25 tháng 4, 2009

" Cung" của vàng trên thị trường

Sau khi xác định cầu của vàng, chúng ta cần biết nguồn cung của thị trường vàng thế giới, điều này giúp ích cho nhà đầu tư xác định nguyên nhân của hiện tượng " Sốt vàng" do tình trạng đầu cơ hay do Lượng cầu hay do Nguồn Cung gặp rắc rối. Đồng thời, chúng ta có thể dùng Nguồn Cung để tính chi phí "Thật" sản xuất ra vàng từ đó là cơ sở cho việc so sánh giá giữa Giá Thật của nhà sản xuất và Giá Ảo trên thị trường. Thông thường Giá Ảo do đầu cơ luôn có xu hướng vận động lên xuống xung quanh " Giá Thật" mà nhà sản suất có lợi Cộng thêm phần trăm tỷ lệ khan hiếm sai biệt giữa Cung và Cầu. Chủ yếu có các nguồn cung sau đây:

1. Sản xuất mỏ.

Vàng được sản xuất từ các mỏ trên khắp các châu lục ngoại trừ châu Đại Dương, nơi mà hoạt động khai thác mỏ bị cấm. Các hoạt động khai thác này diễn ra từ quy mô rất nhỏ đến rất lớn. Theo một con số được công bố gần đây, có khoảng 400 mỏ vàng trên thế giới. Ngày nay sản lượng khai khoáng mỏ của toàn cầu tương đối ổn định, trung bình khoảng 2.225 tấn mỗi năm nếu tính trong quãng thời gian 5 năm trở lại đây. Những mỏ mới đang trong quá trình triển khai mục đích là để giúp đảm bảo sản lượng hiện tại thay vì mở rộng phạm vi khai thác.

Để đưa một mỏ mới vào sản xuất ước tính mất một quãng thời gian tương đối dài- lên tới 10 năm, điều này có nghĩa rằng sản lượng khai khoáng được tương đối ít dao động và do đó khó có thể phản ứng nhanh chóng để có thể có ảnh hương lớn đến được một thay đổi nào đó trong dự đoán về giá cả.

2 Vàng vụn

Tuy nhiên, dù sản lượng của các mỏ vàng tương đối ít dao động, vàng tái chế ( hay còn gọi là vàng vụn) giúp đảm bảo nguồn cung thương mại khá dễ dàng khi cần thiết. Chính điều này góp phần ổn định giá vàng. Giá trị của vàng còn có ý nghĩa về mặt kinh tế vì nó có thể được khôi phục lại từ những hình thức sử dụng khác của nó bằng việc nung chảy, tinh chế và tái chế. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, vàng tái chế chiếm khoảng 26 % nguồn cung hàng năm của thế giới.

3. Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương và các tổ chức đa quốc gia ( như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) hiện tại cất giữ khoảng 1/5 tổng lượng vàng dự trữ toàn cầu làm tài sản dự trữ (ước tính số lượng khoảng 29.000 tấn được cất trữ ở 110 tổ chức). Tính trung bình, vàng chiếm khoảng 10 % tài sản dự trữ của các chính phủ, cho dù tỷ lệ này có khác nhau giữa các nước.

Mặc dù một số các ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng trong những thập niên gần đây, khu vực bán buôn mới chính là những đối tượng bán vàng thực tính từ năm 1989 trở lại đây, và đã góp phần đưa 520 tấn vàng vào nguồn cung hàng năm tính từ năm 2007. Từ năm 1999, Doanh số này được điều hành bởi hiệp hội điều phối vàng thuộc ngân hàng trung ương-CBGA (tổ chức giúp ổn định số lượng bán ra từ 15 nhà nắm giữ khối lượng vàng lớn nhất thế giới.). Doanh sô thực tế bán ra của ngân hàng trung ương ước chỉ đạt 500 tấn vào năm 2007.

Sản xuất vàng

Quy trình sản xuất vàng có thể được phân thành 6 giai đoạn chính: Tìm mỏ có quặng; xâm nhập mỏ quặng; tách quặng ra bằng khai thác và đào mỏ; vận chuyển các chất liệu tách được từ bề mặt mỏ đên nhà máy chế biến; chế biến; và tinh luyện.

Thay vì mua vàng sau đó lại bán ra thị trường, các nhà chế biến chủ yếu thu phí từ các nhà khai thác mỏ. Sau khi được tinh chế, vàng thỏi ( mức độ tinh chế khoảng 99,5 %) được bán cho các nhà kinh doanh vàng, sau đó những người này có thể bán lại cho các

nhà sản xuất trang sức, điện tử hoặc đầu tư. Thị trường kinh doanh vàng với vai trò ở trung tâm của vòng quay cung- cầu- thay vì các nhà khai thác mỏ và và nhà sản xuất trực tiếp ký hợp động với nhau, thị trường kinh doanh vàng làm cho sự vận hành của thị trường kim loại dễ dàng hơn và củng cố cơ chế tự do vận hành của thị trường.

Các nhà máy tinh luyện vàng được đặt chủ yếu gần các trung tâm khai thác lớn hoặc ở các trung tâm chế biến kim loại quý trên khắp thế giới. Tính theo công suất, trung tâm tinh luyện lớn nhất là Rand Refinery ở Germiston, Nam Phi. Tính theo sản lượng, thì trung tâm lớn nhất là Johnson Matthey ở thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét