàn cầu.
Tuyên bố sau cuộc gặp tại Istabul hôm 3/10, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương nhóm các nước công nghiệp phát triển G-7 khẳng định, Bắc Kinh nên nới lỏng chính sách kiểm soát tiền tệ chặt chẽ của nước này nhằm giúp giảm tình trạng mất cân đối trong thương mại toàn cầu, một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Bản tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi chào đón cam kết của Trung quốc tiến tới tỷ giá trao đổi ngoại tệ linh động hơn, mang lại một mức giá cao phù hợp với đồng Nhân dân tệ trong dài hạn và giúp thúc đẩy phát triển cân bằng hơn giữa Trung Quốc và nền kinh tế thế giới.”

Mặc dù cam kết về khả năng thả nổi đồng tiền nội địa, nhưng Trung Quốc vẫn giữ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn thực tế so với đồng đô-la kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trở nên tồi tệ hơn vào tháng 7/2008.

Những lời lẽ trong bản tuyên bố của G-7 không có sự khác biệt nhiều so với bản tuyên bố của nhóm này vào 6 tháng trước. Và phía Trung Quốc dường như không có dấu hiệu “chùn bước” trước áp lực của G-7.

Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang trả lời hãng thông tấn Reuters rằng “chính sách tỷ giá trao đổi ngoại tệ của Trung Quốc rất rõ ràng.” Ông cũng khẳng định chính sách này có thể tiếp tục giúp mang lại sự bình ổn.

Mặc dù đưa ra lời tuyên bố nhằm gây sức ép lên Bắc Kinh nhưng nhóm G-7 cũng không có dấu hiệu tích cức nào nhằm tháo gỡ những căng thẳng giữa các thành viên về thực trạng một đồng đô-la yếu. Kể từ tháng 3/2009, đồng đô-la đã bị mất giá tới 12%.

Gần đây, Pháp và Canada liên tục bày tỏ quan ngại một đồng đô-la yếu có thể ảnh hưởng xấu tới lĩnh vực xuất khẩu của hai nước này. Trong khi đó, một quan chức giấu tên của G-7 tiết lộ các cuộc tranh luận tại Istabul cũng xoay quanh vấn đề này.