5 tháng 10, 2009

Người Mỹ tổn thất 200 tỷ USD vì kế hoạch TARP




Chinanews hôm 4/10 đưa tin, hôm 3/10 là tròn một năm từ ngày nước Mỹ chi ra 700 tỷ USD cho kế hoạch cứu trợ những tài sản có vấn đề (TARP).

Các chuyên gia phân tích cho rằng, một năm sau khi có kế hoạch này đã khiến cho những người dân Mỹ đóng thuế bị tổn thất từ 100 tỷ đến 200 tỷ USD.

Một năm trước khi khủng hoảng tài chính nổ ra, Chính phủ của cựu Tổng thống Mỹ G.Bush cho rằng kế hoạch TARP có thể dùng để mua các tài sản xấu phát sinh từ nhữna vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng, kế hoạch này có thể coi là một hạng mục đầu tư và thậm chí có thể mang lại lợi nhuận. Nhưng sau khi kế hoạch này ra đời và được sử dụng ở nhiều kế hoạch mà không liệt kê ở danh sách ban đầu, ví dụ như cứu trợ Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Mỹ AIG, càng tăng thêm tính nguy hiểm cho TARP.

Theo như kế hoạch của bộ Tài chính Mỹ, ban đầu Chính phủ Mỹ dự kiến chi ra 22,3 tỷ USD cho kế hoạch này nhưng con số kích thích đã lên đến 50 tỷ USD, bộ Tài chính e ngại rằng sẽ không thể thu hồi lại được nguồn vốn ban đầu.

Những người đóng thuế Mỹ còn phải chi ra 83,5 tỷ USD cứu trợ ngành công nghiệp ô tô, nhưng hiện chỉ thu hồi được 2,1 tỷ USD. Với kế hoạch cứu trợ AIG của Chính phủ Mỹ là 182 tỷ USD, thì 70 tỷ USD là từ kế hoạch TARP. Cho đến hiện tại Bộ Tài chính Mỹ đã cung ứng cho AIG khoản vay là 44 tỷ USD, các nhà phân tích kinh tế cho rằng bộ Tài chính rất khó thu hồi lại nguồn đầu tư này.

Bộ Tài chính Mỹ còn cung ứng cho Citigroup 20 tỷ USD khoản cho vay khẩn dưới dạng cổ phiếu phổ thông. Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù giá cổ phiếu của Citi đã tăng 365% sau mức giảm thấp hồi tháng Ba, nhưng cuối tháng bảy bộ Tài chính Mỹ vẫn không chuyển các khoản cho vay thành những cổ phiếu phổ thông.

Theo như ước tính của các chuyên gia phân tích, những phương án trên có thể khiến cho những người dân Mỹ đóng thuế bị thua lỗ từ 100 tỷ đến 200 tỷ USD, có chuyên gia phân tích lại cho rằng TARP là cần thiết bởi kế hoạch này có thể tránh cho nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái lần hai, nhưng có ý kiến lại cho rằng, TARP chỉ kéo dài thời gian sụp đổ của ngành tiền tệ toàn cầu mà điển hình là nước Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét