13 tháng 4, 2009

Public-private stumlus

tôi xin nói thêm về kế hoạch 1000 tỷ USD của Timmy ( Public-private stumlus) có thành hiện thực không ?

Kế hoạch này gồm hai phần, phần một gọi là Kế hoạch Giải tỏa các Khoản nợ Tồn đọng (Legacy Loans Program - LLP), phần hai là Kế hoạch Giải tỏa các Chứng khoán Tồn đọng (Legacy Securities Program - LSP)Theo kế hoạch thì chính phủ sẽ dùng 100 tỷ hỗ trợ, phần còn lại chủ yếu vốn tư nhân theo hình thức bán các tài sản xấu dưới sự bảo trợ của chính phủ.


Những trở ngại :

+ định giá tài sản xấu thế nào, theo qui dịnh nào

+ các định chế tài chính măc dù khó khăn nhưng vẫn không muốn bán tài sản mình với giá chính phủ qui định mà theo họ là quá rẻ.

+ Măc dù, đã có 2 công ty tư nhân sẽ tham gia nhưng ko ai đàm bảo tính thị trường thật của giá trị tài sản, khi cả bên mua và bên bán chưa thật sự thõa mãn. Theo nhận định 1 số chuyên gia, thì Goldman cũng không muốn bị đấu giá phần tài sản của mình theo kiểu mà mình không là người chủ động.


Kế hoạch này sẽ thất bại NẾU :

+ Ngân hàng và Giới đầu tư tư nhân không ủng hộ và tham gia.

Dấu hiệu của sự thất bại :

Goldman đột ngột muốn trả lại tiền một phần bắt nguồn từ phản ứng về vụ tiền thưởng của AIG, và những lời chỉ trích Goldman là công ty được nhận nhiều tiền nhất từ chính phủ do là một đối tác đầu tư của AIG. Goldman cũng phải chịu mức lãi suất nặng nề 5% cho khoản tiền này. “Không thể kinh doanh nổi trong bối cảnh này,” một quan chức cấp cao của Goldman.

Một yếu tố khác để Goldman quyết định vì công ty này đang có một bảng cân đối với 100 tỉ USD tiền mặt, nên 10 tỉ USD không phải vấn đề. Các quan chức Goldman cũng họp kín về vấn đề này với Barney Frank, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện. Họ có lẽ sẽ bắt đầu thảo luận với Bộ Tài chính sớm nhất là tuần sau khi ngài Blankfein quay lại New York sau thời gian nghỉ phép. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như Goldman hy vọng, tất nhiên, tin tốt cho người đóng thuế là chúng ta sẽ không bị mất tiền. Nhưng ở đây tồn tại một nguy cơ lớn khác :


+Nếu Golman trả lại được tiền sẽ gây áp lực lên các ngân hàng khác, vì sợ mình sẽ bị coi là kém năng lực.Vấn đề bây giờ là nhiều ngân hàng vẫn cần tiền. Và lúc này họ có thể cố làm theo Goldman. (đố kỵ với Goldman có thể phải trả giá đắt – chúng ta đã chứng kiến điều gì xảy ra với Merrill Lynch khi ngân hàng này cố vươn lên bằng cách đầu tư mạo hiểm hơn).


+Nếu một số ngân hàng trả lại tiền từ TARP, hệ thống tài chính sẽ còn hỗn loạn hơn, và chẳng mấy chốc họ sẽ lại la lên mình vẫn cần số tiền đó. “Chúng tôi cho rằng 1,5 đến 2 nghìn tỉ USD thua lỗ chưa được công nhận từ các tài sản tại Mỹ sẽ làm xấu đi bảng cân đối tài sản của khu vực tài chính toàn cầu,” Daniel Alpert, một giám đốc tại Westwood Capital.


+Lợi cho Goldman, vì nhiều lý do dễ thấy, muốn tách mình khỏi nhóm này, và trả lại khoản tiền quý giá cho người nộp thuế. Những giám đốc nổi tiếng lương cao bổng hậu của công ty – như ngài Blankfein kiếm được 60 triệu USD trong năm 2007 (một số dưới dạng cổ phiếu, đã giảm giá trị kể từ thời điểm đó) – sẽ bị đánh thuế 90% tiền thưởng nếu dự thảo được Hạ viện thông qua tuần trước trở thành luật. Trả lại tiền TARP có thể mang lại lợi thế lớn cho Goldman so với các đối thủ. Với một bảng lương cực cao, họ sẽ tiếp tục thu hút những tài năng hàng đầu từ các công ty yếu hơn vẫn giữ số tiền từ TARP và phải chịu giới hạn lương thưởng.

( Tổng hợp nhiều nguồn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét