14 tháng 11, 2009

Bài toán nan giải của TT Mỹ B. Obama

Đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, nền kinh tế hiện tại đã có phần khởi sắc, nhưng con đường phục hồi vẫn còn khá dài. Những khó khăn kinh tế cấp bách nhất mà ông phải đương đầu có thể không phải là sự phục hồi kinh tế mà là vấn đề thất nghiệp. Còn đối với người dân Mỹ, vấn đề quan tâm nhất cũng không phải là kinh tế mà chính là vấn đề chính trị. Một hình ảnh biếm hoạ miêu tả Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế đó là: “Nếu hàng xóm của bạn thất nghiệp, điều đó cho thấy, kinh tế đã xuất hiện sự sụt giảm; Nếu bạn cũng bị thất nghiệp, thật xin lỗi, kinh tế thực sự đã rơi vào khủng hoảng”. Đối với người dân Mỹ vốn quá phụ thuộc vào các khoản vay, công việc chính là ngân hàng lớn nhất của họ, mất đi việc làm là mất đi tất cả, những ngôi nhà vay tiền để mua rất có thể sẽ bị thu hồi bất cứ lúc nào, cuộc khủng hoảng toàn diện đang đến gần.

Nhưng trong vấn đề mang tính then chốt này, TT Obama lại dường như đang “hết đường xoay sở”. Mấy tháng gần đây, mặc dù tổng thể nền kinh tế đã có những biến chuyển tích cực, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại vẫn tăng lên đều đều. Tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp đã đạt 10,2%, mức cao nhất trong vòng 26 năm qua. Điều này cũng nghĩa là kể từ khi bắt đầu xuất hiện suy thoái từ tháng 12/2007, kinh tế Mỹ đã có tới 8,2 triệu người Mỹ bị mất việc làm, nâng tổng số người thất nghiệp lên 15,7 triệu người.

Người Mỹ không tìm được việc làm, TT Obama tự nhiên không còn được yêu mến, vì thế mà ông cũng phải trả một cái giá chính trị. Cuộc bầu cử địa phương của Mỹ diễn ra cách đây không lâu, vầng hào quang “hiệu ứng Obama” đã không còn, ưu thế của Đảng Cộng Hòa lại quay trở lại, nhân tố quan trọng trong đó theo lý giải của cánh báo chí Mỹ chính là, những người dân Mỹ đã sử dụng lá phiếu của mình để bày tỏ sự bất mãn về chính sách việc làm của TT Obama.

Do đó, mỗi khi phải công bố số liệu thất nghiệp vào đầu tháng, chính phủ Mỹ đều rất lo ngại, còn TT Obama vẫn luôn bất chấp khó khăn liên tục cam kết. Sau khi công bố số liệu thất nghiệp tháng 10, TT Obama tuyên bố: đây là một số liệu “khiến người ta chán nản”, điều này cho thấy, kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với muôn trùng thử thách, “tôi hứa, trước khi người Mỹ có cuộc sống phồn vinh trở lại, tôi sẽ tranh đấu đến cùng”.

Tuy nhiên, đối với những lời tuyên ngôn của TT Obama, hãng AP lại cho rằng: “Lời tuyên ngôn xem ra tràn đầy hy vọng, nhưng không phù hợp với thực tế”. Lý do rất đơn giản, tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu thể hiện sự ngưng trệ của phát triển kinh tế. Trong bối cảnh viễn cảnh phục hồi kinh tế Mỹ chưa xác định, tỷ lệ thất nghiệp cao trong thời gian ngắn vẫn chưa thể biến mất.

Theo chủ trương của các nhà kinh tế Mỹ, hiện tại cần nhanh chóng giảm tỷ lệ thất nghiệp, chủ yếu có 3 phương án. Một là thúc đẩy xuất khẩu, hai là mở rộng các cuộc huấn luyện đào tạo, ba là tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao. Qua ba cách này có thể sẽ xuất hiện manh mối từ trong một loạt các chính sách kinh tế gần đây của TT Obama: Đồng USD mất giá mạnh, chủ nghĩa bảo hộ thương mại leo thang, thực sự biện pháp đối phó lúc này chính là thúc đẩy xuất khẩu;

Nói tóm lại, làm thế nào để giải quyết bài toán hóc búa này, chính là cuộc thử thách khả năng quyết sách của TT Obama, nó cũng liên quan đến viễn cảnh chính trị sau này của tổng thống, đương nhiên, điều này cũng quyết định kinh tế Mỹ liệu có phục hồi lâu dài. hay không. Xem xét từ góc độ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không giảm, tiêu dùng sẽ suy yếu, mà tiêu dùng là động lực chủ yếu của nền kinh tế Mỹ. Tiêu dùng không thịnh, sự phục hồi lâu dài của kinh tế Mỹ có thể sẽ trở nên tan vỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét