14 tháng 11, 2009

Giảm phát - thách thức lớn nhất của kinh tế toàn cầu

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Ngân hàng Thế giới Lâm Nghị Phu, trong bối cảnh của kinh tế toàn cầu hiện tại, mức sản xuất quá mức khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng dư thừa dẫn đến áp lực giảm phát là quá lớn. Hiện tại giảm phát là một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Ông Lâm Nghị Phu cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cần buộc phải thoát ra khỏi áp lực của giảm phát, điều quan trọng nhất là nên phát huy những chính sách tài chính chính phủ. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế đang phát triển, trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu, dùng các chính sách tài chính với sự hỗ trợ của chính phủ là một định hướng tốt. Sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, trong ngắn hạn có thể tạo ra nhu cầu, tăng năng lực sản xuất.

Ông Lâm Nghị Phu nói, trong bối cảnh khôi phục của kinh tế toàn cầu, sự khôi phục của kinh tế Trung Quốc và Mỹ chính là nền tảng quan trọng. Bởi Mỹ là thể chế kinh tế lớn nhất toàn cầu, còn Trung Quốc là thể chế kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nền kinh tế đang phát triển.

"Trung Quốc và Mỹ là hai thể chế kinh tế khác nhau, nhưng lợi ích kinh tế của họ là tương đồng, hơn nữa trong thời gian gần đây những ma sát thương mại giữa họ cũng liên tục xảy ra” – Ông Lâm Nghị Phu khẳng định.

Sự điều chỉnh trong hợp tác Trung – Mỹ có thể giảm bớt những nguy hiểm trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, sự hợp tác song phương này có có lợi trong việc củng cố sức mạnh của Trung – Mỹ. Bởi, Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng của Trung Quốc, trong khi đó, Trung Quốc lại là nước nắm giữ trái phiếu chính phủ lớn nhất trong tất cả các nhà đầu tư của Mỹ, nền kinh tế của hai nước đều có mối quan hệ “dựa dẫm lẫn nhau”. Trung – Mỹ hai nước tiên phong trong việc tìm ra các phương án giải quyết khủng hoảng, cũng cần phải định hình tương lai của nền kinh tế thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét