Cầu đối với vàng được biết đến trên phạm vi toàn cầu. Trên sàn giao dịch ngoại hối và vàng trên toàn cầu, thì vàng luôn nằm dưới dạng tài khoản dựa trên các công cụ Option, Futures… tạo nên sự tăng “giá ảo” cho vàng trong ngắn hạn. Nhưng giá vàng luôn có quy luật nhất định trong dài hạn dựa trên nhu cầu thật về vàng. Sau đây là những nhu cầu thật của vàng mà tôi nêu lên nhằm giúp các nhà đầu tư có thể định hướng giá vàng trong tương lai dài hạn. Đồng thời, chúng ta có thể biết được liệu thị trường vàng tăng hay giảm giá trong ngắn hạn bị tác động mạnh của đầu cơ làm giá hay là nhu cầu thật sự của thị trường.
Đông Á, các vùng lãnh thổ của Ấn Độ và Trung Đông là thị trường có sức tiêu thụ khoảng 72 % nhu cầu vàng của thế giới trong năm 2007. 55 % nhu cầu thuộc về các nước Ấn độ, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Trung Quốc. Mỗi thị trường được quy định bởi một bộ phận các yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội khác nhau. Sự thay đổi nhanh về dân số và các biến động kinh tế xã hội khác ở các quốc gia tiêu thụ vàng chính có thể tạo ra những hình thức mới liên quan đến nhu cầu vàng. Nhu cầu về vàng có thể có các hình thức sau:
1. Nhu cầu về trang sức.
Trang sức luôn chiếm khoảng 3/4 nhu cầu về vàng. Trong 12 tháng của năm 2007, nhu cầu trang sức ước tính trị giá khoảng 54 tỷ đô la Mỹ, khiến trang sức trở thành một trong những loại hàng hoá tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Nếu tính theo giá trị bán lẻ, Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ trang sức làm bằng vàng, trong khi đó Ấn Độ là nước tiêu thụ lớn nhất nếu tính theo số lượng - chiếm khoảng 25% nhu cầu của thế giới trong năm 2007.
Nhu cầu vàng của Ấn Độ xuất phát từ truyền thống văn hoá và tín ngưỡng, những yếu tố này không có liên quan trực tiếp đến xu hướng kinh tế toàn cầu.
Nhìn chung, nhu cầu trang sức được quy định bởi cả hai yếu tố tài chính và sở thích của người tiêu dùng và có xu hướng tăng trong thời kỳ giá cả các mặt hàng ổn định hoặc tăng dần và ngược lại trong thời kỳ giá cả biến động. Một mức giá tăng ổn định sẽ củng cố giá trị vốn có của trang sức bằng vàng. Tiêu thụ trang sức ở thị trường đang phát triển đã và đanng được mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây sau một thời gian suy giảm liên tục, ngoài những thị trường đã được khai thác một số nước trong đo có cả Trung Quốc vẫn có tiềm năng đáng kể đối với nhu cầu về trang sức.
Niềm đam mê đối với vàng cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố khích lệ phụ nữ khác nhau trên thế giới mua trang sức bằng vàng đồng thời cung cấp cho ta tầm nhìn đối với nhu cầu trang sức.
2. Nhu cầu đầu tư
Do một tỷ lệ lớn nhu cầu đầu tư được giao dịch qua thị trường tự do, nên không dễ để có thể tính toán được. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng nhu cầu đầu tư vàng mà chúng ta có thể ước tính được đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Từ năm 2003, đầu tư vàng đã thể hiện sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất với mức tăng trưởng ước tính theo giá trị lên tới 280% vào cuối năm 2007. Đầu tư vàng thu hút luồng vốn đầu tư thực ước tính khoảng 15 tỷ đô vào năm 2007.
Có một loạt lý do và biến động khiến người dân và các cơ quan, tổ chức tìm kiếm cơ hội đầu tư vào vàng. Và rõ ràng có một triển vọng về giá cả rất tích cực ẩn dấu đằng sau trông đợi rằng sức tăng trưởng của nhu cầu đối với kim loại quý này sẽ tiếp tục làm cạn kiệt nguồn cung. Điều đó chính là lý do rõ ràng để đầu tư vào vàng. Trong số những yếu tố quyết định nhu cầu đầu tư, thì một yếu xuyên suốt có thể thấy được là tất cả đều có gốc rễ từ khả năng của vàng trong vấn đề kháng cự lại sự mù mờ, bất ổn và giúp chống lại các nguy cơ tiềm ẩn.
Đầu tư vàng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, một số nhà đầu tư có thể chọn cách kết hợp từ hai hoặc nhiều giải pháp với nhau để tăng tính linh hoạt. Sự phân biệt giữa mua vàng chất và đầu tư lướt sóng vàng không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt kể từ khi chúng ta có thể đầu tư vàng trên sàn mà thực tế không hề nhận vàng vật chất.
Tăng trưởng của nhu cầu đầu tư vàng đã được phản chiếu bởi sự phát triển của các hình thưc đầu tư và hiện tại có hàng loạt các hình thức đầu tư phù hợp với cả cá nhân và tổ chức.
3.Nhu cầu sử dụng cho công nghiệp
Việc sử dụng vàng cho nha khoa và các ngành công nghiệp chiếm khoảng 13% nhu cầu về vàng ( trung bình hàng năm sử dụng khoảng trên 425 tấn trong giai đoạn từ 2003 đến 2007). Tính dẫn điện và nhiệt cao của vàng và khả năng chống hao mòn chính là lý do giải thích cho việc nhu cầu sử dụng vàng trong công nghiệp tăng cao. Ứng dụng vàng trong y học cũng có lịch sử lâu đời và ngày nay các ứng dụng ý tế khác càng ngày càng phong phú đã giúp tận dụng tính tương thích của vàng trong hỗ trợ các hoạt động sinh lý như khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, hao mọi và các thuộc tính khác. Một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra một loạt công dụng mới của vàng chẳng hạn như là chất xúc tác trong pin cũng như trong các phản ứng hoá học và khống chế ô nhiễm, công nghệ cao và chữa trị ung thư.
( Tổng hợp tài liệu của Hội đồng vàng thế giới)