13 tháng 4, 2009

Mô Hình Khủng hoảng hiện tại

Từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, các nhà kinh tế đã sử dụng rất nhiều chữ cái tiếng Anh để mô tả về xu thế của nó. Trong đó, có bốn chữ cái được sử dụng nhiều nhất là “V”, “U”, “L” và “W”.

Khi khủng hoảng tài chính bắt đầu hình thành, các nhà kinh tế đã dùng chữ cái “V” để mô tả về nó. Lý giải cho sự lựa chọn của mình, giới chuyên gia phân tích, mặc dù kinh tế có dấu hiệu đi xuống nhưng sẽ không quá nghiêm trọng và thời gian cũng không kéo dài, khi nền kinh tế xuống đến mức nào đó nó sẽ hồi sinh trở lại.

Những dự đoán ban đầu đã “thất bại”, các chuyên gia lại chọn chữ cái “U” và “L” để thay thế. Trong đó, “L” được sử dụng phổ biến hơn. Chữ cái “U” với ý nghĩa là khủng hoảng kinh tế diễn ra nhanh chóng, trước khi nó được hồi sinh trở lại sẽ phải trải qua những đoạn đường “quanh co, gấp khúc”. Còn chữ cái “L” với ý nghĩa, sau khi tốc độ tăng trưởng kinh tế “trượt dốc”, không biết đến khi nào mới có thể lấy lại sự cân bằng và tương lai của nền kinh tế vẫn còn hết sức ảm đạm.

Như Ông Connaught Lille Roubini - giáo sư kinh tế của Đại học NewYork, đồng thời là Chủ tịch Cơ quan nghiên cứu và tư vấn kinh tế (RGE) - Mỹ cho biết, thời điểm 6 tháng trước đây, ông nhận định khả năng xu thế khủng hoảng tài chính theo hình chữ “L” chỉ là 10%, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên hơn 30%.

Lối thoát cho khủng hoảng

Thật sự, thì tôi nghĩ Ông Connaught Lille Roubini hoàn toàn đúng, theo ý kiến tôi thì thế giới còn quá sớm để thoát khỏi khủng hoảng. Cả toàn bộ nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào mô hinh khủng hoảng « L » . chúng ta đang rơi tận đáy của khủng hoảng và liên tục lây hoay với cái đáy này. Kinh tế phục hồi khi Mô hình « L » chuyển sang « U ». Tuy nhiên, Để có mô hình « U » thì cần hội đủ các yếu tố sau :

+Vĩ mô : Như theo kinh nghiệm của 1 số của khủng hoảng trước thì Kinh tế phục hồi khi và chỉ khi có phát minh khai sáng lĩnh vực mới.

+Vi mô : Khủng hoảng liên quan mật thiết đến Ngân Hàng, Thì Ngân hàng đang rất cần tìm 1 lĩnh vực mới bỏ Vốn vào => sinh lợi bù đắp thiệt hại do khủng hoảng gây ra. Hơn là nhận tiền cứu trợ và kế hoạch thanh lý tài sản TARP với giá rẻ ( Không hài lòng giữa Ngân Hàng và nhà đầu tư) chỉ đối phó trong ngắn hạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét