Sau quý II năm 2009, cùng với sự xuất hiện chiều hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới, chức năng tránh rủi ro của đồng USD cũng bị suy giảm, các nhà đầu tư đã hình thành những dự đoán về việc đồng USD sẽ suy yếu trung và dài hạn. Trong hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm các nước G20 mới bế mạc tại London vừa qua, các nước đã đạt được sự thống nhất chung sẽ tiếp tục thi hành chính sách kích thích tài chính và tiền tệ, đã khiến cho tâm lý tích cực về những rủi ro của thị trường tài chính càng nóng lên, việc bán đồng USD cũng gia tăng thêm.
Ngày 8/9, thị trường ngoại hối quốc tế đã xuất hiện sự biến động hiếm hoi từ đầu năm tới nay. Điều này đã phản ánh toàn diện chỉ số đồng USD đã xuất hiện với biên độ trượt giá lớn nhất trong vòng một năm qua trong tình cảnh ngoại tệ của đồng USD trên thị trường ngoại hối quốc tế. Cùng ngày hôm đó, chỉ số đồng USD tụt thẳng xuống mức 77,05, đóng cửa ở mức 77,2, mức suy giảm vượt quá 1%.
Đồng USD mất giá đang khiến cho giá cả thị trường tín dụng toàn cầu và thị trường hàng hóa đảo chiều tăng lên khi các chỉ số về giá cả này đang có chiều hướng không ngừng suy giảm trong quý IV năm ngoái. Ngày 8/9, sự trượt giá của đồng USD không những khiến thị trường cổ phiếu châu Âu và Nhật Bản tăng lên, mà còn khiến cho giá vàng và giá hàng hóa tăng cao. Số liệu thống kê cũng cho thấy, giá vàng trong ngày hôm đó cũng tăng đột phá lên mức 1000USD/ounce. Giá dầu tại thị trường quốc tế New York với biên độ tăng lên tới 4,5% ở mức trên 71USD/thùng. Giá năng lượng và nguyên vật liệu cũng xuất hiện chiều hướng tăng lên.
Dưới những dự đoán về nền kinh tế đang tiếp tục đi lên, áp lực đồng USD mất giá trong thời gian trung và dài hạn cho thấy, điều này sẽ mang lại những nhân tố không xác định cho thị trường tín dụng toàn cầu và tình hình kinh tế thế giới”. Chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Ngân hàng Giao thông Trung Quốc Liên Bình nhận định, một mặt chiều hướng suy yếu của đồng USD sẽ chấn hưng ngành xuất khẩu Mỹ, có lợi cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đồng thời sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới khôi phục; Mặt khác, do hàng hóa quốc tế dùng đồng USD để trả giá, chiều hướng suy yếu của đồng USD sẽ khiến cho giá hàng hóa tăng lên, gây ra áp lực về lạm phát, sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Ngày 8/9, thị trường ngoại hối quốc tế đã xuất hiện sự biến động hiếm hoi từ đầu năm tới nay. Điều này đã phản ánh toàn diện chỉ số đồng USD đã xuất hiện với biên độ trượt giá lớn nhất trong vòng một năm qua trong tình cảnh ngoại tệ của đồng USD trên thị trường ngoại hối quốc tế. Cùng ngày hôm đó, chỉ số đồng USD tụt thẳng xuống mức 77,05, đóng cửa ở mức 77,2, mức suy giảm vượt quá 1%.
Đồng USD mất giá đang khiến cho giá cả thị trường tín dụng toàn cầu và thị trường hàng hóa đảo chiều tăng lên khi các chỉ số về giá cả này đang có chiều hướng không ngừng suy giảm trong quý IV năm ngoái. Ngày 8/9, sự trượt giá của đồng USD không những khiến thị trường cổ phiếu châu Âu và Nhật Bản tăng lên, mà còn khiến cho giá vàng và giá hàng hóa tăng cao. Số liệu thống kê cũng cho thấy, giá vàng trong ngày hôm đó cũng tăng đột phá lên mức 1000USD/ounce. Giá dầu tại thị trường quốc tế New York với biên độ tăng lên tới 4,5% ở mức trên 71USD/thùng. Giá năng lượng và nguyên vật liệu cũng xuất hiện chiều hướng tăng lên.
Dưới những dự đoán về nền kinh tế đang tiếp tục đi lên, áp lực đồng USD mất giá trong thời gian trung và dài hạn cho thấy, điều này sẽ mang lại những nhân tố không xác định cho thị trường tín dụng toàn cầu và tình hình kinh tế thế giới”. Chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Ngân hàng Giao thông Trung Quốc Liên Bình nhận định, một mặt chiều hướng suy yếu của đồng USD sẽ chấn hưng ngành xuất khẩu Mỹ, có lợi cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đồng thời sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới khôi phục; Mặt khác, do hàng hóa quốc tế dùng đồng USD để trả giá, chiều hướng suy yếu của đồng USD sẽ khiến cho giá hàng hóa tăng lên, gây ra áp lực về lạm phát, sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét