14 tháng 11, 2009

Mong muốn “trở lại châu Á” của Mỹ có gặp trở ngại?

Ôm quyết tâm thay đổi tình trạng lạc hậu về thương mại của khu vực châu Á Thái Bình Dương, một “đội ngũ hùng hậu” của Mỹ gồm có tổng thống Mỹ B. Obama, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton, Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner, Bộ trưởng Thương Mại Mỹ G. Locke, đại diện thương mại Mỹ R. Kirk vào tuần này sẽ đặt chân đến Singapore, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC và Hội nghị Mỹ - ASEAN sắp được tổ chức vào thời gian tới.

Học giả Bavin tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết, lần này Mỹ đã tung ra tín hiệu xác thực về việc “quay trở lại châu Á” của mình, Hiệp định Tự do thương mại (FTA) cũng sẽ trở thành một nội dung thảo luận của Hội nghị Mỹ - ASEAN.

Quan hệ Mỹ-ASEAN đã được hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách mới, hướng tới châu Á của Mỹ. Tháng 8 vừa qua, Washington đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với ASEAN, vốn có tác dụng củng cố hơn nữa mối quan hệ đã tồn tại 3 thập niên.

Trên bàn cờ Châu Á của Nhà Trắng, ASEAN chiếm một vị thế chiến lược, được minh họa qua Hội nghị Thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ và 10 lãnh đạo Hiệp hội Đông Nam Á, dự trù vào chủ nhật tới. Đây sẽ là lần đầu tiên, một cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và toàn bộ 10 lãnh đạo ASEAN, được tổ chức. Bởi vậy, cuộc hội đàm này sẽ đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-ASEAN.

Như ông Jeffrey Bader, cố vấn cho tổng thống Mỹ về Châu Á đã kết luận : “Trong thời đại Châu Á tiếp tục vươn dậy và nhiều tổ chức cũng như cơ cấu mới thành hình, Hoa Kỳ sẽ chủ động tham gia trên sân chơi này, chớ không khoanh tay đứng nhìn”.

Ý tưởng xây dựng một khu vực tự do thương mại châu Á Thái Bình Dương là do cựu chính quyền Bush đưa ra đầu tiên vào năm 2006, nhưng liệu trong hội nghị thượng đỉnh APEC lần này, Mỹ có xúc tiến được việc xây dựng khu vực tự do thương mại châu Á Thái Bình Dương hay không, từ đó giúp Mỹ thông qua Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) can thiệp vào các vụ việc kinh tế tại sân chơi này hay không còn phải chờ đợi thời gian mới giải đáp được.

Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, việc Mỹ muốn thực hiện mục tiêu này e rằng không dễ dàng gì, trước hết, nguyên tắc hợp tác tự chủ tự nguyện độc lập từ trước tới nay của APEC luôn làm trì hoãn tiến trình đàm phán. Còn ASEAN cũng chưa chắc đã ủng hộ “con đường APEC” của Mỹ. ASEAN đã hoàn thành đàm phán FTA với các nước châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, ngoài ra “xúc tu” của ASEAN đã duỗi ra tới tận Ấn Độ xa xôi. Trong mạng lưới hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương được thêu dệt nên từ con đường tự do thương mại, ASEAN ở vị trí then chốt. Nhưng việc thảo luận về hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương trong sân chơi của 21 quốc gia thành viên APEC bao gồm cả Mexico, Peru, Chile, sẽ không thể tránh khỏi việc suy yếu đi vị thế của ASEAN trong đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét