Hiện tại, bất luận là nước phát triển hay nước đang phát triển, để thoát ra khỏi những tác động cũng như khó khăn vào nền kinh tế và hệ thống tài chính của các nước do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra, từ nửa cuối năm ngoái, chính phủ các nước đều đã bắt đầu bơm một lượng vốn khổng lồ vào thị trường. Thông qua việc cải thiện tình trạng nợ của các doanh nghiệp và các cơ quan tài chính để thay đổi lòng tin đầy bi quan của thị trường, xoay chuyển tình trạng nghiêm trọng về các khoản vay ngân hàng, sự co rút tài sản, đầu tư mà không có hỗ trợ, tiêu dùng suy yếu do khủng hoảng tính thanh khoản gây ra. Tuy nhiên, tình trạng tài chính của các cơ quan tín dụng hiện nay đã được cải thiện, lòng tin thị trường dần dần được nâng cao. Các nước bắt đầu cố gắng nỗ lực tìm cách làm thế nào để có mô hình tăng trưởng lâu dài trên vũ đài kinh tế toàn cầu hóa thời đại hậu khủng hoảng.
Thách thức của các nước phát triển, các nước mới nổi và các nước đang phát triển có thể không giống nhau, các nước châu Âu chủ yếu là do chính phủ các nước không thể đóng cửa cơ chế bơm vốn một cách kịp thời, từ đó tỷ lệ lạm phát tăng cao ngất ngưởng, buộc phải quay ngoắt 180 độ sang chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng mặt trái của nó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng khi nền kinh tế vừa mới phục hồi. Một số nước phục hồi kinh tế chậm sẽ đứng trước trạng thái lúng túng trong việc hoạch định chính sách tài chính. Tình trạng này nếu tục không được ngăn chặn trong thời kỳ toàn cầu hóa, nhất định sẽ ảnh hưởng đến những nước phát triển đã phục hồi.
Còn đối với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, do năng lực sản xuất và không gian tăng trưởng khá lớn, ở mức độ nhất định cũng đã đem đến những áp lực cho thị trường vốn tiền tệ.
Tóm lại, thách thức sẽ phải đối mặt đầu tiên dành cho nền kinh tế thế giới trong thời đại hậu khủng hoảng chính là làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ lạm phát tiềm ẩn vô cùng nghiêm trọng trong quá trình cả thế giới đang đồng tâm hiệp lực đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thách thức của các nước phát triển, các nước mới nổi và các nước đang phát triển có thể không giống nhau, các nước châu Âu chủ yếu là do chính phủ các nước không thể đóng cửa cơ chế bơm vốn một cách kịp thời, từ đó tỷ lệ lạm phát tăng cao ngất ngưởng, buộc phải quay ngoắt 180 độ sang chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng mặt trái của nó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng khi nền kinh tế vừa mới phục hồi. Một số nước phục hồi kinh tế chậm sẽ đứng trước trạng thái lúng túng trong việc hoạch định chính sách tài chính. Tình trạng này nếu tục không được ngăn chặn trong thời kỳ toàn cầu hóa, nhất định sẽ ảnh hưởng đến những nước phát triển đã phục hồi.
Còn đối với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, do năng lực sản xuất và không gian tăng trưởng khá lớn, ở mức độ nhất định cũng đã đem đến những áp lực cho thị trường vốn tiền tệ.
Tóm lại, thách thức sẽ phải đối mặt đầu tiên dành cho nền kinh tế thế giới trong thời đại hậu khủng hoảng chính là làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ lạm phát tiềm ẩn vô cùng nghiêm trọng trong quá trình cả thế giới đang đồng tâm hiệp lực đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét