22 tháng 9, 2009

G7cần lưu tâm tới sự biến động của đồng USD trên thị trường tiền tệ





Sự sụp đổ của đồng USD trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Mỹ.Cùng với Mỹ, kinh tế toàn cầu cũng không thể tránh được những rủi ro mà sự sụp đổ này mang lại, trước hết là đối với nguy cơ giảm phát trên toàn thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu đang diễn ra.

Sự hồi phục lên mức cao nhất của đồng đôla Mỹ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ kể từ năm ngoái là một trong những dấu hiệu hiếm hoi làm an lòng các nhà hoạch định chính sách. Sự thận trọng hơn đối với các rủi ro ngày càng gia tăng đã khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầy quay trở lại với sự an toàn mà đồng bạc xanh mang lại, nhờ đó cũng ngăn chặn sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ.

Kể từ đầu năm tới nay, việc các nhà đầu tư Mỹ muốn mạo hiểm đầu tư vào những loại tài sản nước ngoài mang lại lợi tức cao đã khiến cho đồng đôla Mỹ suy yếu đáng kể. Tuy nhiên, sự suy yếu của đồng bạc xanh đã bắt đầu chậm lại, và đồng đôla Mỹ sẽ vẫn còn có giá nếu như các nhà đầu tư còn ưa chuộng loại tiền tệ này.

Không có gì đáng nghi ngờ, sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ sẽ mang lại những hậu quả khó lường đối với kinh tế thế giới và do đó, tỷ giá hối đoái chắc chắn cũng sẽ là một chủ đề nóng trên bàn hội nghị thưởng đỉnh G20 diễn ra sắp tới.

Sự sụp đổ của đồng USD trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi mức lợi tức cao hơn với những tài sản Mỹ đang nắm giữ, kéo theo sự gia tăng của lợi tức trái phiếu. Cùng với Mỹ, kinh tế toàn cầu cũng không thể tránh được những rủi ro mà sự sụp đổ này mang lại, trước hết là đối với nguy cơ giảm phát trên toàn thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu đang diễn ra.

Hiện tại, tại các nước thuộc nhóm G7, lãi suất cho vay cơ bản hầu như đều ở mức thấp kỷ lục. Các ngân hàng trung ương đang tiếp tục in thêm tiền trong khi bộ tài chính vẫn đang phải vất vả đối mặt với sự thâm hụt tài khóa ngày càng lớn. Điều này khiến cho các nhà hoạch định tài chính không đủ khả năng phản ứng khi đồng nội tệ đột ngột tăng giá so với đồng đôla Mỹ.

Trong một kịch bản tồi tệ nhất, sự suy yếu của đồng đôla Mỹ sẽ khiến các quốc gia này rơi vào bẫy thanh khoản khi mà cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lỏng đều không đủ khả năng cứu nền kinh tế khỏi giảm phát. Hậu quả tất yếu của việc này là sự hình thành của bảo hộ kinh tế. Để tránh được điều đó, G7 thực sự cần phải chuẩn bị những phản ứng cần thiết trên thị trường tiền tệ nếu như đồng USD đột ngột mất giá.

Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã lần lượt chứng kiến năm lần các nền kinh tế mạnh phải ra tay can thiệp vào sự thay đổi của thị trường tiền tệ trên thế giới. Năm 1985, G7 ký Thỏa ước Plaza làm suy yếu đồng đôla. Tuy nhiên sau đó, G7 thay đổi quan điểm và ký hiệp ước Louvre năm 1987 và năm 1995 với cam kết bảo hộ sự trượt giá của đồng đôla. Năm 1998, Mỹ, Nhật đồng thuận bán đồng đôla Mỹ để vực dậy đồng yên. Cuối cùng là năm 2000 khi Ngân hàng trung ương Châu Âu thuyết phục Ngân hàng trung ương các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canada hỗ trợ đồng euro trên thị trường tiền tệ.

Ngoại trừ hiệp ước Louvre, khi vào thời điểm năm 1987, đồng USD tuy nhận được hỗ trợ từ G7 nhưng vẫn tiếp tục trượt giá, bốn sự can thiệp còn lại đều thành công trong việc thay đổi xu hướng trên thị trường tiền tệ.

Bài học dành cho các nhà hoạch định chính sách ở đây là sự hợp tác can thiệp tuy có thể có tác dụng trên thị trường tiền tệ những cũng cần phải kết hợp với những thay đổi tỷ giá hối đoái toàn cầu. Chính vì thế, với ý định duy trì lãi suất cho vay cơ bản ở mức thấp cho tới năm 2010 của Ngân hàng sự trữ trung ương Mỹ, chắc chắn các nước còn lại trong nhóm G7 cũng sẽ phải cân nhắc việc cắt giảm lãi suất cho vay trong nước để đảm bảo cho sự ổn định của đồng USD.

Sự lệ thuộc của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực với các định chế tài chính như Ngân hàng trung ương Châu Âu. Kinh nghiệm năm 1987 cho thấy, sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái đã tạo ra những cú sốc trên thị trường tài chính cũng như đối với kinh tế toàn cầu. Do đó, G7 cần phải có một kế hoạch cụ thể trong trường hợp tình trạng hỗn loạn lại xảy ra trên thị trường tiền tệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét