9 tháng 9, 2009

Vàng là sát nhân giấu mặt của đồng bạc xanh

Vàng là sát nhân giấu mặt của đồng bạc xanh?
Trong một động thái gây sốc, chính phủ Trung Quốc đột ngột cho công bố về trữ lượng dự trữ vàng của nước này đã tăng đột biến, cải thiện vị trí dự trữ vàng của họ từ thứ sáu với tổng lượng dự trữ lên tới 454 tấn.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng đây là một nỗ lực rất rõ ràng của nước này lôi kéo sự chú ý của các nền kinh tế khác sang vàng với mục tiêu nhằm “sát hại” đồng USD.

Thận trọng

Tại sao vàng lại là kẻ sát nhân giấu mặt của đồng bạc xanh? Vì tại thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vàng mới có đủ vai trò và trọng lượng làm thay đổi quy luật lệ thuộc vào đồng USD của các nền kinh tế khác mà không loại tiền tệ nào có thể đảm đương nổi.

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và đồng USD của họ đứng vị trí số một. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng đồng yen lại có vị trí dưới cả đồng bảng của người Anh.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba hiện nay và đồng nhân dân tệ đứng rất sâu trong bảng xếp hạng thứ bậc. Điều này cho thấy, không phải cứ là nền kinh tế lớn mạnh thì nghiễm nhiên đồng tiền của quốc gia đó cũng lớn mạnh theo.

Sự bất hợp lý có thể lấy ngay vị trí của đồng yen của Nhật làm ví dụ. Lỗi tại chính sách của Nhật thời kỳ những năm của thập niên 70 và 80 thế kỷ trước. Đó là thời điểm dự trữ ngoại hối của Nhật Bản cực lớn, thâm hụt thương mại của Nhật lớn khiến cho giao dịch bằng đồng USD càng đẩy nền kinh tế này vào tổn thương nghiêm trọng.

Đó có thể đã là thời kỳ cho đồng yen bứt phá lên vị trí thứ hai nhưng nước Nhật không làm vậy. Chính phủ Nhật Bản khi đó cũng có chung mối lo sợ như Trung Quốc ngày nay, rằng quốc tế hóa đồng yen sẽ làm cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu gặp nhiều khó khăn hơn cũng như khó có thể kiểm soát các dòng tiền, luồng đầu tư vào và ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản.

Họ đã chọn giải pháp đóng chặt đồng yen thay vì bung ra và hỗ trợ nó lên vị trí thứ hai trên thế giới. Do chính sách sai lầm đó của người Nhật Bản mà vị thế của đồng bảng Anh không tiếp tục bị rơi sau khi nó rớt khỏi vị trí thống trị toàn cầu và kẻ thay thế là đồng USD của người Mỹ. Người Trung Quốc đủ gần về địa lý và đủ khôn để nhận ra sai lầm của chính phủ Nhật Bản.

Các chính sách công khai của Trung Quốc gần đây đều cho thấy, nước này đang nỗ lực “thổi” đồng nhân dân tệ bay cao hơn trên bầu trời thương mại toàn cầu. Các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc và thế giới đều nhận định rằng đây là thời điểm tốt nhất để người Trung Quốc đẩy đồng tiền của mình lên tầm ảnh hưởng toàn cầu, nếu chậm hơn một năm nữa, áp lực mất giá của đồng USD giảm xuống, họ sẽ mất cơ hội.

Và một năm liệu có đủ để đồng nhân dân tệ cất cánh? Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, thời gian đó không đủ cho tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Đó là chưa tính đến yếu tố thận trọng của chính phủ Trung Quốc khi quốc tế hóa đồng tiền này. Họ đang triển khai từng bước rất thận trọng, trong phạm vi hẹp, không chạy đua với thời gian và tất nhiên, sẽ cần nhiều năm chứ không phải là một năm.

Các nguồn báo cáo công khai cho thấy, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc mới ký kết thỏa thuận trao đổi ngoại tệ với tổng trị giá 650 tỷ nhân dân tệ với Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, Cục quản lý tiền tệ Hongkong, Ngân hàng trung ương Malaysia, ngân hàng trung ương Cộng hòa Belarus Ngân hàng Trung ương Indonesia và Ngân hàng trung ương Argentina.

Đồng thời, Trung Quốc mới chỉ ký kết hiệp định thanh toán thương mại ngoại thương bằng đồng nhân dân tệ với Việt Nam, Mông Cổ, Lào, Cộng hòa Nepal, Nga, Cộng hòa Kyrgyz, Triều Tiên và Cộng hòa Kazaxtan.

Lệ thuộc

Khi một quốc gia sử dụng đồng USD làm loại tiền tệ giao dịch chính thì mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu đều quy đổi sang đồng USD, do đó, hoạt động kinh tế càng phát triển thì quốc gia đó càng sở hữu nhiều tiền USD hơn.

Khi sở hữu ngoại tệ này đến một mức độ lớn nhất định trong quỹ dự trữ quốc gia thì việc hao hụt của đồng USD sẽ quay lại tác động trực tiếp lên nền kinh tế đó. Muốn đảm bảo giá trị tài sản đang sở hữu, người ta buộc phải có các hành động bảo vệ giá trị đồng USD.

Như vậy, không chỉ có Mỹ mới lo phần bảo vệ giá trị đồng USD, càng có nhiều quốc gia sở hữu và sử dụng chính thức loại tiền này thì càng có thêm các lực lượng buộc phải bảo vệ nó. Một trong những cách bảo vệ tài sản của mình, các quốc gia như Trung Quốc lựa chọn việc đầu tư “chống lưng” cho chính phủ Mỹ thông qua hoạt động mua vào trái phiếu chính phủ.

Và từ đây, chính sách điều hành của Mỹ tốt hay dở sẽ tác động trực tiếp lên giá trị trái phiếu chính phủ mà các quốc gia khác đang sở hữu. Khi Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ thì chính Trung Quốc đang lún sâu hơn vào sự lệ thuộc các chính sách Mỹ. Khối tài sản của Trung Quốc đang sở hữu trồi sụt phụ thuộc vào sự điều hành của chính phủ Mỹ tốt hay dở.

Đây chính là quy luật lệ thuộc vào một loại ngoại tệ khác của hầu hết các nền kinh tế. Muốn thoát ra khỏi “cái bẫy” này, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, có nhiều cách như đa dạng loại ngoại tệ trong trao đổi mậu dịch và đa dạng cả trong dự trữ ngoại hối, tránh dự trữ một loại tiền như USD.

Những nhà phân tích đã chỉ ra rằng, trên bình diện thương mại, Trung Quốc chọn giải pháp vẫn sử dụng đồng USD làm giao dịch chính thức trong khi nỗ lực cơ cấu lại các quy định trao đổi mậu dịch với các đối tác khác liên quan đến ngoại tệ, mặt khác, thay đổi về chất lại diễn ra nhanh hơn khi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia đã nhanh chóng cơ cấu lại bằng việc đầu tư sang vàng.

Vàng đang trở thành một lối thoát của Trung Quốc khỏi “cái bẫy” của đồng USD Mỹ. Có được lối thoát này, việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sẽ đỡ phần chông gai và an toàn hơn.

Ở đây, Trung Quốc không chọn một ngoại tệ nào khác để đa dạng hóa quỹ dự trữ vì như thế sẽ tạo thêm đối thủ cho đồng Nhân dân tệ. Đầu tư vào vàng là biện pháp an toàn nhất. Khi quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có tỉ lệ dự trữ vàng lớn dần lên và tỉ lệ đồng USD giảm xuống thì sự rủi ro giá trị tài sản quốc gia cũng giảm theo, đồng nghĩa là sự phụ thuộc vào chính sách Mỹ cũng ít hơn.

Khi chính sách Mỹ ít tác động đến các quốc gia khác, vai trò của nền kinh tế Mỹ vì thế cũng giảm sút, hệ quả kéo theo là vị thế của đồng bạc xanh sa sút theo. Đã có không ít bài phân tích của các chuyên gia kinh tế cho rằng, khủng hoảng toàn cầu là thời điểm để Trung Quốc vươn lên.

Không chỉ hành động bằng việc thay đổi về chất trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, Trung Quốc tận dụng các diễn đàn, hội nghị toàn cầu để kêu gọi các nước khác cùng phế truất vị thế số Một của đồng USD nhằm tạo nên sự thay đổi về lượng.

Kêu gọi các nước khác cùng phế truất vị thế số Một của đồng bạc xanh cũng được đánh giá là một cách làm thích hợp nhất vì bản thân một mình Trung Quốc sẽ khó hơn là có số đông ủng hộ. Mặt khác, Trung Quốc còn có những khó khăn riêng của mình để chưa thể trở thành ngọn hùng phong trong nỗ lực hạ bệ vai trò Mỹ đồng thời đưa đồng Nhân dân tệ lên vị trí vinh quang hơn.

Bước đi đầu

Tuy ý thức được sự cố thủ của chính phủ Nhật đối với đồng Yên trong quá khứ là sai lầm nhưng bản thân Trung Quốc cũng lo ngại mất kiểm soát các dòng tiền và luồng đầu tư khi đồng Nhân dân tệ quốc tế hóa nhanh.

Với những bước đi thận trọng, cụ thể là quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ trong phạm vi hẹp đã ký kết từ đầu năm đến nay giữa Trung Quốc với một số nước, dường như đó là cách để không mất kiểm soát.

Khi đồng tiền Trung Quốc được sử dụng trực tiếp trong các giao dịch toàn cầu thì mọi vấn đề phát sinh trong các thương vụ trên phạm vi toàn cầu, (ngoài biên giới và ngoài năng lực điều hành của Trung Quốc) đều ảnh hưởng đến giá trị của đồng Nhân dân tệ mà Trung Quốc chưa có khả năng kiểm soát.

Nền kinh tế khổng lồ này sẽ ngay lập tức bị chao đảo bởi những đợt trồi sụt của các dòng tiền ra vào mà tốc độ chỉ còn là những cú nhấn nút rút tiền hay gửi tiền.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng đó là sự phụ thuộc của nền kinh tế này với xuất khẩu. Trung Quốc đang là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và giá trị các giao dịch này vẫn núp dưới vai trò của đồng USD nhờ các quy định quy đổi ngoại tệ nhiều năm qua đang có lợi cho Trung Quốc.

Nếu rời bỏ đồng USD lợi thế của đồng Nhân dân tệ “yếu” sẽ không còn, tức là nền kinh tế mất đi một lợi thế trong cạnh tranh. Đây là một lợi thế cực lớn, nó đảm bảo cho Trung Quốc nhiều năm qua luôn đạt được mức thặng dư mậu dịch rất cao so với Mỹ. Rời khỏi hệ quy chiếu USD, đoàn tầu Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế gia tốc hỗ trợ này.

Từ những vấn đề của riêng mình, Trung Quốc đang tìm cách hạ bệ đồng USD cũng như quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của họ một cách thận trọng. Tuy không co cụm như Nhật Bản đã làm với đồng Yên nhưng Trung Quốc không vội vàng.

Tương lai của một đồng Nhân dân tệ toàn cầu còn ở phía xa nhưng những nỗ lực để đẩy đồng tiền này lên vị trí toàn cầu hóa thì rất gần và bước đi đầu tiên là dùng vàng để giảm rủi ro từ đồng bạc xanh.

Theo TTXVN

Thông tin trong nước 09-09




51 dự án sân golf sẽ bị cắt giảm

Tại thời điểm này, cả nước đã có tổng số 166 dự án sân golf. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát và kiến nghị cắt giảm 51 dự án.

CBRE được tiếp thị độc quyền Savico Plaza Hanoi

Đây là dự án trung tâm thương mại quy mô lớn với diện tích 60.000 m2 nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.

Động thổ dự án Cantavil Premier của Daewon – ThuDuc House giai đoạn 2


Sáng ngày 08/09/2009, CTCP Phát triển Nhà Daewon Thủ Đức đã làm lễ động thổ dự án Cantavil Premier giai đoạn 2 với tổng số vốn đầu tư 47 triệu USD tại Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM.

Có thể vay mua căn hộ dự án Sky City với hạn mức 90%

Đây là chính sách được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank) áp dụng cho các khách hàng vay vốn mua căn hộ thuộc dự án Sky City Tower.

Hà Nội: Dự án khách sạn 5 sao đắt hàng đầu tư

Ngay sau khi Tập đoàn Riviera/CT Tài chính CKS Finance (Nhật Bản) rút khỏi dự án khách sạn 5 sao Hoa Sen, nhiều doanh nghiệp trong nước đã xin làm chủ đầu tư dự án này.

Dự báo biến động thị trường nhà đất: Vẫn lúng túng

Cơ quan quản lý Nhà nước vẫn lúng túng kiếm tìm giải pháp khi thị trường nhà đất phát triển quá "nóng" hoặc bị "đóng băng".

Giá đất dự án phía Tây Hà Nội vẫn trong đà tăng giá

Mặc dù giao dịch đất nền dự án có phần kém sôi động so với trước bởi đang trong tháng ngâu, nhưng giá chào bán trên thị trường vẫn trong xu thế tăng cao bởi lượng hàng ra “nhỏ giọt”.

Dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 43%

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn đạt trên 77 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá than xuất khẩu vững nhờ những nền kinh tế phục hồi

Dự báo giá than sẽ tiếp tục vững trong thời gian tới nhờ kinh tế thế giới phục hồi, giá dầu thô, sắt thép tăng cao trở lại.

Cuối tháng 9, vận hành trở lại nhà máy lọc dầu Dung Quất


Nhà máy Dung Quất có thể hoạt động trở lại vào khoảng cuối tháng 9.2009, theo báo cáo của tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Chủ động ngăn chặn lạm phát


Báo cáo mới nhất của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy, 8 tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 3,47% so với tháng 12-2008. Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi của kinh tế toàn cầu đã khiến giá một số nguyên liệu và hàng tiêu dùng nhập khẩu tiếp tục tăng cao.

Sawaco: Sẽ tăng 30% công suất cung cấp nước sạch

Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) một lần nữa kiến nghị được tăng giá nước, và xem đây là một trong những phương án tối ưu để giảm thất thoát nước.

Kubota đầu tư 80 triệu USD sản xuất máy kéo ở VN

Kubota đặt mục tiêu tăng sản lượng máy nông nghiệp tiêu thụ tại thị trường Việt Nam lên khoảng 15.000-25.000 chiếc/năm vào năm 2013.

Lương tối thiểu ngoài quốc doanh tăng từ 9 – 15%

Các doanh nghiệp sẽ thực hiện mức lương tối thiểu mới vào ngày 1/1/2010, sớm hơn 5 tháng so với khu vực hành chính sự nghiệp.


Thông tin thế giới 09-09



Tín dụng tiêu dùng Mỹ giảm kỷ lục

Tín dụng tiêu dùng Mỹ tháng 7/2009 giảm gấp 5 lần so với dự báo của các chuyên gia bởi các ngân hàng hạn chế cho vay, thất nghiệp tăng, người Mỹ giảm vay tiền.

D.Strauss-Kahn: Phục hồi kinh tế có thể tới sớm hơn dự đoán

Trả lời phỏng vấn báo Il Sole 24 Ore (Ý), giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn cho biết, sự hồi phục của kinh tế toàn cầu có thể tới sớm hơn so với thời điểm mà các chuyên gia kinh tế hiện đang kỳ vọng,. Ông cũng cho biết thêm rằng dự báo về tốc độ phát triển của kinh tế Ý có khả năng sẽ được điều chỉnh tăng trong thời gian tới.

USD rơi xuống thấp nhất so với euro trong năm 2009

USD rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2009 so với đồng euro bởi triển vọng phục hồi kinh tế khiến TTCK thế giới tăng điểm. Giá vàng vượt 1.000USD/ounce.

Trung Quốc sẽ phát hành 6 tỉ Nhân dân tệ trái phiếu tại Hồng Kông

Trung Quốc cho biết sẽ phát hành 6 tỉ Nhân dân tệ trái phiếu chính phủ (tương đương 880 triêu USD) tại Hồng Kông vào cuối tháng này, đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc chào bán trái phiếu ra bên ngoài.

Thụy Sỹ “tiếm ngôi” Mỹ thành nền kinh tế có sức cạnh tranh nhất thế giới

Tân Hoa xã tại Geneva ngày 8/9 đưa tin, báo cáo “Sức cạnh tranh toàn cầu năm 2009 – 2010” mà Diễn đàn kinh tế thế giới có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ mói công công bố cho biết, Thụy Sỹ đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh nhất thế giới.

Nước Mỹ đối mặt nguy cơ lạm phát cao

Cựu Chủ tịch cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan hôm 7/9 cho biết, khả năng về lạm phát của kinh tế toàn cầu đang bắt đầu tái diễn.

WTO: Đa phương, minh bạch, để kết thúc đàm phán Doha vào năm 2010

Kết thúc hội nghị các Bộ trưởng quy mô nhỏ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức tại thủ đô New Delhi (Ân Độ), các bên tham gia hội nghị đã nhất trí đồng ý trong năm 2010 sẽ kết thúc vòng đàm phán Doha.

Las Vegas tiêu điều vì khủng hoảng

Được mệnh danh là “thủ phủ bài bạc” của thế giới, thành phố Las Vegas tọa lạc trên vùng đất cát của bang Nevada (Mỹ), là nơi có sức hút kỳ diệu. Mỗi năm, những khu giải trí kiêm sòng bạc ở đây đón tiếp hàng chục triệu du khách.

Người Anh ngày một lạc quan về triển vọng kinh tế

Chỉ số lòng tin người tiêu dùng Anh tháng 8/2009 leo lên mức cao nhất trong hơn 1 năm. Ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Anh đang thoát khỏi suy thoái tệ hại.

Trung Quốc vẫn để mắt vào Australia

Theo như tin tức được cung cấp từ phía Australia, công ty phát triển công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc (tên tiếng Anh là CGNPC URANIUM RESOURCES CO.LTD.) đã có kế hoạch mua lại 70% cổ phần của công ty quặng Energy Metals của Australia, với tổng giá trị lên đến 119, 460 triệu USD.